Hôm nay,  

Vác Ngà Voi

01/03/201400:00:00(Xem: 19047)
Tác giả: Mimosa Phương Vinh
Bài số 4152-14-29562vb7030114


Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dân Berryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giải thưởng VVNM 2013, cô đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “Cũng Một Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mức quên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Bài viết mới nhất của tác giả kể về việc cứu trợ các Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà tại quê nhà.

* * *

Trước tôi có rất nhiều người đã viết và nói về chủ đề ăn cơm nhà vác ngà voi cùng những vui buồn của nó và cũng có rất nhiều người làm chuyện ăn cơm nhà vác ngà voi trong im lặng. Họ không cần thanh minh gì cả vì đường ta ta cứ đi, nhà ta ta cứ ở, ai muốn nói gì thì mặc ai. Tuy nhiên dù im lặng hay nói ra những người ăn cơm nhà vác ngà voi cũng gặp nhau ở ở một điểm là rất lì. Trong ngôn ngữ bình dân Việt Nam tôi yêu tiếng lì hơn là bướng bỉnh, cứng đầu hay can đảm. Theo tôi tiếng lì rất tượng thanh, tượng hình. Tôi là một người lì! Vì nếu đã trót mang cái nghiệp ăn cơm nhà vác ngà voi mà không lì thì không nên việc được.

Một ngày nọ tôi đọc được bài báo của một tác giả nào đó nói về sự lợi dụng các anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa của một số hội đoàn và cá nhân người Việt Hải Ngoại trong vấn đề quyên góp tiền bạc. Và cuối cùng họ kết luận rằng mấy mươi năm đã qua rồi, các anh em Thương Phế Binh đã già rồi, chết gần hết và nếu còn sống thì cũng đã chấp nhận số phận hẩm hiu của mình. Tại sao chúng ta cứ thi nhau đóng góp tiền để cho một số người và nhà nước Việt Nam thủ lợi.

Thật ra mọi người đều có quyền phê bình, góp ý nếu họ thấy có nhiền vấn đề sai trái nào đó đã xảy ra trong Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại. Tuy nhiên khi đọc phần kết luận của bài báo thì tôi thấy có cái gì đó không ổn, có một sự thiệt thòi, ruồng bỏ đối với những người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh, đã chịu quá nhiều khổ đau, buồn tủi trong mấy chục năm qua. Đáng lẽ anh em phải được giúp đỡ và an ủi nhiều hơn là phải chấp nhận, cam chịu số phận nghiệt ngã như họ đã từng.

Đọc bài báo xong, tôi cố giữ cho mình tâm trạng chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Vui thì cũng vui rồi trong những ngày lễ hội cuối năm: nào Thanksgiving, nào Christmas, nào New Year, rồi tết Nguyên Đán. Buồn thì cũng đã buồn rồi khi mùa lạnh khắc nghiệt đã và đang kéo dài trên đất Mỹ. Một buổi chiều vừa bước xuống lầu thì thấy nước tràn lan dưới sàn nhà. Bursting pipes, hiện tượng bễ ống dẫn nước vì đông đá. Gọi điện thoại, giận dữ khóc lóc vì chờ đợi gần năm sáu tiếng, đến nửa đêm thì nhân viên sở điện nước mới đến và cho biết có đến gần chín trăm nhà bị bễ ống dẫn nước trong thành phố này. Đâu phải chỉ mình nhà tôi. Nhân viên sở điện nước phải đi mười hai giờ một ngày trong thời tiết khắc nghiệt đến nhà mỗi khách hàng để hỏi:

- Bạn đã khóa Water Meter trước nhà chưa nếu chưa chúng tôi làm!

Dù sao họ cũng đã đến. Đó là cách làm việc của người Mỹ.

Khóa ngay đường ống nước trước nhà rồi tất cả sẽ tính sau, vì không ai có thể giải quyết những thiên tai một cách mau lẹ được.

Khi nhà cửa được sửa chữa lại tươm tất, mới toanh (trong đau khổ!) mà không phải trả đồng nào vì có hãng Insurance lo, tôi mới hoàn hồn và nhớ ra còn rất nhiều việc mà mình chưa làm. Việc nhà đã xong, bây giờ là việc của bàn dân thiện hạ, việc ăn cơm nhà vác ngà voi.

Việc duyệt xét hồ sơ Thương Phế Binh có mấy anh Cựu Quân Nhân phụ trách, gởi thì có Thủ Quỹ lo. Bổn phận tôi là thỉnh thoảng liên lạc với các anh em qua điện thoại nếu có thể.

Tôi gọi điện thoại về Việt Nam nhắc nhở vài anh Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa bổ túc hồ sơ xin trợ cấp.

- Thưa tôi muốn gặp anh Nguyễn văn Nên ạ!

- Dạ tôi là Nên đây, xin lỗi ai đó?

- Tôi là một người bên Mỹ, trong hội Cựu Chiến Sĩ vùng M. Chúng tôi đã nhận được thư của anh nhưng thiếu vài chi tiết, xin anh bổ túc hồ sơ để nhận tiền trợ cấp.

- Trời ơi, cảm ơn chị nhiều, thiệt là mừng khi nghe chị nói. Khổ quá chị ơi, khổ lắm chị ơi!

Hoặc là:

- Xin lỗi anh Xíu anh có phải là Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa không?

Có tiếng reo lên bên kia:

- Phải phải, tôi là Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa đây! Trời ơi! Lâu quá rồi mới nghe chị nhắc lại tên tôi! Chị ơi, nhắc đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tôi cảm động quá, cảm ơn chị nhiều tụi này khổ lắm chị ơi! Chị ở bên đó mà vẫn nhớ tụi tôi.

Lần kia tôi nhận được một lá thư yêu cầu khá lạ lùng: Xin chị gọi về cho em, em muốn nghe tiếng chị một lần thôi. Bây giờ gần Noel rồi, trời lành lạnh, em nhớ Saigòn và những ngày xưa khi em còn là một Sĩ Quan trẻ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn bây giờ em là một người tàn phế.

Do dự mãi mà vẫn chưa gọi, tôi mang mặc cảm dù sao mình cũng đang ở trên đất Mỹ, mình không giàu nhưng không đến nổi đói. Bây giờ biết nói gì đây với một người lính miền Nam cùng thế hệ với mình đã chiến đấu, đã hy sinh và chịu phần thiệt thòi nơi quê nhà. Cuối cùng thì tôi cũng điện thoại cho anh:

- Anh sống ra sao?

- Khổ, nhưng khổ làm sao bằng buồn. Chị là ai, sao còn nhớ đến tụi em, xin cảm ơn chị.

- Anh lớn tuổi hơn tôi, thôi đừng xưng em. Chúng ta cùng một thế hệ, cùng vui buồn với những ngày xưa mịt mù khói lửa đó. Tôi chỉ là một người đàn bà vô danh tiểu tốt đã có thời biết thế nào là đói, là nghèo, là tủi nhục! Tôi may mắn hơn anh vì đang sống trên nước Mỹ, thế thôi …

Cuộc điện đàm không dễ dàng như tôi nghĩ, tôi e sợ khi phải nghe những sự thật về cuộc sống hiện tại của anh, một người thương binh chỉ còn một chân và một tay. Tôi nghẹn lời nhiều lần với những lời an ủi suông. Anh, một chàng Trung Úy đẹp trai ngày nào trong tấm hình và anh ngày nay tàn phế trên chiếc ghế thấp trước căn nhà tồi tàn, xiêu vẹo. May mà anh vẫn còn một người vợ bên cạnh, người vợ chắc cũng bằng tuổi tôi nhưng sự cơ cực đã làm chị trở thành một người già héo hắt.

Tôi không thể hứa gì với anh, chúng tôi đã gởi cho anh trăm đô rồi, không biết chừng nào mới gởi lại thì nói chi đến việc sẽ giúp đỡ anh hàng tháng hay hàng năm.

Một anh nữa đã bảy mươi tư tuổi trong giấy tờ, gởi thơ mà chẳng có số nhà. Khi tôi tiếp xúc với anh và đọc lại địa chỉ liên lạc bên Mỹ để anh ghi thì tôi gặp khó khăn dù là đọc tiếng Việt. Có một đứa bé gái nào đó lanh lảnh giọng nhắc nhở anh:

- Chữ D chớ không phải chữ G. Ông viết sai rồi, trời ơi không phải vậy! Chữ I sao ông viết chữ E, ông không nghe gì cả.

- Ai đó?

- Cháu nội tôi! Già rồi cô ơi, lâu quá đâu có cầm viết, hồi xưa đâu đến nổi vậy.

- Anh nhớ số quân không?

Anh đọc vanh vách:

- Sao không nhớ, số quân sao quên được cô. Làm sao quên được mình đã từng là một người lính. Số quân là: 60 652 …Tôi sinh 1940 mà cô.

- Anh có biết ai là Thương Phế Binh Việt Nam Cộng hòa gần đó không, xin giới thiệu cho chúng tôi với.

- Thiếu gì, tụi nó ở trong ruộng xa kia. Nhưng giấy tờ mất hết rồi làm sao mà xin tiền được, ăn còn chưa có làm gì có điện thoại mà liên lạc, tiền đâu mà gởi thơ. Cô về đây mà xem, về mà xem Thương Phế Binh mình sống như thế nào? Khổ lắm cô ơi!

Tôi im lặng tự nghĩ: về, làm sao mà về được. Tôi chưa bao giờ về từ ngày ra đi, cha mẹ qua đời cả rồi, có dịp thì bảo lãnh anh chị em qua Mỹ sống luôn hay qua Mỹ chơi rồi về.

Năm hết Tết đến, có một nhà hảo tâm trong thành phố cho năm trăm đô và yêu cầu tôi chọn danh sách mười Thương Phế Binh để ông ta tặng tiền ăn Tết. Tôi về soạn lại thùng thơ, mở ra xem hình thì thấy lòng xốn xang quá. Kẻ cụt tay, người cụt chân, có anh mù lòa, có anh méo miệng, có anh lệch vai. Chọn ai đây, xem thơ thì thấy ai cũng nghèo khổ, thở than, kể lể đủ điều. Thôi thì tôi lựa người nào lớn tuổi nhất, người nào cụt cả tay lẫn chân, người nào mù mắt …Những ngưòi còn lại, tôi xin lỗi:

- Các anh tha thứ cho tôi vì Hội nghèo quá! Cho người này thì mất người kia.

Nghe tôi than thở đứa con gái góp ý mẹ cứ nhắm mắt lại rồi cầu nguyện ơn trên cho mẹ bốc trúng lá thư nào cần cho nhất. Ai cũng cần cả, cả mấy trăm lá thơ mà lựa có mười lá thì quả thật trong các anh có người may mắn lắm mới trúng số một triệu đồng (năm mươi đô đổi cũng được hơn một triệu tiền Việt Nam rồi!)

Các anh Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn sống đó chứ đâu phải đã qua đời hết. Các anh sống trong nghèo khổ lầm than với tuổi già, với bệnh tật. Dù chỉ còn sống vài năm, vài tháng, vài tuần hay thậm chí vài ngày thì người ta cũng phải ăn, phải thở, phải nghĩ ngợi và vẫn có những cảm giác vui buồn, hờn tủi, hy vọng. Các anh vẫn cần sự giúp đỡ và an ủi từ tinh thần đến vật chất. Dù mấy chục năm đã qua rồi, dù cam chịu đã nhiều rồi nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng niềm hy vọng của con người không ai có quyền dập tắt cả. Sao mình không làm một việc gì đó dù thật nhỏ nhoi để an ủi những người thương binh của chúng ta hơn là để mặc các anh với số phận hẩm hiu mà các anh đã phải chấp nhận.

Bảy năm trước, tôi xin anh Hội Trưởng Hội Cựu Chiến Sĩ của thành phố cho phép tôi thành lập một quỹ nhỏ để cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi được sự hưởng ứng, giúp đỡ của đồng bào địa phương, các anh em Cựu Quân Nhân và đặc biệt được hãng Williams Sonoma đỡ đầu, đó là một hãng lớn trong thành phố có rất nhiều người Việt làm. Hàng năm họ cho nhiều quà cáp, vật dụng có giá trị để chúng tôi tổ chức bán vé số gây quỹ và những người Mỹ trong công ty tham dự rất đông trong những ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Chúng tôi đã từng tổ chức văn nghệ và mời các ca sĩ ở California về để hát, số tiền thu được có khi lên được hai mươi ngàn đô (đó là một số tiền khá lớn đối với một thành phố có ít người Việt như ở đây). Tuy nhiên sau khi đã chi tiêu cho các ca sĩ tiền máy bay, tiền khách sạn, tiền công ( không có ca sĩ nào hát free cả!) thì hội chẳng còn lại bao nhiêu. Sự nhiệt tình của đồng bào, công sức và tình thương chúng tôi dành cho các anh Thương Phế Binh trở thành vô ích.

Bị thất thu sau khi tổ chức một buổi ca nhạc gây quỹ, tối đó tôi không ngủ được. Cứ nghĩ cảnh khán giả dốc hết tiền túi ra bỏ vào những thùng quyên góp và số tiền Hội còn lại chỉ một ngàn đô nước mắt tôi dàn dụa. Tôi khóc lóc, giận hờn mà chẳng biết hờn giận ai mà mình cũng không có quyền hờn trách ai cả bởi đâu phải ai cũng thích ăn cơm nhà vác ngà voi như anh em trong Hội.

Năm ngoái chúng tôi bạo gan tổ chức văn nghệ nhưng không mời ca sĩ chính hiệu, chỉ những ca sĩ tài tử địa phương cây nhà lá vườn lên giúp vui mà thôi (dĩ nhiên là khỏi trả tiền). Thật bất ngờ, chúng tôi thành công, lần đó sau khi đã chi tiêu tiền ăn cho nhà hàng xong chúng tôi thu được gần mười ngàn đô. Thật vô cùng cảm động vì tình cảm của đồng bào con dành cho các anh em Thương Phế Binh còn ở quê nhà.

Có một người Cựu Chiến Binh Mỹ từng phục vụ ở Việt Nam ghé qua tặng một trăm đô nhưng không dùng cơm tối và tham dự văn nghệ vì còn phải về làm ca đêm. Có người cùng chung sở cho biết ông ta rất nghèo, việc làm trong sở rất nặng. Những đồng tiền đó chúng ta phải xử dụng như thế nào để lương tâm không bị gậm nhấm, để không xấu hổ khi nhìn lại những hình ảnh đau thương, tàn phế của các anh thương binh của chúng ta.

Khi có tiền trong quỹ, chúng tôi tăng tiền trợ cấp của các anh từ năm mươi đô lên một trăm đô và Hội chủ trương giải quyết tất cả các thư gởi xin trợ cấp lần đầu. Thư nhiều thì cho nhiều, thư ít cho ít đến khi hội hết tiền thì đóng cửa. Sau bảy năm Hội chưa đóng cửa lần nào, nhưng trong tương lai chưa biết được, dù sao chúng tôi cũng rất lấy làm hãnh diện là chưa một xu nào trong tiền quyên góp bị xén bớt. Anh chị em trong Hội ngoài việc bỏ công, bỏ sức nhiều lúc còn bỏ tiền túi ra để bồi đắp cho ngân quỹ của Hội. Đó là công việc của những người ăn cơm nhà vác ngà voi.

Đi quyên góp hay bán vé để gây quỹ cho các anh em Thương Bế Binh cũng có lúc vui, lúc cảm động mà cũng có lúc buồn muốn rơi nước mắt nhưng nghĩ rằng: khi đã lì thì phải chấp nhận tất cả.

Có một chàng thanh niên khoảng ba mươi tuổi sau khi đã mua hai vé với giá ủng hộ nói:

- Xin cảm ơn các anh chị và chú bác đã làm việc mà chúng tôi không làm được. Tôi sẽ đến sớm hôm đó để coi có thể giúp đỡ gì cho ban tổ chức không!

Hoặc từ một thiếu phụ trẻ làm nails:

- Con xin giúp năm trăm đô nhưng xin đừng để tên, sợ chồng và gia đình chồng cằn nhằn.

- Tôi đóng ba trăm đô để gây quỹ nhưng viết là vô danh, đây là ngân quỹ đen bà xã không biết đến. Bà xã biết là tôi chết!

Vui là thế mà buồn thì cũng khá bộn.

Một chị thuộc hạng có máu mặt trong thành phố mà mình cũng có dịp trò chuyện khi đi dự cưới hỏi, chị lúc nào cũng vui vẻ, tay bắt mặt mừng. Gặp nhau bô lô, ba la vài câu rồi nhập đề:

- Chị có rảnh thứ bảy này ghé nhà hàng X. Chúng tôi tổ chức văn nghệ và dinner giúp các anh Thương Phế Binh VNCH ở đó!

- Vậy sao? Còn vào cửa thì như thế nào?

Miệng bèn trơn như mỡ:

- Vé hai chục, bốn chục… Nếu chị muốn mua vé ủng hộ cao hơn thì tuỳ ý.Tội nghiệp các anh em lắm chị à, trước mua vui sau là làm phước.

Mắt chớp chớp sau rèm lông mi giả cong quớt, chị nhún vai rất đầm:

- Ô, xin lỗi mình không quen với những chương trình cứu trợ đó.

Một người trong Hội cười cười:

- Trước lạ sau quen mà chị.

Nếu người ta không quen thì thôi, nài ép làm chi, mà thật ra đã từng sống ở miền Nam Việt Nam tại sao phải làm mặt lạ với những người lính bất hạnh, tàn tật còn kẹt lại quê nhà.

Còn có người góp ý:

- Bên California người ta mở Đại Hội giúp Thương Phế Binh với biết bao ca sĩ hát giúp, quyên góp cả trăm ngàn. Bên này lèo tèo vài mống, cái nhà hàng chứa chưa tới năm trăm người mà làm được cái gì chứ.

- Thưa anh, lớn làm việc lớn nhỏ làm việc nhỏ. Cái tâm thì làm sao so sánh được lớn hay nhỏ.

Có người dứt khoát hơn:

- Thôi tôi không mua đâu, tôi không muốn nhà nước Việt Nam lợi dụng đâu!

- Thưa anh nhà nước Việt Nam lợi dụng thì có nhiều cái để họ lợi dụng chứ không phải chỉ nhắm vào số tiền gởi về cho các anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa đâu.

Bao nhiêu người đem tiền về Việt Nam đầu tư, du hí, xây nhà cửa, công ty khách sạn. Bao nhiêu ca sĩ, hoa hậu đi về đi qua như đi chợ. Những tay đầu to mặt bự có đủ mưu trí, kế hoạch để gom tiền trong tay thì xá gì một trăm hay năm chục đô cho một người thương binh đã cống hiến tay, chân, mắt, mũi mình cho cuộc chiến bảo vệ nền Tự Do cho miền Nam ngày nào. Hãy cho các anh em mình được giây phút vui mừng, thoải mái nào đó dù ngắn ngủi trong cuộc sống lầm than hiện tại. Đừng để đến ngày mai, vì ngày mai có thể sẽ có rất nhiều anh em sẽ nằm xuống vĩnh viễn trên mảnh đất mà các anh đã từng góp máu và cuối cùng là lui vào bóng tối với đời sống nhọc nhằn, đau đớn từ tinh thần đến vật chất.

Cũng có nhiều lần tôi tức giận đùng đùng khi nghe những câu xỉa xói, mỉa mai như: làm việc ruồi bu, làm việc bao đồng, làm việc tào lao. Tôi còn giận bởi vì tôi là một con người với hi nộ ái ố tràn đầy nhưng vội an ủi mình rằng: có mấy người làm việc thiên hạ mà không bị xúc phạm, hay chửi bới. Kinh nghiệm còn cho thấy những người vác ngà voi không những bị thiên hạ dèm pha, phê phán mà còn bị vợ chồng, con cái, cha mẹ cằn nhằn đại loại như:

- Ông muốn gì, hãy lựa chọn đi: tôi hay cái bang hội của ông?

- Anh muốn phá nhà hay sao mà làm rầm rầm như vậy chứ. Ngày hôm qua đã đi đám ma cả ngày rồi, ức hiếp gì mà hôm nay còn đi nữa!

Hay:

- Bà vừa thôi nghe, coi thằng già này chẳng ra chi, đã góp tiền rồi còn đi nấu với nướng cho chúng.

- Xí xọn vừa vừa thôi, có thằng nào ở đó mà nay họp, mai hội. Trời ơi vợ với con.

- Thằng con bất hiếu, nhờ mày chở đi chợ thì cái mặt xù xụ, còn mang xe chở chúng đi làm việc bao đồng thì lẹ lắm. Trống kèn gì kệ nó, văn nghệ, văn gừng Cộng Đồng gì cũng chẳng bằng con mẹ già này!

- Mày là con gái, việc nhà lười mà sao có việc thiện hạ thì mày mau quá vậy. Đi trang điểm cho ban vũ hả, còn đống chén bát đó dành cho ai rửa đây con?

- Ba ơi là ba, trời lạnh như vậy mà đi diễn hành cái nổi gì. Đi về bệnh lại làm khổ con cái.

- Mẹ ơi là mẹ, làm ơn ngủ đi. Diễn văn với báo cáo ai thèm nghe mà thức khuya làm việc tào lao vậy. Có ai trả cho đồng nào không?

Phản ứng của kẻ ăn cơm nhà vác ngà voi là:

- Tôi thề không đi nữa. Tôi bỏ hết. Bấy lâu nay mình ngu rồi, thề không ngu nữa. Thôi tôi ở nhà cho vừa lòng ba (hay ông, hay anh, hay con, hay mầy). Tôi ở nhà trùm chăn, sống như con gián cho vừa lòng mọi người, cho vừa lòng ích kỷ của mọi người. Tôi không có tự do, mà tôi có làm việc gì xấu xa đâu mà cấm, mà cản, mà nay nói này, mai nói nọ. Tôi làm việc phước thiện thì nhà này nhờ, không biết ơn thôi sao còn cấm cản. Tôi thề, tôi thề sẽ bỏ hết. Vân vân và vân vân…

Nhưng lời thề cũng như cá trê chui ống, được vài ngày, vài tuần rồi cũng đâu vào đó. Làm việc thiên hạ quen rồi ở nhà sao chịu nổi, vác ngà voi quen rồi không vác thấy trống trải làm sao!

Tôi thì nghĩ rằng mỗi người có một cái nghiệp, mỗi người có một sự đam mê khó mà giải thích. Người khoái đánh bài, nhảy đầm. Người mê shopping, người mê xe cộ, người mê làm ra tiền, người thích đi chơi rong. Đó là chưa kể những đam mê văn học, nghệ thuật khó lòng kềm chế được. Thôi cứ nghĩ rằng kẻ thích làm việc thiên hạ, thích làm việc không công cũng là một sở thích mà thôi!

Nếu trong gia đình bạn có người nào đó ưa ăn cơm nhà vác ngà voi thì xin bạn hãy thông cảm cho họ. Đừng la rầy hay lớn tiếng, vì họ vác ngà voi thì bạn khỏi vác. Ở đâu cũng phải có những người như thế, không tin bạn cứ nhìn xung quanh sẽ thấy. Trong trường học, trông công sở, trong hàng xóm, trong thành phố, trong cộng đồng.

Còn nếu bạn cũng là một người vác ngà voi thì xin cho tôi được bắt tay chào mừng một người đồng điệu. Xin chúc bạn có nhiều sức khỏe, nghị lực để tiếp tục con đường của mình. Con đường khá nhiêu khê, truân chuyên nhưng vẫn có nhiều niềm vui đang chào đón bạn. Vẫn có những đóa hoa hạnh phúc trên những nẻo đường sỏi đá khô khan. Tôi cũng tự an ủi mình như vậy!

Mimosa Phương Vinh

Ý kiến bạn đọc
03/02/201502:05:50
Khách
Phương Vinh xin trân trọng cảm ơn các đọc giả Việt Báo:
-Phan N.Trinh ở Virginia (U S A )
-Nguyễn Thu Vân ở Minnesota ( U S A )
Đã gởi ngân phiếu về Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH tại Memphis để làm quà tặng cho các Anh Em TPB nhân dịp Tết Ất Mùi.
Mimosa Phương Vinh xin thay mặt các anh chị em trong Hội Cựu Chiến Sĩ Memphis và các anh em TPBVNCH còn sống tại quê nhà kính chúc các vị Mạnh Thường Quân một năm mới An Khang và mọi sự Như Ý.
Thân kính
Mimosa Phương Vinh
05/03/201419:33:51
Khách
Bạn Han thân kính,
Xin thành thật cảm ơn bạn đã chú ý đến bài viết và chương trình Cứu Trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa do Phương Vinh phụ trách. Sau đây là địa chỉ để liên lạc:

Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa của Memphis và vùng phụ cận.
Ban Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH (Nguyễn Phương vinh)
Or:
Vietnamese Veterans Association of Memphis and Vicinity
The Disabled Vienamese Veterans program ( Phương Vinh Nguyen)

3523 Given
Memphis, TN 38122

Kính,
Mimosa Phương vinh
05/03/201403:08:40
Khách
Bạn Han thân kính,
Xin thành thật cảm ơn bạn đã chú ý đến bài viết và chương trình Cứu Trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa do Phương Vinh phụ trách. Sau đây là địa chỉ để liên lạc:

Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa của Memphis và vùng phụ cận.
Ban Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH (Nguyễn Phương vinh)
Or:
Vietnamese Veterans Associations of Memphis and Vicinity
The Disabled Vienamese Veterans program ( Phương Vinh Nguyen)

3523 Given
Memphis, TN 38122

Kính,
Mimosa Phương vinh
02/03/201408:00:00
Khách
I like it very much!
01/03/201408:00:00
Khách
Xin cam on chi va tam long nhan ai cua chi danh cho nhung nguoi thuong binh thieu may man. Xin chi cu tiep tuc cong viec cua minh va xin chi dang dia chi lien lac de neu ai doc bai nay co long muon dong gop co co hoi tham gia.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,703,909
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Nhạc sĩ Cung Tiến