Hôm nay,  

Tản Mạn Valentines Day

15/02/201400:00:00(Xem: 20871)
Tác giả: Phùng Annie Kim
Bài số 4141-14-29551vb7021514


Tác giả sinh năm1949, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991. Nghề nghiệp trước 75: dạy học. Công việc làm ở Mỹ: du lịch. Hiện đã hưu trí và là cư dân vùng Little Saigon, Westminster, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà năm 2013 là "Kock and Me / Vi trùng lao và Tôi." Và liên tiếp cho thấy sức viết nhanh, viết mạnh. Nhân cuối tuần lễ Valentine, mời đọc bài viết thứ mười hai của bà.

* * *

Vào năm 1949, khi tôi cất tiếng khóc chào đời thì ở xứ cờ hoa xa xôi, những nhà làm phim Mỹ bắt đầu làm một bộ phim nổi tiếng về tình yêu có cái tên thật là lãng mạn “Love is a many- splendored thing”.

Thật là khó để dịch hết ý nghĩa tựa đề cuốn phim. Chữ “many” được hiểu là “nhiều” nối với chữ “splendored” bằng dấu gạch xem như tiếng tính từ kép trong ngữ pháp tiếng Anh. Chữ “splendored” được hiểu với nhiều ý nghĩa: đẹp, vĩ đại, tráng lệ, lộng lẫy, nguy nga, hùng tráng, huy hoàng... Mỗi người đứng ở mỗi góc độ, cảm nhận chữ “many- splendored” theo kinh nghiệm và cảm tính khác nhau về tình yêu.

Tôi xin tạm dịch thoát nghĩa tựa đề của cuốn phim: “Tình yêu là một cái gì đẹp và rực rỡ ”. “Tình yêu là một cái gì đẹp lộng lẫy, huy hoàng”. Tình yêu đẹp và vĩ đại tuyệt vời”…

Cũng như mọi năm, vào ngày này, các tiệm bán hoa, các trung tâm thương mại sẽ bận rộn và đông khách hàng đi mua sắm các món quà nào là thiệp chúc có hình trái tim, chim bồ câu hoặc các thiên thần có cánh, những đóa hoa hồng màu đỏ thẫm, những hộp kẹo sô-cô-la và… nữ trang...để tặng người yêu, người mình thương. Các quán ăn và các chốn vui chơi sẽ tấp nập những cặp tình nhân, các cặp vợ chồng trẻ mới cưới, các cặp vợ chồng đứng tuổi đã cùng nhau vượt qua những thăng trầm của cuộc đời và những cặp vợ chồng già khi tuổi đời đã xế bóng đang trân quý những ngày còn lại bên nhau… Họ sẽ tặng hoa và quà cho nhau theo truyền thống của ngày lễ đẹp mang tên vị Thánh Valentinus, người đã hy sinh cho tình yêu vào thế kỷ thứ 18.

“Love is a many- splendored thing” là môt truyện tình giữa một nữ bác sĩ lai Âu Á tên là Han Suyin. Bà là góa phụ, vợ của một vị tướng người Trung hoa đã hy sinh trong thời nội chiến 1940. Bà yêu một anh ký giả độc thân người Mỹ đã ly dị vợ, sang Trung hoa làm phóng viên chiến trường tên là Mark Elliot. Tình yêu của bà với chàng phóng viên người Mỹ khiến bà bị loại ra khỏi cộng đồng người Hoa của bà. Bà bị mất việc ở bệnh viện, sống cùng với đứa con gái nuôi tại nhà một người bạn thân. Sau đó, Mark nhận được tin phải qua Đại Hàn công tác. Chàng hy sinh trong một trận bom oanh tạc khi đang viết lá thư tình cuối cùng cho bà.

Hình ảnh cuối phim, Suyin leo lên ngọn đồi nơi trước đây họ đã hẹn hò và gặp nhau lần cuối trước khi chia tay. Khi biết chắc chắn Mark vĩnh viễn không còn nữa, bà quỳ xuống và bật khóc. Bất ngờ có một con bướm bay đến và đậu ở cành cây. Con bướm này cũng giống con bướm mà có lần Mark ngồi đánh máy thư cho bà ở chiến trường, nó đã từng đậu nơi chiếc máy chữ bên cạnh chàng. Thế rồi bà nhìn con bướm bay đi như hình ảnh cuối cùng của chàng còn vương vấn với bà nơi ngọn đồi đầy kỷ niệm này. Hình ảnh bà bé nhỏ, cô độc và cô đơn, lững thững bước xuống chân đồi.

Vừa lúc đó, tiếng nhạc vang lên, bay bổng trong không gian lời ca ngợi tình yêu và cũng là nỗi lòng của bà:

“Love is a many splendored thing.
It s the April rose that only grows in the early Spring
Love is a nature s way of giving a reason to be living
The golden crown that makes a man a king”

Yêu là gì hả anh?
Là hoa hồng thơm ngát
Nở muôn ngàn hương sắc
Tươi như đầu mùa xuân

Yêu là gì hả anh?
Là lẽ sống trên đời
Tự nhiên như đã có
Tự bao nhiêu lâu rồi


Từ ngọn đồi là nhân chứng cho mối tình đẹp và lãng mạn ấy,bà đã nhớ lại tất cả những kỷ niệm vào một buổi sáng mù sương đầy gió lộng, thế giới tưởng chừng như lắng đọng khi họ hôn nhau những nụ hôn đầu tiên trên thảm cỏ xanh. Trái tim đang ngủ yên của bà như được đánh thức dậy. Nó đã cất cao tiếng hát trong không gian mênh mông chỉ có hai người.

Đến đây, lời nhạc buông lơi, chậm rãi như kể chuyện:

“Once on a high and windy hill
In the morning mist two lovers kissed and the world stood still
Then yours fingers touched my silent heart and taught it how to sing
Yes, true love is a many splendored thing”

Đứng trên ngọn đồi cao
Gió rì rào lao xao
Mờ trong màn sương sớm
Môi tìm môi ngọt ngào
Thời gian như ngừng lại
Trái đất như ngừng quay
Thế giới lặng yên rồi
Chỉ còn đôi ta thôi
Và con tim ngủ yên
Chợt bừng lên tiếng hát
Những ngón tay quấn quít
Là bài học yêu đương
Vâng,
một tình yêu chân thật
Sẽ vĩ đại vô song
Sẽ đẹp mãi vô cùng
Và giờ em đã hiểu…


Một cuốn phim hay, đẹp, xúc động, gây nhiều ấn tượng sâu đậm trong trái tim của những kẻ yêu nhau, đã đạt giải thưởng quốc tế Academy Award năm 1956 với nhiều cái nhất: hình ảnh đep nhất,bản nhạc hay nhất, trang phục đẹp nhất. Phim được đề cử là phim hay nhất, nữ tài tử xuất sắc nhất. Đặc biệt bài hát cũng là tựa đề cuốn phim “Love is a many splendored thing” đã được nhiều ca sĩ nổi tiếng như Nat King Cole, Connie Francis, Johny Mathis…trình bày nhưng tôi thích nhất là tiếng hát của ca sĩ người Anh Engelbert Humper Dinck với chất giọng trầm ấm, truyền cảm, tha thiết. Khi bài hát lên đến âm thanh cao nhất “The golden crown that makes a man a king”, giọng của ông vang vọng trong không gian mênh mông khiến tâm hồn người nghe như muốn bay bổng. Lời của bản nhạc như lời thơ. Âm hưởng của bản nhạc vang vọng như lời ca ngợi một cái gì thiêng liêng, vĩnh cửu,vĩ đại, nhưng cũng rất …giản dị, đó là tình yêu, một đề tài vô tận của con người.

Có biết bao nhiêu những câu danh ngôn vô danh hoặc nổi tiếng kể sao cho hết về những nhà thơ, nhà văn, những triết gia trên thế giới viết về tình yêu qua lăng kính và kinh nghiệm về tình yêu của mình.Trong văn thơ Việt nam, hồi còn đi học ai cũng nhớ những câu thơ “gối đầu giường” như nhà thơ Thế Lữ:

… “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy.
Nghìn năm chưa dễ để ai quên” …


hoặc Xuân Diệu, tình yêu chỉ là sự cảm nhận mà lý trí không giải thích được:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu” …

hoặc kinh nghiệm của ông về tình yêu:

“Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà lại được yêu”…


Trong thơ, văn, nhạc quốc tế, đại văn hào Victor Hugo có những câu bất hủ: “Ai khổ vì yêu, hãy yêu hơn nữa. Chết vì yêu là sống trong tình yêu”. “Đời người như cành hoa mà ái tình như giọt mật”. “Hạnh phúc nhất trên đời là tin rằng mình được yêu”.

Geoge Sand, một nữ văn sĩ Pháp thuộc trào lưu lãng mạn thế kỷ 19, người yêu của nhạc sĩ thiên tài Chopin ca ngợi tình yêu “Chỉ có một hạnh phúc trên đời là yêu và được yêu”. “Không người nào có thể ra lệnh cho tình yêu”.

Pascal, nhà toán học, vật lý học, triết gia về tôn giáo nói về tình yêu “Tình yêu nâng con người thoát khỏi sự tầm thường”.

Jean Jacques Rousseau, nhà văn Pháp rất thực tế về tình yêu “Tình yêu là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn và hai trai, gái”

Edmund Spenser, nhà thơ người Anh “Tình yêu nối hai trái tim hòa nhịp tạo nên cùng một ý nguyện”.

John Lennon, ca sĩ lừng danh của ban nhạc The Beattes rất ngắn gọn “Tình yêu là em, em và anh”.

Bài hát “Buồn trong kỷ niệm” của nhạc sĩ Trúc Phương với chất giọng nức nở của ca sĩ Thanh Thúy “Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Đôi khi lầm lỡ đánh mất ân tình cũ…” đã một thời làm bao trái tim yêu đương lỡ làng phải xúc động…

Vì thế, tình yêu là đề tài muôn thuở, vô tận, vô biên, không cùng. Ngôn ngữ thế giới tuy có khác nhau như tiếng Pháp “Amour”, tiếng Ý “Amore”, xuất phát từ tiếng La tinh “Amor”. Tiếng Đức “Liebe”giống tiếng Hòa Lan “Liefde”. Tiếng Anh, Mỹ “Love”. Tiếng Trung Hoa “Ái”. Tiếng Việt “Yêu”. Tiếng Nhật nhiều âm “Aishiteru”…Bản chất của tình yêu đều có chung mẫu số nhưng khác tần số …rung động giữa chủ thể và đối tượng cũng như sự cảm nhận của từng người.

Vào khoảng 1965, từ khi cuốn phim “Love is a many splendored thing” ra đời, hơn 10 năm sau, tôi mới có dịp trốn học đi xem…một mình phim này tai rạp Rex. Tôi “mê” quá chừng chàng tài tử đẹp trai William Holden trong vai chàng phóng viên Mark hào hoa và Jennifer Jones vô cùng duyên dáng và quyến rũ trong vai Suyin.Ở lứa tuổi bắt đầu biết mơ mộng, “người yêu trong mộng” của tôi lúc bấy giờ là những nam tài tử đẹp trai và nổi tiếng như James Dean, Gregory Peck, Rock Hudson…trong khi “trái tim không ngủ yên” đang chờ đợi một ngày nào đó, “một nữa kia” sẽ…đến với mình.

Năm 1960, sau cuốn phim về mối tình dị chủng “Love is a many splendored thing”, một loạt các phim về đề tài này ra đời như phim “The world of Suzie Wong” viết về mối tình của một cô gái điếm Trung hoa, Suzie với một anh chàng kiến trúc sư và cũng là một họa sĩ đào hoa người Mỹ tên là Robert. Trong một cơn giận, Robert đuổi Suzie. Robert hối hận, đi tìm Suzie.Chàng khám phá “Thế giới của nàng Suzie Wong” là căn nhà tồi tàn, trong xóm lao động nghèo, bên cạnh một bến sông. Nàng có một đứa con trai còn bế trên tay, thỉnh thỏang nàng đến thăm nhưng dấu chàng.

Đoạn cuối khi tìm được Suzie, đứa bé đã chết trong một trận lụt. Lúc đó Robert hiểu thế nào là tình yêu. Tình yêu chân thật đã gắn bó hai người với nhau.

Pearl Buck, nữ văn sĩ người Mỹ nổi tiếng, chồng bà là người Trung Hoa. Bà cũng có những tác phẩm viết về các mối tình dị chủng như “The Hidden Flower”. Đây là một cú sét ái tình giữa một cô sinh viên người Nhật thuộc gia đình nề nếp, yêu một người lính Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cô và người lính GI này đã vượt qua tất cả chướng ngại về gia đình, xã hội, ngôn ngữ, văn hóa…quyết định lấy nhau. Cô theo chồng sang tiểu bang Virginia. Sống chung một thời gian, họ khám phá có nhiều bất đồng và quyết định chia tay. Cô gái trở về Nhật.

“The Pavilion Women” là tác phẩm nổi tiếng của Pearl Buck đã được quay thành phim. Quyển sách được phóng tác ở Việt nam có tên là “Yêu Muộn”. “Yêu Muộn”viết về mối tình của một phụ nữ quý tộc Trung hoa yêu một vị cố đạo người Mỹ sang Trung hoa truyền giáo. Khi vị cố đạo mất trong chiến tranh, bà mới biết rằng bà đã có một tình “ yêu muộn” vào cuối đời.

Đề tài về những mối tình dị chủng trong phim ảnh và tiểu thuyết kể ra thì nhiều lắm. Viết đến đây tôi không quên nhắc đến những mối tình dị chủng trong thời chiến tranh ở Việt nam. Có những người phụ nữ Việt nam yêu những người lính Mỹ chấp nhận về quê chồng, bươn chải, tháo vát và thích nghi với đời sống Mỹ. Con cái của họ sinh ra, lớn lên và thành công ở xứ Mỹ. Các cháu nói được chút tiếng Việt, thích ăn thức ăn Việt nam và biết ăn… nước mắm. Nhiều người có thành kiến gọi họ bằng cái từ không mấy thiện cảm “me Mỹ”. Chỉ có tình yêu đích thực khiến họ hy sinh rời xa gia đình quê hương, vượt qua các trở ngại để đến một đất nước xa lạ sinh sống với người mình yêu.

Có một tác giả có chồng là người Mỹ được giải thưởng đặc biệt của Việt báo “Viết Về Nước Mỹ”. Bà có những bài viết cảm động về những nỗi nhục nhằn của bà khi bị đồng hương người Việt có thành kiến đánh giá một bà “lấy chồng Mỹ” nào là: “Lấy Mỹ mà cũng đẻ dữ vậy hả?”; “Lấy Mỹ mà cũng biết làm nghề văn phòng?”; “ Lấy Mỹ mà cũng biết tu hành?”; “Lấy Mỹ mà cũng biết dạy con?”

Qua các bài viết cho thấy bà là người phụ nữ may mắn. Mối tình dị chủng này thật hạnh phúc vì chồng bà là một người Mỹ tốt và hiền, rất thương yêu vợ con.

Ở Việt nam, phụ nữ bây giờ có khuynh hướng lấy chồng nước ngoài rất nhiều nhất là các phụ nữ thôn quê. Các đám cưới “dã chiến” của các cô dâu Việt nam lấy chồng nước ngoài đã thành phong trào. Các cô gái như món hàng trao đổi rẻ mạt cho các chú rể Đài Loan, Đại Hàn.. bỏ tiền ra mặc sức mua, bán, trả giá thân phận các cô. Chuyện dài về các “cô dâu xứ Đài”, “cô dâu xứ Hàn” vẫn là đề tài không bao giờ dứt.

Thật là đau lòng khi các cô gái quê trẻ, chỉ cần có vài ngàn đô-la chấp nhận lấy những ông chồng Đài Loan, Đại Hàn… già, xấu, bệnh, tật…có khi bị mua về làm đầy tớ, làm cái máy đẻ, làm nô lệ tình dục cho chồng, cho gia đình chồng. Hầu hết họ đều nghèo, lấy chồng nước ngoài vì lý do kinh tế, muốn thay đổi cuộc đời chân lấm tay bùn ở thôn quê, muốn có tiền giúp đỡ gia đình, báo hiếu cha mẹ… chứ không hẳn đó là tình yêu đích thực. Có người may mắn gặp được người chồng tốt, biết đâu khi về sống với nhau,cái tình kết hợp với cái nghĩa và vài đứa con ra đời là sợi giây ràng buộc, tình yêu đích thực sẽ nẩy nở. Mình là đồng hương, cầu chúc cho họ gặp được người tử tế để trao thân gửi phận nơi quê người.

Tuy nhiên số người may mắn không nhiều. Các thảm kịch cô dâu Việt bị lừa vào ổ mãi dâm, sống không hạnh phúc, bỏ trốn, nhảy lầu tự tử hay bị hành hạ đến chết…làm xót xa cho những ai còn quan tâm đến thân phận các cô dâu Việt nam lấy chồng xa xứ trong thời đại thực dụng này.

Có một câu nói vô danh về tình yêu rất là thâm thúy và sâu sắc “Phải mất ba giây để nói lời yêu nhưng phải mất cả cuộc đời để chứng minh điều đó”. Jean Paul Sartre, triết gia Pháp cho rằng “ Người ta nói tình đầu là mối tình đẹp nhất nhưng mối tình cuối cùng mới thật là bất diệt”. Bernard Grasset, nhà văn Pháp kết luận “Yêu nghĩa là không so sánh nữa”. Will Durant, nhà văn, nhà sử học, triết gia người Mỹ có câu nói về tình yêu nổi tiếng “Tình yêu chúng ta có trong tuổi trẻ chỉ là hời hợt so với tình yêu mà người đàn ông già nua dành cho người vợ già của mình”.

Tình yêu của các cặp vợ chồng già ví như “gừng càng già càng cay”, rựơu càng để lâu càng nồng. Câu nói nổi tiếng của tài tử Paul Newman về đời sống hôn nhân của ông với người vợ già, nữ tài tử Joanne Woodward “Why go out for a hamburger when you have steak at home?” Tại sao phải đi tìm ăn món hamburger trong khi mình đang có miếng thịt bò chiên ở nhà? Cho nên “người đàn ông già nua” sẽ nói với “người vợ già” của mình rằng: “Cuộc đời ngắn ngủi và chúng ta không có đủ thời gian cho những con tim đồng cảm. Hãy nhanh chóng yêu đi!”

Trong ngày lễ Valentines Day, ca khúc “Love is a many- splendored thing” sẽ vẫn còn cất lên trong trái tim của những người đã và đang yêu, dù già hay trẻ, không chỉ trong mỗi một ngày Valentines Day mà là ngày nào cũng là ngày tình yêu vì một tình yêu thật sự không có tuổi, vượt thời gian và vĩnh cửu như câu hát trong bài “Mãi mãi bên em” của nhạc sĩ Từ Công Phụng “Nếu có điều gì vĩnh cửu thì em ơi, đó là tình yêu chúng ta”.

“Yes, true love is a many splendored thing”. Câu cuối của bài hát đã xác định không phải là tình yêu nói chung mà phải là tình yêu chân thật, không dối trá, không lừa dối, không phản bội. Chỉ có tình yêu chân thật, chung thủy mới đẹp, vĩ đại, tuyệt vời và được ca ngợi để trở thành bất tử:

Love is a many splendored thing
Its the April rose that only grows in the early Spring
Love is a nature way of giving a reason to be living
The golden crown that makes a man a king
*
Once on a high and windy hill
In the morning mist two lovers kissed and the world stood still
Then your fingers touched my silent heart and taught it how to sing
Yes, true love is a many splendored thing.


Phùng Annie Kim

Ý kiến bạn đọc
27/07/202314:00:43
Khách
brand meclizine http://meclizinex.com/# brand meclizine 25 mg
26/12/202208:43:43
Khách
https://hydroxychloroquinex.com/ ing chloroquine online
12/12/202213:39:24
Khách
<a href="http://www.candipharm.com/
">http://www.candipharm.com/</a>
14/06/202122:05:17
Khách
tadalafil medication <a href="https://elitadalafill.com/">generic cialis</a> what is tadalafil
03/06/202115:05:52
Khách
sildenafil versus tadalafil <a href="https://elitadalafill.com/">tadalafil alcohol</a> tadalafil generic
28/03/202111:49:14
Khách
non-prescriptoin vardenafil https://vegavardenafil.com/ vardenafil 20mg tablets
28/03/202100:16:41
Khách
where can i buy alprostadil suppositories https://alprostadildrugs.com/ alprostadil cream
26/03/202110:03:52
Khách
tadalafil max dose https://elitadalafill.com/ tadalis sx
04/03/201420:34:47
Khách
Cám ơn tác giả đã viết rất hay và tình yêu đúng là điều tuyệt vời!
24/02/201408:00:00
Khách
Đọc thấy con người có thể vượt qua tất cả dể đển với nhau, lại càng thấy thương những người phụ nữ Việt Nam vì nghèo, phải hy sinh tình yêu của mình để lấy chồng Đài Loan hay Đại Hàn.

Xin cảm on tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,086,836
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài viết mới của tấc giả đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Ngày 14 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father’s Day 2019, mời đọc bài viết của tác giả Phước An Thy. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch Hổ Huế, có người cha bị cộng sản chôn sống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu. Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến