Hôm nay,  

Mẹ Chồng Nàng Dâu!

12/02/201400:00:00(Xem: 16386)
Tác giả: Nguyên Sơn
Bài số 4139-14-29549vb4021214


Tác giả là một viên chức liên bang, cư dân Virginia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ghi chú được kèm theo bài viết: Washington DC., mùa xuân 2014 / Thương tặng nhạc mẫu sinh nhật 89. Mong Nguyên Sơn sẽ tiếp tục viết và vui lòng bổ tục sơ lược vài dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.

* * *

Cứ mỗi định kỳ ông Văn đến thăm bà Năm theo lịch trình của Bộ Xã hội, để vấn an sức khỏe đời sống của những người già neo đơn đang sống tại tư gia. Ông Văn vừa gõ cửa đã nghe tiếng nhạc từ trong nhà vọng ra, tiếng hát của Khánh Ly “Nắng có hồng bằng đôi môi …”. Tiếng nhạc chưa hết lời thì cánh cửa đã mở tung, vừa thấy bà Năm chống gậy lom khom, thay vì chào bà Năm bỗng dưng ông Văn cười oà,. Ông Văn nghĩ bụng, trời ơi già cú đế mà còn “nắng có hồng bằng đôi môi em…” bà già gân thật. Cánh cửa vừa khép lại bà Năm kéo tay ông Văn chỉ vào cái máy DVD “off off” giùm tui. Nó mở rồi nó đi tui hỏng tắt được, vậy là cứ hát đi hát laị. Có ngày nó bỏ đĩa ông Ngạn đọc truyện, ông lãi nhãi suốt ngày tui nghe mà phát ớn. “Má ở nhà một mình má nghe cho đỡ buồn”, ôi con dâu tui đó ông Văn ạ.

Bà Năm gần 90 tuổi, bà định cư ở Mỹ hơn 20 năm rồi, trước đây bà còn khỏe và đi lại dễ dàng, nấu cơm, làm những việc lặt vặt trong nhà, bây giờ thì đi đứng khó khăn, bà dọn về ở chung với thằng út và con dâu thay vì ở nhà dưỡng lão, nhờ vậy mà Bộ Xã hội cho người đến thăm hỏi vấn an sức khỏe bà mỗi định kỳ.

Ông Văn bắt đầu làm thủ tục check list.

- Thưa bà:

Mấy tháng nầy bà có gì thay đổi không ? -Không,

- Bà ngũ được không? -Được,

- Bà Năm có uống thuốt mỗi ngày không? - Cco.

- Bà ăn uống sinh hoạt hàng ngày ra sao?

- Con dâu tui nấu nướng đầy đủ, tươm tất, nhưng đôi khi tui lại thích ăn bánh mì Banana bread, thằng út lười đi mua, nên con Mười lúc nào ghé thăm tui cũng đem theo Banana bread cho tui Cậu ạ.

Ông Văn nghĩ bụng, tôi chỉ hỏi ăn được không, sao bà Năm nói nhiều thế?. Rồi ông Văn xin đi một vòng trong nhà để xem nơi ăn ngũ của bà Năm theo mục lục check list của bộ xã hội đã in sẵn.

Xong thủ tục check list ông Văn vừa ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh bàn ăn gần phòng khách, thì bà Năm cất tiếng ho khàn khàn, thỉnh thoảng hắc mũi vài cái cho đỡ nghẹt, ý bà Năm muốn nói gì?.

Nhưng ông Văn hỏi tiếp, nhà bà có thuê người dọn dẹp lau chùi nhà cửa không?. Phòng ốc của bà trông như ở khách sạn 5 sao ? ông Văn vừa nói vừa cười, có lẽ bà năm không hiểu 5 sao là gì?, nhưng thuê người dọn dẹp thì bà hiểu ngay, nên bà cười hớn hở ra mặt.

Bà Năm nói tiếp, "Không! Cậu ạ, con dâu tui sửa soạn đó, mỗi ngày con dâu tắm rửa cho tui 1 lần, sáng dậy lo làm giường, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ cho tui trước khi nó ra khỏi nhà đẽ đi làm, nhỏ con mà biết chịu khó, tui thương nó lắm.” Bà Năm vừa dứt lời, ông Văn lẩm nhẩm, bà thật hạnh phúc, còn... mẹ... tôi thì …rồi ông Văn đứng bất động và chợt nhớ đến mẹ. Hai năm rồi mẹ đã về với lòng đất, và những ngày cuối đời mẹ cứ mãi băn khuâng con dâu của mẹ, sớm trưa 2 buổi con dâu đâu rồi?

Bỗng nhiên đôi mắt ông Văn nhắm lại.

Cậu uống nước trà nhé? nghe tiếng bà Năm ông Văn chợt tỉnh, đã thấy bà Năm chống gậy lom khom ngồi bên cạnh, và dúi vào tay ông Văn miếng giấy tissue, ông Văn khấn mặt nhìn trời cao… văng vẳng con nghe tiếng mẹ thở dài….

Bà Năm lại cất tiếng ho khàn khàn, rồi bà nói ngay, các con tui đều sống quanh đây ông Văn ạ, cũng nhờ vợ chồng thằng Năm, mà cả gia đình đều được qua Mỹ, chứ còn kẹt lại tui khổ lắm. Bà Năm lại ca bài còn cá. Ông Văn ngồi yên và lắng nghe những tâm sự của người già, và dường như đây cũng là một phần công việc của ông Văn, vì ông đã quen với nghề nghiệp.

Bà Năm chỉ lên bức tường nơi có những khung hình đang treo, 1 khung hình cả gia đình, 10 người con, 5 trai 5 gái, trong xóm còn tặng cho bà Năm biệt danh là nhà Ngũ Long Công Chúa. Khung hình bên kia là hình của nhà tui, bà Năm nói, Ông mất khi thằng út còn trong bụng mẹ.

Cậu ạ, ông bị tụi “nó” bắn tỉa lúc đi công tác ở miệt vườn, ngày đó ông tui làm việc xa nhà, thỉnh thoảng năm ba tháng ông mới về một lần, mà khổ nỗi cứ mỗi lần về là ông để lại cho tui một cái bầu, út 1, rồi út 2 rồi tới út 3.

Bà Năm cười hí cả mắt lộ hàm răng lưa thưa vàng nhạt, rồi bà lấy khăn dụi mắt, có lẽ bà đang vui buồn lẫn lộn trong khi nói về chuyện xa xưa của đời mình, nên nước mắt cũng hoà nhập với tâm tư của bà.

Tuy gần 90 tuổi nhưng trông bà Năm còn khỏe, trí nhớ khá minh mẫn, bà nhớ rất rõ những tháng ngày còn ở quê nhà, một mẹ 10 con, bà Năm buôn bán hàng rong ở ngoài chợ gần con hẻm xóm Bún phía sau ngôi chùa, tay bé tay bồng, đôi vai nặng trĩu, rồi bà đưa cho ông Văn xem những cái sẹo của thời buôn thúng bán bưng còn ghi đậm trên hai gót chân già nua của bà.

Cơn ho khàn khàn lại trở về, cứ mỗi lần bà ho khàn là ông Văn biết bà sắp nói điều gì đó, ông Văn lẳng lặng ngồi yên đợi chờ … như đã bao năm nay trong công việc ông Văn cũng đã chờ đợi để nghe qua các cụ già tâm sự, mà cụ nào cũng giống như nhau, nói dai, nói dài, và nói rất chậm chạp, đôi lúc ông Văn phải nhắc thầm, chứ các cụ nói trước quên sau.

Ông Văn nâng chén trà uống một ngụm, vừa để ly trà xuống thì bà Năm tằng hắng chắc lưỡi, đó là dấu hiệu cho biết bà sắp nói. Bà Năm tâm sự, những ngày lặn lội, cheo leo, thăm các con ở trại cải tạo, nhà cửa, đất đai bị tịch thu, đời tui tay trắng nay lại càng trắng tay. Nhưng cũng nhờ trời thương, tui qua được bên này, bây giờ có chính phủ lo, cảm ơn nước Mỹ, cảm ơn trời đất Cậu ạ.

Thời gian không dừng lại, đời bà Năm đã trải qua nhiều thăng, trầm, cũng như nhiều người đã gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, nhưng với bà Năm thì bà là một người đàn bà chân chất, mộc mạc, rộng lượng bao dung và với ý chí kiên cường bất khuất để tồn tại vươn lên cho dù phong ba bão táp, phong trần nghiệt ngã như cuộc đời của các bà mẹ thiếu may mắn.

Rồi ông chợt nghĩ, ngày ấy đã đến, bà Năm vui thấy rõ, bà đã nhìn thấy hạnh phúc của đời bà bây giờ có thêm con dâu út sống bên cạnh, cũng mẫu người chân chất, mộc mạc, rộng lượng và bao dung. Mẹ chồng và con dâu âu yếm bên nhau như cây tre già và búp măng mới lớn, đễ cùng vươn lên trong mãnh vườn tình nghĩa mẹ chồng nàng dâu.

Bà Năm lấy tay dụi mắt rồi lẫm nhẫm trong miệng, tui thương nó lắm con dâu út, thương quá là thương, cũng vừa lúc ông Văn đang đứng dậy, bà Năm vội vàng kéo tay chỉ nào cái máy “on on” giùm tui, miệng nói tay đưa cái DVD, hiểu ý, ông Văn cho đĩa vào máy và “on on”, đĩa nhạc vừa quay một vòng và tiếng hát bắt đầu ngân nga “ Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau ……..“ cái DVD con dâu tặng bà “má ở nhà một mình má nghe cho đỡ buồn”. ông Văn lẫm nhẫm rồi bước đi.

Nguyên Sơn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và được giải danh dự. Bài viết mới nầy là một bút ký viết về đời sống các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ trong lúc Miền Nam bị sụp đổ năm 1975.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư, chiến tranh, di tản, làm vợ, làm mẹ trên đất Mỹ.
Tác giả sinh ra và lớn lên tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam; Cựu nữ sinh Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An, niên khóa 1964-1972. Chồng là một quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân:
Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn.
Nhạc sĩ Cung Tiến