Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn Trong Viện Dưỡng Lão

07/02/201400:00:00(Xem: 12219)
Người viết: Nguyên Phương
Bài số 4133-14-29543vb6020714


Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.

* * *

Theo lời khuyên của một vị thượng tọa, “nếu có dịp đại chúng nênđến thăm viện dưỡng lão, để an ủi, khuyến khích những cụ già trongđó, nhiều cụ cảm thấy thật cô đơn khi con cháu không có thì giờ đếnthăm, hơn nữa đó cũng là một nơi mà mai mốt mình cũng sẽ phảitới…”.

Nghe lời thầy chúng tôi thu xếp một chương trình để đi thăm viện dưỡnglão vào ngày lễ tạ ơn.

Tôi y phục chỉnh tề ngồi ngay nơi cửa số để chờ mấy bà bạn đếnđón, hôm nay chúng tôi hẹn nhau đến một viện dưỡng lão chung vui vớicác cụ trong ngày lễ tạ ơn.

Viện dưỡng lão này có mẹ của Lan, cụ ở đó đã ba năm, từ khi cụ bịbệnh Alzheimer, gia đình Lan đồng ý đưa cụ vào trong đó thỉnh thỏangcon cháu vào thăm. Ở nhà cụ thường bị lẫn và hay đòi đi ra ngòaiđường, cửa ngõ lúc nào cũng phải đóng kín cẩn thận, bếp núc phảitắt kỹ lưỡng có khi cụ bật cả bốn cái bếp, khi Lan, con gái cụ,vào bếp thấy bốn cái bếp đỏ rực, hỏi cụ “mẹ nấu gì hả mẹ” cụcười lắc đầu không biết.

Quyết định đưa cụ vào nursing home cũng là một quyết định đau lòng,nhưng đành thôi, con cái người thì ở xa, Lan ở chung với cụ nhưng cũngkhông sao dành trọn 24 giờ một ngày cho me.

Lúc đầu Lan ghé thăm cụ từng ngày, thỉnh thỏang đón cụ về nhà, đưacụ ra ngoài ăn uống, nhưng gần đây thì cụ không biết nhiều, ngay cảcon cái cũng không nhận ra, Lan bận ở xa nên chỉ thăm cụ mỗi tuần.

Chúng tôi đến nơi thì xe đã đậu chật trong parking, nhưng nơi đây rấtcẩn thận họ tổ chức valet parking cho những người không tìm được chỗđậu xe.

Vào đến nơi, tôi chóa mắt vì cảnh nhộn nhịp những trang hòang thậtvui mắt, Lan đưa chúng tôi vào phòng lớn, nơi họ đang tổ chức ăn uống,các cụ được đẩy xe lăn ngồi sẵn tại bàn, những bình hoa tươi đangđược sửa sọan cắm vào bình, và được đem tới từng bàn, bong bóng,hình ảnh, chữ viết tất cả chu đáo cho một ngày lễ tạ ơn. Nhạc sĩđang sửa sọan nhạc cụ để giúp vui các cụ. Mẹ Lan đã được đưa rangồi ở bàn gần cửa ra sân. Cụ cười cười, Lan lại ôm lấy mẹ vuốttóc cụ, Mai xà lại bên cạnh cụ hỏi thăm “mẹ nhớ con không?” (Maithường gọi cụ bằng me). Đến nơi Lan sắn tay áo vào phụ giúp trongviệc cắm hoa, bưng thức ăn đến từng bàn cho các cụ.

Các cụ đều được ăn mặc tươm tất, các cụ bà đều được đánh móng taymóng chân, mặt mũi tươi cười ngồi ngay ngắn trên xe lăn trên mỗi bànmột bình hoa tươi, mới hái ở ngòai vườn.

Mảnh vườn nho nhỏ nhưng hoa nở thật vui mắt, dù là đang cuối mùa thunhưng cây vẫn xanh lá, hoa vẫn nở, khí hậu vùng nam California thậtthích hợp cho những cụ già Việt Nam, thời tiết chỉ hơi se lạnh làmtôi liên tưởng đến Đà Lạt.

Viện dưỡng lão này gồm nhiều sắc dân không riêng gì Việt Nam. Các cụcó lẽ sức cũng đã yếu nên không thấy chuyện trò với nhau, có cụngồi suy tư không hiểu cụ đang nghĩ gì, tôi tới hỏi thăm thì cụ khôngtrả lời, cụ ngồi nhìn chăm chăm vào bình hoa, bữa tiệc chưa bắt đầunhạc sĩ dạo vài nốt nhạc thử âm thanh và micro. Nhân viên tấp nậpchạy ra chạy vào, khi nhạc bắt đầu, có những người vừa làm vừanhún nhẩy, mặc dù đang cắm hoa, lấy nuớc, hay đang bưng thức ăn. Tiếngồn ào tắt hẳn khi nhạc sĩ vừa đàn vừa hát, nhạc vang lên rộn rã,mẹ Lan lắc nhẹ đầu theo điệu nhạc, miệng cười chúm chím trông thậtdễ thương, Lan chợt nhớ ra chạy vội vào phòng cụ mang ra con búp bêcho cụ, mặt cụ tuơi hẳn lên, ôm siết com búp bê vào lòng như người mẹmới đi đâu về gặp con. Những người già thường trở lại như con nít,lúc nào cụ cũng bế con búp bê, âu yếm nựng nịu như chơi với một embé thật. Tôi ghé vào tai cụ hỏi nhỏ “bác có vui không?” cụ gật đầunhẹ một cái rồi lại tiếp tục lắc lư đầu theo địệu nhạc. Cụ âu yếmcon búp bê như ôm con, cháu có lẽ để cho bớt cảm giác cô đơn, cho thấyrằng mình vẫn có người ở bên cạnh. Cụ không phải là người duy nhấtthích “em bé”, một số các cụ bà khác cũng có cùng sở thích.

Thức ăn bắt đầu được đem ra, mỗi cụ được quàng vào một cái yếm dãicho khỏi rơi thức ăn ra áo. Ngồi chung bàn với cụ là một bà cụngười Đại Hàn nét mặt tươi như hoa, quần áo bảnh bao, tóc tai thậttươm tất, bà vào nhà bếp bưng ra một khay thức ăn rồi từ từ đút choông chồng. Bà cho biết ông chồng bị bệnh và được đưa vào đây đã bốnnăm, con cái không có ai ở gần, chỉ có một mình bà mỗi ngày vàothăm và đút thức ăn cho chồng, nhìn cử chỉ bà thật là nhẹ nhàng vàtrìu mến trong mỗi muỗng thức ăn đưa lên miệng cụ ông. Hai cụ đều đãngòai tám mươi. Một cặp khác bà vợ cố đút thức ăn cho ông chồng, tôinghe ông cự nự nho nhỏ nhưng bà vợ vẫn dịu dàng và âu yếm đưa từngmuỗng thức ăn vào miệng chồng. cặp vợ chồng này không già nhưng khôngcòn trẻ có lẽ ông chồng bị bệnh.

Mai xí phần xúc thức ăn cho cụ mẹ của Lan. Cụ ăn nhưng mắt nhìn lênanh chàng nhạc sĩ, hai tay ôm chặt “em bé”. Tôi đề nghị ôm em thế cụđể cụ ăn, cụ càng giữ chặt hơn nhất định không đưa cho tôi.

Có ba cô gái Việt Nam còn trẻ, mặc áo dài thật đẹp như ngày tết,các cô ào vào như một luồng gió xuân, các cô mang vào những trái bongbóng hình trái tim đến từng bàn đưa tặng mỗi cụ một trái bóng vàgửi lời chúc mừng ngày lễ tạ ơn đến các cụ.

Chỉ vỏn vẹn có một anh chàng nhạc sĩ vừa đàn vừa hát nhưng cũngđủ làm rộn ràng cả phòng, anh chàng hát đủ mọi lọai nhạc, khi hátnhạc Rock giọng anh ta hát không thua gì Elvis Presley, sau mỗi bản nhạcmọi người vỗ tay tán thưởng vang rân cả phòng, có cụ mải nghe nhạckhông chịu ăn. Ông Director lại mời chúng tôi ăn chung vui với các cụ,chúng tôi từ chối. Director là một người Đại Hàn, anh ta còn trẻ,trông thật trẻ trung trong chiếc áo chemise mầu hồng, thật hồn nhiênyêu đời.

Một cụ bà chắc khỏang ngòai bẩy mươi tuổi, cụ ngồi trên xe lăn nhưngchân tay như ngứa ngáy, Lan thấy vậy đến gần cụ vừa nhẩy vừa nắm taycụ, chân cụ bơi bơi cho chiếc xe lăn chạy theo điệu nhạc, mọi người vuicười vỗ tay vang rền, cụ càng thích chí hơn, cười to hơn, đẩy xe bằngchân nhanh hơn, khi đến điệu nhẩy cha cha cha, cụ không dừng lại đượcnữa, cụ đứng lên và khiêu vũ không cần xe lăn, cứ thế cụ nhẩy khỏanghai muơi phút sợ cụ quá mệt Lan đưa cụ trở lại chỗ ngồi để cụ tiếptục ăn, nhưng được vài phút cụ lại đứng lên nhẩy tiếp tục, ôngDirector lại nhẩy cùng với cụ và những thành phần ban giám đốc cùngnhững nhân viên cũng chung vui và kéo nhau ra nhẩy. Một ông cụ khácngồi xe lăn cũng tham gia vào cuộc nhẩy vui nhộn này.

Sau một hồi nhẩy cùng bà cụ anh Director lên sân khấu ca một bản nhạcthật vui, anh ta cất cao giọng hát lên chin từng mây, tôi tưởng tượngnhư mình đang nghe nghe một ca sĩ đang hát trong một cuốn phim Đại Hàn.

Chúng tôi cũng vui theo niềm vui của các cụ, những tràng pháo taytưởng như không bao giờ dứt. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng tàn, đã đếngiờ các cụ về phòng nghỉ ngơi, anh nhạc sĩ cũng cần nghỉ sau cảgiờ đồng hồ một mình độc diễn.

Khu của mẹ Lan là khu riêng biệt của những người bị Alzheimer nên phảiđi qua một cái cửa có khóa, cần phải bấm nút hai cánh cửa mới đượcmở ra, hôm nay là ngày lễ, Lan yêu cầu cho mẹ ra khu ngoài chung vuivới những cụ còn tỉnh táo. Đẩy xe cho mẹ Lan trở về phòng, trong khunày mỗi phòng đều có hình các cụ ở ngòai cửa để nếu có cụ nàolang thang không tìm thấy phòng mình thì nhân viên của viện có thểdắt cụ về đúng phòng của cụ.

Cụ mẹ của Lan đã quên nhiều, hình như cũng không nhận ra con nhưng khiLan chào từ biệt “mẹ ở lại con về đi làm” thì cụ gật gật đầu khônghiểu cụ có hiểu không. Chúng tôi ra về trong sự bịn rịn, khi cánhcửa đóng lại các cụ trong đó sống với một thế giới riêng của cáccụ.

Bước ra ngòai, chúng tôi gặp một bà cụ Việt Nam ngồi xe lăn, cụ cườitưoi với cái miệng móm trông thật dễ thương và làm tôi nhớ mẹ củatôi. Tôi lại gần cụ hỏi thăm sức khỏe cụ, cụ vuốt cánh tay tôi mộtcách trìu mến:

- Thỉnh thỏang nhớ vào thăm bà nhé.

Chắc cụ nghĩ tôi là cháu cụ, tôi vuốt vai cụ thì thầm

- Vâng thỉnh thỏang cháu sẽ vào thăm bà.

- Nhưng cũng không còn lâu đâu cháu ạ, bà sắp đi rồi.

Tôi giật mình, chắc cụ bị bệnh nặng và sắp qua đời, nhưng cũng cốvớt vát hỏi lại

- Thưa bà bà có khỏe không?

- Khỏe, bà đang chờ con đến đón về nhà đây, chúng không cho bà ởtrong này mà muốn mang bà về nhà.

Tôi thở phào và hoang mang không hiểu có thật vậy không nếu vậy thìthật mừng cho cụ, cụ lại vuốt cánh tay tôi và chỉ vào Mai:

- Cô kia cuời tuơi quá nhỉ, xinh xinh quá

- Con vui và cuời tươi giống bà. Mai nhanh nhẩu trả lời cụ.

Chúng tôi chào cụ để ra về cụ lại nhắc thêm một lần nữa thỉnhthỏang nhớ vào thăm bà nhé.

Vẫy tay chào, ra khỏi cổng chúng tôi cũng thấy buồn vui lẫn lộn,cuộc đời mai sau của chúng tôi là như thế đó, nhưng nếu mình biếtthích hợp với hòan cảnh cuộc sống sẽ không đến nỗi buồn chán nếucòn sức khỏe vừa đủ để nếm hương vị của cuộc đời, thưởng thứcnhững ngày lễ mà ban giám đốc của viện cố gắng giúp vui. Nhữngngười già nơi xứ Mỹ cũng vẫn được chăm sóc, được nghĩ đến, được anủi. Ngày thanksgiving, ngày mà người người đều được ở nhà để bênnhau cùng ăn mừng, những nhân viên của viện dưỡng lão đã phải đi làmnhưng họ vẫn vui vẫn cùng các cụ nhẩy múa, ca hát cho các cụ cáicảm giác không bị bỏ rơi.

Thế hệ lớn hơn chúng tôi có thể sẽ buồn nhiều hơn vì chưa hòa nhậpđược những niềm vui của đời sống Mỹ về vấn đề ngôn ngữ, về phongtục tập quán.

Cuộc đời như một bánh xe lăn, nếu mình không lăn theo thì sẽ bị văngra ngòai, hoàn cảnh nào cũng có vui có buồn, tại sao mình không chọnnhững niềm vui? Nếu không còn một sự lựa chọn nào khác thì căn nhàcuối cùng của cuộc đời mọi người già trên đất Mỹ là Viện DưỡngLão, cũng không có gì đáng ngại.

Chúng tôi cùng cười với nhau khi nhớ đến bà cụ buông cả xe lăn đứnglên nhẩy, hòa nhập với cuộc sống thật cũng không đến nỗi quá khó,chỉ cần mình biết tùy hỷ và tùy duyên.

Nguyên Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,319,555
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.