Hôm nay,  

Em Là Tia Nắng Của Anh

16/01/201400:00:00(Xem: 13298)
Tác giả: Phi Yên
Bài số 4115-14-29515vb5011614


Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Năm 2012, Phi Yên có bài viết về nước Mỹ đầu tiên: một tự sự linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Sau hai năm không viết thêm, sau đây là bài mới. Mong tác giả tiếp tục.

* * *

Thảo đang mang thai. Điều này có ý nghĩa thật lớn với cu Đức, đứa con trai 3 tuổi của chị. Nó đang hí hửng vì mẹ nói rằng nó sắp có em. Một đứa em gái, My sister!! Cu Đức reo lên giống như nó sắp nhận được một món quà gì to lớn lắm. Cool lắm! Mẹ nó bảo “Rồi con sẽ thấy mặt em. Nhưng nhớ nó là con gái, phải biết nhường em nghe chưa?”.

Vậy là ngày cũng như đêm, nó nghĩ ra cách nói chuyện với em bằng cách hát thì thầm nơi bụng mẹ. Cu Đức không biết rằng nó đang tạo một tình cảm gắn bó vô hình với baby trước khi nó được nhìn thấy tận mắt baby của nó. Nó đang chờ đợi…

Thảo đi khám phụ khoa đều đặn tại bệnh viện United Methodist Church, thành phố Morristown, tiểu bang Tenessee. Nơi ấy chị cũng là một thành viên hoạt động tích cực trong cộng đoàn. Cũng như bao bà mẹ hiền, trong tâm trí chị lúc nào cũng nghĩ đến cách làm cho baby được khoẻ mạnh từ việc ăn uống đủ chất bổ, thuốc dưỡng thai, hoạt đông thế nào cho phù hợp với em bé mỗi ngày một lớn. Những cơn đau quặn thất thường chưa từng trải qua ở vùng bụng dưới báo cho chị một linh tính mơ hồ…càng ngày càng gần đến ngày sinh theo lịch bác sĩ dặn. Đã chuyển dạ mấy lần vào nhà thương rồi lại cho về. Không biết sẽ ra sao.

Rốt cuộc em gái của cu Đức chào đời qua những lần chết ngất và đau đớn của mẹ Thảo hàng giờ. Thật trớ trêu thay, baby lại rơi vào tình trạng nguy kịch về tim mạch. Bệnh viện phải gấp chuyển baby đến nơi khác nhiều thiết bị tốt hơn ở thành phố kế cận, Knoxville để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Những ngày tiếp theo trôi đi như quá chậm. Tin không vui. Bác sĩ nói với vợ chồng Thảo rằng baby chắc không sống được. No hope. Thật đau đớn cho chị. Chị đã khóc thật nhiều.bên lồng kính ngắm đứa con bé bỏng đang từng gìờ thoi thóp thở mà tưởng chừng ai đang bóp nghẹt quả tim. Hôm qua hai vợ chồng chị đã chuẩn bị liên hệ với nhà quàn và những việc cần phải làm cho việc mai táng em bé chu tất. Có ai ngờ căn phòng xinh xắn anh chị đã trang hoàng để đón con về- lại trở thành căn phòng đưa tiễn ngậm ngùi…

Cu Đức chẳng biết điều gì đang xảy ra, vẫn hí hửng xin bố mẹ cho nó gặp em. Mẹ bảo em nó chưa thức dậy và còn đang ngủ ở bệnh viện. "Con muốn hát cho em nghe. Mẹ cho con đến đó đi. Con muốn nhìn em ngủ".Cu Đức xin không được thì năn nỉ mẹ suốt ngày.Thương con quá chị thầm nghĩ nếu cu Đức chẳng thấy mặt em bây giờ thì sẽ chẳng lúc nào nữa để nó nhìn em đang còn sống. Thảo mặc cho con một bộ quần áo oversize, chiếc áo rộng cu Đức mặc vào giống y cái thùng đồ giặt biết đi, bởi nội quy bệnh viện cấm con nít vào thăm phòng hồi sức..

Dắt con vào trong, qua vài cửa thì Thảo bị chặn lại bởi bà y tá trưởng chỉ ngay vào cu Đức. "Mang con trai cô ra ngoài. Con nít không được phép vào phòng này".

Tự dưng một sức mạnh bất ngờ của người mẹ trỗi dậy trong lòng Thảo, chị nhìn thẳng và nói lớn với giọng cương quyết:

"Thằng bé sẽ không rời khỏi đây cho đến khi nào nó gặp mặt được em gái của nó. Thưa bà!".

Thảo cõng con đến cạnh chỗ nằm của em nó. Cu Đức nhìn chăm chăm vào khuôn mặt baby nhỏ xíu đang nhắm nghiền với giây nhợ quấn quanh tay chân cũng nhỏ xíu như đồ chơi nó hay thấy ở cửa hàng. Nhưng nó chẳng thắc mắc gì về điều đó. "Mẹ bảo em đang ngủ. Mắt em đang nhắm kìa. Em đang ngủ phải không?"...Rồi...dường như không ngăn được mình, cu Đức cất tiếng hát. Tiếng hát của một đứa bé trai 3 tuổi trong vắt cất lên giữa căn phòng hồi sinh vắng lặng:

"You are my sunshine, my only sunshine, you made me happy when skies are gray."

Thảo giật mình... hình như em bé nghe được tiếng của anh hai hay sao mà nhịp tim trên máy đo không còn rối loạn nữa, lại trở nên đều đặn hơn. "Con hát tiếp đi cu Đức!". Thảo khuyến khích con trong một hy vọng chợt nhen nhúm mơ hồ...

"You never know, dear, how much i love you. Please don't take my sunshine away."

Baby trong lồng kính mấp máy rất nhẹ tựa như có ngọn gió thổi qua.. và nhịp thở khó nhọc trở nên mềm mại hơn trước."Hát tiếp nữa đi, con trai của mẹ". Thảo thầm thì nghẹn ngào trong nước mắt...

"The other night, dear, as I lay sleeping, I dreamed I held you in my arms."

Baby nhỏ bé của cu Đức bắt đầu thư giãn hết sức kỳ lạ và dường như một sự hồi sinh nhiệm màu đang phủ lên khắp cơ thể...

"Cu Đức của mẹ, hát nữa đi con". Thảo như choàng tỉnh một cơn mơ dài - Trong khi gương mặt của bà y tá trưởng đang nhoà lệ...

"You are my sunshine, my only sunshine. Please don't take my sunshine away...".

Cu Đức không hiểu sao mọi người lại khóc trong khi em nó đang ngủ. Nó vẫn tiếp tục hát cho em nghe... Khi nào em thức dậy mình cùng đi về nhà phải không mẹ.

...

Hôm sau và một hôm sau nữa, như một phép lạ, em bé đã đủ khoẻ mạnh để được xuất viện theo bố mẹ về nhà.

Căn phòng baby tươi sáng được đón nhận một thành viên mới. Và khỏi nói cũng biết Cu Đức chạy ra chạy vào biết bao nhiêu lần trong một ngày.

Phi Yên
(Sưu tầm từ True Story & phóng tác, 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến