Hôm nay,  

Khuấy Động Cô Mà Chi!

17/12/201300:00:00(Xem: 25984)
Tác giả: ThaiNC
Bài số 4087-14-29487vb3121713


Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

Ngày rằm, vợ chồng tôi theo gia đình một người bạn đi chùa, ngôi chùa nằm ngoài vùng ngoại ô thành phố. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến ngôi chùa này. Vợ chồng T và H là tín hữu làm công quả ở đây thường xuyên từ lâu, và họ muốn giới thiệu với chúng tôi “chùa nhà” của họ. Vợ tôi là Phật tử thuần thành nên nghe nói đến chùa là hăm hở muốn biết. Riêng tôi thì chị T phải nói thêm “ Chuà có bà vải Giác Mai nấu đồ chay ngon nhứt vùng này đó. Không đi mất lộc ráng chịu” Nghe vậy tôi hết chần chừ và cũng hăm hỡ đi theo mấy bà ngay.

Sau khi nghe kinh,thắp hưong lễ Phật đầy đủ bổn phận xong, tôi ra sắp hàng lãnh cơm chay. Chị T chỉ người đứng xúc đồ ăn cho tín hữu ở cuối dãy tức là bà vãi Giác Mai, người nấu đồ ăn chay ngon nhứt San Jose như chị đã quảng cáo. Tôi càng nhìn càng thấy ngờ ngợ, hình như là một người quen biết nhưng đã lâu rồi không gặp nên không thể nhất thời nhớ ra. Mặc dù người đàn bà này đã cạo tóc và đang mặc bộ đồ mầu Lam như một tu sĩ, nhưng nét mặt và tướng người bệ phệ của bà đang gợi cho tôi một hình dáng quen thuộc nào đó xa xưa

Khi tới phiên tôi đối diện với bà, đĩa đồ xào trước măt cũng vừa hết, bà cười phúc hậu “ Cậu chờ một chút”, rồi cầm cái đĩa đi lại đằng sau múc thêm đồ ăn. Bà Giác Mai bước đi chân trái khỏe mạnh đi trước, chân mặt lại phải kéo lê tới thành ra tướng đi cà nhắc.

Nhìn bà vài bước khập khểnh là ký ức tôi đã trở lại hoàn toàn. Tôi đã biết bà là ai. Muốn kêu lên “Cô Mỹ” nhưng ngưng lại kịp.



Phỏng chừng cũng gần 40 năm rồi còn gì.

Nhà tôi và cô Mỹ ở chung một xóm. Lúc đó tôi khoảng 12,13 tuổi , còn cô Mỹ chắc cũng hăm chín ba mươi gì đó, lớn hơn tôi nhiều nên tôi gọi là cô chứ không phải là chị nữa. Cô thuê căn nhà cuối xóm và chỉ ở một mình.

Không biết dịp nào tôi bỗng trở thành thân thiết với cô Mỹ, nhưng chắc một phần lớn là cái xe đạp của tôi. Vì chân cô đi đứng khó khăn mà tôi và chiếc xe đạp lại trở thành cái chân của cô.

Mổi buổi sáng cô Mỹ có ông xe ôm cô thuê bao tới chở cô đi làm, và tối lại đưa về. Đi bộ lòng vòng trong xóm, hoặc những nơi gần gần thì cô đi đứng cũng bình thường, không trở ngại gì lắm. Nhưng khi cần phải đi xa ra khỏi xóm, thí dụ như đi mướn tiểu thuyết, mua tờ báo, hay mua thuốc tây, thuốc ta phải ra ngoài đường cái xa xôi, cô bị tật không tự đi xe được, mà đi bộ thì mất thì giờ, bất tiện …Cô chỉ cần tới nhà gọi tôi nhờ một tiếng là xong hết. Hồi đó tôi có chiếc xe đạp nên đi đâu cũng tới. Cô nhờ gì cũng xong. Cho nên tôi trở thành cái chân của cô.

Dĩ nhiên mỗi lần nhờ cậy như vậy tôi đều được trả công hậu hỉ. Nhờ cô mà tôi khi nào cũng rủng rỉnh mớ tiền cắc tha hồ cà rem, kẹo kéo mệt nghỉ.

Nhưng tình thân giữa cô Mỹ và tôi không phải chỉ có như vậy. Cô Mỹ tuy không đẹp gái, lại thêm tật ở chân, nên đã lớn tuổi mà không chồng con gì cả. Tạo hóa thương tình bù trừ nên người có tật có tài. Cô có biệt tài nấu đồ ăn ngon lắm và là một trong vài đầu bếp chính cho một nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Vì vậy cô sống rất sung túc. Đặc biệt là trong nhà cô khi nào cũng có đồ ăn từ nhà hàng mang về. Đồ ăn mang về một mình cô đâu ăn hết, thế là tôi lại được cô gọi tới nhà cho ăn thoải mái luôn.

Rồi bỗng nhiên một hôm trong nhà cô Mỹ có thêm một người tới ở. Chị Thoa. Tôi gọi là chị Thoa vì chị ấy lớn hơn tôi khoảng 6, hay 7 tuổi thôi. Chị Thoa theo lời cô Mỹ là em họ của cô từ quê lên trọ học ở Sài Gòn. Ngược với cô Mỹ, chị Thoa rất đẹp. Cô Mỹ cưng chị Thoa lắm. Cô cho chị ăn ở trong nhà, lại còn sắm cho chị Thoa một cái xe Honda PC để đi học nữa.

Chị Thoa đẹp như vậy, nhưng tôi không thích chị ấy chút nào hết, lý do bởi vì từ ngày có chị, tôi cảm thấy tôi không còn là người thân duy nhất, độc quyền cô Mỹ nữa.Tôi thấy cô Mỹ cưng quá nên chị ấy hư. Được nuôi ăn ở trong nhà mà chị như là công chúa, không đụng tay làm chuyện gì. Một mình cô Mỹ phải lo hết. Chị Thoa hư đến nổi đi chơi đâu làm mất cái xe PC về than khóc. Cô Mỹ lại mua cho cái xe khác.

Một hôm tôi mới đi mướn cuốn tiểu thuyết cho cô Mỹ về thì thấy chiếc xe của chị Thoa trong nhà nên phải nhẹ nhàng im lặng vào vì mấy lần chị la tôi làm ồn ào không học hành gì được. Tôi chưa kịp lên tiếng kêu cô Mỹ thì nghe như có tiếng ai khóc trong phòng. Ngạc nhiên, tôi tò mò nhìn vào và chưng hửng. Cả cô Mỹ lẫn chị Thoa đang trần truồng ôm nhau trên giường. Chị Thoa tưởng khóc mà không phải khóc. Chị ấy đang tiết ra những âm thanh quái đản, nghe như những con mèo hoang sau vườn nhà tôi những đêm thâu.

Tôi đứng sửng nhìn. Tôi đã lớn đủ để hiểu sự quan hệ tình dục, dù sự hiểu biết đó chỉ là qua sách báo, TiVi, hay lời kể phóng đại của bạn bè mà thôi... và luôn luôn nghĩ rằng đó là quan hệ vợ chồng của hai người khác phái. Đây là lần đầu tiên trong đời chứng kiến tận mắt, mà lại giữa hai người đàn bà!

Thoạt tiên tôi thấy mắc cở và muốn quay lui, sợ lỡ bị bắt gặp thì xấu hổ lắm. Nhưng những âm thanh réo rắt như mèo đêm của chị Thoa lại có một ma lực thật quyến rủ tiếp tục ghì đôi chân tôi ở lại. Tôi nghe nóng bừng cả người, và những tế bào cơ thể căng dần theo từng nhịp điệu, âm thanh của hai người trong phòng...

Sau hôm đó tôi càng e ngại chị Thoa hơn, và đối với cô Mỹ cũng không còn được như xưa. Tôi biết cô Mỹ và chị Thoa là hai người đồng tính. Cả xóm không ai hay, vẫn tưởng là hai chị em ở chung với nhau. Chỉ một mình tôi biết. Mấy tuần sau đó tôi “bức xúc” khó chịu vô cùng vì một bí mật hấp dẫn mê ly như vậy thằng bé nào không muốn chia sẽ với bạn bè? Ngày xưa người thợ hớt tóc thành Phrygie đã phải đào một cái lỗ để được nói “Vua Midas có đôi tai lừa – Vua Midas có đôi tai lừa…”. Tôi cũng muốn đào một cái lỗ.

Nhưng tôi đã làm được là giữ kín miệng không hề thổ lộ cho bất cứ ai. Ngay cả cô Mỹ và chị Thoa cũng không biết là tôi đã biết hết.

Chuyện của hai người cuối cùng cũng đổ bể. Không phải từ nơi tôi. Ngày kia tôi đi học về thấy cuối xóm ở nhà cô Mỹ rất ồn ào người ta bu lại thật đông. Có cả cảnh sát nữa. Tôi tò mò chạy lại và thấy chị Thoa đầu tóc rủ rượi, mặt dính chút máu ôm mặt khóc thút thít. Còn cô Mỹ thì cũng bờm xờm không kém. Tôi mặc kệ chị Thoa, chạy lại bên cô Mỹ mếu máo hỏi cô chuyện gì. Cô móc túi cho tôi tờ năm trăm và nói cô đi vắng mấy ngày nhờ tôi coi nhà dùm. Khi nào về cô sẽ kể cho nghe.



Cô Mỹ không bao giờ trở lại. Cả chị Thoa cũng bặt vô âm tín. Căn nhà cô thuê vài tháng sau có người khác dọn vào. Không biết cô Mỹ về nhà dọn đi lúc nào vỉ tôi phải đi học cả ngày.

Cả xóm tôi sau đó cứ bàn nhau vụ này. Họ nói cô là Ô-Môi. Lần đầu tiên tôi biết người ta gọi người đồng tính nữ là Ô Môi. Tôi nghe họ bàn ra tán vào chị Thoa dĩ nhiên không phải em họ của cô Mỹ. Người ta nói chị ấy cũng chỉ ô môi nữa vời. Chị có cả bạn trai và dấu cô Mỹ. Hôm đó không hiểu đã nghi ngờ từ trước hay chỉ tình cờ, cô Mỹ về nhà bất ngờ và bắt tại trận chị Thoa có bạn trai trong nhà. Cô nổi cơn tam bành. Anh bạn chị Thoa nhanh chân chạy mất, để chị ở lại lãnh đủ.



Tôi cứ đứng suy nghĩ nửa muốn nhận cô, nửa lại không. Cô Mỹ ngày xưa của tôi bây giờ là một bà sư già phúc hậu. Tướng cô vẫn phốp pháp, đầy đặn như năm nào. Cô đã cạo đầu làm một cư sĩ tu tại gia. Nghe nói hằng tuần cô mang tài nấu ăn thiên phú của cô làm công quả cho những chùa chiền quanh đây. Gương mặt của cô toả sáng một niềm hoan hỉ với cuộc sống hiện tại. Và tôi bỗng cảm thấy rằng không cần phải nhận cô làm chi. Tôi có thể gợi lại cô những kỷ niệm mà nhiều khi cô đã quên rồi. Chuyện gì đã qua cứ để cho nó qua luôn. Cô Mỹ trước mặt tôi rỏ ràng là một người thân tâm an lạc, bình yên trong đạo pháp.

Khuấy động cô mà chi.

Thấy tôi cứ đứng tần ngần, cô Mỹ nhắc “Này cậu, qua lấy thêm đồ ăn bên này nè. Có người chờ”

Tôi nói “Dạ, dạ” và bước qua luôn không nhìn lại nữa./.

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
28/02/201408:00:00
Khách
hinh nhu " bat am vo tin" dung hon la "bat vo am tin" luc nho o nha hay nghe ba me noi la bat am vo tin...
19/01/201408:00:00
Khách
Truyen hay qua !
06/01/201408:00:00
Khách
Một câu chuyện lạ.Nhưng cuối cùng ai cũng ngộ được lời Phật dạy...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,354,243
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”