Hôm nay,  

Biết Ơn Ai ?

23/11/201300:00:00(Xem: 24932)
Người viết: Lệ Hoa Wilson
Bài số 4067-14-29467vb7112313


Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới là một tự sự nhân ngày Lễ Tạ Ơn đang tới.

* * *

Người Mỹ có lễ Tạ Ơn vào tháng 11. Nguyên thủy là để tỏ lòng biết ơn người dân bản xứ da đỏ đã có lòng tốt dạy họ trồng trọt để có thức ăn. Thật là một hành động dễ thương. Người Việt chúng ta không có lễ Thanksgiving nhưng lòng chúng ta vẫn lai láng biết bao điều ân nghĩa.

Thật ra thì ta có biết bao người, biết bao điều để biết ơn và tạ ơn. Tôi không biết các bạn tạ ơn ai, tạ ơn việc gì. Riêng tôi, tôi thật sự biết ơn rất nhiều người từ gia đình cho đến những người xa lạ.

Tôi biết ơn ông xã đã làm thinh khi tôi nổi trận lôi đình. Và khi cơn phiền não qua đi, ổng chỉ nhẹ nhàng hỏi: “Chữ sân đứng thứ mấy vậy, má nó?” (What is the rank of anger, Mom? Tham Sân Si, hàng thứ nhì, phải không bạn). Ông xã tôi người Mỹ và đạo công giáo nhưng tôi đã “hoằng pháp”với ổng nhiều lần nên ổng đã dùng gậy ông đập lưng ông và tôi rất biết ơn ổng vì đã làm tôi tỉnh thức.

Tôi biết ơn người lính cứu hỏa đã nằm xuống trong lữa đỏ ngất trời cho ta yên vui, xum họp. Người vợ hiền ôm con thơ dòng lệ chứa chan.

Tôi biết ơn người lính chiến trải máu xương nơi Afghanistan khô cằn, cho ta sự an ninh, dân chủ. Bà mẹ già lòng đau từng khúc, mong con yêu chẳng thấy ngày về.

Tôi cũng rất biết ơn những người Mễ nghèo nàn, còng lưng trên ruộng dâu, luống cải. Vài trăm đô quý giá vượt biên giới ngàn trùng cách trở, gia đình quạnh hiu bên buổi cơm chiều.

Trong khi mỗi đầu tháng cha mẹ ta, ông bà ta, thân nhân ta ngồi chờ check tới thì đã có biết bao người thức khuya, dậy sớm, phỏng tay chảy máu nơi nhà bếp, mắt mờ lưng mõi nơi văn phòng, lặn lội tỉnh nầy tiểu bang nọ để làm việc. Họ lái xe hơi, đi xe đạp, bắt xe lữa, leo máy bay. Họ dùng chân, dùng tay, dùng trí óc, dùng sức khỏe. Họ làm nguyên ngày, nguyên đêm, đầu đêm, nữa đêm về sáng. Họ làm nguyên thời gian, bán thời gian, thời gian phụ trội. Họ làm gần, làm xa, xa tít mù để lại gia đình quạnh quẻ. Họ may mắn được chủ tử tế, ân cần. Họ xui xẻo bị chủ rầy la, nhục mạ.

Và dù cho khác biệt thế nào chăng nữa thì họ cũng có cùng một chuyện phải làm: đó là họ phải đóng thuế !

Và ta ngồi nhà chờ họ mỗi đầu tháng!

Vậy ta hãy gởi đến họ những lời biết ơn chân thành nhứt. Dù cho họ là ai, theo đạo giáo nào, thuôc giống dân gì, trong những lời cầu nguyện cho cuộc sống an vui, cho gia đình xum hợp, cho tai qua nạn khỏi, cho sức khỏe dồi dào, ta hãy thêm họ vào, những người xa lạ mà ta đã mang ơn.

Đặc biệt năm nay, tôi xin cám ơn Teddy, con chó lông xù nhỏ nhắn của vợ chồng tôi. Tôi đã hờn giận, phê bình, gây gổ với ông xã không biết bao nhiêu lần chỉ vì ổng từ chối không chịu theo tôi đi Bally để tập thể dục. Bác sĩ đã khuyên và thuyết nhiều lần về sự ích lợi của chuyện tập thể dục cho những người cao mỡ nhưng ổng nhất định cho rằng đi Bally là chuyện làm dỏm của mấy kẻ dư thời giờ! Nhưng từ khi có Teddy thì mỗi sáng ổng tự động dẫn nó đi dạo quanh bốn năm block đường và lượng mỡ trong máu xuống thấy rõ.

Nhờ con Teddy, tôi càng tin tưởng rằng quả thật có sáu nẻo luân hồi. Con người quả thật đã có khi sanh vào chốn súc sanh. Ông xã tôi và nó đã có nợ duyên từ bao kiếp cho nên kiếp nầy dù là thú vật, nó vẫn nhớ ơn và trả ơn bằng cách giữ gìn và tăng trưởng sức khỏe cho ổng. Họ đã gây duyên khi nào? Khi là thú vật? Khi là thú vật và người? Khi là người và người? Ai biết được, nhưng tôi chắc là họ đã gây duyên.

Còn tôi, nó cũng đã dạy tôi một bài học để gây duyên.

Rằng ta, đàn bà, nên bớt đi một phần khẩu nghiệp!

Con Teddy chỉ cần đứng nơi cửa, nhìn ra ngoài trời gió mát cây xanh và nhìn vào trong nhà với ánh mắt ước ao, khuyến khích thì lòng ông xã tôi đã mềm ra và mọi chuyện xong ngay. Nó quá khiêm nhường, dịu dàng và lặng lẽ!

Còn tôi, cho rằng mình có trí, đã cao giọng giảng giải đủ điều. Cho rằng mình có huệ, nên đã chê bai, phê bình sự khiếm khuyết của người đủ cách. Mà đã làm như vậy sáu năm trời, chân ổng không nhấc thêm nữa bước.


Tấm lòng biết ơn của tôi năm nay lại ghi thêm một nhân vật mới.

Đây là một người đàn bà mà nếu chị đã có thể gặp tôi ở đâu thì liền tán cho tôi mấy bạt tai mà không sợ cảnh sát bắt vì tội hành hung thì chị chắc đã làm như vậy.

Số là tôi đi chùa và vì tôi hay thài lai viết lách nên một hôm tôi đổi lời của bài hát danh tiếng Ly Rượu Mừng thành bài Nén Tâm Huơng. Tưởng là viết chơi để các anh chị em cùng hát cho vui nhân ngày tết nhưng năm đó chị em chúng tôi trong đạo tràng được hoà thượng trụ trì cho phép lên sân khấu để hát bài nầy. Ôi thôi thế là cùng nhau tập dợt, hát thế nào, mặc áo gì, ai đứng đâu, ai mở đầu, chấp tay ra sao, cúi đầu thế nào v.v và v.v..

Trong ban hợp ca mà chúng tôi đặt tên là Liều Mạng, có một chị hát không hay nhưng lười tập dợt. Ngày ba mươi tháng chạp, ông xã lái xe đưa tôi tới chùa để Lên Sân Khấu... Ái dà, kích thích, hoan hỉ, hãnh diện... thật là đủ mọi tình tiết éo le. Tôi đến hơi trễ vì nhà ở xa. Khi bước vào bên hông chùa chỗ dùng cho hậu trường thì các chị em khác đã có mặt đông đủ. Một số bạn chạy đến có ý kiến là chị đó không chịu tập hát nay lại lên sân khấu e rằng sẽ làm bễ mặt mọi người. Đây là lý do chánh. Lý do thứ hai là chị diện giống như các cô đào cải lương đóng vai Dương Quí Phi. Vì là phật tử, vì hát cho chùa và cũng vì tuổi tác, toàn thể các chị mặc quần trắng, áo dài vàng, trang điểm thật là giản dị. Riêng chị thì son phấn rực rỡ, đeo đôi bông tai giống như tài tử Lady Gaga, giữa chị và chúng tôi có một khoảng cách dài ơi là dài. Và vì thế ý kiến của số đông là không nên cho chị lên sân khấu thứ nhứt là bễ dĩa thứ hai là hình ảnh chung sẽ bị hiểu lầm.

Và tôi, các bạn ơi, là người viết lời hát, tập cho các chị hát và vì thế tôi phải đưa đầu ra hứng... Và như một con rối, tôi theo lời đề nghị và tiến tới chị nhẹ nhàng rằng xin chị đừng lên sân khấu với lý do là chị không tập dượt đủ.

Bạn ơi, tôi đã từng chứng kiến Xuống Tóc Trước Cổng Chùa, Xám Hối Trước cổng Chùa và ngay cả Áo Cưới Trước Cổng Chùa nhưng chưa bao giờ thấy Bị Dủa Trước Cổng Chùa...Tôi bị dủa thê thảm.

Rồi chị em tôi cũng tiến lên sân khấu, vui tươi nhìn xuống khán giả đang hưng phấn, run sợ trước các ống kiến truyền hình đảo qua lại trước mặt, hãnh diện vì sự đóng góp vào văn hóa quê hương. Một chị bạn đứng sau lưng tôi nói nhỏ: “Ồ em thấy gia đình em gái em ngồi hàng thứ nhì kìa chị. Mấy năm họ làm biếng đi giao thừa, năm nay biết em lên sân khấu nên đến coi, em vui quá!”

Sét đánh!

Câu nói bình thường kia, niềm vui giản dị kia như một tiếng sét giữa đêm tĩnh mịch, như một hoả châu bừng sáng trong đêm. Tôi bỗng thấy rõ hình dạng xấu xa của tôi khi tiến đến bên chị nói lời cấm cản. Tôi thấy cái trí huệ nghèo nàn của tôi đang dẫy khóc ăn năn. Tôi thấy cái khả năng dẫn dắt của tôi đang cúi đầu chờ đao phủ. Tôi đã khoe khoang là đọc nhiều kinh sách nhưng tôi đọc để mà chơi vì tôi đã không học hỏi, không thực hành. Tôi vẫn coi đôi bông tòn ten cẩn hột long lanh kia là Sắc. Tôi không thể nhìn xuyên qua cái diễm lệ tàn phai của son phấn để thấy chữ Không!

Ôi, người đàn bà mà tôi dè bỉu là giống Lady Gaga kia chắc hẳn có gia đình, có thân nhân, có bè bạn. Và tôi cũng chắc hẳn là chị đã mời mọc họ tới chùa đêm giao thừa để nghe chị hát, để coi chị hát, để thấy chị làm phật sự. Nhưng họ đã không thấy chị. Vì tôi! Tôi đã lấy đi, đã ngăn cản, đã cướp giựt của chị cáí quyền căn bản nhất của con người: Quyền YêuThương và Chia Xẽ!

Tôi đã xin lỗi chị nhiều lần nhưng không được tha thứ. Chị nói tôi phải đi quì hương tàn ba cây nhang. Tôi xuống chùa Phật Tổ ở Long Beach tuy không quì hương nhưng đã xám hối. Gặp tôi ở đâu chị cũng nói lời nặng nhẹ. Tôi một lòng xin lỗi và sự thành tâm của tôi cũng kết thành quả ngọt.

Tôi cám ơn chị, cám ơn người bạn đứng sau lưng.

Tôi nghĩ đây là những thiện hữu tri thức mà ơn trên đã ban tặng cho tôi để giúp tôi thức tỉnh, để tôi không nhận xét, không đối xử với mọi người qua màu da của họ, qua chủng tộc của họ, qua điạ vị của họ, qua sắc thân của họ. Bài học mà tôi đã đọc tụng nhiều lần, nghe giảng dạy nhiều lần mà tôi vẫn không cảm được, không hành được. Cho đến hôm đó, tiếng sét nổ ra và tôi bị dủa thảm.

Có cái gì free ở cõi đời nầy hả bạn?

Happy Thanksgiving.

Lệ Hoa Wilson

Ý kiến bạn đọc
30/11/201308:00:00
Khách
Cám ỏn Chị đã ghi lại kỷ niệm của ban nhạc Liều Mạng!!!
Nhớ lại đem 30 đó , mấy cô em chồng đi coi chị dâu làm ca sỉ mà em còn rùng mình !!!!
Tất cãi cho trôi theo giòng nước nha Chị....
25/11/201308:00:00
Khách
Cám ơn tác giả về bài viết. Thật ra trên cỏi đời này cái gì cũng vô thường, cũng tương đối, nhìn ở góc độ này thì đúng, nhưng ở góc độ khác có khi không đúng hay tệ hơn nữa là sai. Chỉ có lòng nhân là mãi mãi đúng mà thôi.
Mong bài viết sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,167,225
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.