Hôm nay,  

Lìa Cành

07/11/201300:00:00(Xem: 85024)
Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 4054-14-29454vb4110613


Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Ông bà Sơn đã già, ông 85, bà 83, ở chung trong một căn hộ housing chính phủ cấp từ nhiều năm nay. Ông bị tiểu đường, nhiếp hộ tuyến dãn nở, bà bị cao máu, phải uống thuốc mỗi ngày. Ngày xưa ông là giáo sư trung học, bà là cô giáo tiểu học ở Việt nam, qua Mỹ đã 30 năm nay. Ông bà có cô con gái thì ở một thành phố khác, lâu lâu mới ghé thăm.

Một hôm, hai ông bà đi xe buýt thăm người bà con ở Irvine về, ngồi ở bàn ăn chuẩn bị ăn cơm trưa thì có phone gọi, ông ra nhấc máy nói chuyện vài phút, khi trở lại thì thấy bà ngồi bất động, hai mắt đờ ra.

Ông ngạc nhiên hỏi:

- Loan, sao vậy?

Bà không trả lời, hai mắt thẩn thờ nhìn vào khỏang trống trước mặt như người vô hồn.

- Loan... Sao vậy? Nói !

Bà vẫn đờ ra.

- Tôi đây...Chuyện gì vậy? Thấy tôi không?

Ông cầm cái đũa lắc qua lại trứớc mặt, hai con ngươi bà vẫn bất động. Ông đứng dậy, hai tay ôm lấy mặt bà, nhìn chăm chú vào mắt bà, thấy hai con ngươi đứng yên, guơng mặt đờ đẫn. Ông hoảng hốt đứng dậy, lấy khăn tới sink nhúng nước đem tới lau mặt, lau cổ, lau sau ót bà cho tỉnh. Mặt bà vẫn vô hồn. Ông không biết tính sao, đứng dậy đi ra mặc áo, tính qua láng giềng nhờ ông Tâm láng giềng giúp để gọi bác sĩ. Ông bà Tâm này khỏang trên dứới 60 tuổi, láng giềng rất tốt. Ông vẫn thường gửi tiền nhờ bà Tâm đi chợ mua thức ăn gìùm. Ông chồng chạy qua chạy về mỗi khi ông cần giúp đỡ. Lúc ông trở lại bàn ăn thì bà đã tỉnh, hỏi:

- Sao ông mở nứớc để quên không chịu tắt?

Ông bực mình:

- Bà chơi cái trò gì vậy? Sao bà tự nhiên giả đò câm điếc để chọc tôi hả?

Bà ngơ ngác:

- Ông nói gì? Giả đò gì? Tôi câm điếc hồi nào?

Ông Sơn ngồi xuống:

- Tôi hỏi bà mấy lần "Sao vậy? Sao vậy?", bà nín thinh không trả lời. Tôi lấy khăn ướt lau mặt bà cho tỉnh, bà có biết không?

- Hỏi tôi cái gì, hồi nào? Lau mặt tôi? Hồi nào?

- Bà rờ mặt bà thử coi có ướt không?

Bà đưa mấy ngón tay nhăn nheo lên rờ mặt thấy ứơt thiệt, ngạc nhiên:

- Ủa, thật à? Sao tôi không biết gì cả?

Qua ngày sau, đang ngồi, bà lại gục mặt xuống bất động. Ông gọi 911 đưa vô emergency khám, bác sĩ nói bà bị stroke nhẹ, một mạch máu nhỏ ở cổ bị đứt phải nằm bệnh viện giải phẩu hai hôm. Cô con gái tên Ngọc nghe tin tới nhà, cùng ông vô nhà thương thăm mẹ, lúc đó đang ngủ, về nhà ngồi nói chuyện với ông trong phòng khách nhỏ, bên mấy kệ đầy sách cũ. Ông hỏi thăm:

- Hai đứa nhỏ con con ra sao?

- Con Hà học nội trú. Thằng Tuấn đi làm ở San Diego, ở riêng. Con ít khi gặp nó. Nó 28 tuổi rồi, biết tự lo lấy. Tánh nó thích độc lập.

- Còn vợ chồng con lúc này thế nào, hòa lại chưa?

- Thì ảnh hồi nào tới giờ như vậy rồi. Đi công tác liên tục, nay đây mai đó, ít khi ở nhà. Lâu lâu nghe nói có bồ. Cãi lộn, xin lỗi, rồi cũng huề. Quen rồi...

- Thằng Tuấn với ba nó thế nào?

- Cha con không hạp nhau, ít khi gần nhau.

- Nó làm gì? Có khá không?

- Cũng được. Nó ít nói, nhưng siêng năng, kiên nhẫn. Má mới bị tai biến lần đầu, sao lại phải mổ?

- Má trước đây chân yếu, nhưng vẫn đi được... Chắc là quên uống thuốc huyết áp nên mới bị stroke, nói năng được, nhưng chân coi như liệt phần nào, phải chống gậy, ngồi xe thì chắc ăn hơn. Bác sĩ nói một động mạch bị nghẽn, phải mổ, nếu không, lần tới sẽ bị nặng hơn. Má con sợ bác sĩ, sợ vô nhà thương lắm.

- Con làm gì để giúp ba má đây?

- Không làm gì hết. Cám ơn con buồn phiền chuyện vợ chồng còn phải lo cho má nữa. Có thể ba lo cho má được. Có thể mướn y tá tới nhà săn sóc má...chưa biết được.

Ông cúi nhìn đồng hồ tay:

-Giờ này mọi hôm ba đã đi ngủ rồi. Mức đường trong máu lên, nếu thức khuya.

Con gái ông từ giã về. Thực ra, ông Sơn buồn chuyện vợ bị stroke thì ít, mà buồn chuyện gia đình con gái thì nhiều, qua Mỹ ở rồi cha mẹ con cái ai cũng bận bịu làm ăn lo cuộc sống riêng, con cái nó còn độc thân mà không ở chung với cha mẹ, sống chung đầm ấm hạnh phúc như kiểu Vietnam. Qua đây job đâu người đó, mạnh ai nấy sống đơn lẻ, tự do. Ngay con gái ông xem bộ còn chưa muốn ở với vợ chồng ông trong lúc tuổi già xế bóng, nói chi tới cháu.

Sáng hôm sau, nhân viên nhà thương tới nhà ráp cái giường sắt bấm nút đẩy lên đẩy xuống cho bà ngồi nằm, để tấm nệm lên. Buổi chiều, ông đón bà ở bệnh viện về, ngồi trên xe lăn mới toanh nhà thương cho, có vợ chồng anhTâm láng giềng qua thăm, chúc mừng bà trở về, mặc dù không thể tự đi một mình như trước nữa, phải chống gậy, hoặc ngồi xe lăn...

Lúc hai vợ chồng ngồi trong phòng khách một mình, bà ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- Ông à, ông hứa với tôi điều này...

- Gì vậy?

- Đừng bỏ tôi vô nhà thương nữa.

- Bà nói sao kỳ quá... Có chuyện gì phải vô nhà thương, có bác sĩ máy móc mới chữa khỏi được, chứ ở nhà ai biết đường nào...

- Đừng nói gì hết... Tôi sợ không khí nhà thương lắm. Chỉ cần ông hứa là được rồi.

- OK...rồi, tôi hứa.

Ông đẩy xe đưa bà vô giường ngủ, bế bà nằm lên, xếp hai chân duỗi ra, xoa bóp bắp thịt hai cẳng bà một lúc rồi đắp mền lên. Trước khi đi ngủ, ông thắp hương khấn Quan thế âm bồ tát, Dược sư, và A di đà Phật ở bàn thờ, thầm cầu xin phù hộ cho bà khỏi bệnh.

Cuộc sống hai người già riêng rẽ nhau lúc trước bây giờ như thu lại làm một. Ông là vai chính, là vú em, bà chỉ là cái gánh nặng cần ông lui tới thay đồ, tắm rửa, đưa đi vệ sinh... Ông cố gắng tập quen với nhiệm vụ mới.

Bà cũng cầm chén đũa, nói năng ăn uống bình thừờng, cũng nghe ông kể các mẩu chuyện đời xưa, cũng góp vài ba câu khôi hài cho ông cười. Ông nấu ăn, rửa chén. Hai người quen ăn uống đơn sơ đã lâu, tới bữa mỗi người một tô cơm trộn thức ăn sẵn, hay tô súp cá hồi, đậu vert, bắp hột và cà rốt, chỉ hai ngừời nên chén bát cũng gọn.

Ban ngày bà nằm sofa đọc báo, sách, nghe nhạc, ông coi sách hay tivi, tối đến ông đẩy xe lăn đỡ bà lên giừờng, tập therapy cho bà, vén quần bà lên tới háng, kéo chân lên xuống mỗi bên 20 lần, nhắc nhủ bà niệm thầm A di đà Phật 100 câu, rồi về phòng mình. Đêm nào bà khó ngủ, hay mệt thì ông lên nằm chung bên cạnh trông chừng. Đi cầu, có lúc bà khỏe thì chống gậy vào, tự ngồi xuống, có khi ông đẩy xe vào, chòang tay đỡ ngừời bà nhổm qua bồn cầu. Có lúc bà đi xong, đứng lên một mình không đuợc, gọi ông vào xốc vai kéo lên.

Đôi lúc bà nằm nghỉ, ông qua phòng khác, mở cửa sổ rộng ra, đứng hút thuốc, nhìn xuống cây xanh, xe cộ bên dưới, phà hơi ra bên ngòai, rồi đóng cửa lại. Ông thường tự hỏi một ngày nào đó, tới phiên ông bị như bà thì mọi việc sẽ ra sao. Ai sẽ săn sóc cho cả hai ngừời một lúc? Một là con gái tới ở, hai là nó mướn người nuôi tới nhà ở luôn ngày đêm săn sóc cho cả hai. Đôi lúc ông cũng không muốn nghĩ tới chuyện đó, thở dài mặc cho tới đâu thì tới.

Một hôm, ông Hào, một ngừời bạn già của ông chết, ông phải đi đưa đám ở Huntington Beach, bà ở nhà đi đứng chống gậy một mình làm sao mà ngã xuống, không gượng đứng lên đựợc, đành ngồi dựa vào tường, chờ đến tối mịt ông về mới được đỡ dậy, bỏ ngồi vô xe lăn để gần đó. Trời mưa bên ngòai mà cửa sổ thì mở từ sáng quên đóng. Ông đóng hai cánh lại, đẩy bà vô phòng khách, bà thủ thỉ:

- Sao ông về mau vậy? Ông kể đám ma tôi nghe, có gì lạ không? Có những ai đi dự?

Ông đã mệt không muốn nói, nhưng chìu bà, phải ngôi xuống kể lể chi tiết những ai đi dự, linh mục làm lễ ra sao, ai nói điếu văn, con cái khóc lóc ra sao... Bà nói:

- Tụi mình cũng đều ngoài 80, như anh Hào, bà Lê, ông Tú, không biết "đi" lúc nào... Bạn bè già đâu còn ai, có còn cũng đi đứng không vững, sức đâu mà đi phúng điếu mình. Không hiểu tới phiên mình chết, có mấy người đi đưa đám... Nay nghe tin ngừời này chết, người nọ cưa chân, người kia mất trí nhớ, vô nursing home, thấy quá nản lòng... Sức khoẻ thì mỗi ngày mỗi yếu đi, sắc diện ngày càng hốc hác, nhăn nheo, già lão...Tuổi này đâu còn việc gì để làm, để hy vọng gì nữa...Mắt mờ, tai lãng, răng rụng, trí nhớ kém, các bộ phận càng lúc càng hư hỏng đi chứ đâu có trẻ lại... Tôi không muốn sống nữa, không muốn là một gánh nặng cho ông nữa....

- Bà đâu có làm phiền tôi gì đâu? Bà đâu phải gánh nặng cho tôi...

- Tại sao không? Ông đừng nói dối... Ông rất tốt với tôi, tôi biết chứ sao không, nhưng tôi không thiết sống nữa...

- Bà thử đặt bà vô chỗ tôi, nếu tôi bại liệt, bà cũng phải săn sóc tôi thôi, bà sẽ làm sao? Mình phải hy vọng có ngày hết bịnh để vui sống chứ... nói những điều bi quan có lợi gì..

Bà Loan thở dài, lắc đầu:

- Tôi không muốn nghĩ tới chuyện đó. Tôi muốn đi ngủ... Tôi thấy mệt rồi...

Sáng hôm sau, bà hơi khỏe, đòi tập bấm nút điều khiển xe lăn chạy quanh trong phòng khách, khỏi phiền ông đẩy. Ông đứng xem, một lát có ngừời đàn bà tới giặt thảm, lau nhà, phòng tắm, nhà bếp... mấy tiếng đồng hồ. Ông móc tiền ra trả, rồi đưa bà vô bồn tắm ngồi, gội tóc cho bà, cầm cái gáo hứng nứớc từ vòi faucet đổ lên đầu bà năm bẩy bận cho sạch, rồi lấy khăn lau tóc, mặc áo quần, đẩy bà ra ghế ngồi nghe nhạc. Trưa, ông đang ăn thì nghe "hụych" một cái trong phòng bà ngủ, tiếng cây đèn đứng cạnh giường ngã xuống đất, lật đật buông muỗng chạy vào thấy bà té lăn xuống đất bên giường, vội cúi mình hai tay lòn dưới vai nhấc bà đứng lên.

- Tội quá, muốn đi đâu? Sao không gọi tôi vô đỡ ngồi lên?

- Xin lỗi ông..

- Gãy cái đèn đứng rồi.

Tối đó, ông ngủ với bà cho có bạn, bà có muốn đi đâu thì ông có sẵn bên cạnh. Ai dè, nửa đêm ông nằm mơ thấy tới một chỗ tối mò, nước róc rách, đang sợ hãi thì có ai thò tay bóp cổ ông từ đàng sau, ông hét lên inh ỏi, làm bà chòang dậy hốt hoảng quay đầu nhìn. Ông ngồi thẳng dậy, mồ hôi trán ướt đẫm.Tim ông đập thình thịch vì sợ. Một lúc sau, ông nằm xuống lại, niệm Quan thế âm cho tâm lắng dịu lại, nghĩ thầm đầu óc mình cũng bắt đầu có vấn đề. Ban ngày có thấy chuyện gì ghê gớm đâu, mà sao đêm nằm mộng mị như vậy.

Sáng ra, ông tập bà đi từng bước một. Ông hai tay ôm giữ ngừời bà đứng thẳng, chân phải bà nhích lên một bước, rồi chân trái nhích theo, cứ thế mà đi quanh phòng cho tới lúc mệt thì để bà ngồi ghế, thòng hai chân xuống. Ông ngồi xuống, xoa bóp hai bắp chân bà. Rồi chợt sực nhớ một điều, bảo bà:

- À quên, thứ sáu tuần sau, vợ chồng con Ngọc tới thăm đó bà.

Bà yên lặng một lát, càu nhàu:

- Mình đâu có cần thằng Vinh tới. Thằng đó hay càm ràm nói này nói nọ. Tôi không thích nghe nó bàn tán chuyện đau yếu của tôi...

Tối, hai người đang ăn cơm, bà xong trước, nổi hứng đòi coi album ảnh kỉ niệm. Ông phải đứng dậy đi tìm cuốn album cũ đem ra cho bà. Bà đeo kính lão vô, lật từng trang, coi hình lúc còn con gái ở Việt nam, hình hai vợ chồng hồi đám cứới, hình con gái lúc nhỏ, hình lúc mới qua Mỹ... chốc chốc chép miệng:

- Cuộc đời tươi đẹp quá... Lâu quá rồi mà tưởng như mới hôm nào... Ôi, thời gian...còn đâu nữa...

Ông yên lặng nhìn bà coi hình, không nói gì. Bà coi xong, ông lẳng lặng mang đi cất. Đầu hôm, ông nằm bên bà, mở đèn đọc báo to tiếng cho bà nghe...Một lát ngoảnh lại đã thấy bà ngủ mất rồi. Ông đắp mền cho bà cẩn thận rồi chậm chạp bước về giường mình ở phòng bên cạnh ngủ. Sáng ra, vô thăm, sờ bà thì thấy quần bà ướt đẫm nước tiểu. Ông lẳng lặng mở tủ, lấy khăn lông trắng trải lên xe lăn, hai tay lấy gồng đỡ bế ngừời bà dậy, kéo qua đặt lên xe, đẩy vô buồng tắm xối nước rửa, lau mình, thay quần áo cho bà.


Thứ năm, ngày con gái hẹn tới thăm chưa tới, bà rủi thay bị stroke lần thứ hai. Ông gọi bác sĩ quen Micheal tới khám. Bà nằm thiêm thiếp trên giường, nghe hiểu, nhưng không nói được. Miệng bà đớ ra, phát âm không ro, ráng sức chỉ nói được tiếng một chứ không nói thành câu.

Khi vợ chồng Ngọc tới, ông Sơn tiếp chuyện con rể ngoài phòng khách, Ngọc vô ngồi bên giừờng mẹ thấy bà đắp mền nằm mở mắt, tay phải để trên ngực, tay trái buông xuôi, khủyu tay được chuyền serum từ một chai nước thuốc ở trên cây máng. Cô kể chuyện nhà cửa lúc này lên giá, mua chung cư cho thuê là đầu tư chắc ăn nhất, mấy năm trứơc Vinh ham mua stocks, lỗ bị mất sạch tiền để dành. Cô nói ngày nào cũng lên mạng tìm quảng cáo rao bán địa ốc. Bà yên lặng nghe, rồi há miệng ú ớ:

- Nhà...bà ngoại....ơ ơ... không... sau đó...ơ ơ....hết tiền...

Ngọc chồm tới gần sát mẹ, lắng tai đóan coi bà muốn nói gì.

- Nhà...bán..

Bà ho sặc lên mấy tiếng, cố sức nói tiếp:

- Trời... sao khó nói...quá... Mau lắm..ơ..ơ..ngay liền...ơ ơ.. nhà...nhà...hết tiền luôn...

- Má nói gì? Con không hiểu...Nhà gì? Nhà ai?

Trong khi đó, ông Sơn ngòai kia kể cho con rể nghe chuyện tính mướn người nuôi một tuần 3 lần tới lo cho bà.

Vinh hỏi:

- Bà ta đòi bao nhiêu?

- Trả tiền theo giờ...

- Còn má tình trạng hiện tại thế nào?

- Có lúc má không nhớ ra là đang bị tê liệt. Có lúc lại biết rất rõ điều đó.

- Bác sĩ bảo sao?

Bỗng ông giật mình nhìn ra cửa, Ngọc chạy ào vô khóc nức nở:

- Má...má nói lảm nhảm... lung tung...

Vinh bước tới nắm tay vợ an ủi:

- It's OK.

Ngọc đẩy chồng ra, xụt xịt khóc:

- It's not OK.

- Bây giờ mình tính sao ba? Chẳng lẽ để má nằm như vậy hòai...Không còn nhận ra là má như trước nữa... má bây giờ như người điên nào vậy...

- Thì má có thuốc men, đang đuợc bác sỹ chuyên môn điều trị theo dõi. Bác sĩ Micheal nói có thể đưa thẳng má nhập viện,khỏi qua thủ tục giấy tờ, thử máu, nhưng chắc ở đó họ sẽ không nhận, mà sẽ đẩy qua hospice, hay nursing home...mà ở nursing home thì họ cũng đâu có làm gì khác hơn ở nhà mình. Cái họ làm cũng chỉ là cái ba đang làm mỗi ngày cho má ở nhà... Mà má thì nhứt định không chịu vô đó. Má bắt ba hứa như vậy rồi.

- "Sao mình không hỏi thêm ý kiến một bác sĩ khác coi." Vinh góp ý.

- Bác sĩ khác cũng đã tới thăm rồi, cũng nói y như bác sĩ Michael.

Ông bỗng nổi nóng, to tiếng:

- Hai đứa bây tuởng ba là loại người gì chứ? Bộ chỉ có con biết thương má, còn ba là hạng ích kỷ lười biếng sao? Bộ hai con tưởng ba không lo lắng tìm hết cách cho má hay sao? Những gì ba làm được, ba đã cố hết sức rồi.

- Con không có ý nói vậy. Nhưng chả lẽ y học tân tiến như bây giờ mà lại không có cách nào trị được bệnh má sao? Trên mạng...

- Thì con cứ tìm trên mạng đi, ai cấm... Mà thôi, kể từ thứ hai tới, sẽ có ngừời tới săn sóc cho má 3 lần một tuần. Ba đã thương lượng với họ xong rồi.

Tuần sau đó, bà y tá tới làm việc, mặc diaper cho bà trên giường, vừa làm từng động tác vừa chỉ ông đứng bên coi từng động tác, cách xoay trở bà gọn gàng, sao cho bà khỏi đau, chỉ cách tháo gỡ diaper dơ ướt ra, lau chùi bà, mặc cái mới vào. Khi bà này về, ông tới bấm nút cho giường đẩy bà ngồi lên, ngồi một bên, cẩn thận trải tấm khăn tạp dề trên ngực bà cho thức ăn khỏi đổ dính áo, đút cháo cho bà ăn. Bà làm biếng ăn,thở khò khè như người hen suyễn. Ông đứng dậy mở tủ khui hộp juice đào, bỏ vô cháo trộn đều cho thơm ngon dễ ăn...Bà mắt nhắm nghiền, miệng há ra đón nhận thức ăn, nhóp nhép nhai, chốc chốc mỏi, ngưng lại nghỉ mệt, ông kiên nhẫn chờ bà há ra lại để đút muỗng khác vô.

- Ăn thêm đi em, cho có sức... Nãy giờ ăn mới có năm muỗng, làm sao no...

Bà lắc đầu. Ông cất tô cháo, cầm ly nước, có cái môi nhỏ vừa khít cái miệng bà, kê áp vô môi. Bà nuốt không hết, nứơc tràn ra khóe miệng chảy xuống cầm, ông vội lấy khăn chậm cho khô. Có lúc bà sặc, ho sù sụ, vì nứớc chảy nhanh mà cuống họng mở chưa kịp, ông lại ngồi chờ. Một lúc, bà ú ớ kêu:

- Má ơi...đi... nhạc hội... áo đẹp... Má ơi...

Ông lập lại, mỉm cười:

- Má ơi, đi nhạc hội phải mặc áo đẹp...Ừ, đúng rồi.

Bà y tá tới, tắm rửa kỳ cọ cho bà trong bồn tắm, tay chân bà mạnh bạo, mau lẹ. Ông đứng gần đó chăm chú nhìn, coi có gì khác lạ hơn cách ông vẫn làm không, thấy bà ú ớ la, có vẻ đau. Bà y tá làm xong, ông hỏi về giờ giấc làm việc cho thuận tiện cả đôi bên. Ông hỏi tại sao bà cụ lâu lâu cứ kêu "Má má" là sao. Bà cười nói:

- Kêu "Má, má" là phản xạ tự nhiên, ông đừng lo...Mấy người bị tai biến cần phải nói cái gì đó, nhưng vì không nói được, nên nói "má " là dễ nhất. Tôi gặp hoài à...

Còn lại, ông ngồi bên giường xoa tay bà nhè nhẹ:

- Tôi sẽ mướn thêm một y tá nữa tắm rửa vệ sinh cho bà, cho họ làm theo "ca" cho dễ... Bà nghĩ sao?

Nhưng rồi cô y tá thứ hai làm "ca" 2 còn mạnh tay hơn bà y tá ca 1, cô cầm lược chải tóc cho bà sồn sột, không kiên nhẫn hay nương nhẹ tay, làm bà nhăn nhó, rên la... khiến ông theo quan sát hai tuần liền, quyết định cho nghỉ việc. Cô này tức giận, cong cớn to tiếng:

- Tại sao ông đuổi tôi? Tôi bỏ 2 jobs đằng kia để tới làm cho ông bà, bây giờ ông cho tôi nghỉ thình lình... Tại sao chớ?

- Tôi có nói tại sao, cô cũng không hiểu đâu.

- Tôi làm nghề này bao nhiêu năm nay,chưa có ai "complain" như ông hết. Ông tưởng ông giỏi lắm hả? Ông biết gì mà dạy tôi? Ai cũng quý tôi hết...

- Tốt cho cô. Tôi cũng mong ai đó đối "tốt" với cô như cô đã "tốt" với bệnh nhân của cô... nhứt là lúc cô về già, bất lực, không còn tự lo cho thân cô được nữa...

Ông hỏi bao nhiêu tiền cho 2 tuần, cô đòi 780$. Ông móc túi ra 8 tờ giấy trăm, hỏi:

- Cô có tờ 20$ không?

Cô cừời nhạt, đút tay vô bóp kiếm để thối lại, không thấy, nói "không". Ông đành đưa luôn 800$. Cô mắng một câu cho hả tức trứớc khi quay lưng ra cửa:

- Cho đáng kiếp ông ở đó mà hầu hạ bà già. Đồ cà chớn...

Còn lại lủi thủi hai ngừơi với nhau, ông quanh quẩn bên giường bà, ngâm ca dao cho bà nói theo để tập nói chuyện lại. Mặt bà nhăn nheo, môi bà chúm chím, cố sức đẩy hơi ra, phát âm theo, nhưng phều phào ngọng nghịu. Có khi ông nói "Nam mô A di đà Phật" cho bà lập lại. Bà ngoan ngõan nói theo. Một lát sau, ú ớ:

- Tội...ông quá...Ông...tốt... quá..

Bà thò bàn tay ra đặt lên tay ông, xoa nhè nhẹ... Ông lật tay lên ôm úp lên mu bàn tay bà nắm chặt lại. Nhưng mấy ngày sau, ông cho bà uống nứớc thì bà ngậm chặt miệng lại. Ông năn nỉ:

- Bà ráng uống đi, nếu không sẽ chết đó...

Hai mắt bà sáng lên, hình như không sợ hãi chuyện chết. Ông lại dỗ:

- Nếu không uống, tôi sẽ đưa bà vô nursing home, họ sẽ nuôi bà theo kiểu nhân tạo. Họ chuyền thức ăn bổ dưỡng vô mạch máu bà, hay đút ống chuyền chất lỏng vô bao tử bà...

Bà nhắm mắt tỉnh bơ, ngậm chặt miệng lại. Ông lấy ngón tay trái vạch miệng bà ra, tay phải kê ly nước đổ vô lỗ miệng. Bà gan lì ngậm nước đày miệng, chứ không nuốt. Một lúc sau mỏi, bà đành nuốt, nghe ực một cái, nhưng một nửa nước lại trào ra, chảy xuống cổ. Ông lấy khăn chậm khô chỗ ứớt, tiếp tục cho uống ngụm nữa. Lần này bà nhứt định phùng má ngậm nước trong miệng, rồi đột ngột nhổ ra cái xọet. Ông nổi nóng tát cho bà một bạt tai. Bà nhắm nghiền hai mắt lại, da mặt nhăn nhúm, lộ vẻ sợ hãi. Ông biết lỗi, cúi đầu xuống, ân hận, thì thào:

- Tôi xin lỗi. Tôi lỡ tay...

Ngày hôm sau, Ngọc tới thăm. Ông lần khần không muốn mở cửa tiếp. Cô hỏi:

- Chuyện gì xảy ra vậy ba? Má thế nào rồi?

- Không có gì cả. Má vẫn thường.

- Con gọi nhắn ba 4 lần mà không thấy ba trả lời... con lo quá...

Ông nói:

- Ba cũng không có thì giờ trả lời con. Con có lo mấy đi nữa cũng không giải quyết được gì...không thay đổi được gì. Kỳ rồi, má cũng không muốn tụi con tới thăm đâu... Bà thích nằm một mình,không muốn gặp ai nữa..

- Bây giờ tình trạng má thế nào, ba?

- Cứ hai tuần thì bác sĩ tới khám. Một tuần ba lần có y tá tới làm vệ sinh, tắm rửa. Ba dậy 5 giờ sáng, lúc ấy má còn ngủ, nấu nứớc sôi pha trà, 7 giờ rửa mặt cho má, rồi lo chuyện ăn uống, vệ sinh... Có lúc ba dạy má tập phát âm. Có lúc má cười khúc khích... Có lúc lại khóc ràn rụa nước mắt... Càng ngày má càng yếu lần... không muốn ăn uống gì cả...Phải ép, dỗ dành hết cách... Ba thì càng lúc càng mệt, làm gì nặng cũng thở hổn hển... trước sau rồi cái gì tới cũng sẽ phải tới thôi... chỉ sợ ba có ngày quỵ trước má con.

- Con nhắm kiểu ba săn sóc cho má như vầy không ổn ba à... Phải tính chuyện lại cho chín chắn..

- Chín chắn là chuyện sao? Con muốn đem má về ở với con hả? Rồi năm ba ngày sau con "bứt", con đưa má vô nursing home là xong, phải không?

Ngọc ứa nước mắt khóc, mũi xụt xịt, đứng lên bỏ ra về.

...

Trời cuối tháng 10 bắt đầu chuyển qua mùa lạnh. Nhiều cây ngòai đường đã rụng gần sạch lá. Đêm dài hơn, ngày ngắn lại. Tháng chạp, ông cảm cúm xụt xịt lỗ mũi, trong mình đau nhức, yếu ớt, suốt ngày quanh quẩn trong nhà với bà, cầm tờ báo đọc qua loa mỗi sáng do người đưa báo ném trước cửa, chiều chiều ông ngồi ghế ở lan can một mình nhìn xuống hàng cây dưới phố coi lá rụng. Có chiếc lá lìa cành chao qua chao lại trước khi chạm đất. Có chiếc từ trên cây rơi cắm phập xuống đất, như chấm dứt cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên...Ông nghĩ tới những ngày còn lại của bà, của ông, thân xác thui thủi yếu ớt, run rẩy, chờ rụng như những chiếc lá kia...một ngày nào đó ông bà sẽ lần lượt từ giã cuộc đời. Tất cả sẽ chỉ còn là hư không...

Một hôm ông đang cạo râu trong buồng tắm thì nghe bà rống lên từ trong buồng "Đau...đau quá...". Ông bỏ dao cạo xuống, lau mặt, lắng tai nghe. Chân cao chân thấp tất tả đi tới phòng bà, thấy bà nằm dài, miệng kêu đau ơi ới. Ông vén mền lên, sờ diaper thấy vẫn khô, hỏi:

- Bà đau ở đâu?

Bà không nói, hình như không nghe tiếng ông, cứ chốc chốc thở khò khè như đàm lên cuống họng, tấm thân gầy xẹp nằm dài bất động, mắt nhắm nghiền, hếch mặt khô khan nhăn nheo lên trần nhà. Ông ngồi chăm chú nhìn mặt bà một lát, rồi nghĩ sao, chồm qua lấy cái gối bự chụp lên mặt bà, hai tay và cả thân trên rán sức đè mạnh xuống cho bà ngộp thở, sớm giã từ cõi đời, chấm dứt cảnh sống thực vật mấy tuần nay. Ông giữ cái gối như vậy dăm ba phút. Bà đâu còn sức vùng vẫy, hai cẳng giật lên, quằn quại, dẫy dẫy mấy cái rồi duỗi ra bất động...

Ông buông hai tay ra, ngồi thẳng lại thở hổn hển nhìn lên khoảng không. Một lát, sau hồi niệm A Di Đà Phật, ông thở đều, quay lại, thong thả vuốt ve mấy sợi tóc lưa thưa rũ trên khuôn mặt bà. Thình lình, chẳng biết bằng cách nào, ông bỗng bật dậy, đứng thẳng, cái thân xác bất động của bà đã nằm gọn trong tay. Chẳng hiểu nhờ sức lực ở đâu khiến ông bỗng thấy mọi thứ đều nhẹ bẫng. Dưới chân ông, hình như có nhiều ngả đường đang mời gọi. Ngoài kia, bầu trời đang rộng mở. Và ông nhẹ nhàng bước.

...

Ông Bà Sơn sau đó được tìm thấy bên nhau, gần khuôn cửa mở ra lan can. Cửa vẫn mở, gió mùa đông thổi mạnh, cuốn mấy cánh lá khô quay vòng vòng trong phòng. Cả hai cái xác đều lạnh cứng nhưng bà vẫn ở trong tay ông.

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
03/12/201308:00:00
Khách
Hoa là hoa. Mật là mật.
Hoa để ngửi, mùi thơm . Mật để ăn, vị ngọt. Hai cái khác nhau.
Nếu không nhờ công lao con ong hút nhuỵ, tiêu hoá, nhồi luyện làm sao có mật cho quí vị ăn đây?
Tự nhiên mà hoa biến ra mật sao?Think about it.
Phàm tác phẩm nghệ thuật bắt người từ HỨNG(inspiration). Vẽ tranh phải ngắm cảnh mới vẽ ra đựợc tranh. Làm thơ, soạn nhạc cũng phải có thi hứng, hay nghe âm thanh lạ ở đâu đó. Nhà văn cũng phải nghe chuyện ai kể ở đâu đó mới viết ra đựợc tác phẩm. Ngừoi nghệ sĩ ít khi do tưởng tượng mà chế ra tác phẩm, chế ra kiểu đó là bịa đăt, giả tưởng, không có thực, chán phèo.
Đúng là người Viêt qua Mỹ mang theo cái văn hoá "chỉ trich", thấy ai hay hơn mình thì ganh tỵ, dèm pha. Không biết vui vẻ khuyến khích, khen ngợi như ngừoi Âu Mỹ.
18/11/201308:00:00
Khách
Tác giả họ viết theo cảm hứng và ý thích của họ, có mời mình đọc đâu,có được đọc giả hay toà báo trả đồng nào đâu mà bắt họ làm theo ý mình, lại vô cớ làm tài khôn đi chửi ngừoi ta. Chửi mà cứ hễ thấy bài họ đăng lên là lại đút đầu vô đọc say mê,như ngừoi nghiện xì ke, bỏ khôgn được, tự mình chuốc lấy khẩu nghiệp, tự làm khổ cho mình. Chửi thì đừng vô đó coi nữa, có gì đâu.
Mà họ cũng như ngừoi bộ hành giỏi võ đi có việc trong đêm, chó hai bên đường sủa mặc chó, có quan tâm tới đâu mà cứ sủa hoài cho mỏi mồm...
14/11/201308:00:00
Khách
bài viết rất hay nhưng tác giả nên để thêm là phóng tác từ truyện Amour. Trước đây tác giả cũng đã viết truyện, dựa theo phim El Norte mà không nói rõ là phóng tác. We should give credits to the right authors.
10/11/201308:00:00
Khách
CÂU CHUYỆN NÀY KẾT THÚC NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG CỦA TÔI - TÔI CỦNG GIÀ VÀ ĐỘC THÂN - KHÔNG THÍCH VÔ NURSING HOME - TÔI SẲN CÓ MEDICAL ALERT SY STEM - KHI HỬU SỰ - TÔI BẤM NÚT CÁI LÀ XONG - CHUYỆN NÀY QUÁ HAY - TẠO CHO TÔI MỘT ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN VÀ NHẮC NHỞ TÔI PHẢI CÓ MỘT SỰ CHUẨN BỊ - THỜI GIAN CÒN LẠI - TÔI GẤP RÚT TẠO MỘT HÀNH TRANG TINH THẦN ĐỂ MANG THEO...LẦN NÀY TÔI SẺ ĐI ĐOÀN TỤ XA LẮM ...NƠI ĐÓ KHÔNG CÓ CELL PHONE VÀ INTERNET ĐỂ ĐỌC NHỬNG TRUYỆN HAY NÀY
13/11/201308:00:00
Khách
Nguoi xua co' ca^u. Ngua quen duo*`ng cu?. Thí truyen na`y cu~ng y chang nhu* truyen Nỗi Cơ Cực Của Chàng Mễ Lậu aka El Norte
09/11/201308:00:00
Khách
Đọc bài này, thấy cận cảnh rõ rệt của tuổi già run rẩy, cô độc,yếu ớt..thấy rõ cái vô thừờng của cuộc đời vạn vật, thấm thía rùng mình cho tuổi già sắp tới....
08/11/201308:00:00
Khách
Giong thi da Sao? Chuyen qua hay!
08/11/201308:00:00
Khách
Đung vây, tác giả chỉ dôi tên, tôi cùng dã xem qua.
07/11/201308:00:00
Khách
Truyện thật buồn và thảm....Hiếm ngừoi chồng nào chịu khó và thương vợ như ông này, rất hiếm...
07/11/201308:00:00
Khách
Chuyện này sao mà giống hệt như chuyện trong phim "Amour"?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,764,574
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả tuổi lục tuần, cựu sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt, hiện là chuyên viên ngân sách cho Fairfax County, tiểu bang Virginia. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông từ 2004, “Lạc Lối Đến... Thiên Đàng:
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp,
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông,sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí Ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Hoàng Nga là tên thật. Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ 1993-2008 rồi sang Mỹ, sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07-2012.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”,
Nhạc sĩ Cung Tiến