Hôm nay,  

Nhớ Lại Bài Học Xưa

04/10/201300:00:00(Xem: 39740)
Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 4027-14-29427vb6100413


Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80’ khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết “Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi,” kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài mới của cô cho năm thứ XV Viết Về Nước Mỹ là chuyện nóng thời sự.

* * *

Ruồi muỗi bắt đầu chết oan ức, tội nghiệp khi trâu bò húc nhaụ Thoạt đầu trâu bò vì hăng máu quá, vì là trâu bò nên còn nặng nợ sân si, hùng hổ giương sừng ăn thua đủ với đối phương không thấy ruồi muỗi rơi rụng tả tơi chung quanh đấu trường.

Cùng thân phận bọt bèo, những con ruồi, muỗi khỏe hơn còn cầm cự được trong trận chiến giữa trâu bò đã thấy đồng loại của mình bị "tên bay đạn lạc" ngay từ phút đầu tiên.

Ngày ngắn lại, đêm dài ra, lấn đất dành dân với ngàỵ Chỉ có hai mươi bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày, bên này bành trướng thì bên kia phải nhún nhường. Đó cũng là lúc người ta nghĩ đến những người không nhà phải vất vả chống chọi với thời tiết lanh giá khắc nghiệt của vùng Bắc Mỹ. Nhiều tồ chức từ thiện đi quyên góp lòng hảo tâm của mọi người để giúp người không nhà có thêm áo khoác mùa đông, người nghèo có thêm thức ăn, đủ nhiệt lượng để chống lại cái lạnh của thiên nhiên.

Ở một ngôi chợ của Mỹ, có những tấm flyers quảng cáo đặt ở quầy tính tiền kêu gọi lòng từ thiện:

"1 đồng cho 9 bữa ăn,
5 đồng cho 45 bữa ăn,
10 đồng cho 90 bữa ăn"


Có người thắc mắc hỏi cô nhân viên thu ngân:

- Sao rẻ vậy cô?

Chừng như được huấn luyện từ trước, và đã được hỏi nhiều lần như vậy, cô thu ngân trả lời kèm theo một nụ cười rất tươi:

- Công ty của chúng tôi sẽ matching (bỏ ra một số tiền tương đương với đóng góp của người hảo tâm) với số tiền đóng góp từ public. Ngoài ra chúng tôi sẽ hiến tặng thực phẩm tươi cho các cơ sở từ thiện chuyên phục vụ các bữa ăn nóng cho người không maỵ

Với những người Mỹ bình thường, sống bằng "paycheck per paycheck", bằng tiền lương định kỳ hàng tuần hay hàng tháng, mười đồng thì "hơi nhiều nhiều, bằng hai lần ăn buổi trưa", năm đồng thì "cũng OK", một đồng thì là "chuyện nhỏ". Nên mỗi ngày trung bình có bao nhiêu lượt khách vào chợ là có bấy nhiêu đồng đóng góp, giúp cho người nghèo có bữa ăn nóng, đủ dinh dưỡng vào dịp thu sang đông về, và vào mùa lễ cuối năm ở Mỹ.

Cứ như vậy, ngày qua ngày, từ đầu mùa thu đến nay, mỗi một người dân bình thường, ngay cả những người phục vụ ở các quán ăn cũng góp một đồng từ mức lương tối thiểu và từ những đồng tiền tip hạn hẹp có thấm mồ hôi (và đôi khi cả nước mắt?) của mình khi trả tiền đi chợ. Quỹ giúp người không nhà tăng lên mỗi ngày nhờ những đồng tiền nhỏ nhoi “góp gió thành bão” của những người dân thường xuyên đóng góp cho các quỹ từ thiện mà chưa bao giờ nghĩ đến chuyện cuối năm khai chuyện đóng góp trên hồ sơ đóng thuế.

Khi "trâu bò húc nhau", ngay từ ngày đầu tiên ruồi muỗi đã rơi tơi tả.

Cô thu ngân viên ở chợ là một trong những người đầu tiên thấy ruồi muỗi rơi rụng xác xơ tội nghiệp.

Cô vẫn giữ nụ cười tươi vui vẻ mời gọi:

- Ông (bà) có vui lòng đóng góp một chút cho bữa ăn của người nghèo không ạ?

Không như mọi lần, hầu hết mọi người đóng thêm một đồng, lúc này thay vì nhận được tiền cô chỉ nhận được cái lắc đầu ái ngại, buồn xo:

- Để khi khác, xin lỗi là tôi không giúp được gì trong lúc này..

- Thành thật xin lỗi, để lúc khác...

Cuối giờ làm việc, cô giao quầy thu tiền cho đồng nghiệp, vào back office kiểm tiền, và buồn man mác vì hôm nay không có ai đóng góp cho quỹ từ thiện giúp những người khốn khó có thức ăn nóng đều đặn trong mùa đông; mặc dù cô cũng như mọi đồng nghiệp khác vẫn vui vẻ chào mời mọi người ủng hộ. Hôm nay là ngày 1 tháng 10 năm 2013, ngày đầu tiên chính phủ liên bang chưa được duyệt ngân sách hoạt động trong tài khóa mới 2013-2014, gần tám trăm ngàn công chức liên bang bị nghỉ việc không lương cho đến khi nào ngân sách được Quốc hội thông qua.

Như một hệ quả tất yếu, khi không biết ngày nào mình mới được đi làm lại, người ta đành "thắt chặt túi tiền", tiêu xài dè xẻn hơn, kể cả việc ủng hộ người homeless một đồng mỗi lần đi chợ.

Ảnh hường dây chuyền, quán hàng vắng khách hơn. Có những tiệm ăn gần các công sở sống nhờ các công chức liên bang đến ăn trưa mỗi ngày, khi "goverment shutdown" chỉ có những dãy bàn ghế trống rỗng buồn tênh như khuôn mặt các nhân viên của nhà hàng vốn dĩ sống bằng tiền tip nhiều hơn là bằng lương căn bản tối thiểu.


Rồi các tiệm giặt ủi cũng sẽ bị ảnh huởng tuần sau vì không đi làm thì đâu có cần phải ăn mặc trịnh trọng, đâu có phải tốn tiền giặt ủi. Những trạm bán xăng cũng giảm thu nhập, khi người ta không lài xe đi làm thì nhu cầu đổ xăng cũng giảm mạnh, và cũng không ai có lòng dạ nghĩ đền chuyện lái xe đi chơi khi không biết ngày nào công việc và paycheck mới trở lại bình thường với mình.

Nếu tình trạng này kéo dài lâu, tới phiên các nhân viên làm tư cũng bị "sent home" nghỉ việc không lương như gần tám trăm ngàn công chức liên bang vì không có một ông bà chủ nào muốn trả lương cho nhân viên đến chỗ làm ngồi chơi chờ việc.

Cả cơ quan không gian NASA (National Aeronautics and Space Administration) vốn âm thầm giúp nước Mỹ phát triển và giữ vững ngôi vị nhất nhì thế giới cũng bị đóng cửa gần như toàn bộ. Buổi chiểu đi làm về lái xe ngang qua trung tâm của NASA chạy dài rải rác từ Menlo Park đến Mountain View -ở miền Bắc California- người ta thấy bãi đậu xe ngày thường mà trống rỗng, vắng vẻ buồn tênh. Các nhà khoa học chắc đang nằm nhà nghĩ về một project đang trôi chảy của mình bỗng bị chận đứng ngang xương vì các ông bà chính trị gia không chịu nhường nhaụ

Các bệnh nhân không có tiền phải vào các trung tâm nghiên cứu của chính phủ liên bang thuộc NIH (National Institutes of Health) để "hai bên cùng có lợi": bệnh nhân được chữa bệnh miễn phí, các nhà khoa học nghiên cứu thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh mới với con người bằng xương bằng thịt, có hiệu quả hơn làm trên chuột bạch. Vậy mà khi government shutdown, NIH tạm thời không nhận bệnh nhân mới như lịch trình đã hẹn trước. Không biết có bệnh nhân nào đang đứng giữa hai bờ sinh tử không kéo được đến ngày bệnh viện nghiên cứu thuộc liên bang được cấp ngân sách mớỉ

Các em bé nhỏ xíu tự dưng thành những nạn nhân đầu tiên khi ngân sách chưa được thông qua, chương trình dinh dưỡng đặc biệt WIC (Special Supplemental Nutrition Program for Women, Infants and Children) hoàn toàn ngưng. Biết đâu có một vài em bé mới ra đời không thể bú sữa mẹ vì một lý do nào đó, và nếu em sinh ra đời "dưới một ngôi sao xấu", gia đình nghèo, em không có đủ dinh dưỡng cần thiết, lớn lên em ốm yếu và phải trở thành một gánh nặng cho xã hội.

Rải rác trong toàn nước Mỹ 368 công viên quốc gia đóng cửa vì chính quyền liên bang chưa "funding", cung cấp ngân sách trả lương cho các nhân viên quản lý. Cả ngàn du khách mỗi ngày này cất công đến thăm các thắng cảnh thiên nhiên phải chạy vòng vòng ở ngoài nhìn vào, mặc dù họ vui lòng bỏ tiền ra mua vé để vào thăm những công trình tuyệt đẹp của đất trời như Yosemite ở miền Trung California. Chưa kể các du khách ngoại quốc có thể bỏ ý định đi thăm Mỹ vì họ không thể vào chiêm ngưỡng tượng nữ thần tự do ở New York hay nhà tù lịch sử Alcatraz ở ngoài khơi San Francisco. Không biết ai phải chịu trách nhiệm trong việc làm hao hụt ngân sách từ nguồn thu từ đất trời này?

Lịch sử lập lại lần thứ hai government shutdown kể từ 28 ngày tổng cộng của tài khóa 1995-1996. Thời đó, chúng tôi đang ở năm cuối Đại học, ông Giáo sư không biết theo trường phái bảo thủ cứng nhắc của phe Cộng hòa hay trường phái mị dân uyển chuyển của phe Dân chủ mà bắt chúng tôi làm research tối tăm mặt mũi. Đến lúc trả bài, thay vì phân tích ưu khuyết điềm của học trò như thông lệ, ông Thầy "nguyền rủa cả voi lẫn lừa" làm hại ngân sách quốc gia, làm mất lòng tin của dân với cả hai ngành hành pháp lẫn lập pháp.

Lúc đó chúng tôi còn rất trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa đủ sức thấy mọi chuyện trên đời, cứ nghĩ là ông Thầy lớn tuổi khó tính. Nhưng 17 năm sau, khi lịch sử lập lại, chúng tôi lớn khôn hơn, dở bài research năm xưa đọc lại, nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.

Hy vọng lần này thời gian "trâu bò húc nhau" ngắn hơn để con số "ruồi muỗi" bị thiệt hại ít hơn 17 năm trước, để nước Mỹ còn giữ nguyên được Credit với thương trường quốc tế. Và quan trọng hơn hết để niềm tin của chúng tôi với các chính trị gia nói riêng và với con người nói chung vẫn còn ở mức trên trung bình.

Santa Clara - Tháng 10/ 2013

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
04/10/201307:00:00
Khách
Xin góp ý cung tác gia. Hinh nhu câu cua tác gia " nhung nguoi My binh thuong song bang "paycheck per paycheck" nên đuoc viết "paycheck to paycheck" thi đúng hon. Cám on.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến