Hôm nay,  

Tiễn Đưa Con Vào Trường

16/09/201300:00:00(Xem: 56574)
Tác giả: Nguyễn Hoài Bắc
Bài số 4011-14-29411vb2091713


Tác giả lần đầu dự viết về nước Mỹ. Tác giả ghi chú về bài viết đầu tiên của ông như sau: “Nhân dịp tiễn đưa con vào trường, về nhà thấy trống vắng nên có chút tâm tình muốn chia xẻ...” Tựa đề được đặt theo nội dung, nhân mùa học mới vừa khai giảng. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Rồi ngày này đã đến…

Mười bẩy năm từ ngày con sinh ra chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ “bị” xa con như cảm giác ngày hôm qua!

Những lần con xa nhà theo bạn đi trại họp bạn Hướng Đạo, đi Nicaragua theo trường đến 3 tuần lễ nhưng khi tiễn con vẫn biết chắc sau đó con sẽ trở về nhà. Từ tháng tư năm nay khi biết con sẽ đi học xa nhà, tuy chỉ cách hơn 2 tiếng lái xe, vẫn cảm thấy đó là chuyện bình thường, chính con cũng vậy và nó rất phấn khởi khi nghĩ đến cuộc sống mới, tự do hơn với cuộc sống hiện tại cùng ông bố “khó tính”…

Lúc nhỏ con rất ngoan, hiền, dễ thương... nhiều lúc làm cho mình nhức đầu vì chỉ có một mình nên luôn bám theo bố kể đủ thứ chuyện từ chuyện chơi, chuyện học đến chuyện bạn bè. Qua tuổi “teen” bắt đầu hơi ít nói hơn, hỏi gì trả lời cái đó chứ không còn theo bố như xưa. Càng lớn càng tách xa bố, chuyện gì thích nghe thì nghe, không thích thì cứ ngồi đó “mơ chuyện trên mây”… nhiều lúc làm cho mình bực mình vì nói mỏi miệng mà nó chẳng trả lời trả vốn gì cả!

Lớn thêm chút nữa thì “mê” bạn hơn nghe lời bố, bắt đầu có những suy nghĩ trái ngược và “bắt” bố phải đồng ý với mình, chuyện này chắc bị di truyền, sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình… làm cho cha con nhiều lúc căng thẳng không nói chuyện với nhau cả tuần. Cuối cùng bố thua phải “xin lỗi” con cho êm nhà êm cửa.

Cách đây 3 tháng, từ khi có bằng lái xe, bắt đầu đi chơi khuya nhiều lúc đến 1, 2 giờ sang mới về, hỏi thì nói bố có thể xài iphone để biết con ở đâu nên con không cần “thông báo” cho bố, nghe xong muốn “đá” nó vài cái cho đỡ tức cái công mình thức khuya chờ đợi….

Còn một tuần lễ ở nhà, đi chơi về khuya hơn… sáng ngủ dậy trễ để tránh mặt bố, chiều đi làm về thì con đã ra khỏi nhà… Cha con không còn gặp nhau nhiều nữa… muốn la cũng chẳng được vì gọi phone không trả lời, text thì sau 10, 15 phút mới text lại làm mình cũng tắt đài luôn…


image002_resized
Nhìn con vào UC Merced.

Chiều thứ sáu hai cha con lái xe đi cắm trại lần cuối để con chia tay với các trưởng và các bạn, con vừa lái xe vừa nói chuyện tào lao để mình không có dịp xài xể nó vì biết phải ngồi chung xe 2 tiếng đồng hồ, bố sẽ có dịp “khui” lại chuyện cũ để xài xể nó…

Tối thứ bẩy trên đường rời đất trại về, con nhường tay lái cho bố và tự nhiên thấy ngồi im lặng, không mở nhạc lớn tiếng hay lăn ra ngủ như mọi khi. Về đến nhà là lên phòng đóng cửa ngay.

Sáng chủ nhật cả nhà cùng lên UC Merced. Trên đường đi con nói chuyện nhiều và vui vẻ hơn. Đến nơi, con tự lo lắng mọi việc, từ chuyện ký giấy tờ nhận phòng, chìa khóa và sắp xếp chỗ ở mới của mình.

Thấy con trưởng thành chững chạc khác hẳn lúc ở nhà, vừa mừng vừa buồn vì thấy mình bắt đầu phải lùi bước lại cho con tự lo lắng, mình không còn sát cánh con trong mọi chuyện như trước nữa…

Thời gian trôi qua nhanh, đến giờ chia tay, thấy con bịn rịn cũng buồn! Lúc ở nhà, bàn trước với con là tuần lễ Labor Day sẽ lên thăm thì bị “từ chối” thẳng thừng. Nay con nhắc nhở và “cho phép” bố mẹ lên thăm nên mừng quá, lúc con ôm hôn để bước vào dorm còn quay lại nhắc bố mẹ về sớm kẻo trời tối! Lần đầu thấy con lo lắng cho bố mẹ nên cũng thấy nao nao.

Mọi đêm trước khi đi ngủ thường tắt điện thoại cho yên giấc nhưng đêm qua đã phá lệ: ôm phone ngủ thay vì ôm vợ! Thật may mắn vì con cũng không ngủ được và 2 cha con đã chat với nhau đến 2 giờ sáng, toàn những lời lẽ dễ thương chăm sóc lẫn nhau, không một lời trách móc… Sáng nay vào hang cũng nhận được lời chào hỏi của con…

Ngày này đã đến, và con sẽ tiếp tục tung cánh bay đi theo tương lai của con, con sẽ có gia đình riêng của con, con sẽ có cuộc sống mới của con, mình chỉ còn là bóng cây bên đường hy vọng sẽ che chở, giúp đỡ được cho con những khi con cần đến, sẽ giúp ý kiến cho con chứ không còn quyền ép buộc con phải theo ý mình nữa… Con đã xa nhà tuy mới 17 tuổi, tuổi mà ngày xưa mình vẫn còn trong sự che chở lo lắng của ông bà nội, tuổi mà mình vẫn còn ngây thơ hơn con bây giờ…

Nguyễn Hoài Bắc

Ý kiến bạn đọc
13/05/201719:44:47
Khách
Cám ơn Anh Nguyễn Hoài Bắc. Những gì Anh viết ra "quen quen" với em làm sao ấy! Chúc gia đình Anh Chị trọn vẹn vui tươi và hạnh phúc.
22/09/201307:00:00
Khách
Cam dong!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến