Hôm nay,  

Tiễn Đưa Con Vào Trường

16/09/201300:00:00(Xem: 54947)
Tác giả: Nguyễn Hoài Bắc
Bài số 4011-14-29411vb2091713


Tác giả lần đầu dự viết về nước Mỹ. Tác giả ghi chú về bài viết đầu tiên của ông như sau: “Nhân dịp tiễn đưa con vào trường, về nhà thấy trống vắng nên có chút tâm tình muốn chia xẻ...” Tựa đề được đặt theo nội dung, nhân mùa học mới vừa khai giảng. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Rồi ngày này đã đến…

Mười bẩy năm từ ngày con sinh ra chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ “bị” xa con như cảm giác ngày hôm qua!

Những lần con xa nhà theo bạn đi trại họp bạn Hướng Đạo, đi Nicaragua theo trường đến 3 tuần lễ nhưng khi tiễn con vẫn biết chắc sau đó con sẽ trở về nhà. Từ tháng tư năm nay khi biết con sẽ đi học xa nhà, tuy chỉ cách hơn 2 tiếng lái xe, vẫn cảm thấy đó là chuyện bình thường, chính con cũng vậy và nó rất phấn khởi khi nghĩ đến cuộc sống mới, tự do hơn với cuộc sống hiện tại cùng ông bố “khó tính”…

Lúc nhỏ con rất ngoan, hiền, dễ thương... nhiều lúc làm cho mình nhức đầu vì chỉ có một mình nên luôn bám theo bố kể đủ thứ chuyện từ chuyện chơi, chuyện học đến chuyện bạn bè. Qua tuổi “teen” bắt đầu hơi ít nói hơn, hỏi gì trả lời cái đó chứ không còn theo bố như xưa. Càng lớn càng tách xa bố, chuyện gì thích nghe thì nghe, không thích thì cứ ngồi đó “mơ chuyện trên mây”… nhiều lúc làm cho mình bực mình vì nói mỏi miệng mà nó chẳng trả lời trả vốn gì cả!

Lớn thêm chút nữa thì “mê” bạn hơn nghe lời bố, bắt đầu có những suy nghĩ trái ngược và “bắt” bố phải đồng ý với mình, chuyện này chắc bị di truyền, sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình… làm cho cha con nhiều lúc căng thẳng không nói chuyện với nhau cả tuần. Cuối cùng bố thua phải “xin lỗi” con cho êm nhà êm cửa.

Cách đây 3 tháng, từ khi có bằng lái xe, bắt đầu đi chơi khuya nhiều lúc đến 1, 2 giờ sang mới về, hỏi thì nói bố có thể xài iphone để biết con ở đâu nên con không cần “thông báo” cho bố, nghe xong muốn “đá” nó vài cái cho đỡ tức cái công mình thức khuya chờ đợi….

Còn một tuần lễ ở nhà, đi chơi về khuya hơn… sáng ngủ dậy trễ để tránh mặt bố, chiều đi làm về thì con đã ra khỏi nhà… Cha con không còn gặp nhau nhiều nữa… muốn la cũng chẳng được vì gọi phone không trả lời, text thì sau 10, 15 phút mới text lại làm mình cũng tắt đài luôn…


image002_resized
Nhìn con vào UC Merced.

Chiều thứ sáu hai cha con lái xe đi cắm trại lần cuối để con chia tay với các trưởng và các bạn, con vừa lái xe vừa nói chuyện tào lao để mình không có dịp xài xể nó vì biết phải ngồi chung xe 2 tiếng đồng hồ, bố sẽ có dịp “khui” lại chuyện cũ để xài xể nó…

Tối thứ bẩy trên đường rời đất trại về, con nhường tay lái cho bố và tự nhiên thấy ngồi im lặng, không mở nhạc lớn tiếng hay lăn ra ngủ như mọi khi. Về đến nhà là lên phòng đóng cửa ngay.

Sáng chủ nhật cả nhà cùng lên UC Merced. Trên đường đi con nói chuyện nhiều và vui vẻ hơn. Đến nơi, con tự lo lắng mọi việc, từ chuyện ký giấy tờ nhận phòng, chìa khóa và sắp xếp chỗ ở mới của mình.

Thấy con trưởng thành chững chạc khác hẳn lúc ở nhà, vừa mừng vừa buồn vì thấy mình bắt đầu phải lùi bước lại cho con tự lo lắng, mình không còn sát cánh con trong mọi chuyện như trước nữa…

Thời gian trôi qua nhanh, đến giờ chia tay, thấy con bịn rịn cũng buồn! Lúc ở nhà, bàn trước với con là tuần lễ Labor Day sẽ lên thăm thì bị “từ chối” thẳng thừng. Nay con nhắc nhở và “cho phép” bố mẹ lên thăm nên mừng quá, lúc con ôm hôn để bước vào dorm còn quay lại nhắc bố mẹ về sớm kẻo trời tối! Lần đầu thấy con lo lắng cho bố mẹ nên cũng thấy nao nao.

Mọi đêm trước khi đi ngủ thường tắt điện thoại cho yên giấc nhưng đêm qua đã phá lệ: ôm phone ngủ thay vì ôm vợ! Thật may mắn vì con cũng không ngủ được và 2 cha con đã chat với nhau đến 2 giờ sáng, toàn những lời lẽ dễ thương chăm sóc lẫn nhau, không một lời trách móc… Sáng nay vào hang cũng nhận được lời chào hỏi của con…

Ngày này đã đến, và con sẽ tiếp tục tung cánh bay đi theo tương lai của con, con sẽ có gia đình riêng của con, con sẽ có cuộc sống mới của con, mình chỉ còn là bóng cây bên đường hy vọng sẽ che chở, giúp đỡ được cho con những khi con cần đến, sẽ giúp ý kiến cho con chứ không còn quyền ép buộc con phải theo ý mình nữa… Con đã xa nhà tuy mới 17 tuổi, tuổi mà ngày xưa mình vẫn còn trong sự che chở lo lắng của ông bà nội, tuổi mà mình vẫn còn ngây thơ hơn con bây giờ…

Nguyễn Hoài Bắc

Ý kiến bạn đọc
13/05/201719:44:47
Khách
Cám ơn Anh Nguyễn Hoài Bắc. Những gì Anh viết ra "quen quen" với em làm sao ấy! Chúc gia đình Anh Chị trọn vẹn vui tươi và hạnh phúc.
22/09/201307:00:00
Khách
Cam dong!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,184,200
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”