Hôm nay,  

Hãng Tiện

12/09/201300:00:00(Xem: 68537)
Tác giả: Võ Đình Tuyết
Bài số 4008-14-29408vb5091213


Võ Đình Tuyết lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, do một tác giả VVNM quen biết giối thiệu và giúo chuyển bài đầu tiên. Bài viết được ghi “Câu chuyện viết năm 2002 trong một hãng tiện.” Mong tác giả tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

* * *

Buổi sáng thứ hai, ông già Hung Gia Lợi nhìn tôi cười: "Ê nhóc! Hồi hôm, mày có làm cái nào không?" Tôi đưa hai ngón tay lên, ông quát: "Shit! Tao không tin!" Tôi hỏi lại: "Còn ông ?" " Con bạn gái tao có kinh!" Ông già người Đức đứng bên cạnh vuột miệng: "Xạo! Bạn gái nó gần 60 làm gì còn kinh kiết!" Ông già Hung Gia Lợi nheo mắt nhìn tôi nói: "Thằng Ralph nó ganh tị với tao! Mày nhìn cái bụng to quá khổ của nó là biết nó chẳng làm ăn gì được!" Ralph phản ứng: "F... you Mike!" Đứng gần bên, ông già người Ý nhảy vô cuộc chiến cười hì hì nói: "Mấy con girls frend của tụi mầy cho không tao cũng không thèm! "Hai ông kia đồng thanh" "F... you Tony!"

Những mẩu đối thoại vui trên trong hãng tiện tôi làm đều có thật, trong đời sống hằng ngày bình thường, bình an, của gã đi làm đem tiền về nuôi vợ con. Tôi biết rằng tôi sẽ buồn biết mấy khi những lão già dễ thương đó về hưu...

Có nhiều người Việt Nam làm trong hãng tiện nầy. Đủ thành phần: từ những người ra đi năm 75, những trẻ con lai, mấy ông HO, thậm chí có đứa từng đi bộ đội cộng sản, nó nói: "Cháu tới tuổi phải đi nghĩa vụ, đưa qua Miên, may được về, sợ quá, vượt biên... tị nạn chính trí!" Thằng Dũng lai Mỹ, tóc vàng, mắt xanh đẹp trai, nhưng suốt đời chưa biết trường lớp là thế naò? Tôi hỏi: "Trước khi qua đây Dũng có đi học gì không?" Nó cười vui đáp: "Chăn trâu, chăn trâu mà chú, học hành gì!" "Vậy mẹ cháu đâu?" " Thôi chú ơi! Bà già lo kiếm cơm không đủ ăn, ở đó mà học hiếc gì". Nụ cười rạng rỡ, chàng ta say sưa kể lại những ngày đói rách: "Chăn trâu vui lắm chú! Có con trâu không phải ai cũng cởi nó được đâu, như con trâu của cháu, thằng nào tơ lơ mơ lại gần là nó chém bỏ mẹ!"

Khi Dũng nói về chăn trâu, đôi mắt xanh của nó sáng lên, nó hãnh diện về lối leo lên lưng trâu, bằng cách bắt trâu quì xuống leo lên bằng đầu, chân dẫm lên sừng, ngạo nghễ như vua đồng cỏ. "Mà chú biết không?"... dân trong làng ghét đám chăn trâu lắm! nhất là tụi con lai như cháu!, sau khi thả trâu đi ăn là... tụi cháu thế nào cũng đi ăn trộm: nào ổi, nào xoài, gà vịt, đào khoai lang lấy rơm nướng, ăn xong... chia phe đánh lộn, ôi thôi, nhiều chuyện vui thấy má!"

Mái tóc vàng, mắt xanh, khuôn mặt thanh tú của thằng Mỹ con lai đang hào hùng nói về những ngày cơ cực đã qua, bình thản, lòng không oán hận. "Mà chú biết không? Vừa rồi cháu về Việt Nam thằng công an phường hỏi xách mé con: "Cỡ mày, qua Mỹ làm gì?"Cháu trả lời: "Tao qua Mỹ chăn bò bằng máy bay, làm hắn tức sặc gạch".

Ông HO ngồi hút thuốc. Buổi trưa trời ấm tôi thường cùng một số đông anh em ra ngoài sân cỏ có bóng cây ngồi ăn cho mát. Buổi nào buổi nấy nổ rang những chuyện. Thằng Xem lai Mỹ hỏi thằng Dũng. "Dũng! đố mầy chứ chó ở Việt Nam sướng hay chó Mỹ sướng?" Thế là chuyện con chó như bắp rang. Ông HO ngồi im nhìn lũ trẻ nô đùa cãi cọ vang trời. Thằng Quốc bộ đội nói: "Chó Mỹ sướng, nào ăn sướng, được chủ ẩm bồng sướng, nâng như trứng, hứng như hứng bông, được hun, được nựng, được tắm xà bông thơm, được xỉa răng!" Thế là phần phụ họa ầm ỉ của nhiều giọng hát bè có dở có hay. Thằng Xem to con như đô vật nói: "Tụi mầy im đi, phải hỏi mấy ông chú ở đây" Nó quay sang tôi "Còn chú Đình thì sao?" Tôi chỉ qua ông HO "Hỏi bác Xuân đi" Tụi trẻ xúm qua anh Xuân. Ông HO thong thả làm một quả thuốc phun khói nói: "Chó ở Việt Nam sướng hơn nhiều. Chó ở Mỹ sướng thế... chó nào được! Chó ở Việt Nam tuy đời ngắn nhưng mới đúng cuộc đời chó. Này nhé! Xóm nào có chó ấy, chó xóm khác qua là đi đời. Mấy anh chị chó sáng trưa thường lê let ở nhà chờ chủ cho ăn, mặt mày hiền hậu, không bao giờ có giây nhợ lung tung quấn đầu quấn cổ khi ra ngoài đường như chó bên nầy, lâu lâu lết lại chủ mừng quắt đuôi, nhưng, có khi cũng ăn một đá la oăng oẳng, rồi lại quắt đuôi chẳng hờn giận gì. Nhưng buổi chiều thì lại khác, khi làm một bụng cơm thừa, cá cặn, hầm bà lằng xáng cấu, là anh chị chó tà tà ra khỏi nhà đi chơi phây phả ngoài đường. Đó là chưa kể những thực phẩm phụ trội khoái khẩu trong bụng người thải ra. Nhất là mấy anh chó, hùng dũng chạy đi tìm mấy em người tình, nếu em nào thích thì mắc lẹo chơi cho vui, có khi người thấy lại cho thêm một đá, rứt ra kêu oăng oẳng, rồi đâu vào đấy. Cái vụ đó thì chó Mỹ thèm nhỏ giãi, vì chó Mỹ phần đông là hoạn quan.

"Hoạn quan là gì chú?" Thằng Dương họ Bùi hỏi. "Thì là thiến." Tới đó chuông reo, kết thúc buổi ăn trưa. Và lúc nào ông HO cũng là người đứng bật dậy vào trước. Hình như những ngày tù xưa vẫn theo ông vào những tiếng chuông, tiếng keg trong tâm chẳng hề phai...

Hạnh phúc hay đau khổ ở đâu thì vẫn có, chẳng phải nước giàu hay xứ nghèo. Nước mắt hay nụ cười đôi khi cùng một nghĩa như nhau. Tôi chỉ ước ao viết lên được những truyện ngắn tầm thường, mang tính sự thật tôi nhìn thấy trong đời sống chung quanh và một lời tặng cho những nhân vật trong truyện.

Hãng tiện mang tên B&G ở quận Hatfield bang Pennsylvania làm đủ thứ loại: người giỏi thì chạy máy tối tân điện tử, còn người dở thì làm hầm bà lằng hay bị sai vặt; nói chung tất cả đều đủ ăn. Mùa hè hãng không có máy lạnh, người nào người nấy mồ hôi nhiểu nhão ướt từ trong ra ngoài, mắt mày hốc hác thấy rõ. Mùa đông thì lạnh, hôm nào có bão tuyết thì trào máu họng, nội phải bỏ cả tiếng để cào tuyết mới lấy xe ra được và phải cả tiếng mới về đến nhà dù hãng gần. Nhưng nhìn về quê nhà vẫn thấy mình may mắn.

Thằng Dũng lại hỏi tôi:

"Chú Đình, chiều đi Phila đấm bóp, ok"

"Thôi ông nội!"

"Thứ sáu mà chú! hay đi coi mấy con ghệ nhảy sexy?!"

"Tha cho tui đi ông!"

"Nói chơi chứ biết chú sức nấy mà dám đi"


Thằng Hoàng lai tâm sự: "Sau năm 75 cháu mười tuổi, từ trại mồ côi đi ra ở đợ cho người ta, khổ như con chó, sau biết được Mỹ vớt, ai cũng muốn cháu làm con nuôi. Người ta săn đón đổ xô đi tìm những con lai như cháu. Người ta mua bán tụi cháu. Ở Phi Líp Bin có những chuyện tày trời như: đè bậy chi em mình hảm hiếp, nhưng thật ra anh chị em là trong hồ sơ mà thôi!"

Tôi nhìn thấy không có một hận thù trên môi mắt cháu, tôi cười đồng cảm và im lặng.

Năm vừa rồi cái vụ 9-11 xãy ra, sau đó có một số anh em bị cho nghĩ việc. Cuộc chia tay buồn buồn. Nhưng dầu sao ở Mỹ mọi người đều có cơ hội làm lại những gì đã mất. Tôi may mắn làm lâu được giữ lại. Tôi suy nghĩ về một hành trình cách đây đã lâu: Mùa Xuân năm 1975. Sự tàn tệ của một loài người, xua đuổi một loài người khác ra đi. Những loài người ở lại nhân danh vô sản nhưng chẳng đêm lại lợi lộc gì cho đất nước, nếu không nói là tồi tệ gấp ngàn lần hơn xưa. Chính những người ra đi đã cứu những người nhân danh vô sản ở lại, nhưng rồi họ vẫn tiếp tục hành hạ đồng bào của chính mình.

Những mảnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.

Võ Đình Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,290,508
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến