Hôm nay,  

Thay Cho Lời Cám Ơn

11/09/201300:00:00(Xem: 77497)
Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 4007-14-29407vb4091113


Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thi đậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển, định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Virginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon. Bài viết mới của Nguyên Phương kể về một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh và chỉ dẫn các học viên tự chữa bệnh.

* * *

Từ ngàn xưa các cụ vẫn nói “ghét của nào trời trao của ấy” quả thật đã không sai đối với tôi.

Từ thuở bé tôi đã ghét cay ghét đắng khi bị bắt uống thuốc, lúc vào trường dược lại được nghe thầy T “tâm sự” thầy không thích uống thuốc, tôi mới thấy là mình đã không phải là người duy nhất. Lý do thì thay đổi theo thời gian, lúc bé vì sợ thuốc đắng nhưng khi lớn thì sợ những phản ứng phụ.

Một lần khi còn trẻ tôi thấy một anh đồng nghiệp mang ra một “nắm thuốc” để uống sau khi dùng bữa ăn trưa, anh nhìn tôi và cười cười:

- Tôi chỉ bị một bệnh cao máu thôi nhưng phải dùng một nắm thuốc như thế này, vì thuốc trị cao máu thì lại kèm theo thuốc trị những phản ứng phụ ….

Thời gian trôi qua, ngày nay khi chữ nghĩa đã trả thầy, bút nghiên đã gác lại, tuổi đời đã đủ cho cuộc sống tiếp nối những ngày tháng thong dong, tôi vẫn nhớ lời thầy nói nhưng dù ghét tôi cũng đã phải dùng một “nắm thuốc”, tuy không bị ba cao, một thấp (cao máu, cao mỡ, cao đường và thấp khớp), là những bệnh thông thường của những người tuổi không còn trẻ nữa, tôi cũng có bệnh lai rai và ngoài ra cũng phải dùng thêm thuốc bổ máu, bổ xương, bổ mắt ….

Đúng là “hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai tôi sẽ hiểu về bạn”. Tôi có một chị bạn khá thân, chị cũng sợ dùng thuốc, sợ những phản ứng phụ của thuốc, nhưng chị chỉ sợ dùng thuốc tây, chị thường dùng thuốc thiên nhiên, đi chơi với chị thế nào chị cũng ghé những tiệm GNC, vitamins … và khi ra khỏi tiệm trên tay chị luôn luôn có một gói trong đựng lỉnh kỉnh vài lọ thuốc. Cũng có những điểm hay khi chị chỉ toàn dùng nghệ, quế, gừng, tỏi, nấm linh chi… chị không dùng một nắm thuốc tây nhưng là một nắm thuốc thiên nhiên. Chúng tôi cùng sợ thuốc nhưng mỗi người có một hướng đi khác nhau về cách tránh dùng thuốc.

Hình như tôi vẫn có một niềm đam mê trong những môn học cổ truyền về ngành y. Tôi chẳng có một ước vọng nào để trở thành lương y hay thầy thuốc, tôi chỉ muốn tìm cho mình một phương cách càng ít dùng thuốc càng tốt, dù biết rằng bốn cửa ải mà ai cũng sẽ phải qua: sanh, lão, bệnh, tử.

Từ những ngày đầu dọn về thủ đô của người Việt tỵ nạn, tôi đã cố công tìm kiếm lớp học về nhân điện, xem báo, hỏi thăm tin tức, dò tìm trên internet nhưng không tìm thấy.

Một ngày nọ người bạn cho tin tức về diện chẩn trị liệu pháp, một phương pháp chữa bịnh mới, chỉ cần thoa bóp những huyệt ở trên mặt, khoảng năm trăm huyệt, chính bạn đã tự chữa khỏi bệnh thấp khớp và chính bạn biết một vài người đã được chữa khỏi bệnh. Tôi không hoàn toàn tin rằng có một phương pháp nào có thể chữa được những bệnh nan y nhưng tôi vẫn thích tìm hiểu và học hỏi.

Người sáng lập ra phương pháp chữa bệnh này là thầy Bùi Quốc Châu, thầy có tâm nguyện là muốn mỗi người sẽ là một vị thầy thuốc chữa bệnh cho chính mình, thấy hay hay tôi tìm kiếm trên google và đọc những bài viết, những sổ tay diện chẩn, xem những youtube… càng đọc tôi càng say mê và ao ước tìm được thầy để học thêm, tôi vẫn tiếc vì có một lần thầy Châu đã qua California và đã mở một khóa dậy.

Tìm thầy Châu không được tôi cố tìm đệ tử của thầy may thay trong một lần đi tập tài chi ông nhà tôi đã tìm ra được một số phone 714.319.4193 để liên lạc và biết thêm chi tiết. Một ngày đẹp trời chúng tôi tìm đến hỏi thăm thì được biết lớp học về diện chẩn và bấm huyệt được hướng dẫn bởi thầy Lý Phước Lộc khóa hai mới bắt đầu được một tuần. Đây là một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh từ thiện, và thầy Lộc đã được mời đến để hướng dẫn một khóa học

Tuy không tìm được những ông thầy nổi tiếng mà tôi xem được trên internet, đa số là còn ở Việt Nam, tôi cũng cứ ghi tên học.

Đến thứ bẩy cắp sách đến “trường”, trường nằm lọt trong một khu nhiều phòng mạch nha sĩ, bác sĩ, và thiền đường. Đó là trung tâm “trường sinh học điển quang” một trung tâm thiện nguyện chữa bệnh miễn phí

Thầy Lộc vào lớp và bắt đầu ngay việc giảng dậy.

Lớp học thật ấm cúng, số học viên có lẽ đủ cho thầy hứng khởi giảng bài. Tôi không tham dự buổi học đầu tiên nên tôi không được nghe lời giới thiệu về thầy, tuy nhiên tôi được biết thầy giảng bài tùy hứng nên mỗi học viên đến học là tùy duyên để được nghe thầy truyền đạt những gì thầy thâu thập được.

Theo chương trình, buổi sáng thầy giảng phần lý thuyết và buổi chiều vừa chữa bệnh vừa giải thích lý do đưa đến quyết định chữa trị.

Môn học của thầy bắt nguồn từ diện chẩn trị liệu pháp của thầy Bùi Quốc Châu, nhưng thầy Lộc không dùng dụng cụ mà chỉ dùng hai bàn tay, thêm vào đó thầy Lộc không chỉ dùng những huyệt trên mặt mà thầy còn liên hệ với những huyệt trên tay, chân để tìm ra đúng huyệt mà chữa bệnh. Nguyên tắc của thầy là tìm kiếm những sinh huyệt đã gây bệnh rồi chà sát mạnh vào vùng đó để làm khai thông những kinh mạch đã bị bế tắc. Theo thầy thì học viên phải thêm vào phần suy luận của mình và tìm ra đúng huyệt để xoa bóp thì mới có kết quả tốt.

Qua vài buổi học tôi cũng chưa thâu thập và nhớ được bao nhiêu nhưng kết quả chữa bệnh của thầy thì thật tài tình, tận mắt tôi nhìn thấy thầy chữa bệnh và thấy được nét vui mừng của bệnh nhân đã được chữa bệnh.

Một chị quá xúc động lên cảm tạ thầy đã chữa cho chị khỏi bệnh migraine headache, một bệnh đã lâu năm, bây giờ nhờ thầy giúp chị không còn nhức đầu nữa.

Một anh bị tai biến mạch máu não, cánh tay trái chỉ dơ được ngang tầm dưới vai và mặt cũng hơi nhăn nhó mỗi khi đưa tay lên, thầy tìm huyệt và bấm huyệt, mỗi cái bấm anh nhăn mặt để dằn cơn đau xuống, thầy xoa bóp xong, anh dơ thẳng được cánh tay qua khỏi đầu, quá cảm động anh khóc. Tưởng cánh tay anh đã không còn hy vọng dơ lên được.

Mỗi bệnh nhân có một bệnh lý khác nhau nên thầy cho những lời giải thích khác nhau.

Tôi có một chị bạn bị tai biến mạch máu não đã sáu năm, chị đã đi lại được với cây gậy, tay đã dơ lên được duy có bàn tay phải các ngón tay cứ co cứng lại không duỗi ra được dù đã dùng tay trái kéo ra. Sau buổi học tôi đã phone cho chị và chỉ cho chị những lời thầy đã giảng cho trường hợp bị tai biến mà tay co cứng lại, chị đã làm theo. Sáng hôm sau chị gọi cho tôi, chị nói chị mừng phát khóc vì các ngón tay phải khi kéo ra đã chịu nằm yên và bàn tay đã mềm ra... Thật là một buổi học tuyệt vời nhờ đó mà chị bạn tôi đã nhìn thấy một sự tiến triển mà chị đã trông chờ cả sáu năm qua.

Bản thân tôi, cũng đã tự chữa được những bệnh lặt vặt, một lần quỳ lạy Phật nhiều hơn bình thường, cái đầu gối phát đau, tôi lần mò được huyệt ở trên trán, day day trán và đầu gối bớt đau.

Một cậu mười chin tuổi, tham dự khóa học từ buổi đầu và không buổi nào vắng mặt, lần đầu cậu đưa bà ngoại đi chữa bệnh, rồi bà ngoại bệnh tình giảm bớt đã không lại nữa nhưng hai chị em cậu vẫn tiếp tục đến. Cậu nói cậu đã lấy những kinh nghiệm học hỏi của mình để chữa bệnh cho mẹ cậu ở Việt Nam qua webcam và mẹ cậu cũng hơi bớt bệnh, cậu tự nhún mình có lẽ tại cậu chỉ không đúng.

Nghe như mình tưởng tượng, nghe như phản khoa học nhưng thật sự với tôi tôi đã thấy có một sự liên hệ, có thấy thuyên giảm. Nhiều bạn tôi đã cười tôi và cho là tôi tưởng tượng, nhưng rồi những kết quả trước mắt cũng phải tin. Tôi nghĩ rằng những bệnh liên quan đến gân cốt thì có lẽ phải nói đây là một lối chữa bệnh tuyệt vời.

Thầy là một cư sĩ Phật giáo nên trong cách chữa bệnh thầy đã đặt hết cả tâm huyết vào việc chữa trị, thầy cũng nói thêm về phương pháp lạy Phật có những cái hay và ý nghĩa của nó trong từng thế, những cử động nhẹ nhàng những bắp thịt trên toàn thân được vận động, khi cúi đầu đảnh lễ năm điểm trên cơ thể (đầu, hai tay và hai chân) đều chạm đất, để học cái hạnh của đất, mặc cho mọi sự phỉ nhổ chà đạp đất vẫn mỉm cười, ngửa tay ra để tiếp nhận ánh sáng của mặt trời, nắm tay để thu lại và buông ra để buông xả, bố thí. Nên lạy Phật cũng là một phương pháp vừa có tính cách tâm linh vừa là một môn thể thao để có thể chữa được nhiều bệnh. Những lời giảng dậy của thầy luôn luôn bàng bạc những triết lý của đạo Phật.

Với thầy Lộc, thầy thích dậy học hơn là chữa bệnh vì theo thầy chữa bệnh thì chỉ chữa được cho từng người nhưng thầy muốn phổ biến, thầy muốn truyền bá những gì thầy đã kinh nghiệm và thực chứng được để mỗi người đến nghe thầy đều có thể trở thành một người thầy thuốc ít nhất là tự chữa được cho mình và nếu có cơ duyên thì còn có thể chữa được thêm cho người khác, và để bản thân không phải đến thăm bác sĩ thường xuyên khi nhức đầu sổ mũi, khi đau vai, nhức chân …

Với tôi, thuốc Tylenol lúc nào cũng phải có trong nhà phòng khi cần đến nhưng chỉ để đó và đến ngày hết hạn thì lại mua lọ khác thay vào.

Thầy tiếp, thầy muốn trả ơn nước Mỹ, người Mỹ đã cưu mang thầy, hiện nay tình hình kinh tế của Mỹ cũng đang khó khăn và gánh nặng thêm với một số những người đang phải hưởng sự trợ giúp y tế miễn phí. Sự đóng góp của thầy sẽ chỉ là những hạt cát trong sa mạc nhưng có lẽ cũng phần nào giảm bớt được chút ít chi phí về y tế.

Lời tâm sự của thầy đã làm tôi thật cảm động và thật sự kính mến thầy, kính mến tấm lòng của thầy.

Thay cho lời cám ơn thầy tôi viết đoản văn này để gửi đến những ai có lòng tha thiết muốn chữa bệnh ít nhất là cho bản thân mình, cho người thân của mình, và nhất là muốn cho số “nắm thuốc” trong tay mình không tăng thêm mà có thể còn …. giảm bớt.

Nguyên Phương

Ý kiến bạn đọc
31/10/201307:00:00
Khách
Đúng là lương y nơi cưả Phật,giúp đời với tấm lòng Bồ tát.Hy vọng nhờ đọc bài này mọi người sẽ biết thêm về một cư sĩ hành y giúp đời.Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,617,258
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến