Hôm nay,  

Thối Về Ngoại

03/07/201300:00:00(Xem: 199282)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sinh năm 1953, định cư ở San Jose năm 1999, với ba con theo diện O.D.P., Tường Vân cho biết “Là độc giả lâu năm của Việt Báo, tôi rất yêu thích và có đủ những tuyển tập "Viết Về Nước My." Bài viết đầu tiên của bà là “Thi Hoa Hậu Cơ Đốc”. Tiếp theo là bài “Nơi Ở Cuối Đời” kể về những ngày cuối của nữ sĩ Trùng Quang. Sau đây là bài viết mới nhất.

Lúc đi định cư ở My, Nga mới 12 tuổi, Nghi 16. Cậu bé tặng cô bạn thời thơ ấu của mình một cây viết máy mới tinh căn dặn:

- Qua tới Mỹ nhớ viết thư cho anh nghe Nga!

Con bé cười khoe hai cái răng khểnh:

- Dạ, tới bển em sẽ viết liền hà.

Khi rời máy bay bước xuống, cô bé 12 tuổi thấy choáng ngợp vì cảnh phi trường San Francisco và nước Mỹ vĩ đại, nhưng rồi tất cả cũng quen dần.

Mấy mẹ con định cư tại miền Bắc Cali, cứ ba năm một lần, lại về thăm thân nhân tại Việt nam nên Nga và Nghi lại có cơ hội gặp nhau trong những kỳ đi trại Hè của Thanh thiếu niên có khi ở ngay Vũng tàu có khi ở miền Tây.

Đôi trẻ lớn dần theo năm tháng. Cây viết Nghi cho ngày ra đi đã hết mực từ lâu nhưng dần được thay bằng máy vi tính. Tới hồi thấy “khả nghi”, Má phải nói nhỏ với cậu út:

- Con điều tra coi chị Nga bồ với đứa nào mà sao thấy nó ngày nào cũng lên mạng, mấy cái hình trái tim văng tùm lum vậy cà?

Lúc này Nga đã 20. Hai chị em vừa học chung trường De Anza vừa làm part time ở phòng mạch bác sĩ chữa mắt. Vài ngày sau cậu út to nhỏ với Má:

- Cái mặt tên này nhỏ xíu bằng. . . con thôi Má ơi!

Sau đó thì Nga cũng thành thật khai báo:

- Anh Nghi chứ ai đâu má, tụi con quyết định “tìm hiểu” nhau.

Bà Mẹ yên tâm nghĩ tụi nó ở xa, không có cơ hội gặp gỡ ... coi như có thời gian để học.

Hai năm sau Mẹ của Nghi gọi điện thoại qua Mỹ cho Má của Nga, xin cưới Nga cho Nghi. Thế là hai bà mẹ vốn đã là bạn gần hai chục năm qua đồng ý kết tình thông gia. Mẹ Nghi nói:

- Chị à, ngày xưa em nhận Nga làm con tinh thần nay cháu lại trở thành dâu hứa em mừng lắm.

Họ hàng hai gia đình đều vui mừng, Ba mẹ con khăn gói quà cáp về Việt nam. Tụi nhỏ đổi tới đổi lui thế nào mà ngày cưới lại đúng vào cái ngày cách đây mười năm cô dâu rời quê hương theo mẹ đến xứ cờ hoa lập nghiệp. Đám cưới được tổ chức ở nhà hàng ngay bờ biển tràn ngập hoa trắng tươi từ trên xuống dưới làm ai nấy đều trầm trồ đám cưới này “sao mà giống của Việt kiều qua”. Ông chủ nhà hàng cười toe “Thì cô dâu là Việt kiều Mỹ mà lị.”


Điều đặc biệt làm mọi người tấm tắc là hai bà mẹ độc thân nuôi con ăn học và cưới gả con cho nhau!

“Coi kìa, cô dâu chú rể trẻ măng. Mà hai bà mẹ cũng xinh đẹp trẻ trung quá chừng! Người hướng dẫn chương trình giới thiệu “cô dâu chú rể hôm nay là hai đứa bé ngày xưa đã hát bài khi xưa ta bé ta chơi...” làm cả khán phòng cười thích thú.

Sau 3 năm rưỡi tạm rời xứ Mỹ về Việt Nam làm vợ làm dâu và làm mẹ một bé trai 8 tháng, mỗi lần đưa con đi chích ngừa cả nhà lại lo nơm nớp, không biết thằng bé có lòi bệnh gì ra nữa không?

Sau nhiều lần bàn bạc với mẹ chồng và chồng và cả nhà “nhất trí” là tình hình “lưỡi bò táp cả biển Đông” kiểu này, khó tránh chuyện diễn lại cảnh “ngàn năm Bắc thuộc.” Kết quả là Nga bế con về ngoại đang ở bên... Mỹ.

Gia đình chồng đưa tiễn hai mẹ con ra phi trường Tân sơn nhất trong một khung cảnh biệt ly của “đường bay não nùng” ai cũng buồn bã. Anh chồng bịn rịn với cô vợ trẻ với đứa con trai đầu lòng xinh xắn, ba nội trẻ với cô ba xì tin lưu luyến bên cháu như không muốn rời! Chỉ có bé là cười tươi nhất mà thôi. Bố trẻ thì thầm với con trai:

- Ba mới gặp con có 8 tháng thôi hà, giờ phải chờ thêm cả năm nữa mới gặp lại con, lâu quá chời luôn...

Cô vợ trẻ an ủi:

- Chừng sáu tháng thôi anh ạ, mình có con nhỏ thì Mỹ cho đi lẹ hơn.

Ngồi trên máy bay Nga ngắm nhìn con trai bé bỏng của mình đang ngủ ngon trong cái nôi nhỏ gắn phía trước tự hỏi không biết sẽ làm công việc gì để có tiền nuôi con trong thời gian chờ chồng qua sau theo diện vợ bảo lãnh.

Cũng may là đúng như dự tính, bước đầu hai mẹ con có chỗ ở chung với bà ngoại. Đúng lúc bà cũng đang rảnh rỗi vì... thất nghiệp, nên sẽ giúp chăm sóc thằng bé.

Đón bai mẹ con, bà ngoại kể là nhiều người quen biết chuyện Nga bồng con nhỏ trở lại Mỹ có nhắc lại câu “tấn về nội, thối về ngoại.”

Nga nói với Má:

- Thối về ngoại ở đây lại là bắt đầu tấn tới ở một đất nước tự do nhiều cơ hội. Con yên tâm khi thằng bé sẽ lớn khôn trên xứ xở này.

Bà ngoại bồng thằng bé, cười vui:

- Ừ, để cháu ngoại của má còn làm phó tổng thống nước Mỹ chứ!

Deborah Tường Vân

Ý kiến bạn đọc
03/07/201315:41:56
Khách
Thực tế đi. Làm gì dân Á đông làm tổng thống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 868,802,360
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Ngày cuối năm Tỵ, đón giao thừa Tác giả định cư tại vùng Seattle, tiểu bang Washington từ năm 1975, đã hồi hưu hơn mười năm qua. Ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013 với bài viết đầu tiên và cũng là bài duy nhất trong năm, kể về một gia đình có ba tôn giáo lớn của thế giới kết hợp:
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2006, với bút hiệu PNT, PnT và từng nhận một giải thưởng đặc biệt. Sau mấy năm bặt tin, ông viết lại với bút hiệu mới là Phạm Ngọc. Bài gần đây là “Cái Giá Của Tự Do.” Bài mới trước thềm Tết Giáp Ngọ là tự sự của tác giả, người tuổi Nhâm Ngọ, sinh năm 1942.
Nhạc sĩ Cung Tiến