Hôm nay,  

Cảnh Giác Trước Những Trò Gạt Gẫm

21/06/201300:00:00(Xem: 275451)
viet-ve-nuoc-my_190x135Mai Hồng Thu tức Donna Nguyễn là tác giả có tên trong danh sách chung kết Viết Về Nước Mỹ 2013. Định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1985, tác giả là cư dân miền Bắc California và đã tham dự giải thưởng Việt Báo từ 2008. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ. Sau đây là bài mới của cô.

Chuyện kể dùm người quen, chủ nhân một tiệm Nail, sau khi tôi giúp họ tìm cách sửa máy vi tính:

Hôm qua tiệm đông khách, tôi phải chờ thợ làm xong mới đóng cửa tiệm nên về nhà hơi trễ hơn thường lệ. Vừa bước nào nhà, tôi đã thấy anh ngồi ở phòng khách, gương mặt rầu rĩ chậm rãi nói:

- Anh chờ em nãy giờ, em ngồi nghĩ mệt chút rồi anh nói cho nghe chuyện này.

Nhìn thấy cử chỉ của anh hơn lạ nên tôi thấy lo lo bèn hối:

- Thì em cũng hơi mệt như mọi ngày thôi, đâu có sao, chuyện gì quan trọng không anh, nói liền cho em nghe đi!

Anh bèn chậm rãi nói nhỏ:

- Anh không hiểu sao FBI nó block máy vi tính của mình rồi em ạ!

Tôi giựt mình lo âu hỏi:

- Chuyện gì vậy anh, sao tụi mình xui quá cỡ vậy nè! Tiệm mới bị phạt vô duyên vô cớ, giờ lại bị gì nữa vậy anh?

- Anh đang xài máy coi phim thì nó bị đóng lại hết rồi hiện lên mẫu nhắn tin là máy mình bị FBI khóa lại rồi, lý do là mình đã từng download cái gì đó trái với luật pháp. Nó kêu mình đi ra mấy tiệm như Walgreen, CVS, Kmart, RiteAid, 7Eleven đóng tiền phạt $200 để lấy cái code= mật mã về bỏ vào máy thì mới xài máy lại được và biết thêm chi tiết mình bị phạt vụ gì. Anh đang chờ em về để lấy tiền đi đóng nè. Nó còn nói có thể phải ra tòa, có khi ở tù nữa, anh lo quá em ạ!

Tôi và anh vốn trầm tính nhưng lần này tôi cũng phải giật mình la nhẹ, thắc mắc nghi ngờ:

- Mà anh đã download cái gì bậy không chứ?

- Anh vẫn coi phim mướn trả tiền đàng hoàng như thường ngày mà bà xã, hồi xưa anh hay download nhạc em cũng biết mà, nhưng cái website đó đã đóng cửa lâu rồi. Nhạc anh vẫn còn giữ trong máy, không lẽ họ đọc được nên bắt tội mình hả em?

Tôi biết ông xã tôi thật thà số một nhưng tự dưng tốn tiền kiểu này thật là không phục nên tôi bèn vớt vát:

- Hay mình xin ra tòa đòi giảm bớt tiền phạt được không anh?

- Anh mới gọi em họ hỏi, he cũng không biết vụ này em ơi, thôi đưa anh $200 đi đóng tiền lấy code (mật mã) bỏ vô lấy thêm chi tiết đi bà xã.

Tiếc tiền nên tôi tính kế trì hoãn, yếu ớt hỏi:

- Anh chờ em chút, để em đi hỏi lòng vòng thử coi nha.

- Nhanh lên bà xã, anh lo quá hà, tối rồi người ta gần đóng cửa tiệm rồi em.

Bụng đói như cào mà tôi cũng không thiết tha gì đến ăn tối nữa. Tôi cầm điện thoại gọi hết cho anh, chị, em, bạn bè nhưng mọi người cũng không có ai rành vụ này khiến chúng tôi càng lo sợ bị dính líu tới pháp luật, tù tội. Hai vợ chồng chúng tôi mở máy rồi tắt máy, nhìn cái message lên trên màn hình làm cho chúng tôi càng lo lắng hơn nên bèn tắt máy ngồi nhìn nhau, áy náy lo rầu. Bổng nhiên tôi chợt nhớ đến nhóm bạn quen trên mạng vừa mới nhóm họp gặp mặt Chủ Nhật tuần rồi. Tôi liền lấy điện thoại xài internet ra lên mạng than thở, cầu cứu với họ, hy vọng có người an ủi cho tụi tôi bớt lo. Khi tôi vừa mới nhắn tin thắc mắc xong, thì may thay tối thứ Bảy mà lại có nhiều bạn đã trả lời an ủi và phân tích vấn đề dùm tôi.

Các bạn ấy nhắn với tôi rằng sao câu chuyện tôi kể nghe không hợp lý chút nào. FBI đâu có rảnh mà đi khóa máy vi tính của người ta như vậy. Nếu mình có làm gì trái luật thì họ sẽ gởi giấy phạt đến nhà chứ không bắt mình đóng tiền phạt mà không nói rỏ chi tiết. Tất cả mọi người đều nghĩ là máy vi tính của nhà tôi đã bị dính virus=vi khuẩn độc nên đồng thanh kêu chúng tôi reformat= điều chỉnh máy lại để diệt virus, đừng nghe lời bọn scam lường gạt đóng tiền oan mạng lắm. Tôi nghe họ phân tích cũng có lý nhưng ông xã tôi vẫn chưa tin và nói:

- Nếu máy bị virus không phải do FBI gởi tin nhắn, vậy tại sao họ lại kêu tụi mình đi ra tiệm đóng phạt, không lẽ mấy tiệm lớn đó của Mỹ tiếp tay với bọn scam hả bà xã?

- Em đâu có biết đâu, họ nói vậy đó, để em hỏi kỹ lại nhe anh.

Tôi lấy điện thoại chụp lại cái warning của FBI rồi upload dán lên cho các bạn xem mà góp ý để chúng tôi phải làm gì. Ông xã tôi vẫn ngồi im đó kiên nhẫn chờ mà tỏ vẻ buồn rầu lo lắng lắm. Trong lòng tôi cũng bồn chồn sợ hãi không kém nhưng có những người bạn online đang kiếm cách giúp đỡ nên cũng bình tĩnh được hơn nhiều rồi. Sau khi nhìn thấy message đó thì các bạn càng khẳng định hơn cái message này là một cái scam gạt tiền gọi là "moneypack FBI virus" scam. Có bạn còn cho tôi luôn link đọc để tìm hiểu và có cách chỉ dẫn làm sao để remove loại virus này. Tiếng Anh của tôi 1 chữ bẻ đôi còn chưa hiểu nên tôi đành phải theo lời các bạn của mình mà giải thích lại cho ông xã hiểu mà thôi. Anh vẫn cứ khăng khăng nói:

- Anh không hiểu tại sao bị virus mà phải đi ra mấy tiệm lớn của Mỹ đóng phạt vậy, chắc không phải bị virus đâu em.

Nói hoài anh không chịu tin, tôi lại quay qua cầu cứu các Anh Chị Em online:

- Ông xã em nhát quá, sợ không đóng tiền phạt bị họ hù phải ra toà, phải ở tù nữa, giúp em với. Anh cứ thắc mắc tại sao các tiệm lớn của Mỹ tiếp tay với bọn scam gạt người ta được.

Anh Chị Em online bèn nhắn:

- Tụi nó kêu em ra ngoài tiệm mua Moneypak là mua Prepaid Cash Card, nó giống như là mua Gift Card, xài như Visa Gift Card, hay Debit Card, Credit Card với số mật mã thôi, chứ không phải là đóng tiền phạt đâu. Khi mình đưa cái mật mã cho nó, cũng y chang như là mình đưa tiền mặt cho nó qua mạng vậy đó. Tiệm Mỹ người ta bán các thẻ này để tiện lợi cho người tiêu dùng hay xài tiền mặt mà cần phải mua đồ trên mạng hay xử dụng để trả tiền theo dạng paypal cho người ở xa khỏi cần phải gởi money order mất vài ngày mới nhận được.

Tôi ngồi đọc từng chữ cách Anh Chị Em giải thích, thấy có lý nên cũng bớt lo. Vậy mà tôi nói mãi anh cũng không chịu tin. Tôi chán nãn ngồi sang một bên để anh ngồi đọc từng tin nhắn và kêu anh đọc kỹ cách website tiếng Mỹ nói về Moneypak virus rồi tính tiếp. Anh ngồi đó nghiến ngấu từng chữ từng chữ. Tôi len lén nhìn thì thấy gương mặt anh đã dần dần bớt căng thẳng và tỏ vẻ chăm chú đang tìm hiểu cái website Mỹ chỉ dẫn phải làm sao.

Sau đó anh kêu tôi mở máy tính lên rồi anh vừa đọc chỉ dẫn vừa làm theo...tỉ mỉ và cẩn thận từng bước, từng bước. Tôi không rành tiếng Anh nên chỉ ngồi kế bên âm thầm cầu trời cho anh sửa được máy, chúng tôi không bị kiện tụng, tốn tiền là tốt rồi.

Anh ngồi đó im lặng loay hoay một hồi rồi bỗng nhiên nhảy tưng lên ôm tôi xoay 1 vòng:

- Sửa được rồi bà xã, vậy là tụi mình thoát nạn rồi.

Á, mừng quá, chúng tôi nắm tay nhau nhảy tưng tưng, cục đá đè nặng trong lòng nãy giờ tan biến vào hư không, chúng tôi mừng quá cười lăn ra đất luôn. Nhớ tới các bạn online nên tôi bèn lên mạng nhắn tin liền :

- Máy của tụi em làm việc lại được rồi, cám ơn các Anh Chị Em thân thương, giờ em đi kiếm cơm ăn đây, đói lắm rồi. Chúc ngũ ngon.

Thiệt là hú hồn hú vía, chúng tôi xém bị gạt mất 200 bạc và bị tổn hại tinh thần vì bọn ác ôn nào đã sáng chế ra cái trò lừa láo lếu này. Trong rủi có may, ông chồng của tôi bây giờ hết còn cười nhạo việc tôi rãnh rổi leo lên mạng tán dóc trên trời dưới đất nữa rồi. Chơi online cũng có nhiều lợi ích lắm các bạn ạ.

Hết câu chuyện thứ nhất.

Sẵn đây, tôi xin kể thêm những câu chuyện có thật 100% để độc giả có thể cảnh giác khi gặp phải những trường hợp như thế này.

Chuyện 2: Cô An lên mạng đăng đấu giá bán 1 cái máy chụp hình cũ. Có một khách hàng rất sốt sắng trả giá cao và gởi tiền qua dạng Paypal mua hàng ngay lập tức Người này rất hào phóng bao luôn tiền shipping rất cao. Cô An thấy hơi lạ bèn đem sự việc hỏi lại bạn bè cho chắc ăn. Các bạn cô bèn nhắc cô nhìn lại địa chỉ người trả tiền và địa chỉ người nhận hàng có giống nhau không? Coi chừng hắn ăn cắp ngân khoản paypal của ai trả tiền cho mình rồi kêu mình gởi hàng cho hắn, và bảo đảm hắn ta sẽ nói là mua làm quà gởi cho người khác. Sau khi mình gởi hàng đi, người bị cắp account sẽ khiếu nại thì mình phải trả tiền lại mà hàng thì đã gởi ra cho người xa lạ rồi. An kiểm tra lại thì thấy rõ ràng là 2 địa chỉ trả tiền và nhận hàng khác nhau. Theo lời nhiều người kể lại thì trò lừa này nhiều người bị qua. Nghe lời khuyên cô An hủy bỏ giao dịch tìm người khác buôn bán bình thường cho chắc ăn.

Chuyện 3: Cô Bảy cũng rao bán 1 lap-top cũ trên mạng. Paul đồng ý trả giá cao nhất để mua. Paul còn nhờ cô nhận thêm 1 lap top khác mà hắn mua của 1 người khác, gởi đến địa chỉ của cô, và nhờ cô gởi cả 2 lap-top đến 1 địa chỉ khác cho hắn, hứa hẹn sẽ trả thêm cho Cô Bảy 1 số thù lao rất cao. Vì muốn kiếm thêm tiền cô Bảy đã đồng ý nhận 1 máy laptop Paul mua của người khác gởi đến địa chỉ của cô. Paul trả tiền cô Bảy tổng cộng $500 gồm có $250 tiền mua lap top của cô và $250 tiền công và tiền gởi cả 2 lap top cho Paul đến một địa chỉ ở ngoài nước Mỹ. Vì bận việc nhà nên cô Bảy chưa kịp đi gởi hàng ra như đã hứa. Ba ngày sau thì số tiền trong tài khoản paypal của cô bị trừ lại vì họ cho biết người chủ của tài khoản này đã báo cáo là bị lấy trộm thông tin chứ họ không hề có giao dịch mua bán gì với ai cả. Cô Bảy email lại hỏi Paul cho ra lẽ thì không hề nhận được hồi âm nào của hắn. Cũng may là cô Bảy chưa gởi lap top đi và vẫn giữ trong tay cái lap top mà Paul mua của người khác, nhưng cô hồi hộp chờ đợi mãi cũng không thấy ai liên lạc đòi lại.

Chuyện 4: chuyện này xảy cho cho chính bản thân mình hồi năm ngoái: Khi tôi rao bán một giàn máy printing commercial dùm 1 người bạn trên mạng để ăn tiền hoa hồng, thì có một khách hàng đòi mua gấp cho công ty của hắn, với điều kiện tôi phải giao hàng đến căn nhà hắn mới mướn nhưng chưa dọn vào được vì đang còn ở tiểu bang khác. Hắn còn nhờ tôi đi mua dùm 1 bộ máy ở Frys Electronic và giao cùng lúc với món hàng tôi đã đồng ý bán. Sau đó, ông ta gởi cho tôi ngân phiếu bằng thơ cấp tốc loại tính giờ gởi qua đêm. Ông ta nói là gởi dư cho chẳn và kêu tôi ký ngân phiếu trả lại cho ông ta phần còn lại. Điều này khiến tôi đã thắc mắc có lẽ đây là một chuyến giao dịch không bình thường .

Tuy trong lòng đã có những nghi ngờ nhưng nhìn tờ ngân phiếu với số tiền lời hơi nhiều khiến tôi cũng đôi phen muốn đi đổi lấy tiền và giao món hàng đi; nhưng vốn dĩ tánh tôi rất cẩn thận nên tôi bèn lên mạng google tìm ra địa chỉ công ty để xác định đây có phải là một công ty có thực hay là thuộc loại trá hình. Tôi tìm ra địa chỉ công ty nhưng so sánh nơi gởi trên bì thơ của người khách hàng và nơi công ty tọa lạc lại thuộc về hai tiểu bang khác nhau. Do đó, tôi dò ra số điện thoại liên lạc của công ty. Tôi cầm điện thoại gọi liền và nhờ họ chuyển qua bộ phận kế toán. Vì đã có kinh nghiệm làm bên bộ phận ký phát ngân phiếu của các công ty một thời gian nên tôi có kinh nghiệm trao đổi thông tin với nhân viên của công ty này để xác định họ có phải thực sự ký ngân phiếu gởi cho tôi với số tiền đó hay không. Họ cho tôi biết gần đây có nhận được một số ngân phiếu ma trong khi công ty của họ không hề gởi ra. Khi tôi đưa cho họ số thứ tự của tờ ngân phiếu. Thì họ xác định là không hề ký tờ ngân phiếu này, không có giao dịch thương mại nào như tôi đã kể, cũng như không có nhân viên là người khách đã mua hàng của tôi. Sau đó tôi đã ghi lại email của người nhân viên làm trong bộ phận kế toán để gởi các email bằng chứng giao dịch mua bán của tôi để họ có thể truy cứu trách nhiệm với người khách giả mạo kia nếu cần. Tôi cầm tờ ngân phiếu xé đôi tuy trong lòng cũng hơi tiếc vì nó là giả nhưng nhìn y như thiệt. Có ai chê tiền bao giờ. Nhưng tôi hơi nhát nên sợ đổi ra tiền không biết có cầm được lâu không nên thôi thà nhả ra trước cho chắc ăn. Sau đó tôi chờ hoài mà vẫn không thấy người khách giả mạo kia liên lạc. Cũng không nghe tin gì từ phía công ty nọ. Mỗi lần đăng món gì bán trên mạng tôi liền ghi rỏ là cash and carry, trả tiền mặt và đến nhận hàng bằng tay, cho chắc ăn, khỏi phiền phức, khỏi rườm rà, bị một lần coi như là tởn tới già, tốn thời gian vô bổ còn phải kềm hãm lòng tham nữa chứ.

Chuyện 5: Có một cô bạn trẻ lên forum nhờ bà con giúp ý kiến về việc người em họ của cô đang mê mệt một người tình mới quen ở Việt Nam và gởi tiền về liên tù tì mặc kệ cha mẹ khuyên răn cấm cản. Cô hỏi mọi người rằng nếu một người con gái có trình độ đại học, là con cái gia đình gia giáo, có bao giờ bận quần áo hở hang chụp hình gởi cho bạn trai hay không? Tại sao cô gái nói yêu, và người em họ đòi về Việt Nam để cưới và mang cô qua Mỹ, nhưng lại chưa bao giờ có dịp được nhìn tận mặt cô ta qua webcam? Chuyện có vẻ vô lý nhưng người em họ lại quá si mê trong tình yêu nên không chịu nghe lời ai nhắc nhở. Mọi người hăng say bàn tán xôn xao và phần lớn nhất trí là người thanh niên kia đang bị gạt cả tình lẫn tiền. Một thời gian sau, cô bạn cảm thấy tức giận trong lòng, nên đã đăng hình của người con gái đó vào forum để mọi người nhìn mặt và phán xét tư cách của cô gái như thế nào qua loại hình mà cô đã chụp và gởi ra để hớp hồn đứa em họ của cô. Mọi người đều đồng ý rằng không có một người con gái nào đàng hoàng, lại ăn mặc thiếu vải, làm dáng một cách khêu gợi như thế để gởi ra tìm tình yêu trên mạng như thế được. Lợi hại hơn nữa, có một người đã tìm ra nguồn gốc của những tấm hình đó, là hình của một người mẫu ở truồng người Thái Lan chứ không phải là người Việt Nam. Thì ra bấy lâu nay, người em họ của cô bạn trẻ này đang mê say đắm một người lường gạt tình cảm người ta bằng cách lấy cắp hình trên mạng để câu mồi. Tệ nhất là sau khi tìm ra mạng lưới có chứa hình người mẫu cởi truồng kia, mọi người còn được nhìn thấy những tấm hình đồi trụy hở hang khác của cô người mẫu đó. Người bạn trẻ đã có đủ bằng chứng đưa cho người em họ để khẳng định em mình đã bị gạt tình gạt tiền từ bấy lâu nay.

Chuyện 6: Có nhiều cô lên mạng tìm bạn bốn phương, họ thường gặp một người đàn ông tự xưng là đàn ông góa, ở vậy nuôi con, làm kỹ sư và thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Người này tự nhận là không biết tiếng Việt, nhưng vốn liếng Anh Ngữ cũng không được trôi chảy, văn phạm cũng khập khểnh…Ông ta thường copy and paste, sao y bản chính và dán đi dán lại gởi y chang những lá thư tình cho nhiều người giống như nhau. Một hôm nọ, có bà chị kia tuổi đã gần năm mươi, ly dị cũng năm sáu năm, chị ngỡ rằng mình đã tìm được đúng “hoàng tử bạch mã” nên bèn đem những lá thư tình kia dán lên forum nhờ bà con “coi tướng” dùm "cây si" này có nên cho phép "nó" tiến tới hay không. Lúc đó, một người khác đọc những lời trong lá thư tình thấy quen quen, bèn mở hộp thư của mình ra đọc những lá thư mà người tình đang đi công tác xa của mình gởi để đọc lại (tên lường gạt lấy cớ đi xa nên không có cơ hội gặp mặt trước và sau khi yêu nhau). Cô chợt nhận ra những lá thư đó là loại thư “sao y bản chánh”. Cô bèn ra thread đặt câu hỏi với chị bạn kia để xác minh lại coi hai người tình của họ có phải là một người không? Bà chị kia đính chính rằng chị quen người đó khi đi chợ và có nói chuyện điện thoại nhiều lần, không thể nào là người yêu của cô gái trẻ tuổi kia. Chị la toáng lên rằng cô gái kia đặt điều để chọc quê chị. Không ngờ trong lúc họ hầm hừ cải chính với nhau thì có người đem bằng chứng google ra để chứng minh những đoạn văn trong thư là “mẫu thư tình” đang tràn lan đầy trên các mạng lưới google và engine search khác. (Rất tiếc là tôi đã quên không giữ lại những link đó để bạn đọc tìm hiểu cho vui).

Gần đây tôi lại thấy báo đăng chuyện những người xấu lấy thông tin trên mạng rồi đi gạt gẫm lừa tình cảm, tiền bạc của những người già cả, neo đơn. Nên tôi viết vài dòng, mong bạn đọc cảnh giác đừng vội tin ai cả, nên cẩn thận kiểm chứng mọi việc trước khi quyết định những chuyện quan trọng liên quan đến túi tiền và tình cảm của mình trước khi làm bất cứ giao dịch nào với người lạ. Những điều bạn cần nên nhớ:

- Không bao giờ đưa những thông tin cá nhân như ngày sanh, số an sinh xã hội, chổ làm và chức phận, lương bổng v.v… cho người lạ, qua phone hay email với bất cứ lý do gì.

- Đừng bao giờ tiết lộ nhiều tình tiết liên quan đến cuộc sống, gia cảnh của mình qua các mạng lưới công chúng như forum, facebook, email, với những người chỉ quen trên mạng nhưng chưa bao giờ giao tiếp ngoài đời.

-Đừng bao giờ cho người lạ vào nhà nếu không có hẹn trước với ai, bất kể họ có khai là nhân viên của một công ty phục vụ nào đó.

- Không nên tin vào những giải thưởng ma.

- Khi download hoặc sign up cho những món hàng, những dịch vụ miễn phí nào đó, nên đọc rõ những phần ghi chú rất nhỏ để tránh bị kẹt vào những hợp đồng không chính thức.

Các bạn đọc nào có nhu cầu cần xác minh tính xác thực của một giao dịch nào đó, hoặc cần thông dịch các văn từ, tôi có thể giúp miễn phí. Xin liên lạc qua điện thư donnanguyenmai@gmail.com

Thân ái chúc bình an,
Mai Hồng Thu

Ý kiến bạn đọc
30/06/201314:14:10
Khách
Xin chào Melody, chú Sáu và chú Bình, mấy bửa nay MHT log in vào trả lời không được mong quý vị thông cảm, xin chúc Melody, Chú Sáu, Chú Bình cùng gia đình một ngày Chủ Nhật bình an, vui khỏe.
29/06/201304:13:20
Khách
Cảm ơn Melody, Chú Sáu và Chú SN Trần Ngọc Bình, Chúc mọi người cuối tuần vui khỏe!
25/06/201320:38:53
Khách
Cháu có được các bạn để online như vậy hay quá.Cho chú tham gia nhé! Chúc sức khỏe.Mến
Sao Nam Trần ngọc Bình
25/06/201309:04:52
Khách
Chào cháu,
Chắc có đủ loại bị lừa gạt trên mạng. Bài viết cháu cho mấy ví dụ cụ thể. Cảm ơn cháu viết bài rất hay và có ích.

Chú Sáu
24/06/201322:48:47
Khách
Cám ơn Mai Hồng Thu! Bài rất hay và tôi được học hỏi những kinh nghiệm vô cùng quý báu!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,317,326
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.