Hôm nay,  

Làm Dâu Cháu

23/05/201300:00:00(Xem: 254999)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân hưu trí tạ tiểu bang Oklahoma, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Cha Con Mỹ Hoá." Bài viết mới của bà là tự sự một bà ngoại ở Mỹ.
. . .

Tôi vừa xếp quần áo vào va ly vừa lắc nhẹ người nhún nhẩy, khe khẽ hát “Yêu ai yêu cả một đời”. Ai mà thấy tôi như vậy chắc sẽ cười “Bà già đã quá tuổi hồi xuân lên cơn yêu đời rồi”.

Làm sao mà không yêu đời được khi nghĩ đến hai đứa cháu của mình được cơ chứ. Phải chi tất cả mọi người đều yêu nhau như tôi yêu cháu thế này thì thế gìới hòa bình muôn năm. Nhưng mà không bom đạn chết chóc hàng loạt, người đông trái đất chứa quá tải bị chìm đi đâu?

Tuần trước cô út nhà tôi gọi, nhờ mẹ bay sang trông con bé Nita hộ con 2 tuần. Con bé cháu gái, tôi vẫn thường gọi đùa là “Mẹ chồng nhí” mới tròn ba tuổi. Thằng cháu trai, con cô chị lớn hơn mấy tháng tôi cũng phong chức là “Bố chồng nhí”. Vì hai anh chị nhí này ăn hiếp tôi, đòi hỏi tôi đủ thứ còn hơn bố mẹ chồng tôi gấp trăm lần.

Xếp mọi thứ cần dùng xong, tôi chạy đi lấy chai Perfume xịt vài lần vào va ly cho thơm tho quần áo. Mẹ chồng nhí bé tí mà đã thích sạch sẽ thơm tho, đúng là nhi nữ thường tình... Rồi tôi đi nhuộm tóc, nhổ lông mày cho mặt mũi sạch sẽ gọn gàng, cứ như là sửa soạn đi thi hoa hậu già vậy. Tôi phải thật đẹp gái để được bố mẹ chồng nhí khen đẹp mà yêu tôi thôi mà.

Ngày xưa lúc tôi 3, 4 tuổi mẹ tôi cứ đặt tay tôi vào tay bà cố của tôi, bàn tay bà nhăn nheo, mặt thì da đồi mồi nam nám tôi sợ lắm, rút tay lại. Thật là buồn cho những người trăm năm cũ chưa có tiện nghi khoa học tiên tiến trang điểm cuộc đời nên bị cháu sợ như sợ ngáo ộp. Bà cố tôi năm ấy tuổi chỉ già hơn tôi bây giờ mấy tuổi thôi.

Thời đại này mọi người trẻ mãi không già, nhìn hình chụp nè, với Photoshop gần thất thập mà cứ như là thanh nam thiếu nữ tuổi đôi mươi. Khi leo lên bàn thờ ngồi, nhìn hình thế nào cũng sẽ có người chép miệng thở than “Trẻ thế mà đã chết ư! tội nghiệp quá đi thôi! chưa kịp hưởng mùi đời”

Bố chồng nhí mới hơn 3 tuổi đầu cũng biết yêu người đẹp đẽ, thơm ngát mùi hương. Nhí ông chỉ thích bác sĩ, y tá đàn bà thôi, càng là người đẹp, càng có da có thịt mềm mại càng thích hơn, nằm im thin thít mắt lim dim không bao giờ khóc.

Bác sĩ đàn ông mà sờ vào người nhí là có màn khóc thét hãi hùng, chân tay đạp tứ tung. Ông bác sĩ mặt mày trông sáng sủa đẹp trai vậy mà nhí cũng không chịu thích. Vậy là chắc ăn rồi, lớn lên nhí không là Gay Man, nhưng mà không dại gái thì không có gì bảo đảm cả.

Mỗi ngày nhí ông coi ít nhất một lần Video Công chúa Bạch Tuyết, Cô bé lọ lem, Người Đẹp và Quái vật, vị chi mất hơn 2 tiếng đồng hồ. Coi đi coi lại hoài không chán. Tối ngày nói lớn lên sẽ cưới Princess.

Kêu nhí ông học chữ, đếm số, nhí than mệt. Tôi phải dụ khị “Cu học giỏi lớn lên kiếm nhiều tiền mới cưới được Princess“ nhí mới chịu ngồi dậy ê a. Ngày xưa mình mà lười học thì bị mẹ chửi bố quất roi vào mông chứ có ai dụ khị mình đâu.

Bà mẹ chồng nhí này sao giống tính mẹ chồng tôi ghê, hay dòm bề ngoài. Nhớ ngày xưa ngây thơ, lần đầu tiên theo chàng về nhà ra mắt mẹ chàng, tôi đã không trét phấn vào mặt, chẳng tô son đỏ chét vào môi, cũng không phấn hồng phớt đỏ lòm trên má, tóc tai dẹp lép chẳng quăn chẳng gợn phồng to. Hôm sau tôi hỏi chàng

- Mẹ anh có thích em không?

- Không

- Tại sao ?

- Bà nói em không son phấn nên trông ghê quá. Nhưng anh nói em có xấu thật đấy anh vẫn một lòng yêu em, nhất định cưới em.

Tôi hài lòng với câu nói của chàng, nhưng trong lòng thấy bực mình, không thích mẹ chàng chút nào “Người ta đẹp đơn sơ vậy mà chê, muốn con trai đi lấy vũ nữ móng đỏ hay sao“.

Cái thuở ban đầu chẳng lưu luyến ấy, ngàn năm hồ dễ mấy ai quên…. nên tôi khó mà yêu mẹ chồng tôi. Tôi đã chẳng thèm giả bộ dễ thương để cho mẹ chồng yêu mình, luôn luôn giữ khoảng cách vừa đủ để không bị chửi Con dâu cà chớn“.

Tôi không sợ mẹ chồng nhí này bắt mẹ nhí bỏ tui, nhưng khác với ngày xửa ngày xưa là tôi yêu ơi là yêu mẹ chồng nhí nhiều lắm, tui muốn được nhí bà thương. Dù vất vả trăm điều, chân tay rã rời thế nào tôi cũng nhất quyết phải lấy lòng nhí bà cho được.

Bố mẹ chồng nhí là lẽ sống của đời tôi, không có ông bà nhí tui không thể nào sống lâu trăm tuổi được.

Lấy hành lý xong, tui nhìn quanh quẩn. Quay đi quay lại thì thấy bốn mắt của hai nhí đang dòm mình. Bố mẹ chồng nhí đang mở to mắt đứng đó, nhìn mặt tui đăm đăm, rồi từ từ liếc nhìn xuống quần áo giầy dép của tui. Check tôi xong, sau đó có lẽ hai nhí đều hài lòng nên cùng cười tươi rói kêu lên

- Bà ngoại.

- Bà ngoải.

Nhí bà nói tiếng Việt cũng ngọng như rể, nên có âm của tiếng Nam kỳ “Bà ngoải“. Nhí ông nói sõi không ngọng và có giọng hát tốt, suốt ngày hát ư ử.

Nhí bà ngọng, hát không được, nhưng Dance rất giỏi. Biết vào đúng nhịp của tiếng đàn tiếng trống của các bài hát. Khi thì một tay co lại với ngón tay trỏ chỉ lên trời đưa lên đưa xuống. Lúc thì ngón tay trỏ chỉ xuống đất. Chân nhip nhàng đập đập xuống đất. Người lắc qua lắc lại, mông vặn uốn éo. Trình diễn rất sống động, đẹp mắt. Được tôi vổ tay khen ngợi, nhí bà hứng khởi có khi nhẩy hơn một tiếng đồng hồ, mệt quá ngã lăn ra mới thôi.

Ngày đầu tiên gặp lại sau mấy tháng xa cách, trông hai nhí chững chạc hẳn lên. Tôi yêu quá là yêu. Có tôi, nên nhí ông dọn qua ăn nhờ ở đậu với nhí bà, cho tôi làm dâu gấp đôi.

Vào nhà hai nhí đem hết đồ chơi ra khoe, búp bê, xe tăng tàu bò, Computer… sách bút … hai nhí bắt tôi chơi chung, đi trốn đi tìm, bắn súng đùng đùng…. Chơi với hai nhí tôi không cần tập thể dục mà vẫn xuống cân đều đều.

Nhí bà bản tính dịu dàng rất dễ thương với tôi, nhưng rất bướng bỉnh làm theo ý mình. Tôi nói nhí dùng màu xanh lá cây tô màu lá cây, nhí lại thích màu tím, mắt lườm lườm liếc liếc tôi và cứ tô màu tím tỉnh bơ. Tôi chưa có phản ứng gì … nhí ông đã cao giọng ra lệnh

- Grandma, please be nice to her.

Xứ văn minh tôn trọng tự do có khác, bé tí cũng đòi làm theo ý mình. Nhân sinh quan quý hồ thích chí mà. Từ ngàn xưa người phương Đông đã biết giá trị của tự do, chỉ khổ nỗi chính phủ của các nước phương Đông lại không chịu đồng ý như vậy “Tự do để loạn nước à” nên thẳng tay đàn áp những ai đòi hai chữ tự do.

Sáng hôm sau, hai nhí thức dậy, cùng đứng trên đầu cầu thang khóc gọi

- Mami

Tôi chạy lên, hai nhí hè nhau cùng chạy xuống, bốn cánh tay tận lực đẩy lui tôi, mạnh mẽ hung bạo như đuổi lui quân thù vậy.

- I want mami, I do not want you

Tôi theo sách vở “Dậy cháu từ thuở lên ba”, lên gịọng hăm dọa

- Để bà dắt xuống, mẹ bận, lôi thôi bà cho Time Out à nghe

Nhí bà ngon lành như mẹ chồng tôi, chẳng sợ tôi chút nào, hét lên

- I dont like you, you go home

Nhí ông cũng dẫy đành đạch

- Mami , wheres mami, I want to go home

Cách thương cho ăn roi, dọa dẫm coi bộ không tác dụng. Suốt một tiếng đồng hồ sau đó hai nhí không chịu xích lại gần tôi, còn trách móc tôi


- You are bad

- You are so mean

Tôi phải thay đổi chiến thuật nhu mềm, ngọt ngào, dụ dỗ… đối phó với hai nhí

Nhí bà 3 tuổi rồi mà vẫn cứ thích được bế, thân già làm sao vác được hơn 30 lbs. Tôi dụ nhí ông làm bà ngoại, nhí bà là Baby, hai nhí tự bế nhau. Mới đầu nhí ông thích lắm, còng lưng cho nhí bà giả bộ cưỡi ngựa. Sau một lúc nhí ông mệt, thản nhiên hất nhí bà xuống đất ngã một cái uỵch. Nhí bà khóc sướt mướt, nhí ông nói

- Now I am baby, youre grandma, OK ?

- No, I dont want to be grandma, you are grandma.

Thế là hết màn chơi “Ngựa phi đường xa”.

Đến lúc phải đi Pee, leo lên cầu thang vào nhà tắm, nhí bà bò lên cầu thang, miệng luôn luôn nói

- I am a turtle, please hold me, we will be faster.

Nhí ông cũng bắt chước

- Grandma, hold me too, please.

Cả hai nhí đều rất khó ăn, chỉ thích ăn ngon, không ăn thức ăn cũ lần thứ hai. Tôi xào nấu lại cũng không lừa được hai nhí. Mặt nhí ông cau lại cao giọng

- I told you, I dont like this food

Nhí bà thì quay mặt đi cười cười, nhưng nhất định không chịu há miệng, môi mím chặt, không chịu nhe răng.

Lúc nào hai nhí cũng đòi hỏi tôi phục dịch tối đa mọi chuyện từ ăn uống đến mặc quần áo đi giầy, cứ như ông hoàng bà chúa.

- I am baby, help me, OK, grandma ?.

Đúng là tôi có số đi ở đợ không công, trẻ hầu con, già hầu cháu. Con coi mẹ như bạn bè, cháu cũng coi bà là bạn vong niên, chẳng sợ chút nào.

Ru hai nhí ngủ tôi hát “ À ơi, ru con con ngủ cho say...” nhí bà không chịu

- Stop, please. I dont understand your language. What do you sing?

Nhí ông thì nói

- Let me sing for you.

Hát đã rồi nhí ông quay qua nhìn tôi chằm chằm

- Why your teeth yellow ?

Nhí bà nghe vậy cũng bật dậy leo lên người tôi, vạch miệng tôi ra dòm rồi xổ tiếng Việt

- Dzàng dzàng dzàng

Thật uổng công tôi bỏ ra cả tuần lễ lấy vỏ chuối chà răng cho trắng theo Email của bạn bè gửi cho toa thuốc của một vị lang băm nào đó.

Nếu mà tôi không nhuộm tóc, nhí ông chắc chắn sẽ có màn chất vấn

- Why your hair white ?

Nhí bà cũng sẽ lại bập bẹ xổ tiếng Việt ngọng

- Bạt bạt bạt

Đầu cổ đầy dzàng với bạt mà sao túi tôi lúc nào cũng rỗng tuếch tiền không vậy cà?

Tôi trốn việc không theo bố mẹ hai nhí đi ăn tiệm, về nhà hai nhí chạy lên kiếm tôi ngay hỏi

- Why did not you go with us?

Mẹ nhí bà mượn Computer của tôi xài, thấy tôi ngồi buồn hiu, nhí bà chạy lại hỏi

- Whats happened? Wheres your computer?

- Mẹ con lấy đi rồi

Nhí chạy đi tìm mẹ nhí, rồi quay lại nói

- OK, sorry grandma, I will buy you a new computer

Thỉnh thoảng muốn tỏ tình với tôi, nhí ông ôm tôi hôn tôi đắm đuối, hôn vào môi nữa chứ, tôi nói

- Hey, Hey, dơ quá, miệng nhiều Germ lắm.

Nhí cười

- Thats OK, I love you Grandma.

Có một lần nhí ông nằm nghiêng ngửa ăn, đầu va vào góc bàn ( tôi đã cẩn thận xếp gọn 4 chân bàn xẹp xuống, để bàn không cao sợ các nhí nhẩy ngã dập đầu.), nhí bị đau, mặt méo xệch khóc. Tôi hết hồn ôm nhí vào lòng xoa xoa đầu nhí

- Không sao, không sao nín đi, không có vết u mà

Có lẽ cũng không đau lắm, nhí nín khóc ngay, tôi cũng yên tâm thấy OK rồi. Nhưng đến tối nhí ông vào phòng tôi, lấy tay chỉ lên đầu, chỗ bị đụng hồi trưa, rồi nói.

- Grandma, please take the table away. Its dangerous for people.

Nghe nhí ông nói tôi cứ ngớ người ra, đúng là ông cụ non và nhớ dai nữa. Không biết nhí có Report cho mẹ nhí không? Hình như là không vì không nghe con tôi hỏi gì cả. Tính của nhí ông vậy là tốt đấy chứ, tính đàn ông không đi mách ba cái chuyện nhỏ nhặt.

Đi Disney Land , nhí ông tự dưng đổi tính con gái thích cái ghế…. màu hồng. Qua đến Game sau chỉ có ghế màu xanh, nhí không chịu, nhất định đòi màu hồng, đứng khóc cả hơn mười phút. Nhí bà thấy nhí ông khóc chạy lại vỗ về

- Please, dont cry

Nhí ông không ngừng khóc làm nhí bà khóc luôn. Hai nhí khóc mệt quá lăn ra ngủ. Nửa tiếng sau thức dậy chơi tiếp. Hoá ra nhí ông gắt ngủ nên khóc chơi.

Thời đại Computer, hai nhì có đủ iPhone iPad, tay bấm lia lìa. Có một lần rể ngủ say để nhí bà chơi lấy một mình. Nhí bà táy máy bấm ngay số 911. Thế là có cảnh sát đến gõ cửa. Rể mắt nhắm mắt mở ra mở cửa mới hay nhí bà gọi 911. Rể ngủ chứ không phải xỉu, nếu rể xỉu thì báo chí truyền thanh đã có cơ hội lên tiếng “ Bé gái chưa đến 3 tuổi biết gọi 911 cứu sống Daddy “ rồi.

Thương cháu, thấy cháu có cuộc sống đầy đủ vừa về vật chất lẫn tinh thần thì vui lắm. Nhưng thỉnh thoảng tôi đã có những bâng khuâng lo lắng về tương lai hai nhí. Với các con tôi, lúc nào xã cũng nhồi nhét “Bé không học lớn lên đi bán McDonald“ Các con tôi nhìn tận mắt thấy cha mẹ vất vả, lúc nào cũng lo lắng sợ bị Laid Off, mất việc bị kéo nhà… nên đã cố gắng chăm chỉ học hành có bằng cấp có công việc tốt.

Đời di dân thứ hai bao giờ cũng tốt, nhưng đời thứ ba sướng quá… có hết mọi thứ thì có thể sẽ lười không chịu cực, chịu khổ cố gắng học hành? Nhưng nói cho cùng con người ai cũng có số phận riêng mình, tôi tự cười mình lo con bò trắng răng.

Không phải lúc nào hai nhí cũng tử tế với tôi đâu.

Khi nào tôi không làm theo đòi hỏi của hai nhí, nhí bà lên giọng hăm dọa tôi

- If you are bad, I will sell you to rich people, OK, grandma?

Nhí ông thì nói

- If you are bad I do not love you, OK ?

Bố mẹ chồng nhí này còn ngon lành tỏ uy quyền thống trị tôi còn hơn bố mẹ chồng của tôi.

Những lúc bố mẹ hai nhí ở nhà, hai nhí đánh bài phe lờ rất hay. Có khi còn không cho tôi đụng vào người hai nhí, mặc áo mặc quần cũng đòi phải chính bố mẹ nhí làm nhí mới chịu.

Năm thì mười họa hai nhí bị bố mẹ la, mới chạy đi kiếm tôi

- Sao vậy ? Sao không chơi với bố mẹ mà qua đây ?

Nhí im thin thít không nói không rằng gì cả. Mãi rồi mới nói

- I love you grandma.

Ai dám bảo con nít 3 tuổi không biết gì đây, cũng ma đầu giáo chủ như người lớn vậy, biết tìm đến chỗ Comfort mình. Bà già trầu là nơi tốt nhất cho các nhí nguôi nỗi tức giận bị mẹ cha la rầy.

Tuy vậy câu “Cháu hư tại bà” xưa như Diễm rồi. Với cách mạng văn hoá các bà nội ngoại cũng bắt kịp, biết lựa chọn bỏ cái xấu cũ, lựa điều tốt mới để hướng dẫn các nhí vào đường ngay lẽ phải.

Tôi nghĩ chỉ cần dậy hai nhí hai điều Không: Lớn lên phải làm ăn chân chính, Không ăn gian thuế, Không khai gian lạm dụng sự giúp đỡ của chính phủ.

Chỉ cần làm hai điều Không đó thôi là các nhí đã có tính thật thà, sống tự lập, đủ trở thành người tốt tạo dựng sự công bằng cho xã hội. Còn giàu sang phú quý hay không thì tùy thuộc vào nghiệp số của các nhí.

Tôi biết tỏng tòng tong, trong trái tim bé nhỏ của hai nhí tôi vẫn đứng sau bố mẹ hai nhí, nhưng tôi vẫn lệ tuôn rơi mỗi khi từ biệt hai nhí đi về. Hai nhí thì luôn luôn mếu máo

- Come back soon, grandma

Cứ như vậy làm sao tôi không hớn hở xếp va ly đi làm dâu cháu được đây? Những chữ mẹ chồng nàng dâu bây giờ là chuyện nhỏ, không là chuyện lớn như ngày xưa nữa. Bố mẹ chồng nhí với nàng dâu già đề huề sống chung hòa bình, làm đời vui lên nhiều.

Trần Cẩm Tú

Ý kiến bạn đọc
14/12/202102:39:16
Khách
cialis 20 mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a>
15/11/202114:00:39
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">fastest delivery of cialis</a> cialis online
14/10/202116:59:35
Khách
cialis generic <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis coupon</a>
24/02/202109:44:16
Khách
who makes hydroxychloroquine win <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>hydrochlorothiazide 25 mg</a> hydroxychloroquine side effects eye
04/03/202008:06:41
Khách
Baclofene Association http://apcialisle.com/# - Cialis Buying Lasix <a href=http://apcialisle.com/#>cialis</a> Prescription Free Viagra Australia
07/06/201310:50:37
Khách
Bài viết dí dỏm,sinh động và lôi cuốn.Hạnh phúc tuổi già là còn mạnh khoẻ để chơi đùa và chăm sóc con cháu.Chia vui cùng tác giả.
07/06/201300:13:49
Khách
Thương thì thương, đừng chiều quá
06/06/201318:58:26
Khách
Tấm lòng bà thương cháu thật quý, nhưng có một điều tôi muốn chia sẻ với tác giả, nói riêng, và các bậc phụ huynh người Việt, nói chung:
Văn hoá Mỹ luôn khuyên khích trẻ con bạo dạn bày tỏ ý kiến, nhưng chúng ta nên cẩn thận giữa ranh giới "bao dạn" và "hỗn". Nhất là khi các bậc phụ huynh không đủ tiếng Anh để cắt nghĩa cho trẻ con, chúng ta thường làm lơ trước những lời lẽ mà chúng ta cho là "con nít không biết gì". Vì thế, tôi đã thấy rất nhiều trường hợp con cái lớn lên gắt gỏng, nói chuyện kém lễ phép vì chúng coi thường ông bà, cha mẹ là kém cỏi.

Thí dụ như trong bài này :
"Khi nào tôi không làm theo đòi hỏi của hai nhí, nhí bà lên giọng hăm dọa tôi

- If you are bad, I will sell you to rich people, OK, grandma?

Nhí ông thì nói

- If you are bad I do not love you, OK ?"

Chúng ta nên giải thịch tại sao hành động chúng ta làm không phải là "bad", và cho chúng biet là ông bà cha mẹ luôn thương con cháu v.v...
23/05/201314:41:16
Khách
Ăn ngủ, đi chơi, shopping, coi Internet vui hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến