Hôm nay,  

Chuyện Cá Sấu Đuôi Tôm

02/03/201300:00:00(Xem: 231683)
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, từng nhận giải bán kết và giải Việt Bút, hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Quê tôi ở vùng quê nằm cuối nước Việt, từ thuở nhỏ đã từng nghe người ta nói về cá sấu đội đèn, cá sấu đánh chìm ghe bầu đi rước dâu; hoặc những người thợ săn bắt được những con sấu dài như chiếc ghe, nhưng nhìn thấy cá sấu thì thú thực cho tới lần đi Sở Thú Sài gòn mới hân hạnh diện kiến dung nhan, còn được xực nó thì qua Úc mới thoả mãn tánh tò mò.

Cá Sấu Đuôi Tôm

Tôi không nhớ chắc có phải năm 2000 có hiện tượng El Ninõ không, vì mùa thu năm đó Nam Cali mưa bay mịt mù, mưa sũng nước, mà công việc của công ty tôi là trồng cây kiểng hai bên bờ freeway, nên chẳng làm ăn gì được, bèn rủ vợ đi qua Úc chơi, trước là thăm gia đình hai chị gái cùng các cháu, sau nữa là vì Má tôi từ Việt Nam mới sang chơi bên đó.

Thành phố Sydney cũng từa tựa như vùng Nam Cali, nó giống từ đường phố, nhà cửa cho đến cây cối, ngoại trừ bên Mỹ đang mùa lạnh mà bên Úc thì nóng như mùa hè.

Tôi gặp lại người bạn thân là anh Hùng, xa nhau có lẽ đã hơn 25 năm. Anh ấy cùng thằng Thịnh con chị Tư chở tôi đi cùng khắp, vô nhà hàng ăn thịt kangaroo và thịt cá sấu. Tôi thấy thịt đại thử ăn y như thịt bò bí tết, còn cá sấu thì vì họ nấu cà ri, nên gia vị lấn hết mùi vị, thành ra mình có cảm tưởng đó là thịt gà.

Lần Má tôi đau nặng, tôi về thăm nhà thì thấy gần nhà của thằng em tôi ở Thủ Đức có trại nuôi cá sấu Hoa Cà. Họ nuôi nhiều lắm, mở nhà hàng để phục vụ khách nào muốn thử món lạ, cho dù cả trăm đô la một con, ấy là họ còn lột lấy bộ da để làm ví hay đem đi thuộc rồi xuất cảng, mình chỉ được ăn thịt mà thôi.

Về sau này khắp miền Nam có rất nhiều trại nuôi cá sấu, nhưng phải theo nhiều tiêu chuẩn của thế giới, giấy chứng nhận sấu nuôi đó không phải thú hoang, mà đây là nuôi theo kiểu công nghiệp để lấy da và thịt.

Đạt được những tiêu chuẩn đó mới có thể không bị làm khó dễ khi muốn xuất cảng. Tuy nhiên những trại nuôi cũng có thể đứng cái để người dân gần đó có thể nhận cá sấu con về nuôi, rồi bán lại cho trại khi sấu đã lớn. Lợi tức rất khá vì sấu là loại ăn tạp, nó ăn cá; mà gà vịt chết gì thảy xuống nó cũng táp ráo nạo. Loài sấu lại ít khi bị bịnh như cá tôm hoặc những loại gia súc khác.

Năm ngoái, nước lũ tràn về mạnh quá, các trang trại nuôi sấu có xây tường xi măng và lưới B40 mà còn xập lở từng khúc hàng rào, huống hồ những người dân nhận nuôi cá thể thì chuồng trại đơn sơ hơn nhiều, nên cá sấu xổng chuồng có khi cả mấy trăm con một đêm.

Các đài TV cùng báo chí đều ra thông báo cho biết nếu ai bắt được sấu đem về bán cho trang trại thì sẽ được giá rất cao, thế là người ta đổ xô tìm dọc theo sông, theo bờ mương để bắt. Đám xã ấp cũng xách súng đi tìm, mà hễ gặp sấu con mới bắt, còn sấu lớn thì bắn liền, đã đỡ nguy hiểm mà lại còn có mồi nhậu.

Tuy cá sấu nuôi thì rất khờ khạo, vì nó chỉ ăn rồi ngủ nên không phải tranh đấu gì hết, bởi vậy hầu hết đều bị người ta bắt hoặc bắn chết, nhưng cũng có những con sấu lớn khôn ngoan núp trong những bờ sông rậm rạp, trong gốc tre hay gốc trâm bầu, ban đêm mới mò ra kiếm ăn.

Những ngày này người lớn cũng không dám giặt quần áo ở cầu bờ sông sợ sấu đói đớp mất cánh tay, còn con nít thì hết dám ôm cây chuối hay bập dừa nước, đập đùng đùng tắm giỡn cả chiều dưới sông nữa.

Hồi đó cô Vàn vợ anh Ý Mập có nuôi được mấy chục con vịt bầu, cô tính để lại chừng mười con cho nó đẻ, còn bao nhiêu cột cẳng nhốt trong cái lồng mà đem ra chợ đầu Kinh 5 bán lấy tiền tiêu Tết.

Dùng Honda thì chở cũng luộm thuộm, tiện nhứt là bỏ xuống chiếc ghe nhỏ, chèo chưa tới một tiếng cũng ra đến chợ.

Đây là loại ghe mũi nhọn, ngồi bẹp trên sạp phía trước, phía sau có bánh lái như ghe người thợ câu.

Cô để lồng vịt ở sạp phía sau mà chèo ào ào, bỗng một con sấu nái từ dưới sông nhìn thấy mấy con vịt thò cổ khỏi lồng mà kêu cạp cạp. Sấu ta đói quá rồi nên phóng theo táp cái cộp, nhưng vì trớn thuyền đi mau quá, nó táp hụt lồng vịt, cả hai hàm răng to lớn nhọn hoắt cắm ngập vào gỗ ghe, mà ghe lại đóng bằng gỗ sao nên cho dù nó có há mồm ra cũng không gỡ ra được. Nó tức tối quẫy đuôi ầm ầm, bọt nước tung trắng xoá.
viet-ve-nuoc-my
Một con sấu trong đồng, và một con sấu xổng chuồng ở Bạc Liêu bị bắt lại.
Chiếc ghe bị đẩy tới đằng trước chạy ro ro.

Con sấu ngậm phía sau ghe, đuôi quẫy nước đẩy chiếc ghe nhanh còn hơn là gắn máy đuôi tôm Kokler 4 nữa.

Cô Vàn tản thần, hồn bất phụ thể, buông chèo, hai tay vịn cứng be xuồng, mắt nhắm tít lại vì sợ, cho đến khi con sấu cứ phía trước mà đẩy, xuồng cô băng ngang sông Xáng (cũng may không đụng vào những ghe lớn hay xà lan xi măng luôn qua lại), đẩy mũi ghe chồm lên chiếc cầu nhà máy xay lúa mới ngưng.

Thằng cháu ngoại bà Tám Phưởng bây giờ đã lớn, mới được cử làm Ấp Đội trưởng, nghe người ta la chói lói có sấu, nó xách cây súng ra, đã tính tính không bắn vì đông người quá sợ lạc đạn, nhưng lại lo nếu con sấu vuột mất rồi sau đó cắn chết người thì nó mang tội, nên kê súng vô sát đầu con sấu mà bắn một phát ngay óc.

Con sấu quẫy đuôi cái ầm, sức nó mạnh quá nên đẩy chiếc ghe phóng tuốt luốt lên tận sân nhà máy trước nhà anh Trong rồi mới giãy chết.

Cô Vàn mặt xanh như đít nhái, cô không dám đứng dậy vì đã lỡ té đái ra quần rồi.

Cá Sấu Hậu Sự

Dân trong Kinh 5 đi chợ đứng đầy hai bên bến đò, họ rủ Ấp đội đầu kinh làm thịt cá sấu nhậu chơi, nhưng sau một hồi bàn bạc, đều "nhất trí" giao cho trùm Thành (Luyết) và Trùm Bắc (Uyển) lôi con cá về xóm Tây Thịnh.

Đã nói con sấu này là sấu nái nên bụng nó chang bang, ai cũng nghĩ là nó đang mang trứng, dè đâu mổ ra trứng đâu không thấy, mà thấy có con chó mẹ với một bầy chó con bị sấu nuốt trộng, như vậy nó đâu có đói khát gì đâu mà rượt theo ghe cô Vàn (?) Chắc là nó mê cô ấy từ hồi nẳm.

Hỏi ra mới biết đàn chó đó của nhà anh Độ, không biết bị sấu ăn lúc nào mà khi mổ ra, tụi nó tỉnh lại hết, đàn chó con chạy rúc theo vú mẹ mà bú coi dễ thương hết sức.

Hai ông Trùm chuyên về cỗ bàn ở trong kinh được sự phụ giúp của ông trùm Ý, rồi đàn bà con nít đứng quanh cầu ao xem mổ sấu, bàn tán ồn ào còn hơn đám mổ bò của làng Du Hiếu mừng lễ thánh quan thầy.

Da cá sấu được lột cách cẩn thận rồi còn được căng ra phơi khô, sau này đem bán. Thịt nó trắng tươi được thái quân cờ, một nửa được ướp ngũ vị hương rồi xào lăn, nửa kia dùng để nấu cà ri. Mấy chục trái dừa khô đem ra nạo lấy nước cốt.

Riêng 2 cái nanh cá sấu được nhổ ra, bán cho mấy tay chuyên đá gà, họ tiện nanh này thành cái ly chuyên dùng cho gà nòi uống nước trong trận đá độ. Hồi đó vàng đang rẻ nên mỗi cái răng nanh cá sấu bán được 2 chỉ vàng.

Xế trưa hôm đó, từ xóm Nam trong Tân Hội, toàn Kinh 5 ra đến đầu kinh ấp Tân Qưới, mùi thơm xào nấu bay tá lả. Những tay xồn xồn bợm nhậu hắt hơi bảy tám cái liên tiếp, cục trái cấm chạy lên chạy xuống nghe cùng cục, cùng cục....

Con sấu tuy lớn, nhưng đâu có đủ cho toàn dân hai ba ấp ăn, nên chỉ có những người liên hệ trực tiếp tới sự chết của con cá sấu và các chủ cả, ban bệ mới được mời. Những người giúp góp nấu nướng thì hầu hết là mấy bà trong xóm Tây Thịnh.

Người ta nói con cá sấu là loài độc vật, nên mãi ngày xưa bên Tàu có ông Âu Dương Phong sử dụng đại đao răng cưa lởm chởm như hàm răng cá sấu nên trong giới giang hồ kêu là Tây Độc Âu Dương Phong.

Thực ra không có sách vở nào chép, không ai biết chắc chắn nình ông ăn thịt cá sấu có bổ khoẻ gì không, nhưng nình bà ăn vô ép phê liền.

Bằng chứng là có hai bà xóm Tây Thịnh nhờ ăn thịt cá sấu mà đẻ toàn con gái: Cô Vàn vợ trùm Ý đẻ một bầy 5 tiên nữ nên được gọi là ông Ngũ Hến; còn cô Sớm vợ anh Ba Xình đẻ liên tiếp 8 công chuá nên thiên hạ gọi là ông Bát Bẹn. Quả thực ăn thịt cá sấu thấy kết quả nhãn tiền.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
11/07/201815:49:09
Khách
Viết hay thí mờ vay mà ai cho cái nickname là Tân ngố, ngố đâu mà ngố, anh Tân, phải anh có người anh viết văn với bút hiệu là Phương Toàn của Trung uý nuôi tôm không? Tui khoái những bài về
miệt vườn, đồng ruộng bắt cua câu cá của anh lắm, viết tiếp đi nha cám ơn anh.
Phan van Út
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,161,932
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”