Hôm nay,  

Chuyện Không Muốn Kể

28/02/201300:00:00(Xem: 272056)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Ông Cứ vừa mua xong căn mobile home ở vùng north San diego thì cũng vừa bị xếp gọi lên văn phòng cho nghỉ việc.

- Này, Mít-tờ Cu, kinh tế xuống quá, tau không thể giữ mày ở đây lâu được, thôi thì...về relax một thời gian, chừng nào có hợp đồng, tau gọi lại.

Ông Cứ muốn chóng mặt, sau cái bắt tay nặng chình chịch của xếp. Thôi, lời xếp như đinh đóng cột, chẳng thể năn nỉ ỉ ôi, ông Cứ đành chia tay với đồng nghiệp, rồi cầm cái check an ủi cuối cùng của xếp, dông lẹ.

Ra đường, ông chần chừ mãi, chưa muốn lên xe. Ông đứng tần ngần dưới gốc Trạng Nguyên ngó thẳng vào hãng. Cái hãng dài sòng sọc như toa xe lửa. Quanh năm suốt tháng, các cỗ máy đua nhau reo lên ầm ập. Phòng hóa chất thay đổi tùy theo thời tiết, lúc nóng bức đến khô xương, lúc lạnh lẽo tới cắt da. Dụng cụ cơ khí dẫy đầy, chỗ treo trên cao, chỗ nằm ngang hông, chỗ la liệt dưới đất. Thế mà tất cả những cái đó như một phần đời của ông, gắn chặt vào ông, nuôi sống ông trong những tháng năm mưu sinh ở Mỹ. Gốc Trạng Nguyên này cũng vậy. Biết bao mùa lá vàng rơi rụng, biết bao lần cây ủ rũ trơ cành trong gió lạnh đầu đông, biết bao hình ảnh quanh đây đập vào mắt ông, chập vào tim ông...hóa thành kỷ niệm từ lúc nào?

Điều làm ông lưu luyến nhất, là tình cảm đồng nghiệp. Văng vẳng bên tai, lời chia tay của các bạn vẫn còn làm ông muốn rớt nước mắt.

- Hê, Mít-tờ Cu, "du" có "mu" nhớ cho tụi tau biết chỗ để tới thăm nha!

- Cu ơi! Tuần này hãng tổ chức đi "zu", nhớ dự lần cuối với anh em nghen!

Bà Mỹ Rita cắm đầu chạy lại cầm tay ông, không muốn buông ra. Con Mể Wendy cũng lê tấm thân bồ tượng đến ôm chầm ông, sụt sùi sụt sịt. Cảnh tượng thân tình liên tiếp diễn ra làm lòng ông chùn xuống, chưa chịu lên xe. Ông muốn đứng đây, dưới gốc Trạng Nguyên này, ngó hoài vào hãng, mãi mãi...

Chỉ còn vài năm nữa, ông Cứ về hưu, thong dong an hưởng tuổi già. Bị nghỉ việc lỡ cỡ như thế này, dự tính huy hoàng của ông đành tiêu tan thành mây khói. Ông Cứ bỗng thấy nhói ngực. Hình như có một nỗi đau nào đó đang bám chặt trái tim ông.

Khu mobile home "trăng sáng" yên tĩnh và an bình biết bao. Mới dọn về đây chưa được một tuần, ông Cứ cảm thấy thú vị và thích hợp với không khí nơi này. Nhà ông nằm dưới một con dốc vàng rực hoa dại. Trên dốc là công viên "heo may", với những ngôi biệt thự thanh lịch chụm vào nhau theo hình trái tim.

Buổi sáng, tiếng chim líu lo trên các hàng cây bên công viên đánh thức ông dậy. Nhẹ nhàng và chầm chậm, ông tiến đến cửa sổ, ngó trộm lên tầng cao, lắng nghe lời chim trao nhau. Ông phân biệt tiếng chim một cách rành mạch, vì ông đã từng là người tù lao động dài hạn trên rừng núi bạt ngàn ở Việt Nam, lúc chưa qua Mỹ. Tiếng hót ríu rít là tiếng của bầy chim non gọi mẹ. Tiếng thảnh thót ngân xa là tiếng giao hoan của đôi tình nhân vừa hội ngộ. Tiếng lanh lảnh cắt xé không gian là tiếng chim mái khổ đau đi kiếm bạn tình. Tiếng khục khặc đứt đôi là tiếng của con chim già cô quạnh giữa không gian lạnh lẽo. Trong tất cả tiếng hót, ông thương xót tiếng khục khặc đứt đôi. Vì đó là tiếng hót cuối đời, tiếng hót trao phó thân phận cho Trời Đất.

Nghe chim hót xong, ông Cứ thả bộ ra công viên tập thể dục. Sáng nào, ông cũng đi quanh công viên hai vòng, và lần nào cũng gặp một bà Mỹ già dắt chó, lững thững giữa hai hàng cây. Lần nào cũng vậy, khi ngang mặt nhau, bà Mỹ nhoẻn miệng cười tươi, rồi "good morning" với ông một cách thân thiện. Lâu lâu, ông cũng dừng lại chuyện trò xã giao và ngắm nghía con chó đang gầm gừ nhìn ông bằng cặp mắt xa lạ.

- Ông khỏe không? Hôm nay nắng ấm, trời đẹp. Ông có định đi đâu không?

- Dạ, không, thưa bà. Tôi mới dọn về đây, nên cần thu xếp một vài chuyện lặt vặt trong nhà.

- Ô, tốt quá! Tôi có thêm bạn láng giềng.

Bà Mỹ vừa nói vừa chỉ sang bên đường.

- Tôi ở phía này. Căn nhà cổ đó. Có cái cổng màu xanh đằng trước.

- Căn nhà lớn quá. Phải gọi nó là biệt thự mới đúng?

- Tôi không biết gọi là gì? Nhưng đó là tổ ấm của cha mẹ tôi ngày xưa. Ô, tôi tên là Courtney. Còn ông, tên chi?

- Tôi tên là...Cu...Mít-tờ Cu.

Ông Cứ chợt lúng túng khi phát âm kỳ cục cái tên của ông.

- Ô, Cu. Mít-tờ Cu. Cái tên nghe thân thương quá! Nó đơn giản và dễ nhớ ghê!

Câu bày tỏ rất thật thà làm ông Cứ quê một cục. Ông giả vờ đưa tay qua vuốt đầu con chó. Con chó bỗng gầm lên, lùi ra sau thủ thế. Rồi rất nhanh, nó vừa nhe răng vừa phóng tới ông, như chụp miếng mồi.

- Dừng lại, Alfa. Bạn của mom đấy, nghe không?

Tiếng quát của bà Courtney như một mệnh lệnh. Từ thái độ hung dữ, con chó chuyển nhanh sang dáng vẻ hiền lành. Nó nằm phụp xuống chân ông Cứ, hai tai cụp xuống, ngoắt đuôi lia lịa. Lúc này, ông Cứ mới dám quan sát con Alfa. Nó là loại chó săn to lớn, màu xám nhạt, cùng giống với loài chó cảnh sát chuyên săn bắt tội phạm.

- Bà có con chó quí quá! Alfa, mấy tuổi, thưa bà?

- Mười. Mười năm rồi, nó với tôi như hình với bóng. Đi đâu tôi cũng dắt theo. Từ nhà thờ, chợ, biển, núi... đến công viên. Ngày nào cũng bách bộ như vậy. Chúng tôi là bạn đồng hành.

Ông Cứ ngó qua căn biệt thự cổ. Nó đồ sộ, nằm nổi bật trên đầu dốc cao. Xung quanh, cỏ và hoa đua nhau chen chúc. Có nơi, dây leo bám rậm lên tường. Rêu xanh phủ mái. Chứng tỏ, từ lâu, cảnh quan ngôi nhà không có bàn tay chăm sóc.

- Còn ông nhà, thưa bà?

- Nhà tôi mất lâu rồi. Năm 1991, trong chiến tranh vùng vịnh.

Ông Cứ bối rối.

- Xin lỗi. Vô tình tôi đã khơi dậy nỗi buồn trong bà.

- Không sao. Thời gian dài đủ để phôi pha nỗi buồn. Giờ đây, trong tôi chỉ còn kỷ niệm.

Cánh cổng màu xanh bên kia chợt mở toang. Một gã Mỹ xuất hiện, ngả nghiêng, băng xiên xiên qua đường.

- Trời ơi! Tui tìm mom từ sáng tới giờ, mệt quá!

Gã vừa nói vừa ngó tôi, xoi mói. Đó là một gã trung niên, râu tóc xồm xoàm, hai cánh tay xâm đầy hình ảnh kỳ quái. Bà Courtney chưa kịp trả lời, gã đã tiến tới bên tôi, vỗ vai đồm độp.

- Ông già, có thuốc không? Cho xin một điếu.

Mùi rượu, mùi thuốc, cộng với mùi hôi từ mồm gã bay ra nồng nặc. Bà Courtney phải lấy cái nón làm quạt, quơ phành phạch trước mũi.

- Rất tiếc, tôi không biết hút.

Gã đưa cặp mắt xanh lè lườm tôi, rồi chìa tay qua bà Courtney.

- Đưa tui chìa khóa xe. Tui phải đi làm, bây giờ?

- Vậy... xe mày đâu?

- Xe tui hư, tui mới về đây mượn xe mom.

Bà Courtney đưa cao hai tay lên trời.

- Chúa ơi! Mày đã hư mấy chiếc xe rồi? Giờ này, chỉ còn một chiếc để tau đi đây đi đó. Thế mà mày chẳng tha.

Con Alfa đang lởn vởn sau lưng ông Cứ, nghe mẹ con to tiếng, nó nhè nhẹ chen vào giữa hai người. Alfa lắc lắc cái đầu, vẫy đuôi, nghênh mặt ngó xung quanh, rồi âu yếm thè lưỡi liếm lên tay bà Courtney, lên tay gã Mỹ...như biểu lộ sự can gián, sự hòa giảng. Gã Mỹ bất chấp điều đó, lồng lộn phóng qua mình Alfa, giựt mạnh cái túi đang lủng lẳng trên vai bà Courtney. Gã hấp tấp moi ra chiếc chìa khóa, xong, quăng cái túi lăn dài trên thềm cỏ. Vài phút sau, từ cánh cổng màu xanh, một chiếc xe vội vàng phóng ra. Tiếng rú ga thét lên inh ỏi, át cả tiếng khóc và tiếng tru bi thiết của bà Courtney và con Alfa tội nghiệp.

Đêm yên lắng. Yên lắng một cách dễ sợ. Khu "Trăng Sáng" chìm sâu trong giấc ngủ. Ngoài xa, công viên "Heo May" đìu hiu dưới ánh đèn mù mờ, quạnh quẽ. Chỉ có ông Cứ còn thức, với chai bia trên tay, bên cạnh cái cửa sổ thênh thang, ngó lên con dốc đầy bóng cây. Ông thức để nghe thời gian trôi qua, trôi qua trong bóng đêm - một cách nặng nề. Ông thức để chờ đợi tiếng chim, tiếng khục khặc đứt đôi của con chim già cô quạnh. Ông thức để cảm thương tình cảnh bà Courtney, giờ này nằm co quắp trên giường bệnh, cực lực chiến đấu và giằng co với cơn stroke đang hành hạ bà. Cả tháng rồi, gã Mỹ không trở lại căn biệt thự. Chỉ có Alfa, nó theo bà từng bước. Bà nằm trên giường bệnh, nó phủ phục dưới giường bệnh. Y tá lôi nó đi, tách rời nó với phòng bệnh. Nó tìm cách cắn đứt dây, chạy trở lại với bà Courtney. Hôm ông Cứ tới thăm, Bà Courtney khỏe nhiều. Bà muốn gửi tạm Alfa cho ông, bà phải dặn dò đủ điều, Alfa mới chịu theo ông về khu "Trăng Sáng". Alfa ở đây, ông lăng xăng với nó suốt ngày, như chăm sóc cho một đứa con nhỏ. Nhưng rồi...cũng chỉ được vài hôm, Alfa phóng mạnh ra cửa sổ, làm vỡ toang ô kính, rồi bỏ chạy mất dạng. Ông Cứ phải lái xe lòng vòng, tìm kiếm khắp nơi. Rốt cuộc, Alfa mò về nhà thương, tiếp tục nằm phủ phục bên chân giường bệnh với chủ.

Rồi, bà Courtney cũng trở về. Nhưng sức khỏe bà không còn như xưa. Nửa thân bị liệt, phải ngồi xe lăn, mặc dù nhà thương đã hết lòng tập bà đi mỗi ngày bằng phương pháp vật lý trị liệu. Bây giờ, buổi sáng, bà vẫn đi dạo quanh công viên. Nhưng, thay vì, lúc trước bà dắt chó, hôm nay, chó dắt lại bà. Những người trong nhà thờ đã có sáng kiến cột hai sợi dây vào cổ con Alfa, rồi nối chúng vào hai bên xe lăn. Alfa đi trước, kéo xe lăn theo sau. Muốn quẹo phải hay trái, bà Courtney chỉ cần vỗ vào mông phải hay trái của nó. Gã Mỹ thì vẫn bặt tăm cùng với chiếc xe yêu mến của bà. Ngược lại, ông Cứ, trước sau như một, mãi là người bạn láng giềng tốt bụng, sáng nào cũng có mặt ở công viên "Heo May", an ủi và trò chuyện với bà Courtney một cách thân mật.

Thời gian qua, buổi trưa, gã Mỹ chợt xuất hiện. Gã bước xuống công viên từ chiếc xe buýt đường dài. Điệu bộ vẫn ngang tàng, bước đi vẫn xiên xiên, gã huênh hoang tiến vào ngôi biệt thự. Vài giờ sau, tiếng con Alfa tru lên từng cơn. Tiếng tru bi thiết như tiếng con vật bị thương hay bị hành hạ. Nghe tiếng tru, ông Cứ đặt vội chai bia đang uống lên bàn, lật đật mở cửa, cắm đầu cắm cổ leo lên con dốc. Đến lề công viên, ông đã nghe rõ tiếng gã Mỹ và bà Courtney vang ra từ căn patio, nằm sau biệt thự. Ông băng qua đường, giả vờ đi tới đi lui tập thể dục.

- Mom vào nursing home có y tá chăm sóc từng phút từng giờ.

- Ở đây, nhà thờ cũng cử người đến chăm sóc tau hàng ngày.

- Trời ơi! Người nhà thờ, làm sao bằng y tá?

- Còn ngôi nhà này? Bỏ hoang sao?

- Tôi tính rồi. Bán nó, cho yên chuyện.

- Chúa ơi! Đây là tổ ấm của cha mẹ tau, cũng là tổ ấm của cha mẹ mày.

- Tất cả đã chết hết rồi. Tổ ấm bây giờ là tổ lạnh. Mom còn tiếc chi nữa?

Tiếng con Alfa lại tru lên, từng cơn, từng cơn kéo dài. Ông Cứ bỗng chùn bước, quay nhanh trở lại con dốc. Tự dưng, ông có ý định đem con Alfa so sánh với gã Mỹ. Nhưng nghĩ lại, dân tộc Mỹ đã biết điều này lâu rồi, nên họ không ngần ngại xếp hạng đàn ông thua hạng loài chó.

Phạm Hồng Ân

Ý kiến bạn đọc
26/03/201316:22:57
Khách
Sự điển hình cuả mặt trái xã hội Mỹ. Tâm tư của tác giả đặt hết vào tựa bài viết và đoạn kết. Những người Việt lớn tuổi tâm hồn rất nhạy cảm nên dễ tổn thương. Bài viết rất hay.
28/02/201317:47:56
Khách
Triết lý đời sông Mỹ thấm thía...qua một câu chuyện ngắn gọn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến