Hôm nay,  

Chuyện Hai Người Phi Công Mỹ-Việt

26/02/201300:00:00(Xem: 145713)
viet-ve-nuoc-my_190x135Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District.

Tuy cùng một nghiệp bay, chung một lý tưởng, lại chiến đấu cùng một chiến trường, nhưng hai ngươì cách xa nhau cả nửa vòng traí đất. John Kelly, một phi công đồng minh sang giúp cho phi đoàn của Không Lực Việt nam, rất đắc lực về các mặt huấn luyện tiếp vận, nhưng kinh nghiệm chiến trường thì anh thừa nhận vẫn phaỉ nể mặt các phi công Việt nam. Điều này cũng dễ hiểu, anh chỉ sang phục vụ taị Việt nam vơí nhiệm kỳ tác chiến một năm, còn các phi công đối tác phải chiến đấu từ năm này sang tháng khác, nếu tính theo giờ bay thì nhiều phi công, trong đó có Nguyễn Long phaỉ noí là bậc thầy của John.

Tuy làm nhiệm vụ cố vấn, nhưng thực chất John luôn tìm dịp được bay các phi vụ chiến đấu để vừa mong nhận huy chương vừa làm tiêu chuẩn lượng giá cho sự nghiệp bay bổng của mình khi trở về Mỹ. Anh hay chọn bay chung vơí Long, vì Long làm leader thì tuôỉ thọ của John có phần bảo đảm hơn. Hai phi công Việt Mỹ khá ăn ý nhau trong ý đồ tác chiến, lại nể nhau vì tài khi John học được nhiều điều từ người phi tuần trưởng dày dạn chiến trường này. Ấy vậy mà có lúc cũng xảy ra chuyện bất đồng khiến họ không ưa nhau, thậm chí ấm ức nhau nếu câu chuyện không có lôí rẽ hợp tình.

Ở Việt nam mỗi dịp Tết không khí làm ăn, sinh hoạt có phần tấp nập yên vui so vơí ngày thường. Nếu nói theo truyền thống thì thời điểm này là lúc trơì đất giao hòa, moị nhà xum họp, ghen ghét hận thù tạm để qua một bên, đối đầu nhau là chuyện bất đắc dĩ. Chẳng vậy mà trong thời kỳ chiến tranh, hai phe Quốc-Cộng choảng nhau một mất một còn suốt cả năm, nhưng đến Tết lại cùng nhau hưu chiến, súng ngưng pháo nổ cốt vui trong mấy ngày xuân, còn mỗi bên có chịu tôn trọng hay không thì lại là chuyện khác. Năm nay, rút kinh nghiệm đau đớn của Tết Mậu thân, bên phía Nam không chịu chơi trò hưu chiến như trước, Long ở lại phi đoàn xin trực thế cho một phi công mới cưới vợ trước Tết. John chẳng quan tâm nhiều đến ngày Tết Việt nam, nhưng cũng không muốn khép mình trong căn cứ nên ngỏ ý muốn cùng Long được bay phi vụ đầu năm.

Sau cao điểm Mậu thân, tết năm nay tình hình có phần lắng dịu. Long và John lấy bản đồ ra chấm tọa độ. Mục tiêu được chọn là một vùng oanh kích tự do. Oanh kích tự do là một nhóm từ quân sự có nghĩa là mục tiêu thuộc một vùng nặng phần kiểm soát của đối phương, thường được chọn sẵn từ trước. Các phi công đựợc lệnh khi tới mục tiêu thì oanh kích là bắt buộc, đi chất bom về nhẹ cánh bất kể tình huống. Tơí giờ xuất phát, phi tuần bốn chiếc khu trục chuẩn bị rời phi đạo. Theo đội hình, phi tuần trưởng Nguyễn Long bay số 1, John bay số 3, kẹp nách hai phi công rookie (mơí đi lần đầu). Mục tiêu là một xã nằm ven bờ kênh Đồng Tẻ thuộc địa phận Cà Mâu.

Mồng một Tết, trơì quang mây tạnh, rất lý tưởng cho một cuộc oanh kích. Các con mồi bên bờ kênh nghe tiếng máy bay chắc cảm nhận được tai họa sắp ập đến. Các chủ thân tàu trong phòng lái chỉ biết làm nhiệm vụ, chẳng còn cách ứng xử nào hơn. Trong chiến tranh bắn chậm là chết, bom đạn chẳng hỏi tên ai, cũng chẳng thương ai, cũng chẳng cần hỏi phe nào. Có trách chăng là những người ở cấp chóp bu vì mưu đồ chính trị đã đưa dân vào cảnh chết chóc hận thù, tang thương khắp chốn.

Phi tuần đang lượn trên không phận của bờ kênh. Nguyễn Long đi đầu nhận ra khung cảnh êm đềm của ngày đầu xuân. Xã này tưởng tiêu điều sơ xác do ảnh hưởng của chiến tranh nhưng nhìn xuống thấy có nhiều mái ngói đỏ xem ra dân tình có vẻ được mùa. Nắng vàng ngày mồng một làm sáng thêm các mục tiêu di động dươí đất, hình như dân tình nơi đây vẫn tưởng còn hưu chiến như những năm trước hoặc ngây thơ tin rằng chắc chẳng ai nỡ giết dân ngày tết! Với cương vị chỉ huy Long xác định mục tiêu, sẵn sàng ra lệnh cho ba đoàn viên theo sau thực hiện đúng phương án tác chiến.

Bỗng nhiên trong lòng anh trào lên một cảm xúc khó tả. Anh chạnh nghĩ mấy ngôi nhà này là công mồ hôi nước mắt nhiều năm mơí có, Việt cộng có về trà trộn trong dân thì cũng chỉ là dăm bảy tên du kích địa phương. Nói cho cùng họ cũng là bà con chòm xóm lén lút về ăn Tết với gia đình rôì laị phải “chém vè” ngay. Còn dươí đất có hành động khiêu khích hoặc bắn trả thì chưa có dấu hiệu gì đáng nghi ngaị. Nghĩ như vậy, trong khoảnh khắc anh đổi phương án tác chiến, ra lệnh cho các thành viên theo anh chuyển hướng vòng ra một cảnh đồng lúa ven xã. Long ra lệnh dôị bom, tuần tự từng chiếc một xà xuống trút hết số bom mang theo. Tất nhiên John cũng phải làm theo lệnh, không thể có phản ứng nào khác. Phi vụ nhanh gọn hoàn tất, Long cho phi tuần rời mục tiêu trở về căn cứ.

Trên đường về John ấm ức ra mặt vì nghĩ Long không thể nào lầm lẫn ngây thơ như thế được. Mục tiêu quá rõ, thời tiết thuận lơị, laị không bị đe dọa bởi hỏa lực địch, thì tại sao không dôị bom trong xã mà laị bay ra cánh đồng? John muốn phản đối, nhưng số 3 phải nghe số 1, thi hành trước khiếu nại sau, luật nhà binh ở đâu cũng vậy. Bốn chiếc khu trục trở về căn cứ an toàn. Hai phi công đàn em ký sổ trực xuống phiên, nét mặt rạng rỡ vì vừa trải nghiệm phi vụ chiến đấu đầu tiên, lại an toàn tính mạng. Hai phi công đàn anh, một Mỹ một Việt, trở về với phương vị cố hữu của mình nhưng với suy tính khác nhau.

Khỏi cần chờ lâu, cuộc tranh cãi nổ ngay trên sân bay. John đặt vấn đề Long cố tình bay ra đồng trống, lảng tránh mục tiêu chính. Long trong tư thế thủ thân, phản bác laị bằng lập luận “Việt cộng nó thấy máy bay thì từ trong nhà nó phải chạy ra đồng”, kinh nghiệm cho thấy như vậy. Laị nữa, cuộc oanh kích vẫn kể là chính xác vì cánh đồng nằm trong ngoaị vi của mục tiêu. Anh không giải thích theo cảm tính mà theo nguyên tắc, mặc dầu có hơi cương. Chàng cố vấn không hẳn là đuối lý, nhưng biết có tranh cãi cũng không đi đến đâu, tốt hơn ngưng cuộc đấu khẩu.

Hai ngươì lặng lẽ trở về Trung tâm Hành quân làm báo cáo xuống ca. Theo thông lệ, Long vơí tư cách phi tuần trưởng đánh giá kết quả và ký vào sổ bay cho John. Trong tư thế lễ phép, John nói lời cám ơn của một thành viên vừa được lượng giá tốt. Chuyện cứ tạm cho qua, chiến tranh còn dài, đâu phải chỉ vài ba phi vụ.

Hết phiên trực, nhân ngày đầu năm, Long sắp xếp thì giờ về thăm mẹ taị một khu phố gần thị xã Cần thơ. Lòng anh không cảm thấy nặng nề như những lần oanh kích mang tổn thất nhân mạng cho đôí phương. Lương tâm lúc này như mách bảo anh đã quyết định đúng dù có vi phạm qui luật tác chiến. Anh tự bào chữa nhiệm vụ sáng nay không thuộc dạng cứu nguy cho đơn vị bạn ngoài chiến trường. Trong trường hợp này anh sẽ không có lựa chọn nào khác. Cũng không ai nghi ngờ tinh thần chiến đấu của anh, một phi công vơí bề dày nghiệp vụ vào sinh ra tử nhiều lần, kể cả có lần bị trúng hỏa tiễn tầm nhiệt của địch trong khi oanh kích ở núi Sam. Anh đã phải nhảy dù, thân xác bất tỉnh bị lôi theo gió va đập toàn thân vào đất đá quanh vùng. Chết đi sống lại, được y khoa giám định cho vĩnh viễn miễn bay, nhưng Long vẫn nài nỉ xin bay tiếp...

Chiếc xe scooter 300 phân khôí lướt nhanh trên con lộ từ phi trường Trà Nóc dẫn vào thị xã. Không khí đón xuân của một vùng sông nước trên bến dưới thuyền làm Long chạnh nghĩ hình như nơi đây bà con không bị nhiễm không khí của chiến tranh như dân quê miệt vườn. Hai bên đường đám trẻ chia nhau đốt những phong pháo lẻ, tiếng cười reo vui đan theo những bước chân chạy đuổi làm cho lòng anh cảm thấy vui lây. Ít nhất tiếng pháo làm đứt đoạn dòng suy nghĩ của anh.

Thực sự nếu không có chuyện tranh cãi vơí John, thì cứ xuống sân bay là anh quên hết moị sự trên trơì, có vậy mơí sống được sau những ngày phải quen với lửa đạn. Về gặp mẹ trong không khí ấm cúng của ngày đầu Xuân lòng anh như được thư giãn. Chúc tuôỉ mẹ xong, anh khoe vơí mẹ câu chuyện hôì sáng. Bà vội xoa đầu thằng con như hồi anh chưa đi lính kèm lời khích lệ, “Tết mà con, làm vậy là có phước!” Thường ít khi anh kể vơí mẹ các việc anh làm. Còn bà thì cũng biết con mình làm gì nên cũng chẳng bao giờ muốn hỏi, chỉ âm thấm cầu xin sự bình an cho cậu con duy nhất của mình.

Sau Tết, Long vẫn đi bay như bình thường. Bỗng một hôm, ông phi đoàn trưởng cho goị anh lên để xác minh một báo cáo công tác hồi đầu năm. Ông đưa cho Long xem bản báo cáo của John. Anh vừa đọc vừa nóng mặt, nôị dung chẳng có gì khác so vơí cuộc tranh cãi trên sân bay, nhưng được sắp xếp lớp lang hơn. Báo cáo còn yêu cầu cho thẩm tra nếu quả thật “có sự tránh né mục tiêu”. Về phía Việt nam với nhau, người chỉ huy của Long có thể hiểu được điều này, dù Long không hẳn đã bộc lộ ý đồ của mình cho người đầu đàn đơn vị, nhưng xét về mặt lý không đủ để quyết đoán có sự tránh né mục tiêu như báo cáo gợi ý.

Trong cương vị của John, ta có thể hiểu anh không những tiếc cho cơ hôị gây tổn thất cho đối phương, mà còn tiếc cho số bom viện trợ bị lãng phí trong cuộc oanh kích đầu năm. Rõ ràng ở đây, ý thức truyền thống mang tính chất văn hóa đã nghịch chỏi với chủ nghĩa thực dụng mang tính chất duy lý, mà cụ thể hai phi công từ hai phương trời và tư duy cách biệt đã không tìm được sự đồng thuận để có một cái nhìn chung cho các số phận đang bị đẩy đưa vào sự nghiệt ngã của chiến tranh.Về phía Long, anh cũng chẳng trách John, vì đó là việc của anh ta, nhưng có phần ấm ức vì tính nguyên tắc của anh chàng tóc vàng. Anh thầm nghĩ nếu chỉ cánh đầu đen vơí nhau thì làm gì có mấy chuyện dỗi hơi này vì phương châm của các chàng cứ “bay lên là đánh, hạ cánh là quên”, suy nghĩ báo cáo làm gì cho thêm mệt.

Nhưng chuyện gì rồi cũng chóng qua, nhất là các chàng lính hào hoa lấy không gian làm nhà, nghiệp bay làm lẽ sống. Sắp đến ngày John về nước vì mãn nhiệm kỳ taị Việt nam, anh ngỏ ý muốn gặp Long để có chút chuyện riêng. Cuộc gặp không phaỉ tay đôi mà là tay ba vì có thêm một anh chàng phi công trẻ cùng bay trong phi vụ đầu năm.

Họ cùng uống bia 33, một loaị bia được ưa chuộng ở miền nam. Trong câu chuyện John tỏ ý xin lỗi Long về bản báo cáo, ngạc nhiên hơn là anh chàng phi công Mỹ còn bày tỏ sự đồng cảm với hành động mang nặng tình người trong phi vụ Tết hôm nào. Té ra, người phi công trẻ rookie trong một dịp vui nào đó, đã khéo trao đổi đôi nét về văn hóa phong tục Việt nam, trong đó ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết làm John thấm ý khi anh hồi tưởng lại cuộc oanh kích trên cánh đồng bên dòng kênh Đồng Tẻ.

Ba người xa nhau, John an toàn về Mỹ. Long và viên phi công trẻ vẫn tiếp tục bay. Người phi công đàn em, mặc dầu trưởng thành trong khói lửa, nhưng do cường độ của chiến trường ngày càng cao đã hy sinh taị An lộc mùa hè 72 khi đi tăng phái cho chiến trường miền Đông. Long sau đó trở thành phi đoàn trưởng của một phi đoàn F5, sống sót cho đến khi cuộc chiến chấm dứt trong sự sắp xếp của những kẻ ở xa.

Đêm “giao thừa” của Sài-gòn hấp hối, Long cùng đồng đôị được lệnh bay thẳng qua căn cứ Utapao của Mỹ tại Thái lan. Chuyến bay đêm đầu tiên vượt qua biên giới anh chẳng nghĩ đến hiểm nguy cá nhân khi bay trên đất lạ, mà lại mang theo tâm trạng tức tưởi của kẻ thua cuộc. Anh khóc thầm khi nghĩ đến những người thân còn kẹt lại và bạn bè đồng đội đã vĩnh viễn ra đi.

Mấy ngày sau, trong bộ đồ quần jean aó thung cùng túi xách nhỏ, anh lặng lẽ bước lên chiếc C-130 chở anh rời căn cứ trong tư thế của một hành khách. Anh chẳng có gì mang theo kể cả giấy tờ tùy thân, trừ tấm thẻ bài đeo trên cổ và một cánh bay của Không Lực Việt nam anh gỡ vội trên bộ đồ bay bỏ lại - kỷ vật cuối cùng của một thời sống chết cho quê hương. Anh được bốc qua Guam, rồi hòa theo dòng người tị nạn vào định cư trên đất Mỹ.

Dầu tinh thần còn dao động nhưng địa chỉ phi đoàn của John chợt thoáng trong trí anh, nhờ vậy anh nằm trong số những người đầu tiên rời trại tị nạn để vào đất liền. Từ ấy cuộc đời anh sang trang nhưng mỗi lần Tết đến dù trên xứ lạ Long vẫn không quên ký ức về phi vụ đầu năm trên bờ kênh Đồng Tẻ.

Trên đây là viết theo lời kể. Từ đây mới là lời người viết:

Giữa thập niên 90, trong dịp chào đón một phi công Việt nam đã anh dũng cứu phi hành đoàn 7 người của Mỹ tại vùng Ba Biên giới sang định cư tại Mỹ theo diện nhân đạo (vì anh bị tàn phế trong phi vụ cứu nguy này) đã được các cựu phi công Việt-Mỹ chiến đấu tại VN tổ chức rất trang trọng tại San Jose, thì tình cờ ba nhân vật có dính dấp đến “phi vụ đầu năm trên bờ kênh Đồng Tẻ” họ lại có dịp hội ngộ.

Long đang làm cho một hãng lọc dầu tại Vùng Bay. Ông phi đoàn trưởng cũ của Long nay là một doanh gia thành đạt tại nam Cali. Còn John khi về Mỹ tiếp tục nghiệp bay lên tướng một sao, tư lệnh một không đoàn tại căn cứ vùng Tây Bắc. Họ lại cùng uống bia và trong dịp hàn huyên tất nhiên có câu chuyện bạn đọc vừa được nghe kể. (Xin lỗi anh Long bảo tôi chỉ nghe nhưng đừng viết).

Đỗ Xuân Tê

Ý kiến bạn đọc
07/03/201320:33:15
Khách
Cha’u nghi~ chu’ Long da~ kho^ng la`m tro`n nhie^.m vu. cua? chu’ vi` chu’ la`m nhie^.m vu. du*.a tre^n trai tim chu*’ khong fai? ly’ tri’. Khi chu’ da~ va`o qua^n do^.i thi` nhie^.m vu. cua? chu’ la` gie^’t che^’t ke? thu` va` nhu*~ng nguoi xa^’u ba(`ng ca’ch tha? bom (to kill and destroy). Co’ le~ nhie^`u chie^’n si~ co^.ng hoa` co’ su*. Suy nghi~ nhu* chu’ ne^n mie^`n nam mo*’I thua tra^.n. Khi mi`nh co’ nhie^.m vu. fai? Tha? bom (ma(.c do^` quan do^.i va` la’I ma’y bay quan su*.) thi` mi`nh fai tua^n le^.nh 100% va` tuye^.t do^’I fai? tha? he^’t bom trong khu vu*.c kha? Nghi. Khong the^? na`o la`m nu*?a na.t nu*?a mo*~ duo*.c. Nguoi my~ co’ ca^u it takes a life to save a life. Ne^’u mi`nh muon ba?o ve^. Nguoi to^’t thi` minh bat buoc fai giet ke? Xa^’u hay nguoi theo ke? Xa^’u.
18/03/201315:38:53
Khách
Đồng ý với Thao Nguyen. Chú Long đã không làm nhiệm vụ, chính xác hơn làm bậy. Vì những sĩ quan VNCH như chú Long có ý tưởng "bỏ qua" / "xí xoá" cho cộng sản nên cộng sản mới có thể regroup nhanh. Tha cho cộng sản là một cách giúp cho cộng sản mạnh lên. Những việc như thế đều góp phần vào vụ làm miền Nam Việt Nam bị cộng sản chiến thắng và chiếm đoạt. Việc nhân từ đặc sai chỗ dẫn đến disaster cho tất cả nhân dân miền Nam, the end result là toàn dân miền Nam phải chịu đày đoạ khổ ải.
01/03/201300:24:46
Khách
Xin gởi một lời cám ơn và lòng ngưỡng mộ đến tấm lòng nhân đạo của người phi công tên Long trong bài này. Ông có thể đã thả lỏng vài tên Việt Cộng, nhưng bom đạn vô tình làm sao phân biệt được đâu là Việt Cộng, đâu là những bà mẹ già, cho dù đó là những bà mẹ của Việt Cộng, thì cũng là những bà già tóc bạc da mồi cả đời không biết hai chữ cộng sản là gi. Bom đạn cũng không phân biệt đâu là những đưá trẻ thơ vô tội, cho dù chúng nó là con của Việt Cộng, cũng không có tội tình gì với hành động của cha mẹ chúng. Biến cố tết Mậu Thân Việt Cộng giết hàng ngàn người dân vô tội ở Huế. Họ chủ trương giết lầm hơn tha lầm. Đó là cái man rợ, cái tàn nhẫn của cộng sản mà chúng ta không thể chấp nhận phải trốn chạy qua đây. Ông phi công Long này thà tha lầm còn hơn giết lầm, là cái " không cộng sản", cái nhân bản của ông.
Một lần nữa cám ơn người phi công tên Long và tác giả bài này đã kể lại một câu chuyện rất cảm động này

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,311,696