Hôm nay,  

Người Tình Không Chân Dung

25/02/201300:00:00(Xem: 273921)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

Tôi bắt đầu biết yêu năm 14 tuổi.

Nhưng vấn đề là tôi yêu mà hoàn toàn không biết mặt người đó!

Cũng đâu có gì lạ.

Trước tôi cả chục năm, bà Kiều Chinh cũng từng có “Người tình không chân dung” rồi mà? Chuyện của tôi thì không đủ để thành phim, nhưng cũng có nhiều chi tiết … vui lắm.

Hồi đó trường tôi có thông lệ mỗi năm gần tết đều tổ chức văn nghệ Tất Niên ngoài trời và có rất nhiều tiết mục từ đơn ca, hợp ca, nhạc kịch, hoạt cảnh, vân vân… nghĩa là rất xôm trò. Đó là buổi học cuối năm. Học sinh chúng tôi dự buổi văn nghệ toàn trường trước khi được ở nhà gần hai tuần ăn tết.

Buổi văn nghệ kéo dài đến gần cuối thì một màn múa được giới thiệu rất đặc biệt, màn múa nón “Hình Ảnh Người Em Không Đợi”, sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được các nữ sinh lớp mười trình diễn.

Tiếng nhạc đệm ghi-ta vang lên và tám tà áo dài trắng với chiếc nón lá trên tay thướt tha bước ra sân khấu. Cả toàn trường đang ồn ào trong không khí văn nghệ của ngày lễ tết bỗng chìm xuống. Tất cả mọi người đều tạm ngưng câu chuyện, hướng về sân khấu thưởng thức những tà áo thướt tha di chuyển nhịp nhàng trên sân khấu. Tiếng hát thánh thót từ phía sau sân khấu bắt đầu vang lên

Ngày nào em đến
áo em màu trinh
Áo xinh là xinh
Áo em trong trời buồn
Là gió…
Là bướm…
là hoa…
Là mây chiều tà
...
Trong khi tất cả các bạn tôi, những cậu bé đang độ bắt đầu lớn và biết chú ý đến con gái, đều như bị những tà áo trắng lượn bay trên sân khấu thu hút, thì tôi cũng sững sờ nhìn lên không phải bằng đôi mắt mà bằng …đôi tai.

Đúng vậy. Tôi bị giọng ca sau hậu trường sân khấu đó hớp hồn ngay từ lời ca đầu tiên. Những tà áo trắng và từng chiếc nón lá trên sân khấu với tôi như là những vũ công phụ. Chính những nốt nhạc trầm bổng, từng chữ thánh thót từ giọng ca phía sau hậu trường mới chính là vũ công duy nhứt thực sự nhảy múa trên sân khấu.

Rồi từ hôm ấy
nón em làm thơ
Nón em dệt mơ
đã ghi trong cuộc đời
Hình bóng người em
mà anh ngàn năm đợi chờ.
Hình bóng người em
mà anh ngàn năm đợi chờ.
Hình bóng người em
mà anh ngàn năm đợi chờ.

Hai câu cuối của bài hát được lặp lại ba lần vừa đủ cho tám vũ công, mỗi bên bốn người rút vào sân khấu.

Màn múa chấm dứt. Bài hát đã ngưng. Nhưng giọng ca mê hồn của người phía sau sân khấu đó vẫn ngân nga vang đi vang lại in sâu trong đầu.

Tôi không biết mặt cô ấy. Cao hay thấp, ốm hay mập … Hoàn toàn không. Chỉ biết một điều duy nhứt, do thằng bạn nói cho biết rằng, hát hay khủng khiếp như vậy trong trường mình chỉ có một người, tên là Lệ Trâm.

Sau hôm đó, tôi cứ bị bài hát ám ảnh. Và nếu định nghĩa “yêu” là ngồi đâu cũng nhớ đến…cái gịong của người đó thì đích thị tôi đã yêu rồi. Yêu say đắm lận chứ không phải chơi. Người đó là ai, mặt mũi thế nào, không cần thiết. Chắc chắn là phải đẹp thôi. Giọng ca như vậy thì người cũng phải tương xứng chứ. Còn người ấy đẹp làm sao thì tôi mặc tình mà tự vẽ lấy trong đầu.

Tôi đang học lớp chín, đệ tứ. Còn Lệ Trâm thì trên tôi một lớp, đệ tam.

Bây giờ tôi đang ở Mỹ. Con gái út của tôi học lớp năm. Trường con tôi học hằng năm có một ngày gọi là International Day. Ở những tiểu bang khác, hoặc học khu khác thì tôi không rõ, chứ miền Bắc Cali này quy tụ rất nhiều sắc dân trên thế giới về định cư. Có một số trường mà học sinh bản xứ Mỹ chỉ là thiểu số, còn lại tuyệt đại đa số là gốc Việt, Tầu, Phi, Mễ, Ấn vv. Ở những trường như vậy, họ có một ngày như đã nói là ngày Quốc Tế để tất cả học sinh thuộc mọi sắc dân trong trường trao đổi văn hoá với nhau bằng hình thức đóng góp văn nghệ giúp vui, nấu đồ ăn, hay là biểu diễn một cái gì đó đặc thù của dân tộc mình. Một ngày rất vui và có ý nghĩa, nhất là các tiết mục do chính các em học sinh tiểu học biểu diễn.

Lúc nhìn tờ chương trình văn nghệ của các em hôm nay tôi chú ý ngay đến tiết mục

MUA NON
- Vietnamese dance

Preformed by: Le Trinh & Le Trang (4th grade)

Hai chữ MUA NON hay là Múa Nón gợi lại trong tôi màn vũ và bài hát đầy kỷ niệm của thời học sinh năm nào. Nhất là tên hai cô bé Le Trinh và Le Trang. Có liên hệ gì đến hai chữ Lệ Trâm không nhỉ ?

Tôi nao nức kiếm được một chỗ ngồi rất tốt ngay hàng đầu của hội trường. Đợi khoảng nửa tiếng thì đến đến màn mong đợi. Hai cô bé Việt Nam giống nhau y hệt, rõ ràng là một cặp sinh đôi, trong chiếc áo dài truyền thống của Việt Nam bước ra sân khấu. Áo dài màu tím nhạt hoa cà. Trong tay mỗi em cầm một chiếc nón lá. Sau khi để hai bé cúi chào khán giả đang vỗ tay nồng nhiệt cổ vũ, người giới thiệu chương trình quay sang một phụ nữ đứng bên cánh sân khấu và giới thiệu tiếp “… Và đặc biệt, chính mẹ của hai em sẽ ca cho hai em múa”.

Tôi cố mở lớn mắt nhìn người phụ nữ cũng trạc tuổi của tôi, tươi tắn trong một tà áo dài xanh cất tiếng thánh thót:

Ngày nào em đến
áo em màu trinh
Áo xinh là xinh
Áo em trong trời buồn
Là gió…
Là bướm…
là hoa…
Là mây chiều tà

Trời ơi, đúng là bản “Hình ảnh người em mong đợi”

Ôi, tôi như đang sống trong mộng. Có lý nào đây là Lệ Trâm, người tình không chân dung và…chưa bao giờ quen biết của tôi? Người mà năm xưa tôi đã trăm nhớ ngàn thương dù chỉ qua giọng ca sau lưng sân khấu của một thời? Cũng bài hát này, điệu múa này, giọng ca này, từng nốt nhạc trầm bổng đã in sâu trong đầu tôi hằng bao nhiêu năm qua …

Tôi cố nhìn và lắng nghe tiếng hát, mong tìm lại được một nốt nhạc nào đó quen thuộc để chứng tỏ đó là Lệ Trâm !

Có bao giờ xóa nhòa tà áo trắng
Hình dáng người em không ngóng chờ
Một bài thơ đẹp thêm tình duyên trên nón em

Hai bé đang múa hình như bị khớp vì khán giả vỗ tay ủng hộ nhiều quá bắt đầu loạc choạc. Người mẹ đang hát thấy vậy bèn tiến ra cùng múa chung. Cô vừa hát vừa múa hướng dẫn cho hai con. Tiếng hoan hô lại càng vang dội cả hội trường hơn lúc nào hết.

Rồi bài hát sắp chấm dứt. Mẹ hai cô bé đi trở lại bên cạnh sân khấu hát ba lần câu “hình bóng người em mà anh đợi chờ.” Trong khi hai cô bé chia làm hai cánh đi trở lùi vào sân khấu.

Kết thúc của bài múa giống y như năm nào của trường tôi trình diễn, như là cùng một đạo diễn vậy.

Màn vũ chấm dứt. Ba mẹ con trở lại sân khấu chào khán giả trong tiếng vỗ tay vang dội. Không hiểu vô tình hay vì đã để ý tôi là khán giả nồng nhiệt vỗ tay hăng say nhứt trong đám đông phía dưới, người mẹ quay về phía tôi cười duyên dáng gật đầu chào như để cám ơn làm tim tôi muốn nhảy ra ngoài. Suýt nữa tôi đã cầm lòng không đậu tiến lên hỏi “Có phải cô là Lệ Trâm?”

Trên đường về nhà, ngồi trên xe vợ hỏi

- Màn trình diễn múa nón dễ thương quá hả anh?

Ây dza, không biết hồi nãy tôi có quan sát “ca sĩ” kỹ quá, quên mất vợ lúc đó cũng đang ở bên cạnh.

- Hay thiệt. Hai con bé dễ thương ghê.

Tôi ậm ừ cho qua, và cố ý đánh lạc hướng.

Nhưng vợ đâu có buông dễ dàng

- Nhất là mẹ nó đẹp và hát hay quá hả anh?

Tôi đã bắt đầu cảnh giác, nên đỡ chưởng này liền tức thì

- Hát hay thì đúng rồi chứ đẹp thì… OK thôi, gì mà “quá” lận.

Nàng tỉnh bơ bồi tiếp

- Hồi nãy anh ra ngoài, em có hỏi được số phone của cổ nè.

Tôi rúng động, buột miệng

- Chi dzậy? Anh đâu có quen với cổ đâu?

Nàng trừng mắt

- Mắc mớ gì anh?

Tôi cố cười hì hì dã lã

- Nói vậy mà, nhưng em hỏi số phone của cổ làm gì?

- Tính làm quen. Lễ Phật Đản sắp tới trường em có văn nghệ. Nhờ ba mẹ con tới dạy mấy đứa học trò em múa nón giống hồi nãy, và nhờ cô ấy hát luôn.

À té ra vợ tôi méo mó nghề nghiệp.

Chuyện là từ ba năm nay mỗi tuần ngày Chủ Nhật nàng tới chùa dạy việt ngữ. Năm nào cũng vậy, mỗi dịp lễ Phật Đản chùa làm lễ lớn, và đều có phần văn nghệ do các cô giáo cùng học trò Việt ngữ phụ trách. Vợ tôi gặp nhân tài như vậy làm sao bỏ qua cho được.

Tôi vừa nhẹ thở chút, mới quay đi thì nàng xoè bàn tay có mảnh giấy nhỏ nói

-Tên và số phone của cổ nè.

Tôi lại nghe tim đập thình thịch trở lại, đang lái xe mà cũng run run ráng liếc sang miếng giấy.
Ô la la Ô la la !

...

Đố bạn biết người đó có phải là Lệ Trâm không nè?
./.


ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
26/02/201314:20:40
Khách
Chuyện của ông kể gần giống hoàn cảnh của tôi; chỉ khác là tôi được biết mặt và tên của "người ca sĩ". Nhưng ông và tôi cũng giống nhau ở chỗ bây giờ không dám kể cho người ngồi bên cạnh trong xe biết chuyện xưa vì sợ... cháy nhà!
02/03/201308:44:02
Khách
Có phải Lệ Trâm không chú? Chuyện này có thật không chú?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,211,196
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến