Hôm nay,  

Chút Tình Riêng Ngày Valentine

22/02/201300:00:00(Xem: 261291)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, 25 năm ở Mỹ, hiện cư ngụ tại Irvine cùng gia đình. Bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông là chuyện hậu valentine Day, ngắn nhưng ý nghĩa. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

"St Valentine's Day" khởi đi từ ngày thứ Năm rồi kéo dài đến thứ hai thì lại nghỉ lễ "President's Day" nên mọi người đều hưởng một "long weekend" thoải mái.

Hôm nay sáng thứ ba, Tân nhận thấy ai cũng đến làm việc sớm hơn thường lệ, họ gặp nhau trò chuyện ở Cafeteria ngay tầng trệt. Mùi cà phê lan ra phía ngoài nên vừa lúc bước vào Corporation, nhiều người ngỡ ngàng, tưởng mấy ngày vui còn tiếp tục kéo dài!

Khí hậu Cali thật dễ chịu! Sáng mùa đông mà thời tiết chỉ phớt lạnh, không gian êm ái tạo niềm vui trong lòng mọi người khi họ trở lại làm việc sau những ngày yêu đương lãng mạn...

Niềm hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt các ông bà đã có gia đình con cái giống như nước ấm tình yêu vẫn còn tràn ly vào các dịp lễ đặc biệt! Nhưng nổi bật nhất lại là mấy cô cậu còn độc thân vui tính... Họ líu lo tâm tình những chuyện riêng tư, từ xa nhìn vào ai cũng đoán là việc phòng the kín đáo nên chốc chốc lại thấy họ chụm đầu vào nhau rồi cùng nổ ra tiếng cười đồng lõa! Ròn tan như tràng pháo đốt buổi đầu năm.

Các cô cũng đứng cạnh nhau, mái tóc vẫn chưa phai từng lọn cong được sửa soạn cho ngày lễ, son phấn thơm ngát, quần áo chỉnh tề, nhỏ to không thua gì các cậu. Họ chia ra thành từng nhóm mang vẻ mặt rạng rỡ vui tươi tựa như tất cả "tình nhân" nam nữ đều đã mang đến cho nhau những giờ phút ân ái mà khó ai sẽ quên được. Người tinh mắt thấy ngay đằng sau vẻ hoan lạc thỏa mãn ấy, nét mệt mỏi do thức khuya, ít ngủ trong những ngày vừa qua...

Tân bước vào văn phòng, đặt chiếc cặp trên bàn, ngồi phập xuống ghế như chưa tỉnh ngủ. Vẫn còn sớm nhưng chàng không có ý định xuống Cafeteria chuyện trò bởi lẽ chàng chẳng có chuyện gì mới lạ để kể khi tham gia tỉ tê với các người bạn Mỹ.

"Ngày Tình Nhân" của vợ chồng chàng vô tình đã thật bình thường. Một ngày như mọi ngày. Nhưng nếu so sánh với những đối tượng khác thì nó phải nhạt như nước ốc, như "đêm ba mươi... chỉ thấy người phu quét đường dừng chổi đứng nghe!" Âm thầm lãng nhách bởi vì Liên, vợ Tân dù bao năm sống trên đất nước này nhưng dửng dưng không chút để lộ sự mong muốn "celebrate" cái "Ngày Tình Nhân" mà nàng cho là "kỳ khôi" này. Hoặc giả, nếu có dự tính thì nàng cũng thản nhiên không phô bầy ý định, yêu cũng được mà chẳng yêu thì cũng huề!


Tân yêu vợ nhưng không có thói quen mua hoa. Ít dịp mang hoa về nhà vì cảm thấy hành động ấy ít nhiều trung thực, cung cách giả tạo đối với phong tục Việt Nam nhưng dĩ nhiên không vì thế mà lẳng lặng lờ đi dịp "Ngày Tình Nhân" này đối với vợ. Chàng chọn mãi mới được 12 bông hồng mầu đỏ sậm ẩn sẵn mầu cam tuyệt vời. Cứ tưởng hoa này mà về nhà, hẳn Liên sẽ phải khen và ôm chầm lấy chồng hôn tới tấp! Mười hai bông hoa tượng trưng cho 12 tháng hạnh phúc và vợ chồng chàng sẽ yêu nhau thắm thiết như mầu hoa quý hiếm.

Than ôi!

Thực tế, Tân chỉ nhận được một nụ cười mỉm chi lẫn vào tiếng rụt rè cảm ơn. Đứng mãi bên cạnh chờ đợi một nụ hôn dù trên má hay phảng phất trên môi mà Tân cũng chẳng được. Liên cắt cành để 12 cánh hoa vào bình nước rồi đặt lên bàn...

Thế là xong! Hóa ra Liên còn dấu kín nỗi lòng hơn cả chồng. Đăm chiêu, Tân tự hỏi chả lẽ bất cứ việc lớn nhỏ nào cũng phải thổ lộ và xin sỏ để nàng lúc vui thì cho... lúc buồn thì khất? Có một cái gì đó đang nhen nhúm vẻ bất ổn trong tình yêu của chàng với Liên rồi chăng?

Đây là thất bại lớn của vợ chồng Tân hay nói chung là của những gia đình Việt Nam coi nhẹ việc bồi dưỡng hạnh phúc lứa đôi do bởi thói quen nhàm chán hay "chuyện ấy" "chán rồi khổ lắm mình ơi!" Vì thế, với họ "Ngày Tình Yêu" cũng chỉ như mọi ngày, chẳng đáng bận tâm. Cuối cùng, ích kỷ chỉ biết sống theo ta... Còn mình thì cũng là ta nên sẽ phải theo ta! Tự ái của Liên đã để lên cao, cao hơn cả tình vợ chồng nên tạo thành cảnh ta với mình, hai ta là một nhưng thực trạng, hai ta đã là hai và cả hai vẫn ngơ ngác thờ ơ chưa ai hiểu ai...

Tân mơ hồ nhìn qua cửa sổ...

Ánh bình minh vừa ló dạng, chàng ước một ngày Liên sẽ hiểu tầm quan trọng của "Ngày Tình Nhân" bất kể dù ở lứa tuổi nào.

Chàng tự hỏi, nếu năm tới năm tới nữa cứ tiếp tục tình trạng như thế này, không hiểu chàng còn kiên nhẫn mua hoa tặng vợ không. Mọi chuyện cứ lặng lẽ hờ hững, và rồi thử hỏi cả hai sẽ được yên thân không?

Mạnh ai người ấy sống... Xa gần sẽ không là vấn đề, tất cả chỉ còn là bổn phận! Tình già từ đó sẽ nhẹ gánh phiền muộn chăng?

Tân lấy hồ sơ ra và bắt đầu công việc... Từ xa, thình lình có mùi hương "L'Air du Temps" của Nina Ricci thoáng đến gần. Cô thư ký của chàng vừa rời Cafeteria trở lại phòng, tươi cười tiến về phía chàng như muốn san sẻ những niềm vui chưa dứt...

Cao Đắc Vinh

Ý kiến bạn đọc
23/02/201315:03:38
Khách
Với tôi ngày tình nhân ,khi mính tặng hoa hay gift,đó là tự nguyện ,không expect được lại! 17 năm nay tặng hoa or gift cho bà xả co mấy lần nhận được quà lại?ngoài tiếng thanks,nhưng it's OK with me,chỉ trừ những người sinh ra ở đây,những người sinh ra ở VN người ta đâu có quen cái lể này.
Heh,tuy ko quen lể Valentine nhưng thử ko lam gì hết xem ,chắc sẽ bị mấy bà cằn nhằn he he he,chắc bị ảnh hưởng chung quanh,thấy người khác có mà mình ko có thì buồn!!!
27/02/201323:55:41
Khách
VN không có ngày lễ này cũng đâu có chết, nhiều người giả bộ tặng hoa rồi giết vợ đó.
Không lẽ ông vua xây lăng mộ vợ nổi tiếng thế giới không lãng mạn.
Tặng ba cái cục kẹo rẻ chán mớ đời.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến