Hôm nay,  

Khu Phố Được xây Trên Bãi Rác

03/02/201300:00:00(Xem: 211455)
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO.
viet-ve-nuoc-my
Cả khu phố êm ả, cả trăm ngôi nhà với sân gôn, đường nhỏ chạy xe đạp cây cối xanh tươi được xây trên một bãi rác khổng lồ từ 40 năm trước
Không có gì thú vị bằng mỗi sáng dậy thật sớm ra ngồi ngoài sân sau với ly cà phê, nhìn cây cối xanh xanh, tâm hồn mình cảm thấy thật thoải mái. Mảnh vườn nhỏ này cũng là nơi riêng tư của tôi để thư giãn và tĩnh tâm sau một ngày làm việc căng thẳng.

Tôi có thói quen, khi ăn trái gì ngon là đào lỗ bỏ hột xuống, đụng đâu trồng đó, vậy mà vài tuần là thấy có mầm xanh trồi lên. Suy nghĩ, mình đâu có phân bón gì, cũng chả thèm săn sóc, sao gieo hột nào cũng lên tốt tươi. Nhìn vườn cây xanh tươi, tôi nhớ mảnh vườn sau ngôi nhà mình từng ở.

Thời đó, hơn hai chục năm về trước, vừa đi học vừa đi làm, đám sinh viên nghèo tụi tôi hùn nhau mướn một căn nhà cũ kỹ và giá cả rất hạp với túi tiền quá sức hạn chế. Sáng sớm hôm ấy cả đám đi coi nhà. Ông chủ cho tụi tôi biết trước căn nhà này gần đường rầy xe lửa, tiếng xe lửa mỗi khi chạy ngang thì rất ồn, nhưng nó chỉ chạy lúc sáng sớm và buổi trưa thôi, chỉ thỉnh thoảng mới thêm buổi tối. Ông kể luôn tiểu sử căn nhà, nói đây là nhà của ông bà cố xây từ thời mới dựng thành phố. Nghe ông nói một hơi, tụi tôi bàn nhau, người ta ở mấy chục năm, chịu đựng tiếng ồn xe lửa chạy ngang qua mỗi sáng trưa không sao thì tụi mình ở chắc không đến nỗi nào. Tụi tôi coi xong, ưng ý ngay vì nhà không có sân trước, nhưng sân sau rộng thênh thang, ông trả tiền nước nên mặc sức mà trồng rau cải, đỡ tốn tiền mua. Thấy ông chủ nhà cũng dễ chịu, nhưng quan trọng là tiền nhà rất nhẹ nhàng, cho nên, xe lửa mặc xe lửa, đâu có sao.

Dọn nhà xong, ngủ ngon lành thẳng cẳng được hai đêm, sang đêm thứ ba đang say mê không mộng mị trên giường tới khoảng 1 giờ sáng, cả đám giật mình bởi tiếng động ầm ầm, tưởng như có phản lực cơ đang đáp cánh ngoài sân, cây đèn trên trần lung lây đưa qua đưa lại, nguyên căn nhà rung chuyển. Cả bọn túa ra khỏi phòng nháo nhào. Dũng, thân hình vạm vỡ nhưng tánh nhát hơn thỏ đế, anh chàng nhanh chân vừa kéo Thanh vừa la: ĐỘNG ĐẤT!

Hai đứa kéo nhau chui xuống gầm bàn. Mấy đứa tôi bắt chước chui theo sau. Cả căn nhà rung càng mạnh hơn cùng tiếng rầm rầm càng lúc càng to càng gần, những âm thanh nghe đến rợn người, phát sợ … Anh chàng Dũng vừa ôm nhỏ Thanh vừa nói rung rung:

- Động đất kỳ này chắc phải mmạnh hơn kkỳ động đất ở San Fransciso, chắc phải hơn 10 chấm.

Con Mai kêu thảng thốt:

- Má ơi má, con hổng muốn chết!

Cả đám ôm cứng chân bàn, tim như ngưng đập. Nhỏ Thanh dỗ con Mai:

- Đừng có sợ, cứ ôm chặt tụi tao nnnè.

Bỗng dưng âm thanh từ từ nhỏ dần, căn nhà bớt rung chuyển, cây đèn hết lung lay … “toot toot toot” in như tiếng xe lửa… xa dần.

Thì ra, chỉ là do chuyến xe lửa chạy qua. Đấy là một kỷ niệm tụi tôi không bao giờ quên về ngôi nhà kế bên đường rầy xe lửa.

Sau trận động đất tưởng tượng ấy, tụi tôi có thói quen, giống như một đám con nít, mỗi thứ sáu dậy thiệt sớm để kịp giờ ra sân trước đợi xe lửa chạy ngang để vẫy tay chào ông lái tàu hỏa. Hôm nào bận hay dậy trễ là tuần đó buồn thiu như thiếu sót chuyện gì đó.

Tụi tôi ở căn nhà ấy cũng đươc vài năm. Tiếng xe lửa ngang nhà nửa đêm không còn làm chúng tôi hết hồn, đứng tim, hay khó chịu nữa, chỉ riêng anh chàng Dũng hơi bực mình vì anh ta thích nói chuyện, lúc đó bắt buộc anh phải im miệng, chờ đoàn xe chạy qua anh mới nói tiếp. Mà cũng hay, có lẽ nhờ cái đêm chàng Dũng kéo nàng Thanh xuống gầm bàn trốn nên trong lòng hai cô cậu có nụ tình thơm ngát nở hoa.

Đám bạn ra trường. Dũng và Thanh dung dăng nắm tay nhau lên xe hoa và nhận việc làm bên Texas. Đám còn lại, túa ra mỗi đứa đi một nơi. Đứa thì lên tuốt New Jersey, vài đứa có việc làm tại Cali nắng ấm.. Tôi muốn tránh nơi ồn ào như căn nhà bên đường rầy xe lửa nên dọn tới thành phố Duarte, sát bên Bradbury, nằm giữa Monrovia và Azusa. Phố nhỏ, gần núi nên có lẽ ít ai biết tới.

Đám bạn nói rất thích lại thăm tôi vì mỗi lần tới đây giống như được đi chơi xa. Ý tụi nó là nơi này khỉ ho cò gáy, không phố xá, không đèn sáng rực ban đêm, đa số dân ở đây là những ông bà đã về hưu, trừ những tiếng còi hú của xe cứu thương thỉnh thoảng hay chạy ra vô khu này, nơi đây thật yên tĩnh. Từ sân sau nhìn bên kia tường là sân đánh gôn. Tôi không thích môn này nên không để ý, thậm chí tránh không ra sân sau vào buổi sáng cuối tuần vì tiếng người ồn ào bên kia tường, nhưng từ chiều đến tối khi họ về hết, trả lại tôi không khí yên lặng bình yên.

Hôm tiển Dũng Thanh đi Texas, cả đám tụ họp ở nhà tôi. Từ lúc ra trường ít có dịp gặp lại nhau nên lần đó tụi tôi vui lắm, cùng nhau kể chuyện xưa. Anh chàng Dũng sau khi lấy vợ tự dưng trở nên người ít nói, đăm chiêu, có vẻ lớn ra, tụi tôi ai cũng mừng khen nhỏ Thanh quá hay.

Cả đám đang nói chuyện vui vẻ, Dũng từ ngoài sân đi vô nói một hơi:

- Tui nhớ có đánh gôn ở sân bên kia một lần hồi năm ngoái, ông thầy dẫn đi, ông thầy nói ngày xưa chỗ này là nơi đổ rác, vậy là Thư ở trên đống rác!

Cả đám chưng hửng!

Nhỏ Thanh vừa lườm vừa lên tiếng:

- Ăn nói tầm bậy tầm bạ.

Tôi cũng thừa dịp ăn hiếp:

- Ông nói bậy bạ tui bóp cổ ông đó nha!

Hồi đó mỗi lần Dũng nói chuyện trên mây trên trời là có đứa đòi bóp cổ. Bị cả đám la một mách, anh chàng im không nói nữa.

Hôm sau tôi dậy thật sớm, ra sân ngồi, ngắm cây cỏ xanh tươi. Tôi bắt thang nhìn qua hàng xóm, nhìn sang bên kia tường, vẫn còn sớm nên sân gôn chưa có người. Đâu đâu cũng toàn màu xanh của cây cỏ, rất đẹp rất mát, rác đâu mà rác! Ấm ức rồi thắc mắc, tôi chạy ra thư viện, nhất định điều tra tiểu sử đống rác mà Dũng nói, trong lòng vẫn hy vọng anh chàng nói chuyện trời ơi đất hỡi giống như mấy lần anh hay kể cho tụi tôi nghe. Tôi kiên nhẫn tìm, sau mấy tiếng đồng hồ, đầu nhức như búa bổ, cặp mắt thì đỏ hoe.

May quá tìm được hai bài của báo LA Times, một bài đăng ngày 12 tháng 7 và bài kia đăng ngày 16 tháng 8 năm 1987.

Cả hai bài viết về khu nhà tôi ở, về hố rác ngày xưa có tên là Canyon Park Dump, nằm ở hướng đông bắc của thành phố Duarte, diện tích khoảng 32 mẫu, chiều sâu hơn 12 mét. Thời gian hoạt động là 20 năm, bắt đầu từ 1959 cho tới 1979, nhưng chỉ tới năm 1971, nơi này phải đóng cửa vì dung tích của rác đã vượt qua mức tối đa.

Năm 1978, thành phố mua lại bãi rác từ một tư nhân, ông chủ tên R.T., ông mất năm 1979.

Ban kế hoạch thành phố cho rằng đây là một nơi lý tưởng để xây sân đánh gôn và một số nhà hầu thu hút thêm dân chúng. Ngay sau đó họ cho lấp nguyên vùng và bắt đầu dự án tái phát triển, gồm sân đánh gôn và 122 nhà xung quanh. Sân đánh gôn khai trương năm 1982. Trong khoảng thời gian đó nhà thầu cũng vừa hoàn tất khu nhà cuối cùng. Dãy nhà bao quanh sân gôn, phía nam dọc theo đường Rancho và phía đông dọc theo đường Hacienda.

Năm 1980 một số nhà mới đã được bán. Nhưng không bao lâu con đường Rancho bắt đầu cong oằn, mặt đất trơn trượt, tường của mấy căn nhà mới xây bắt đầu có vết nứt. Một số chủ nhà trong khu đâm đơn kiện thành phố, nhà thầu, và những công ty liên quan đến vụ phát triển khu này.

Theo đơn kiện của ông G.A., lúc mới dọn vô nhà, ông có thể đậu xe bên lề đường và đi bộ vào sân trước. Chỉ thời gian ngắn, mặt đường bị lồi lên, ông phải bước lên dốc và đi thật cẩn thận vì sân trước có nhiều vết nứt sâu và kẽ hỡ thật to. Trước đấy, ông định xây một lò nướng BBQ và spa ở sân sau nhưng không thực hiện được vì sân sau nhà ông đã bị sụt lún cho nên bây giờ ông hầu như không dám bước ra sân. Không cắt cỏ, sân ông mọc đầy cỏ dại. Ông nói thêm, nền của căn nhà bốn phòng ngủ, hai phòng tắm rưởi mà ông đã mua với giá $115,000 bắt đầu trượt khỏi móng.

Các chủ nhà khác đều cho rằng sự thúi rửa và phân hủy của rác làm hư hại cả nhà lẫn đất, gây ra những đường nứt sâu trong sân, trên các bức tường và thiệt hại đến sườn nhà, có nơi làm bể cả ống tưới nước ngoài sân. Quan trọng nhất là khí methane. Năm 1980 thành phố cài đặt một hệ thống thu và tẩy tống khí methane, nhưng khí methane từ dưới bãi rác cũ, vẫn rỉ ra từ phía dưới những ngôi nhà, gây nguy hiểm cho sức khỏe của dân chúng. Từ lúc đó khu nhà mới trở thành khu địa ngục.

Trong đơn thưa năm 1985, các chủ nhà đòi bồi thường hơn $800,000 cho mỗi căn về những thiệt hại vật chất và tinh thần.

Luật sư J.L. đại diện cho các chủ nhà đã dùng chính những bản báo cáo của công ty xây cất K & B đã nghiên cứu vào năm 1983, rằng “có sự phân hủy rác rưởi ngay dưới đường Rancho và bên cạnh sân gôn, chỗ những vết nứt đã phát triển,” để ra toà đòi quyền lợi và bồi thường.

Trong những tháng sau, hàng trăm người dân đã hợp lại để buộc thành phố tìm giải pháp sửa chữa những hư hại đã gây ra từ bãi rác được lấp đất. Tiểu bang cũng ra lệnh cho thành phố phải trả chi phí cho các xét nghiệm để xác định nguồn nước ngầm có bị ô nhiễm hay không.

Con đường Rancho đã sụt nghiêng về phía sân gôn, lún xuống gần cả mét và làm gián đoạn giao thông. Thành phố phải bỏ ra tám tháng vào năm 1984 và 1985 để xây lại.

Rời thư viện, tôi chạy bay về nhà nhấc điện thoại gọi ngay cho Dũng và Thanh bên Houston. Chắc xứ bên đó buồn lắm hay sao mà như mọi lần tôi gọi, hai đứa bạn nói miết không chịu cúp. Tán dóc với Thanh một hồi, nó đưa điện thoại cho Dũng. Tôi nói ngay:

- Anh Dũng ơi …

Chưa nói hết câu, Dũng cắt ngang:

- Trời ơi, lâu lắm mới nghe Thư gọi mình bằng anh, muốn gì đây?

Lúc khác nghe câu này có lẽ tôi la làng, nhưng hôm nay tôi thành thật nói:

- Anh Dũng cho tui xin lỗi nha.

Dũng hỏi:

- Chuyện gì?

Tôi nói:

- Thì… vụ… đòi bóp cổ anh đó.

- Tại sao phải xin lỗi? Mấy cô bóp cổ tui bao nhiêu lần rồi.

- Hì… hì… Em thiệt đang ở trên đống rác.

Bên kia có tiếng cười… kha kha kha ….

Sau tràng cười, Dũng nói ông thầy kể chuyện khu phố xây trên bãi rác, chính ông ta là ông chủ một trong những ngôi nhà bao quanh sân gôn. Kể cho vui thôi vì chính ông ta nói ông ta hài lòng với ngôi nhà và cái sân gôn này. Yên ổn lâu rồi.

Sáng nay, ra sân thấy hoa sen trắng mà tôi yêu thích đã hé nở. Nhìn lại mảnh vườn, thấy cây cối tươi tốt ngoài sân, tôi bắt chước ông chủ nhà bên sân gôn, hài lòng với ngôi nhà của mình. Cây cao rễ sâu, có phải đã hút những chất phân hủy tốt như phân bón từ bãi rác. Căn nhà nằm trên hố rác, nhờ rác mà cây tốt tươi?

Năm nay, 2012, Mỹ đã cắm cờ trên ngôi sao Hỏa rồi. Lấy từng cục đá, từng mẫu đất, họ đang cặm cụi nghiên cứu. Đó là một hành tinh còn nguyên thủy, chưa có rác. Chắc chắn, khi phi thuyền rời khỏi trái đất, nhìn quả địa cầu tròn càng ngày càng xa càng nhỏ, ta có thể tưởng tượng và suy luận rằng, qua bao nhiêu thế kỷ và trong thế kỷ tiếp theo, lớp nầy chồng lên lớp kia, trái đất cũng chỉ là mảnh rác cỏn con của vũ trụ. Cả nhân loại thật ra cũng đang sống trên đống rác lớn. Quá trình tiến hóa của thiên nhiên và con người đã làm cho nó trở thành tươi đẹp hơn.

Mảnh vườn nho nhỏ được chăm nom mỗi buổi sáng nay rất xinh tươi. Quang cảnh của buổi sớm mai sao yên tĩnh đáng yêu. Giàn mướp hương phủ đầy khoảnh tường trong sân, một chút gió nhè nhẹ thổi qua, lay động những bông mướp vàng rực rỡ. Ôi những trái mướp xanh, luống rau thơm, sà lách, và cải xanh luôn luôn có sẵn nên lúc nào cũng có trong mỗi bữa cơm hằng ngày.

Tôi đang sửa soạn ăn tết tại khu phố xây trên đống rác.

Trương Kim Hoàng Thư

Ý kiến bạn đọc
17/11/201308:00:00
Khách
Cám ơn những lời chia xẽ của HH nha.
TKHT
08/02/201316:34:52
Khách
Tác giả có trí nhớ thật tốt, nhũng kỹ niệm xưa rất quí và dễ thương quá. Tôi thích giọng văn chân thật không màu mè của tác giả
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến