Hôm nay,  

Cô giáo Victoria Soto

20/01/201300:00:00(Xem: 254492)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục và trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

Trong vụ thảm sát cac em bé học sinh và các nhà giáo dục ở trường Sandy Hook, New Town, tiểu bang Connecticut, cô giáo trẻ hai mươi bảy tuổi tên Victoria Soto đã hy sinh để cố bảo vệ cho các em khi tên hung thủ xông vào lớp của mình bắn giết bừa bải.

… Thứ Sáu 14 tây tháng Mười Hai, 2012

Cô giáo Victoria vừa lái xe đền trường vừa vẽ trong đầu ra hoạt động trong lớp trong ngày. Cô Victoria là một trong những cô thầy trong trường. Cô là một người con tốt trong gia đình, sống hoà hợp với mọi người và đầy nhiệt tâm trong nghề dạy trẻ của mình.

… Sáng hôm nay mình sẽ dạy cho các em bài học về mẫu tự thế nào để các em dễ nhớ. Còn các em chậm thì mình sẽ tách ra để người phụ lớp kèm riêng để có thể theo kịp với các bạn. Sau đó mình sẽ cho các em tập cắt và ráp và so sánh các mẫu hình để tập óc nhận xét và luyện sự khéo léo trong việc sử dụng bàn tay của các em.

Xe tới trường.

Cô Victoria bước vào phòng chứa trợ huấn cụ , bật đèn lên, vì cô là người đến trường sớm, tìm các thứ cần dùng như giấy màu, kéo, keo dán … cho buổi dạy hôm nay.

Sáng thứ Sáu 14 tây tại nhà bà Lanza

Sáng nay bà Lanza bước ra khỏi phòng ngủ ra nhà bếp, bà sống một mình sau khi ly thân với chồng với đứa con trai trên hai mươi tuổi tên Adam. Bà rất thích chơi súng và sưu tầm súng các loại. Bà chứa súng ngay trong nhà mình và thường chở Adam đi tập sử dụng súng.

Adam là một thanh niên dù thông minh có tính khí không được bình thường. Hắn ta ít giao thiệp và không cởi mở với mọi người. Sau khi đi học về hắn thường ở trong phòng suốt ngày và thường là để chơi games hơn là học. Điều này làm cho bà Lanza vừa lo ngại vừa rất bực mình. Bà luôn khiển trách Adam và lắm khi nặng lời với hắn. Mỗi lần như vậy không thấy hắn phản ứng gì mạnh mẻ chỉ cứ ở lì trong phònh suốt ngày.

Buổi sáng hôm đó sau khi có chuyện cãi nhau với chồng qua điện thoại bà trở nên thật bực dọc và mất bình tĩnh. Vừa thấy mặt Adam bà đã mắng như tát nước vào mặt hắn ta. Bà quăng ném ly chén xuống sàn nhà. Adam không nói gì chỉ trừng quắc mắt nhìn lại bà và bỏ vào phòng đóng sầm cữa lại. Bà nổi điên chạy đến vừa đập ầm ầm vào cửa phòng của hắn vừa tiếp tục mắng nhiếc hắn không tiếc lời. Bỗng cửa phòng mở mạnh ra. Adam đẩy mạnh bà LAnza qua bên, chúi nhũi. Hắn chạy ra kho chứa súng và trở vào với mấy khẩu súng bán tự dộng trên tay. Mắt hắn long lên, môi hắn mím lại, mặt xanh và lạnh như đồng. Hắn chĩa súng vào mặt bà Lanza và bóp cò vừa hét lên:

- Đi học! Đi học! Bà muốn tôi đi học hả? Lúc nào cũng học! Tôi sẽ đến trường học ngay bây giờ đây!

Bà Lanza ngã chết. Rồi như là bị quỷ nhập, hắn lên xe chạy ngay đến trường học gần nhà, trường tiểu học Sandy Hook.

Đậu xe xong, hắn cầm khẩu súng chạy thẳng vào trường. Khi bà hiệu trưởng chận hắn lại thì hắn nổ súng ngay vào người bà. Hắn chạy tiếp và mở cửa phòng học của cô Victoria. Lúc ấy cô Victoria đang dạy các em tạp đánh vần và nghe có tiếng súng nổ thì cô ngưng dạy ngay. Bỗng cữa phòng mở toang ra. Tên Adam đừng ngay trước cửa phòng, khẩu súng trên tay, mặt đằng đằng sát khí. Cô bảo bảo các em chạy ngay vào tụ lại ở một góc phòng, cô đứng che trước các em và hỏi:

- Anh muốm gì? Đây là các em lớp tiểu học, tôi là cô giáo!

Tên Adam chẳng trả lời, nổ nhiều loạt súng vào cô Victoria và các em. Cô và một vài em ngã xuống sàn. Số em còn lại la khóc kinh hoàng. Tên Lanza bỏ chạy sang lớp khác và tiếp tục bắn giết bừa bãi. Sau đó hắn tự quay súng vào tự giết mình. Khi cảnh sát và đội xung kích được gọi đến trường thì mọi sự đã trễ.

Có tất cả hai mươi em và sáu cô trong đó có bà hiệu trưởng bị giết.

Nghề giáo tuy không có được sự đãi ngộ tương xứng về vật chất nhưng hưởng được sự kính mến lớn lao của học sinh và phụ huynh cũng như của chúng ta. Một trong những lý do các thầy cô được sự kính mến đó là do sự tận tâm phát xuất từ lòng yêu nghề và sự tận tâm trong nghề dạy dỗ. Có lẽ nghề dạy học là một trong những nghề mà các thầy cô luôn luôn đem hết tâm trí để phục vụ cho học sinh của mình. Thức khuya để soạn bài, dậy sớm để đến trường chuẩn bị cho ngày dạy là việc mỗi ngày của các thầy cô. Tính ra thì thời gian dành cho bản thân và gia đình mình không còn là bao nhiêu. Phần thuởng lớn nhứt cho sự tận tâm đó là khi thấy học sinh của mình mỗi ngày một khá hơn và đạt được kết qủa trong việc học khả quan hơn.

Cô giáo trẻ Victoria cũng đem hết nhiệt tâm ra để dạy dỗ học trò của mình nhưng cô đã làm được một việc mà ít có ai làm được. Cô đã hy sinh mạng sống của mình để che chở và cứu mạng sống của học trò mình. Sự hy sinh mạng sống của cô đã tạo sự xúc động cao độ ở mọi người khi nhận ra rằng các thầy cô chẳng những tận tâm với việc dạy dỗ mà còn sẵn sàng hy sinh chính mình cho sự an toàn của con em của chúng ta.

Thời phong kiến khi xưa ở phương Đông ta đã liệt hạng “sư” trên cả phụ huynh để nhớ ơn dạy dỗ và để tôn trọng các thầy cô, giờ đây các cô giáo đã hy sinh ngay trong lớp học ở trường Sandy Hook, điều này làm chúng ta phải nghiêng mình cảm phục và cúi đầu cảm tạ những hy sinh cao cả đó. Với những hy sinh cao qúy đó thì có lẽ chúng ta nên liệt hạng lại thứ bậc để kính trọng mà theo đó “sư” phải đứng trên “quân” thật nhiều lần./.

Ý kiến bạn đọc
20/01/201318:46:07
Khách
xứ gì thấy mà chán, phải giải quyết tận gốc chứ bằng không thiếu niên chán đời xách súng từ đời này sang đời khác.
Đi nhà thờ, giáo lý gì mà giết người như ngoé.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến