Hôm nay,  

Sô Cô La

18/01/201300:00:00(Xem: 271206)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ và được bạn viết bạn đọc rất quý mến. Ông và gia đình hiện là cư dân San Jose. Mời đọc bài mới.

1. Sô cô la

Một sáng vô sở, mới tới bàn làm việc, tôi đã thấy một bịch kẹo Chocolate trên bàn do cô bạn làm việc kế bên mới đi vacation về cho.

Cô cùng gia đình đi chơi Disneyland dưới miền nam Cali nên mới có kẹo Chocolate có hình Mickey và Minnie đem về tặng các đồng nghiệp láng giềng chung quanh.

Chocolate thì khi nào cũng hết xẩy rồi mặc dù tôi chỉ có thể nhâm nhi chút ít cho vui thôi. Đang phải giới hạn đồ ngọt. Bác sĩ dặn vậy. Nhưng những thỏi chocolate này thật là đặc biệt. Nó đang gợi lại tôi một kỷ niệm nho nhỏ vui vui…

Tôi được khoàng 6,7 tuổi, chắc đang học lớp một hay lớp hai không nhớ rõ. Lúc đó lính Mỹ mới ào ạt vào Việt Nam. Một hôm đang đứng chơi ngoài đường thì một người lính Mỹ tới đưa tôi mảnh giấy có ghi tên và địa chỉ một người trong xóm mà tôi biết. Đó là lần đầu tiên tôi tiếp cận với một người ngoại quốc. Anh nói một tràng, và dĩ nhiên là tôi đâu hiểu ất giáp gì, nhưng cũng đoán là anh muốn kiếm nhà và người có tên trên tờ giấy. Tôi dẫn người lính Mỹ tới tận nơi. Xong xuôi đang định quay đi, anh ta gọi lại và lấy trong túi ra cho tôi … một đồng tiền vàng.

Vâng, tôi thực sự nghĩ đây là một đồng tiền vàng. Giống y chang như cái hình bạn thấy trên đây của cô bạn Debbie cho tôi sáng nay. Chỉ khác là nó toàn đặc một maù vàng và không có hình gì cả, giống như đúc một… đồng tiền vàng. Lúc đó tôi hoàn toàn không biết trên đời này có một thứ gọi là sô cô la. Tính tôi lại hay tưởng tượng. Tôi tưởng như một câu chuyện cổ tích nào đó thường có ông tiên biến thành người nghèo khó để thử nếu gặp người tốt bụng chịu giúp người khác, sẽ trả ơn bằng …một kho tàng chẳng hạn.

Cho nên tôi nghĩ rằng đây là một đồng tiền vàng, là một kho tàng nhỏ chứ chẳng chơi, quý lắm, phải giữ gìn cẩn thận và nhứt định không cho ai biết.

Nhưng tôi giữ đồng tiền vàng đó chưa được một ngày thì bỗng thấy nó mềm dần và có một chất nước nâu nâu đen đen ứa ra. Trời ơi sao mà thơm quá. Một mùi thơm lạ lùng. Tôi lấy ngón tay quệt và sau khi lưỡng lự mấy giây, đưa lên miệng liếm một phát.

Ngon và ngọt quá chừng luôn! Tôi chợt hiểu. Té ra không phải tiên cho tôi kho tàng vì tôi còn nhỏ đâu cần tiền nhiều làm gì? Chắc là tiên đã cho tôi thần dược. Phải, chỉ có thần dược, thuốc tiên thì mới ngon ngọt như vậy chứ? Thuốc tiên này chắc chắn sẽ khiến tôi trở thành thông minh như mấy ông Trạng Nguyên ngày xưa, hoặc sẽ làm cho tôi khoẻ như Hec-quyn trong phim cinê vậy.

Thuốc tiên nên không phải dễ mà lấy ra được đâu nha. Tôi phải loay hoay một hồi lâu mới kiếm được cái khe để tách đồng tiền vàng thành hai mảnh, và phải thật khéo không là đổ hết ra ngoài. Bên trong, món thuốc tiên của tôi sềnh sệch nữa đặc nữa nước thơm lừng lựng. Tôi kiếm một chỗ kín ngồi, rồi dùng ngón tay chấm- mút, chấm- mút một hơi sạch sành sanh không còn một chút vết tích nào. Hai mảnh đồng tiền vàng không cần rửa cũng sạch sẽ láng coóng. Tôi vuốt lại cho thẳng và ghép trở lại như cũ. Chỉ khác là bây giờ nó nhẹ tênh vì bên trong không còn gì cả.

Mấy ngày sau tôi chờ hoài mà thấy mình hình như cũng còn …ngu như cũ, mà sức khoẻ thì vẫn …yếu như sên. Tôi nghi ngờ mang đồng tiền vàng trống bụng đi hỏi mới biết nào có tiên phật chi mô, là SÔ CÔ LA Mỹ. Tôi thất vọng lắm, nhưng dù sao cũng còn chút an ủi có thể khoe với tụi bạn chung xóm là tôi đã thưởng thức món Sô Cô La nổi tiếng của Mỹ rồi.

Kể cho Debbie, người tặng tôi mấy thỏi Chocolate đặc biệt mua từ Disneyland về câu chuyện này. Cô ấy cười ngất nhìn tôi và nói

- Mày biết không , ba tao là cựu chiến binh Việt Nam đó chứ, Ông ấy ở VN cả năm đánh nhau với Vi Xi rồi bị thương nên giải ngũ về nước, mới lấy má tao và sinh ra tao.

Lần đầu tiên tôi nghe Debbie thố lộ việc này.

Nó bỗng nhìn tôi ra vẻ quan trọng nói tiếp

- Mà này Thai, mày nghĩ có khi nào người cho mày cái “đồng tiền vàng” đó là…ba tao không?

Tôi suýt bật cười thành tiếng. Debbie sanh sau đẻ muộn, không biết là có đến mấy trăm ngàn lính Mỹ ở Việt Nam thời đó

- Để tao nhớ lại xem…dám lắm à. Ông ấy cũng trắng và cao giống mày.

Debbie bật cười lớn

-Haha ha! vậy là mày nhớ lộn rồi. Ba tao lùn beo à…

Ok!

Dù sao cũng rất cám ơn đồng nghiệp Debbie đi chơi xa vẫn nhớ mua quà về mấy thỏi sô cô la ngon tuyệt, và đã cho tôi một thoáng nhớ về quãng đời hồn nhiên của tuổi ấu thơ.

Thúy Kiều- Thúy Vân…

Tình cờ tôi đọc đâu đó trên một tờ báo của Mỹ, có mục “You Write” , nói theo tiếng Việt mình là “Bạn viết”, tức là những bài viết do chính độc giả gởi vào. Dĩ nhiên không phải ai viết gì họ cũng đăng. Phải là những câu chuyện người thật, việc thật. Viết ngắn gọn , và phải rất xúc tích, đặc biệt.

Câu chuyện sau đây của một nữ độc giả tên là Kathy kể được chọn đăng, khá độc đáo. Tựa đề của câu chuyện là “ The best answer”, câu trả lời hay nhứt.

Muà lễ Thanksgiving vừa qua, nàng Kathy cùng chồng tên là Tom về nhà bố mẹ ở tiểu bang kế cận đề dự lễ Tạ Ơn cùng gia đình như truyền thống của hầu hết người Mỹ. Tất cả anh chị em của cô cùng hứa hẹn về thăm bố mẹ trong dịp lễ này.

Bữa ăn sum họp đúng ngày lễ thật là rộn ràng và vui vẻ. Anh chị em lưu lạc bốn phương trời lâu lâu mới có dịp tụ hội để hàn huyên tâm sự, và nhất là dịp lễ Tạ Ơn thì không thể thiếu món Gà Tây Nướng độc đáo của mẹ cô. Chàng rể Tom ăn một bụng cành hông và khen không tiềc lời. Đến cuối tiệc, cô em út bỗng bắt chuyện hỏi anh rể “Đồ ăn ngon chứ, anh Tom ?”- “Hết xẩy, số một, number one” Chàng thành thực trả lời. “Chị Kathy nướng gà tây cũng ngon lắm, phải không?” “Hết xẩy, số một, number one” chàng thuận miệng một cách cũng rất thành thực vì nàng Kathy quả cũng là một tay cao thủ thượng thừa trong bếp không sai.

Cô em út hỏi tiếp luôn “A, cả hai người đều number one, vậy theo anh giữa chị Kathy va Mẹ, ai nướng gà tây ngon hơn? Ai mới thiệt là number one?”

Cả nhà đang chuyện trò vui vẻ bỗng ngưng lại vì câu hỏi bất ngờ của cô út, và cùng nhau chờ câu trả lời của chàng. Kẹt dữ a! Trả lời kiểu nào cũng thua. Sau vài giây suy nghĩ, Tom nói: “ Anh nghĩ rằng Kathy đã học hết nghề của mẹ từ lâu rối..” và quay sang nhạc mẫu, chàng tiếp “Cám ơn mẹ đã cho con một người vợ tuyệt vời” Mẹ nàng cười tươi như hoa nở mùa Xuân trong khi nàng chỉ muốn gục đầu vào vai chồng khóc vì cảm động. Trong cả triệu năm (dịch nguyên văn: in a million years), nàng Kathy không bao giờ nghĩ ông chồng thiệt thà của mình có thể thốt ra một câu trả lời độc đáo đến như vậy.”

Tôi vui miệng kể lại cho vợ nghe câu chuyện trên cũng trúng dịp đang lái xe chở vợ con về nhà Ngoại dự lễ Giáng Sinh vừa rồi. Đây là dịp con cháu, anh em đại gia đình sum họp hằng năm.

Nghe xong, nàng bỗng cắc cớ quay sang tôi hỏi

- Anh nè, thí dụ thôi nghe. Nếu chút nữa ăn xong mà có đứa hỏi anh câu giống vậy, thì anh…trả lời sao?

Ơ hay, còn câu trả lời nào hay hơn nữa:

- Dễ ợt,thì anh sẽ trả lời: H. đã học hết nghề của mẹ từ lâu rồi. Cám ơn mẹ đã cho con một người vợ hết xẩy.

Nàng khoái lắm, tôi biết, cười khúc khích, nhưng vẫn giả bộ nói

- Đồ ba xạo!

Xe vẫn chạy. Nàng suy nghĩ gì đó mấy giây, quay qua vặn vẹo tiếp

- Nhưng mà bây giờ giữa anh và em thôi, hỏi thiệt, lỡ có đứa nào hỏi như vậy, thì anh sẽ trả lời…sao? Hỏng có nói lại câu hồi nãy!

- Hưừmmm-khó nha !-Anh thì anh sẽ nói như vầy: Nói về mục nấu ăn thì Mẹ và em cũng như là..là…là ..Thúy Kiều - Thúy Vân, mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười, không phân biệt được…Đó, chịu chưa?

Vợ lại bật cười nghiêng ngửa một lần nữa.

Tôi tưởng đã yên, cô ấy bỗng nín cười, nói

- Vậy em là Thúy Vân hay Thúy Kiều?

Thai NC

Ý kiến bạn đọc
19/01/201304:37:48
Khách
Anh Thái NC viết truyện thật là nhẹ nhàng mà dí dỏm, dễ thương.
19/01/201302:54:58
Khách
Chào tác giả
Phải nói ông viết vui quá, đọc mà cười một cách sảng khoái, rất tốt cho sức khoẻ mọi người "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" mà lỵ.
Cám ơn nhiều nhiều
23/01/201303:54:33
Khách
Cám ơn Khôi An và Hai Hoang.
Rất hân hạnh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến