Hôm nay,  

Cây Hoa Hồng Mầu Huyết Dụ

07/01/201300:00:00(Xem: 193380)

Bài số 3785-13-29185vb2010713
Đây là bài viết thứ hai của tác giả, bài chuyển tới bằng điện thư. Mong Cao Đắc Vinh tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

***

Việt đẩy cửa bước vào tiệm bán hoa.
Cô chủ chào đón người khách mở hàng đầu ngày với nụ cười nở sẵn trên môi. Cô đon đả mời những chậu cúc còn ướt sương khuya, mới giao đến tiệm từ tờ mờ sáng, vẫn để ngổn ngang trên sàn vì chưa thu dọn xong. Thói quen, qua ánh mắt khách hàng, cô thường phỏng đoán được ý muốn của họ và trước mắt cô bây giờ là người đàn ông bề ngoài chỉnh tề, mái tóc hoa râm, khuôn mặt đăm chiêu có nét xa vắng, đang đảo mắt nhìn quanh gian hàng...
Đối với cô, khách đầu ngày là khách đặc biệt, mang mã số thiêng liêng bởi nếu có trở ngại nào, không bán được hoa, tiệm sẽ ế ẩm suốt cả buổi! Cô buông tay ngừng công việc dở dang để quay sang tiếp ông khách... đoán là khó tính. Liếc nhìn, dò xét toàn diện rồi cô cất lời mời cùng với tiếng cười vồn vã:
- Cúc vàng vừa về, nụ sắp nở... Chỉ 8 đôla một chậu thôi, mời ông!
Việt không trả lời, vẫn ngó ngang dọc, hình như đang tìm kiếm nhưng chưa thấy bông hoa chàng muốn. Một lát sau, Việt mới đối đáp, bâng quơ chào hỏi cô chủ:
- Vâng! Cô lựa giùm tôi một chậu cúc vàng đẹp nhất... Sao không thấy tiệm cô bán hoa hồng?
- Dạ, thưa ông, có chứ! Các loại hồng được bầy trong phòng kính để giữ độ lạnh. Mời ông vào đây...
Nói xong, cô gái ton tả bước nhanh. Việt theo sau, qua ngưỡng cửa, chàng thấy đủ loại hồng được trưng bầy từng bó trong các bình pha lê đẹp mắt nhưng Việt vẫn nhìn quanh như chưa vừa ý. Cô chủ buôn bán lâu năm, biết tâm lý người mua bởi mỗi loài hoa mang sẵn một thông điệp, mỗi mầu sắc hàm chứa một tình ý. Cô dò hỏi để có thể làm vừa lòng ông khách đầu ngày nên giả lả trò chuyện với Việt qua những câu văn tán tỉnh đã thuộc nằm lòng:
- Trước mắt chúng ta là loại hồng trắng dùng trong lễ kết hôn nhưng còn mang ý nghĩa tôn vinh, kính trọng người đã khuất. Ngay bên cạnh, hồng vàng biểu lộ tình bạn hoặc tình yêu trong sáng. Hoa mầu hồng đậm là cách cảm ơn lịch sự còn hồng nhạt lại bầy tỏ sự ngưỡng mộ. Hồng cam bao hàm lòng đam mê nhiệt thành. Hồng tím là quý tộc, quyền uy. Hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu đằm thắm, một sự quan hệ ân cần tha thiết...
Nghe đến đây, Việt lộ vẻ thiếu kiên nhẫn, cắt ngang lời cô gái, hỏi thẳng điều chàng muốn biết:
- Thế còn hoa hồng đỏ mầu huyết dụ, cô có ở tiệm không?
Cô bán hoa chỉ sang bình pha lê lẻ loi ở góc phòng, cắm những đóa hồng đỏ sậm, mầu burgundy. Ngạc nhiên và thắc mắc, cô mở to mắt nhìn Việt phân trần:
- Hoa mầu này ít bán nên chúng tôi chỉ có một tá duy nhất đây thôi! Hôm nay, ông hỏi... May quá! Phải chăng ông có sẵn ý riêng khi cố tìm mua bông hồng mầu huyết dụ? Câu hỏi nếu suồng sã thì ông tha lỗi cho bởi vì chính người bán hoa nhiều năm như tôi cũng không rõ ý nghĩa của bông hoa mầu này.
Việt cúi mặt, tránh ánh mắt của cô chủ, bâng khuâng nhìn xuống, xa vắng như đang sắp phải đối diện với kỷ niệm tiếc nuối năm nào. Chàng lặng yên trước khi cất tiếng vì một nỗi buồn đang dâng cao trong lòng...
- Cô thông minh lắm! Đây là mầu hoa của mẹ tôi, có thế thôi! Còn bông cúc là hoa mà mẹ vợ tôi ưa thích lúc sinh tiền. Sáng nay, tôi dự tính lên thăm mộ hai bà mẹ nên mới đến đây sớm. Xin cảm ơn cô.
Ra khỏi tiệm, Việt khệ nệ ôm chậu cúc vàng và một tá hoa hồng mầu huyết dụ, vừa đi vừa ngẫm nghĩ đến bài thơ “Chez la fleuriste” tạm dịch là: “Ở tiệm cô bán hoa” của Jacques Prevert. Bài này nằm trong tập thơ Paroles xuất bản năm Việt mới sinh ra đời, đến nay đã hơn nửa thế kỷ. Tình tiết câu chuyện chuyên chở ít nhiều nỗi lòng ân hận của Việt từ khi mẹ mất vì thế mỗi lần vào tiệm hoa, nó lại vô tình gọi dậy, xâm chiếm tâm hồn chàng...
Bài thơ như thế này: “Một người đàn ông vào tiệm mua hoa, khi thò tay vào túi lấy tiền trả cô hàng thì cũng là lúc lên cơn đau tim... Đồng tiền, bó hoa rơi cùng lúc khi người khách ngã xuống... Cô bán hoa đứng nhìn mọi vật trên sàn đất: đồng tiền đang lăn đi vô định, ông khách bất hạnh giữa sự sống và chết bên cạnh bó hoa bọc sẵn bây giờ nát nhầu tả tơi. Tất cả đến thật nhanh! Bàng hoàng, cô hiểu rõ một việc cấp tốc cần làm nhưng bối rối nên không biết phải bắt đầu từ đâu?” Prévert viết đến đây thì ngừng, để trống phần kết bài thơ và người đọc tự hỏi: đó chỉ là bi kịch thời đại mà thi sĩ đã sống hay thảm kịch của kiếp người tiếp diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác? Câu trả lời có lẽ là cả hai vì chính Việt đã một lần sống qua bối cảnh ấy: sức mạnh của tình thương thua mãnh lực của đồng tiền và vật chất. Đáng buồn vì tư tưởng xã hội trong bài thơ này lại tạo nên dilemma, một lưỡng đề cần một lời giải đáp! Nhân sinh trọng đạo lý nhưng thường bỏ quên khi thực hành để đồng tiền có khả năng chỉ đạo được tâm tính con người, kể cả tình thương.


Trên xa lộ 57, Việt để hai loài hoa trên chiếc ghế bên cạnh, lái xe đi đến nghĩa trang Loma Vista. Buổi sáng cuối tuần nên vắng vẻ, thời tiết Cali đầu năm lạnh lẽo hơn những tháng cuối năm nhưng mặt trời đang lên cao từ hướng đông làm chói lòa mắt và tâm hồn chàng. Ngồi trên xe một mình, Việt hồi tưởng lại kỷ niệm cũ như hành trang mang theo giúp thu ngắn quãng đường dài...
Năm 1975, thời gian Việt còn lưu lạc bên Âu châu khi đất nước không có ngày về thì mẹ chàng theo mệnh nước nổi trôi cũng phải rời quê hương, định cư ở Mỹ cùng gia đình người con cả. Tuổi đã ngoài 60, mẹ giống như gốc cây bao năm quen với miền nhiệt đới nay bị bứng gốc đến nơi xa lạ. Hiển nhiên tất cả đều mới nơi quê người nên từ đó nẩy sinh biết bao buồn khổ nhớ nhung!
Việt dành dụm mua được căn nhà nhỏ ở Santa Ana và dự tính sẽ về Mỹ chung sống với mẹ cho bõ những năm xa cách. Ngôi nhà giúp mẹ vui với vườn tược, vơi đi ít nhiều lòng hoài hương buổi ban đầu. Mẹ trồng rau ở phía sau nhà, thôi thì đủ thứ: rau muống, rau dền, rau thơm và cả giàn bí leo lên hàng dậu. Việt vui với niềm vui của mẹ để thấy hạnh phúc chẳng cần tìm đâu xa, chỉ luẩn quẩn quanh cây cà và đám rau xanh. Thời gian âm thầm trôi, không biết ở đâu, mẹ xin được hai gốc cây hoa hồng mầu đỏ sẫm, đem về trồng trước cửa nhà chung với giàn hoa giấy để mỗi độ xuân về, bông nở, mặt tiền rực rỡ một mầu đỏ.
Ngày sum họp, Việt về sống bên mẹ và lấy được cô hàng xóm dễ thương ở cùng dẫy phố. Tiền bạc dư giả kiếm được trong những năm phiêu bạt, Việt định chỉnh đốn lại chỗ ăn ở khang trang hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng chàng chung sống với mẹ. Đã quen căn nhà mộc mạc này suốt mấy năm trời nên mẹ ái ngại khi biết con muốn sửa chữa nhưng không dám cản trong lúc Việt thì quan tâm đến tiện nghi của mẹ già, tối thiểu là sự thảnh thơi và gọn gàng.
Một buổi chiều, Việt bận tíu tít việc tu sửa với người thợ, mẹ ngồi nhặt rau ở sân, vẻ lo lắng, ngước nhìn con dặn dò: “Con làm gì thì làm, nhớ đừng bứng những cây hồng của mẹ nhé! Nhiều nụ sắp ra bông đỏ, mẹ thích lắm”. Việt ầm ừ, không trả lời! Đầu óc căng thẳng vì chàng đang tính chỉnh trang lại mặt tiền căn nhà: trồng lại cỏ và ươm vài loại hoa dễ bảo quản. Nếu cứ giữ mấy cây hồng này, để mẹ tiếp tục tưới bón bằng xương cá và đồ ăn thừa cặn, khu đất trước nhà sẽ bốc mùi rồi kiến sẽ kéo đến làm tổ khắp nơi...
Mấy ngày sau, từ ý nghĩ cực đoan đó, những gì phải đến đã đến! Việt chủ quan, chủ động, tin vào khả năng nhận thức rõ ràng rồi quên lời mẹ dặn khi thay thế hai cây hồng bằng một loài hoa có lá quanh năm mà người bản xứ hay trồng. Nhớ lại chuyện cũ, Việt hình dung hai cây hồng mầu huyết dụ bị bứng rễ đang nằm sóng soài trước mặt. Làm theo ý mình xong, chàng lo âu thấy mẹ giận, không nói một lời lúc nhìn xác hai cây hoa hồng nằm chết khô dưới ánh nắng chiều hôm ấy. Đến nay, tất cả đã phân hóa thành cát bụi và mẹ cũng đã ra người thiên cổ nhưng ân hận vẫn còn... Chính nó đã cài bông hoa mầu huyết dụ vào tâm hồn Việt để suy ngẫm rồi sửa đổi và từ đó không bao giờ quên.
Đến nghĩa trang, Việt đã thấy lác đác vài gia đình thăm viếng nên đỡ vẻ quạnh hiu. Chàng đặt cúc vàng trước tấm bia của nhạc mẫu và bó hoa hồng mầu huyết dụ trên mộ mẹ. Lúc sống là bạn hàng xóm, mất rồi cũng vẫn là đôi bạn láng giềng. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau! Việt đốt hương, ngậm ngùi tưởng nhớ đến hai người mẹ với chậu cúc vàng và những bông hồng mầu huyết dụ trên mộ bia.
Rời Loma Vista trên đường về, Việt còn vương vấn bài thơ của Prévert với câu chuyện của mình. Giả sử đồng tiền rớt xuống không lăn, bó hoa không bầm dập thì cô bán hoa đã không do dự! Giả sử căn nhà mua từ tiền của mẹ, phải chăng Việt sẽ không hành sử độc đoán như thế! Yêu ai đừng giữ ở tư tưởng hay lời nói mà cần diễn tả qua hành động. Đừng nói yêu rồi làm theo ý riêng bởi vì tình yêu ấy ích kỷ: giản dị ta chỉ yêu ta! Cuối cùng, Prevert hẳn là muốn nhắn nhủ qua bài thơ: lòng nhân ái phải đi trước tiền bạc và vật chất trong mọi trường hợp... không ngoại lệ!

Cao Đắc Vĩnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến