Hôm nay,  

Thầy: Mi Sinh Tiền...

15/12/201200:00:00(Xem: 324367)
Tác giả tên thật là Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù công sản, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng, và sự lạc quan, yêu đời. Bài viết mới nhất là một họp mặt trường cũ, với niềm vui của tình thầy trò.
vb7_a_image002
Một tấm hình chung.
vb7_b_image002__1_
Thầy và cô Nguyễn Thanh Liêm.

“Mi sinh tiền, tu sinh hậu
Tiền sinh bất nhược, hậu sinh trường”.

Thầy Nguyễn Thanh Liêm đã nói như thế để khuyên nhủ và khen ngợi các trò trong buổi họp mặt hằng năm và được xem như tiệc tất niên vào tối 8 tháng 12/2012 với sự tham dự của gần 300 thầy trò. Thầy giải thích rằng lông mi mọc trước, vừa sinh ra là đã có rồi, nhưng mãi mãi vẫn ngắn, chỉ có thế thôi, (ấy là chưa kể còn bị ..những cái nhíp nhổ bớt đi để thay bằng mực đen) nhưng râu mọc sau thì dài, càng ngày càng dài hơn.

Tuy tôi là học trò tối dạ, (thầy Pháp Văn Phạm Văn Ba mắng tôi thế khi tôi không biết phát âm và chia verbe “aller” thì tương lai là irais, ira ...irons, irez), thì tôi cũng hiểu ý thầy Liêm muốn nói rằng thầy già rồi không còn “sản xuất” được nữa, thầy khen các trò của thầy giỏi, nhất là các anh chị em trong ban chấp hành đã, đang và sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đoàn kết và phát triển hội LPK Nam CA..

Sau khi nghe thầy khen, anh hội trưởng lên đáp lễ:

Thầy: Mi sinh tiền, tu sinh hậu.

Trò: Con xin tiền, hậu tặng thầy cô.

Thực ra vế đối của trò là do tôi phịa ra theo ý chính của anh hội trưởng khi nhắc đến “vui Xuân không quên nhiệm vụ”, mà nhiệm vụ của các anh chị em trong ban chấp hành là nhớ đến thầy cô còn lại ở Việt Nam. Nhân dịp Xuân về ban chấp hành sẽ gửi cánh thiệp đầu Xuân đền quý thầy cô, gọi là một chút, và trong “một chút” này cần sự tiếp tay của những LPK ở hải ngoại. Đẹp làm sao tình nghĩa thầy trò, thầy Nguyễn Thành Liêm và trò Lâm Mỹ Hoàng Anh.

Tôi chỉ viết một chữ “thầy” là đủ rồi, không cần thêm bất cứ danh xưng nào khác, dù là giáo sư, hiệu trưởng, thứ trưởng gì gì đi nữa thì chữ “THẨY” vẫn đứng trên, thầy là trên hết, “không thầy đố mày làm nên” bộ trưởng, tổng thống. Thầy Liêm nói thầy già rồi, nhưng nơi nào có các sinh hoạt công cộng về văn minh văn hóa, đạo đức làm người thì thầy đều tham dự, các trò muốn theo kịp chân thầy thì còn mệt đấy

Tôi nói “thầy là trên hết” không phải là lộng ngôn, là nói ngoa, mà các học trò trong buổi họp mặt đã chứng minh điều đó. Trong bầu không khí học đường, lời giới thiệu của ban tổ chức, của anh hội trưởng rất khéo và chính xác, chỉ giới thiệu “Thầy Cô” mà không nói tới bất cứ ai khác, ngay cả chữ “CÔ” ở đây đây là muốn nói đến các cô giáo sư như cô Thu Hà, Đoan Trang, Kỳ Nam, Thu Yến, cô Mầu v.v.., chứ không phải là cô của riêng thầy.

Buổi họp mặt này cũng chỉ có thầy và trò chứ không có quan khách, nếu gọi là khách thì đó chỉ là những vị khách quý từ các hội đoàn trường bạn đến chung vui, như các trường Gia Long, Lê Văn Duyệt v.v.. nhưng thực ra, nếu xét kỹ về lý lịch thì các trường đó là nơi mà những LPK hằng mong ước xin đựơc làm rể, xin đựoc nâng khăn sửa túi, có những LPK nhờ kiên trì đứng trước các cổng trường ấy mà đã được toại nguyện, ai không tin, cứ đến hỏi thầy Liêm, hỏi đương kim hội trưởng. Vì vậy các hội đoàn bạn được xem như “người nhà”, cùng là anh chị em dưới mái nhà Liên Trường.

Không có khách, mặc đầu trong đám học trò dứơi kia có nhiều ngừơi đã thành danh, nổi danh trong thiên hạ, có nhiều thứ sĩ mà ngừơi đởi gọi là “thầy thuốc, thầy kiện”... nhưng hiện diện nơi đây, dưới mái trường LPK thì sĩ nào cũng chỉ là trò, những anh “học trò thò lò mũi”. Những bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, nhạc sĩ thi sĩ võ sĩ và binh sĩ trong ban chấp hành và các anh sĩ ngồi dưới kia đừng phiền lòng khi tôi nói thật điều này. Trong quá khứ và hiện tại, một thiểu số đã lạm dụng danh xưng tước vị không đúng chỗ, một ông bán thuốc “cao đơn nhoàn tán” tự xưng mình là bác sĩ, làm dịch vụ khai thuế cũng tự xung là giao sư.. Khôi hài!

Khách không có thì cũng không có quan, mặc dù ngồi dưới kia, trong đám học trò ấy, có các “anh Năm, anh Sáu”. Phải nói ngay “anh Sáu” ở đây không phải là “sáu tấm” mà là “sáu mai” như các anh Sáu BB, anh sáu TQLC Cổ Tấn Tinh Châu, anh sáu Không Quần Bồ Đại Kỳ, xung quanh huynh Kỳ còn có tới 12 anh Sáu khác chen vai thích cánh cùng chung một bàn.

Cũng cần nói thêm là những anh Sáu này đã mài đũng quần trên ghế LPK từ những năm 1946- 48 và rời ghế nhà trường từ những thập niên 1952, 1953, 1954 v.v.. như các anh Sáu: sau:

Anh Nguyễn Hồng Đài (nhập trường 46), Huỳnh Văn Tuất (48), Lê Đại Hiền (48), Nguyễn Văn Phước (48), Bùi Quang Chính (48), Lê Tấn Hội (48), Tạ Trần Tân (48), Nguyễn Sanh Lãng (48), Huỳnh Bá Hạnh (48), Tấn Phát, Tấn Trước và Cổ Tấn Tinh Châu (48), anh Bồ Đại Kỳ (48)

Các anh là những đại đại huynh trưởng, là những gốc hoa “đại” (bông sứ) cổ thụ trong sân trường, hoa bông xứ sắc trắng nhị vàng đẹp và thơm, hơn thế nữa, trong quá khứ các anh đã là những cấp chỉ huy hét ra lửa, ... ra khói ngoài chiến trường, đã lập đựơc những chiến công hiển hách cũng như có biết bao nhiêu cựu LPK khác là những quân nhân đã hy sinh để bảo vệ quê hương, các anh nằm lại đâu đó trên khắp mọi chiến trường, mọi miền đất nứơc. Những anh còn sống sót, tuy đã rời ghế nhà trường cách nay nửa thế kỷ, 60 năm cuộc đời, nay đã bước vào tuổi quá 80 mà các anh vẫn còn tìm về xum họp dứơi mái trường xưa, ngồi sau các thầy cô trong buổi họp mặt 8/12/2012 thì thật là một điều có nhiều ý nghĩa.

Ý nghĩa thứ nhất là tôn sư trọng đạo, các thầy cô trong buổi họp mặt này hầu như là còn trẻ hơn các anh Sáu nhiều, có thầy thuộc lớp sau các anh Sáu vài niên, nhưng thầy vẫn là thầy, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “bán” ở đây là một nửa, dù chỉ dậy ½ chữ thôi vẫn là thầy, dù cho bão táp đổi ngược đời, cuồng “phong” gió chướng chiếm chỗ của bức tượng Petrus Trương Vĩnh Ký khiến thầy giáo phải “tháo giầy”, thầy giáo phải “mất dậy” thì thầy vẫn là thầy, các thầy cô vẫn là những cây tùng trước bão, dẩu cho anh Sáu, anh Bẩy thì vẫn đứng sau thầy.

Chứng minh? Một thầy còn rất trẻ, trẻ hơn cả người viết bài này, thẩy đến “chào bàn” nơi các trò lớn tuổi ngồi, gồm nhiều thứ sĩ, thì anh Sáu TQLC Cổ Tấn Tinh Châu và chị Châu đã nhanh nhẹn đứng dậy tiếp thầy. Một bức tranh đẹp và ý nghĩa hơn bất cứ danh họa nào khác, một hình ảnh tuyệt vời chỉ tìm thấy trong không khí học đường, cùng mái trường mẹ

Ý nghĩa thứ hai là tình huynh đệ. Khi các anh Sáu rời ghế nhà trường thì lúc đó các anh chị em trong ban chấp hành, trong ban tổ chức làm gì nhỉ? “Oe, oe” hay ôm bình sữa, có thể còn có em nằm trong bụng mẹ, vậy mà các anh Sáu “bát tuần” có dư đã không ngại đường xa ướt mưa, nhận lời mời của ban tồ chức, đến chung vui củng các em thì thật đáng quý, đáng phục các anh, nhưng ngựơc lại, đó là sự thành công của anh chị em trong ban tổ chức, phải khéo léo, tế nhị và với lòng thành tâm thì mới kéo được những “ông già khó tính” này.

Những ông Sáu già khó tính, theo thời gian, sức hút của trái đất đã kéo cơ thể (?) của các anh xuống, nhưng lại tăng đường, mỡ, cu-lét-tê-rôn lên nên các anh đến chẳng phải vì cái đùi gà hấp muối hay miếng thịt vịt “thất kinh” mà vì tình huynh đệ. Tuy rằng các thế hệ 45, 50, 60, 70 có những khác biệt nhưng không xung khắc mà dìu dắt nhau, bổ khuyết cho nhau theo đúng tôn chỉ 2 câu đối trước cổng trường:

“Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt.
Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm”

Ngoài những ông Sáu già khó tính thì còn những anh năm, anh tư, anh ba v.v.. luôn mong được sát cánh với các em để tìm lại được không khí tuổi học trò như các anh Tư Thời, Tư Cổn, Tư Lân, Biệt kích 81 Lê Thành Lân, các anh đã từng là hội trưởng rồi cố vấn. Một hội với các huynhn đệ gắn bó như thế mà không phát triển, không hay hơn mới là chuyện lạ. Đúng như lời “trò” Mai Thanh Truyết nói:

_ “Đại hội lần này đông, vui và hay nhất từ trứớc tới nay”.

Chẳng cứ phải là “tiến sĩ” mới có nhận xét đúng như thế, xin lỗi anh Truyết tôi đã không để học vị “tiến sĩ” trước tên anh, mà chỉ có chữ “trò” đơn giản, bởi vì như tôi đã nói ở trên, “tôn sư trọng đạo”, chỉ có THẦY và TRÒ trong những buổi họp mặt như thế này, mọi học vị, chức tước dẫu cao đến đâu vẫn sẽ bị lạc lõng trước tình thầy trò.

PhilaTo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,345,051
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến