Hôm nay,  

Ngã Ba Cuộc Đời

13/12/201200:00:00(Xem: 305942)
viet-ve-nuoc-my_190x135Với một loạt truyện tự sự khác thường về đề tài đồng tính và sức mạnh gia đình, Lê Thị đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2012. Tác giả, 35 tuổi, cho biết đã đến Mỹ khi còn là một cậu bé “tiếng Việt chưa đủ vốn, tiếng Anh dăm ba chữ chập choẹ,” hiện hoạt động trong ngành thiết kế thời trang tại New York và Chicago. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Mai lau dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm tối chờ chồng về. Bên bàn ăn, đứa con gái 12 tuổi đang sắp xếp chén đĩa phụ mẹ. Jason và John, hai thằng sinh đôi mới hơn 9 tuổi chạy lòng vòng quanh bếp la hét um sùm.

Ngày nào cũng vậy, sau khi đi làm về, Mai chạy vội đi đón các con từ trường học. Chạy khắp thành phố đưa bé Dung đi học ba-lê, thằng John đi học võ, còn thằng Jason đi học đàn piano. Chút thì giờ còn lại, Mai chạy nhanh về nhà chuẩn bị lo cơm nước cho chồng con.

Mai gặp Phong những năm đầu học ở đại học Columbia University, khi nàng còn là một nữ sinh văn khoa. Lần đầu gặp Phong trong thư viện, chàng thanh niên có khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, gò má cao, mắt đen láy và thân hình vạm vỡ đầy sinh khí đã bắt hồn Mai ngay từ giây phút này. Trái tim Mai đập mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực khi Phong tiến lại xin ngồi chung. Tình yêu và định mệnh đã gắn cuộc đời hai đứa lại với nhau từ đó.

Thấm thoát đã hơn 20 năm. “Ngày xanh ngựa chạy, đầu xanh bạc” Dung nhớ câu thơ của một thi sĩ. Đầu chưa đến nỗi bạc như nhà thơ, nhưng sau bao năm hy sinh đi làm nuôi chồng ăn học để Phong trở thành một bác sĩ danh tiếng, Mai nhìn lại thấy mình cũng đã ngoài 40.

Cuộc đời đâu phải lúc nào cũng suông buồm thuận gió như bây giờ. Những năm đầu tiên thật khó khăn. Ba Phong lâm bệnh qua đời, gia đình Phong thiếu thốn không phụ giúp được tiền học. Năm đại học thứ ba, hai đứa kết hôn, và sau đó Mai bỏ học đi kiếm việc làm nuôi Phong ăn học để chàng tiếp tục giấc mơ trở thành một bác sĩ. Nàng vui vẻ đi làm hai jobs để nuôi chồng, tuy cực nhọc, nhưng Mai có tài vun xén, lo liệu, nên nàng khéo léo thu xếp cho chồng ăn học thành tài và xây dựng một mái ấm gia đình.

Nhà to cửa rộng, con cái được ăn học đầy đủ. Trong nhà lúc nào cũng đầy những tiếng cười. Phong luôn luôn cảm kích tình yêu và sự hy sinh không điều kiện của vợ. Khi Phong nói anh là người hạnh phúc nhất trên đời, Mai thấy cả vũ trụ sưởi ấm lòng mình, bao nhiêu năm hy sinh, cuối cùng Mai đã có một mái ấm, một mái ấm của riêng mình, Mai thấy cuộc đời mình thật là hạnh phúc.

Nồi thịt kho tàu cuối cùng cũng đã chín, bốc mùi thơm phức. Tô canh rau đay xanh ngắt cũng đã được dọn lên bàn. Con Dung cầm cái muỗng múc ra một chén cà pháo để ngay bên cạnh tô canh. Hấp dẫn nhất là đĩa đậu hủ chiên vàng, nóng dòn. Thằng Jason ra vẻ ga lăng đỡ nồi cơm từ tay Mẹ để ngay đầu bàn. Cả bốn mẹ con quây quần đông đủ bên bàn ăn chờ Bố về. Mai hỏi thăm các con chuyện học hành, trường lớp. Ba đứa nhỏ tranh nhau trả lời khoe với Mẹ đủ chuyện.

Mai liếc nhìn đồng hồ. Sao mãi vẫn không thấy Phong về. Thằng Jason háu ăn mặt mày bắt đầu ủ rủ, đói bụng, nó ngồi nhìn đĩa thịt kho tàu chằm chằm miệng như muốn chảy nước giải. Chịu không nỗi, nó đưa đũa gắp một miếng thịt, bị con chị đập lên tay một cái đau điếng. “Đợi Bố cùng về ăn cơm chứ!”, con Dung lườm thằng Jason một cái xong rồi quay sang nhìn Mẹ ra vẻ thông cảm. Đồng hồ đánh 8 tiếng kẻng. Mai bụng dạ lo lắng, bực bội, không chỉ thằng Jason xấu máu đói mặt nhăn nhó, mà cả thằng John và con Dung bây giờ đều gục đầu xuống bàn. Mai cầm đũa lên và bắt đầu ăn với các con.

Hơn 9:30, Phong bước vào nhà trong lúc hai mẹ con đang rửa bát. Quần áo chỉnh tề, cà-vạt thắt chuẩn ở cổ. Mặt mày có vẻ mệt nhọc, anh lại gần hôn Mai trên má, ôm ba đứa con anh nói: “Hôm nay nhà thương hơi nhiều bệnh nhân, bác sĩ Lynda nghỉ nên Bố phải việc thêm..: Đám nhỏ thấy Bố về mừng rỡ tíu ta tíu tít. Mai thấy thương xót chồng mình, công việc càng ngày càng nhiều, từ bao tháng nay, đêm nào Phong cũng về trễ, mệt đừ. Mai lùa tụi nhỏ đi ngủ và nói: Tội nghiệp bố của các con, bố đi làm về trễ mệt lắm, các con đừng làm phiền bố nghe chưa…”

Phong bước lên lầu đi tắm. Mai quay lại tiếp tục rửa dọn mấy cái nồi và dọn dẹp bếp núc.

Khi lên đến phòng ngủ Mai thấy Phong đã lim dim nhắm mắt. Mai cởi bộ quần áo đầy mùi thịt kho, bỏ vào thùng đồ dơ và tìm bộ đồ ngủ. Nhìn Phong đang thiếp giấc, Mai lại nghĩ tới những đêm chăn gối của những ngày đầu yêu nhau. Đã bao nhiêu đêm hai đứa thức trọn, chuyện trò, âu yếm, hoà quyện thân xác không rời nhau. Hai tâm hồn, hai thể xác, thành một, sinh ra ba đứa con khoẻ mạnh, nhìn như cái khuôn của hai vợ chồng. Không muốn đánh thức chồng, Mai nhẹ nhàng đi vào phòng tắm gội rửa mùi dầu chiên bám khắp người và trên bộ quần áo đang mặc.

Những giọt nước ấm áp rơi xuống thân thể dội sạch mùi dầu mỡ. Hơi nước ấm áp khiến đầu óc Mai tỉnh táo hơn. Tắt vòi nước, lấy khăn lau khô người và bước ra phòng lấy cái máy sấy khô mái tóc đã điểm màu sương gió của mình. Mai cố bật máy sấy lên nút cao nhất, ồn nhất như cố ý đánh thức Phong nhưng chàng vẫn không dậy.

Rồi như thanh tra Sherlock Holmes, Mai mạnh giạn lên giường cởi bỏ khăn bông, và đặt một nụ hôn dài trên đôi môi đang ngủ của chàng. Phong nửa mơ nửa tỉnh, đón làn môi ấm quen thuộc nhưng nồng nhiệt khác thường của Mai và họ hoà vào nhau.

Sau cơn hồng thuỷ, Phong lăn quay ra ngủ say như chết. Mai nằm yên không cử động. Mai đang ôn lại hết những mùi lạ nàng vừa cảm thấy trên thân người của chồng. Mai biết rõ Phong không tắm khi về đến nhà, vì phòng tắm khô ráo khi nàng bước vào. Nàng không ngửi thấy mùi mồ hôi, cũng không có cái mùi pheromone chua chua, cay cay quen thuộc. Rồi cái mùi xà bông lạ mà Mai chưa từng ngửi qua.


Nằm yên không nhúc nhích, Mai sợ mình cựa quậy sẽ đánh thức Phong. Đêm này chắc chàng sẽ ngủ rất ngon, vì đã bao đêm rồi hai vợ chồng không có chung đụng nhau.

1:00 giờ đêm, điện thoại của Phong khẽ reo. Mọi ngày, Phong sẽ choàng tỉnh dậy và cầm lấy cái phone chạy vội ra phòng khách. Mỗi khi quay lại Mai hỏi ai gọi, chàng luôn nói là “emergency question” từ nhà thương. Đêm nay, Phong ngủ say như chết, Mai bậc dậy nhấc điện thoại.

Bên kia đầu dây, giọng một cô gái nhõng nhẽo cất lên:

“Sao anh về nãy giờ mà không gọi lại cho em?”

Mai lặng thinh, nàng cố trấn tĩnh và đặt tay đè lên trái tim đang đập loạn xạ trong lồng ngực của mình. Bên đầu dây bên kia cô gái tiếp tục hỏi:

“Anh hứa với em sẽ tiếp tục nói chuyện đêm nay, sao để em chờ hoài…”

Bàn tay cầm điện thoại của Mai run rẩy, mặt mày tái mét, Mai thu hết can đảm hỏi:

“Cô là ai mà lại gọi cho chồng tôi vào đêm hôm khuya khoắc?”

Bên kia đường dây điện thoại tắt lịm. Mai cầm máy bấm lại số phone mới gọi vào nhưng chuông reng mãi mà không ai bắt. Mai mở từng cái message trong điện thoại và đọc những lời ân ái giữa Phong và người đàn bà không tên này. Lòng đau như cắt, Mai ngồi bệt xuống sàn nhà và thả cái điện thoại xuống đất. Nàng cố gắng thở đều, thở, và thở như để bảo toàn con tim như một con thú bị dao đâm đang lồng lộn trong lồng ngực của mình.

Lòng đau như cắt, những giọt nước mắt không ngớt tuôn ra từ đôi mí mắt đã sụp theo năm tháng. Nàng để cho nước mắt ào ào rơi trên đôi gò má gầy guộc. Nước mắt tuôn trào như những cơn nước lũ đầu mùa. Đã hơn hai mươi năm nay, khó khăn, khổ cực, vấp ngã nhiều lần, Mai lúc nào cũng lì lợm không rơi nước mắt. Nàng luôn cứng cỏi như con thú nhe răng bảo vệ gia đình mình. Nhưng bây giờ, làm sao để gìn giữ cái thế giới riêng mà nàng đã xây dựng bao năm nay. Nghĩ đến 3 đứa con, bé Dung giống hệt như Mai lúc còn trẻ, khuôn mặt tròn, môi đỏ, cặp mắt háu hỉnh bất sợ trời đất. Jason và John, cả hai đều giống hệt bố, người đàn ông mà Mai đã yêu, đã sống, đã hy sinh cả tuổi xuân vì chàng. Cuối cùng, Mai cũng nghĩ đến mình. Mai nhìn vào gương, Mai không còn nhận ra mình nữa. Tuổi trẻ, nhan sắc, sức khoẻ, cũng như lẽ sống suốt hơn 20 năm nay đều đã từ bỏ nàng. Mai sẽ phải làm gì, làm sao để đối diện với ngày mai.

Không cầm được lòng, nàng quay vào phòng ngủ đánh thức Phong dậy. Vừa ngái ngủ, vừa mệt đừ, Phong mắt nhắm mắt mở thấy Mai nước mắt ràn rụa, anh hỏi:

“Chuyện gì vậy? Em làm sao thế?”

“Anh tự biết.”

“Biết chuyện gì?”

“Cái con nặc nô ấy là ai? Anh để cho nó gọi về nhà lúc 1 giờ sáng?

Phong lắp bắp: “Ai đâu, nhà thương mà. Em điên rồi.”

Điên? Phong nói đúng tim đen. Phải rồi. Điên nặng. Mai đã điên khùng lao vào cuộc tình với tất cả niềm tin yêu. Điên. Mai đã điên nặng hy sinh học hành, nghề nghiệp, cả tuổi thanh xuân đầy mộng ước. Suốt hai mươi mấy năm trời, cuộc đời của Mai chỉ xoay vòng quanh chồng con. Mai bỏ học, bỏ bạn bè, dẹp bỏ mọi thứ từng là một phần đời quan trọng của mình để đánh đổi một mái ấm gia đình tưởng chừng kiên cố.

“Điên nặng. Phải. Tôi điên nặng mới lấy anh làm chồng.”

Sau cùng, Phong cũng thú nhận tất cả sự thật. Phong vô tình kể về cô người tình trẻ. Mỗi lời chàng thú nhận là một nhác dao cắt xé da thịt Mai. Lòng đau nhói, Mai chỉ biết khóc, khóc nữa, tiếp tục khóc. Mai khóc cho một người đã từng quên mình để giờ đây không còn nhận ra chính mình, Mai khóc cho một cuộc đời lãng phí, khóc cho một tình yêu ngây thơ, một niềm tin tưởng chừng như tuyệt đối. Tất cả, là một sự phản bội. Khóc và thiếp đi, Mai như một ngọn đèn tắt lụi khi khô hết giọt dầu còn lại cuối cùng.

Buổi sáng tỉnh dậy, bên ngoài bờ biển vẫn xanh thẳm, bãi cát vẫn trắng tinh, đàn hải âu vẫn vô tình lượn vòng quanh nhà, chỉ có Mai, nước mắt đã cạn, lòng nàng khô khốc. Nàng bật dậy và lái xe đi hoài, đi hoài.

Cuộc đời cũng như một con đường, mỗi người đều phải định cho mình một hướng đi riêng và cố gắng đi cho bằng được đến đích. Thời gian sẽ trả lời. Ai cũng phải đi. Đi không ngừng nghỉ. Đi tiếp. Mai thấy mình đã tới một ngã ba đường mà giờ đây chính mình phải định lòng để lựa chon cho mình một lối rẻ.

Lối rẻ thứ nhất, con đường tha thứ. Mai vẫn yêu Phong, yêu hơn 20 năm ròng chăn gối vợ chồng, yêu mái gia đình Mai đã từng đóng ninh, bắt cột, yêu ba đứa con thơ là hình bóng phản ảnh tình yêu của Mai và Phong. Mai sẽ tiếp tục hy sinh để gìn giữ gia đình. Để các con được lớn lên có cha, có mẹ.

Lối rẻ thứ hai, con đường đoạn tuyệt. Từ sự tan nát, đổ vỡ, Mai sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, bằng sự tự trọng của một người đàn bà can đảm, Mai sẽ làm lại cuộc đời. Rủ bỏ. Thua cuộc. Nhưng Mai sẽ có lại được chính mình. Các con của Mai sẽ phải sống trong cảnh gia đình chia cắt, nhưng chúng sẽ sống dưới tình yêu thương tuyệt đối, chân thật Mai dành cho chúng.

Tha thứ hay từ bỏ? Nếu tha thứ thì làm sao có thể đối diện với chính mình? Nếu từ bỏ, tương lai của các con sẽ ra sao. Chúng có tội tình gì?

Mai hít một hơi thở thật sâu. Phải quyết định thế nào? Quyết định của chính mình không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mình mà sẽ ảnh hưởng đến biết bao người thân yêu. Nắng đã lên cao, mặt trời chiếu ngược chói loà đôi mắt sưng vù, đã đến lúc Mai phải đối diện sự thật của cuộc đời. Mai lái xe đến một ngã ba đường, đèn vàng rồi biến thành đèn đỏ.

Mai dừng xe lại, sẽ phải chọn cho mình một hướng rẽ, quẹo phải hay quẹo trái?



Lê Thị

Ý kiến bạn đọc
14/12/201200:09:38
Khách
Trời ơi! Chơi ác thiệt!Sao lại chấm dứt ở đây?!Truyện hay,hấp dẫn ,lôi cuốn và viết mạch lạc cả hình thức lẫn nội dung;đọc thích thú vô cùng.

Vậy mà tác giả nỡ lòng nào chơi trò lửng lơ con cá vàng chấm dứt ngang xương!Trách cho vui thế thôi chứ bố cục kiểu này thì thật ...đúng là Lê Thị!

Hoan nghênh y hệt như những lần đọc các sáng tác trước của Lê Thị.
13/12/201216:51:22
Khách
Đàn ộng VN mà,99% có mèo, buồn cho thận phân đân bà. Chúc may măn
19/12/201223:40:20
Khách
xin lõi Kim Quan. Le thị muón doc giả góp ý kién ve su chọ lụa cho Mai. sụ chọn nụa nao cũ dúng dó la tuỳ mõi nguòi. nhung mọt khi su tin tuõng da chét. lieu tình yeu co the hàn gán lai duọc khong? Con meo. Mai sẽ khong phãi lo lang ve tièn bạc, vi ong chòng sẽ phãi "spousal support" giai giai.

T nguyen. Làn sau truóc khi viet chuỵen, Le thi se goi TN bàn cách viet.. Quã là Mọt diẹu ké.
18/12/201221:22:54
Khách
Ne^'u to^i la` Mai, to^i se~ ra^'t dau kho^? Dau kho^? nhie^`u la('m chu*' kho^ng i't. Nhu*ng to^i se~ nha^'t quye^'t kho^ng ly di. hay ly tha^n cho^`ng vi` ne^'u Mai ly di. hay ly tha^n cho^`ng thi` thu*'t nha^'t 3 du*'a con cua? Mai se~ kho^?. Thu*' 2 thi` Mai se~ khong co' tie^`n. Thu*' 3 con ye^u tinh kia se~ tha('ng. Thu*' 4, ly di. thi` ong cho^`ng se~ thoa?i ma'i ho*n va` wua la.i voi con ye^u tinh kia. Giu*~ o^ng cho^`ng pha?n bo^.i va` ba('t da^`u gom go'p va` da`nh tien rie^ng cho minh. Chi` chie^'t o^ng cho^`ng pha?n bo^.i ba(`ng ca'ch nha('c cho o^ng nho*' ra(`ng da('ng sau 1 nguoi da`n o^ng tha`nh da.t la` 1 nguoi da`n ba` trung tha`nh. Nhu*ng ruo^`i thi'ch da^.u la.i hu? ma^.t ong chu*' khong co' con na`o bu la.i hu? da^'m chua. Mai va^~n do^'i xu*? to^'t vo*'i cho^`ng va` ne^n cha(m so'c sa('c de.p cua? mi`nh. Mai la` nguoi giu'p o^ng cho^`ng tha`nh da.t. Ne^'u kho^ng co' Mai, thi` o^ng cho^`ng kho^ng co'nga`y ho^m nay. Nuo*'c cha?y da' mo`n, no'i hoa`i cu~ng tha^'m. Du`ng 3 du*'a con tho* la`m vu~ khi' da`nh la.i cho^`ng. Mai pha?i bie^'t die^?m ye^'u cua? cho^`ng mi`nh. Mo^.t khi Mai na('m du*o*.c die^?m ye^'u cua? cho^`ng thi` Mai se~ giu*~ duo*.c cho^`ng. Khi cho^`ng no^?i chu*'ng thi`da'nh ma.nh va`o die^?m ye^'u do' Mai se~ tha('ng. Nho*' nha('c cho o^ng ta nho*' ra(`ng nguoi viet nam co' ca^u a(n qua? nho*' ke? tro^`ng ca^y va` Mai hieu ra(ng o^ng xa~ quan he^. vo*'i co^ kia khi ye^'u lo`ng.... con ye^u tinh kia se~ thua ne^'u Mai muo^'n giu*~ gia di`nh minh. Nho*' ra(ng o*? o^ng cho^`ng co' ba?o hiem su*'c khoe? cho 3 du*'a con va` Mai. Du*`ng vi` 1 chu't tu*. a'i ma` da'nh ma^'t ta^'t ca?. Sau khi die^.t duo*.c con ye^u tinh kia thi` to^i se~ quay wa xu*? o^ng cho^`ng va` no'i ngo.t va` no'i hoai cho o^ng ta bie^'t ra(`ng o^ng da~ la`m to^i to^?n thuo*ng ra^'t nhie^`u. No'i chung ra(ng, ne^'u to^i ro^`ng ca^y ma` khong co' a(n duoc qua? thi` to^i do^'n ca^y do' sa't go^'c. Ne^'u to^i kho^ng co'........thi` se~ kho^ng ai co' duoc he^'t.
16/12/201215:52:22
Khách
Ai biểu không đi học cho ngang cơ , làm vậy chỉ thêm mất giá.
15/12/201216:24:50
Khách
Lệ thuộc vào danh, tiền vào người khác là có kết cục như vậy đó.
Nếu bà này khôn phải lo đi học ít nhất là có bằng y tá lớn hay nhỏ. Hai người giúp nhau học.
Bà này tự làm bả hạ giá, nữ Việt kiều cày hai job nuôi chồng!!!!!!!!!!!!!!.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,809,202
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến