Hôm nay,  

Nhớ Một Đêm Biểu Tình

22/11/201200:00:00(Xem: 165098)
viet-ve-nuoc-my_190x135Đó là một đêm lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, khi hàng chục ngàn người Việt biểu tình chống việc một người tên là Trần Trường công khai treo hình Hồ Chí Minh trong tiệm cho mướn video của anh ta tại Little Sàigòn. Nhiều năm đã qua. Có tin nói sau khi dẹp tiệm, Trần Trường đã về Việt Nam làm ăn. Cũng lại có tin công việc nuôi cá của ông ta sau cùng đã bị chính bọn công an Việt Cộng tới cưỡng bức tịch thu. Mới đây có tin nhân vật đặc biệt này, sau khi sạt nghiệp tại Việt Nam, trở lại nước Mỹ và xuất hiện ở San Josẹ. Sau đây là bài viết ngắn của tác giả P. Nguyễn.

Tôi vẫn nhớ đã lái xe qua hơn 70 dặm đường xuống Santa Ana đến một đêm của cuộc biểu tình chống Trần Trường để tham dự với cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại.

Tôi đã thấy một rừng cờ vàng và một hào khí nồng nhiệt của người Việt quốc gia. Bên cạnh đó, có một số cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh VN đã có mặt để ủng hộ.

Tay không bước đến nhưng cuối cùng tôi đã được trao cho một tấm cờ vàng nhỏ để giương cao với mọi người.

Tiếng hô đả đảo vang dội một góc phố và nhiều người lớn tuổi, các cụ ông, cụ bà, các bác, các dì đã ngồi bệt xuống khu parking để vẫy cờ.

Họ là những người mà tuổi đời không còn giúp đôi chân họ đứng vững lâu trong đêm lạnh nhưng nếu họ còn đi được, nói được và hô to được thì việc đứng ngồi với họ tôi nghĩ không phải là chuyện lớn.

Tôi đã cảm thấy hãnh diện khi được đứng cạnh những người ngồi này, những người vào đêm khuya này đáng lẽ đang ở trong một căn phòng ấm cúng với con cháu, với gia đình hay tìm một giấc ngủ yên bình trong đêm.

Họ đã không chọn căn phòng hạnh phúc và chiếc giường ấm cúng đó. Họ đã chọn một đêm lạnh ngoài trời và một rừng người cùng cờ vàng chung quanh.

Để làm gì?

Chỉ để chia xẻ cùng chung với mọi người nỗi u uất nơi tha phương và nỗi uất hận Cộng Sản.

Cho đến bây giờ khi đọc tin về Trần Trường, tôi vẫn không quên những giây phút lịch sử của đêm đó, một đêm lịch sử của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại.

Lịch sử của chúng ta, người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, không chấm dứt sau năm 75 mà chỉ mới bắt đầu.

Chúng ta đang viết một lịch sử mới, một lịch sử mất quê hương nhưng vẫn lưu truyền bởi chúng ta đang có một quê hương thứ hai.

Mất quê hương chỉ là một chương của lịch sử VN ngàn đời. Nó sẽ được tiếp tục viết với các chương kế tiếp khắp nơi trên thế giới.

Những bác, những dì, những cụ, những bà, những người ngồi bệt dưới đất của đêm chống Trần Trường đâu có hiểu rằng, họ đang viết lên được một trang của lịch sử người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, viết một cách đơn giản nhưng rất hào hùng, viết một cách ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa.

Một ngày nào đó, không còn những người ngồi dưới đất để viết lịch sử thì những người còn đứng được sẽ tiếp tục công việc ấy.

Lịch sử người Việt hải ngoại phải được lưu truyền bởi chúng ta vẫn còn chỗ đứng trên quê hương thứ hai này.

Chúng ta sẽ chỉ để dành và viết chương chót của lịch sử này khi chúng ta đặt bước chân trở về quê hương.

Bao lâu?

Không cần biết khi cuốn lịch sử người Việt hải ngoại vẫn còn được viết và lưu truyền, chương chót vẫn luôn luôn được để dành và để trống.

Trong lịch sử lập nước và giữ nước, đã có lần chúng ta để dành và để trống chương chót giữ nước trong suốt 1000 năm dài thời đô hộ Hán thuộc.

Một ngàn năm trải qua bao nhiêu thế hệ?

Với tuổi thọ trung bình ngày xưa khoảng 65 thì phải qua 15 thế hệ đời người con cháu mới viết xong chương chót.

Ngày nay, thời hiện đại khoa học của computer, không lâu đâu.

Trong hai việc viết và lưu truyền lịch sử của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, nếu tôi không làm được việc viết, tôi sẽ cố làm việc lưu truyền.

Còn nếu cả hai việc tôi không làm được thì có lẽ tôi đang… ở nursing home.

Các bạn tha thứ cho.

P. Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
29/11/201219:11:22
Khách
Hoan nghênh tác giả!

Tôi có biết chuện của thằng "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản" mà ông đã đi biểu tình để bày tỏ thái độ năm nào.( Tôi khinh bỉ nó nên không thèm viết tên nó!)

Chí ít cũng có người vạch mặt,chỉ tên phường ăn cháo đái bát như vậy...

Không phải tôi a dua với ông nhưng thiêt nghĩ khi ta hoan hô,ca ngợi thái độ can đảm,hiên ngang của các người hùng thời đại như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện,nhạc sĩ Việt Khang,bác sĩ Nguyễn Đan Quế....ta cũng không nên bỏ quên mấy cái ung nhọt của cộng đồng như thằng " Râu kẽm ",thằng nhạc sĩ già trắc nết thối tha mà ta đã từng ái mộ hồi còn trong nước...Không phải phỉ nhổ người khác làm vui nhưng cũng cần lôi cổ mấy thứ cặn bã đó ra ánh sáng để mọi người cùng nhớ và làm guơng cho những người khác.

Tôi cũng nhận thấy chúng ta rất nên học tập thái độ bày tỏ chính kiến như ...Mỹ (dĩ nhiên không phải vì mình đang sống trên nước Mỹ ! ) vì thiển nghĩ đó cũng là một cách đóng góp cho xã hội : đóng góp ý kiến bằng thái độ.

Trân trọng chân tình của ông vô cùng : "lưu truyền lịch sử cùa người Việt tỵ nạn hải ngoại và viết."
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018. Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2008.
Ông Hai nhâm nhi ly trà sâm Đại Hàn, mùi sâm thơm thơm, vị đăng đắng, hơi ngòn ngọt, màu nâu cánh dán.
Chó là một động vật rất gần gũi với con người và có ích trong nhiều lãnh vực như trông và giữ nhà, dẫn đường cho người tàn tật hay khiếm thị
Không biết từ ngữ “Ăn Tết” có từ lúc nào. Nhưng khi nói về tết với đầy đủ ý nghĩa của nó người ta dùng từ Ăn Tết.
Không biết từ khi nào tôi bận tâm về cái việc xuất hành đầu năm! Hồi còn ở quê nhà thì khỏi nói, chuyện xuất hành, hái lộc đâu phải là phần vụ của lũ con nít chúng tôi.
Tết sắp tới rồi! Một câu nói thật ngắn gọn, thật đơn giản, vậy mà sao tôi cứ nghe nao nao, cho dù tuổi đời đã gần đến cái gọi là cổ lại hy!
Vặn tay cầm, thấy không khóa, thím Sáu bèn đẩy cửa bước vô. Đèn đuốc trong nhà sáng rực, nhưng không thấy có người. Nghe tiếng động trong phòng tắm
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia. Bài mới của cô là chuyện vui gia đình và bạn đọc Viết Về Nước Mỹ cuối năm.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018, hiện đang phát hành khắp nơi. Đây là tự sự của một tôn nữ thời đổi đời: Làm tài xế Taxi tại Huế. Định cư, kết hôn với người Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến