Hôm nay,  

Con Kiến và Củ Khoai

25/10/201200:00:00(Xem: 432036)
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết, bà cho biết “Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn… 62 tuổi. Chúng tôi cũng vừa mới dọn đến thành phố này được hơn một tháng, sau khi tôi tốt nghiệp và bán đi cái tiệm nail. Hiện tôi đang volunteer tại một trường Tiểu học ở Marysville trong khi nộp đơn xin đi dạy. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Phương Hoa là “Bằng Nail và Bằng Cấp.” Bài viết thứ hai, như hình ảnh minh hoạ do chính tác giả tạo ra, là chuyện con kiến đi kiện, với lời kêu gọi sự “mạnh dạn lên tiếng” để giúp xoá sạch mọi bất công, kỳ thị còn sót lại đâu đó.

Người ta thường nói, sống trên đất Mỹ có ba cái “không” rất là tai hại. Không biết nói tiếng Anh, như câm, không nghe được tiếng Anh, như điếc, không có xe, như què. Thật ra trong ba cái, cái “không” thứ ba là khổ nhất. Hai cái không trước có khi… “sướng thấy mồ!” Thật đấy.
Ở trên cái xứ đa sắc tộc, đa ngôn ngữ này, sắc dân nào cũng có quyền được nhận sự giúp đỡ từ chính phủ. Họ hình thành những đoàn thể, cộng đồng, nhằm duy trì ngôn ngữ và phong tục tập quán riêng của họ. Đi làm đơn hay giấy tờ mà không biết tiếng Anh, yêu cầu một thông dịch viên. Có ngay. Thông dịch viên tiếng Việt, tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Mễ tiếng…đủ thứ đều có! Các cơ quan chính phủ, hãng máy bay, văn phòng bác sĩ đều có thông dịch. Rủi khi cần mà mấy ông thông dịch ở đó đang… “mắc dịch” thì cũng chả sao. Điện thoại một cái vèo là có người đến thế. Nhờ vậy các cụ Ngoại cụ Nội còn cơ hội nói tiếng Việt dài dài với con cháu chắc chít của họ. Tụi nhỏ sẽ không mất gốc tiếng Việt, và khi về thăm lại quê hương chúng khỏi phải “quơ” khi nói chuyện với bà con.
Chỉ tội cho cái không thứ ba. Ai mà đối mặt với cái “què,” thì sẽ gặp lắm nhiêu khê. Không có xe, nhờ người đưa đón thì phải chầu phải chực, khi mình rảnh, người ta bận; khi mình bận, người ta rảnh. Đi xe buýt thì phải đợi phải chờ, đứng giữa nắng giữa mưa, lạng quạng không kéo dây kịp, xe vượt trạm thì lạc đường về, chưa kể hiểm nguy khi đón buýt ở những nơi hoang vắng. Cho nên muốn khỏi “què” thì phải học lái xe. Học lái xe đã cực khổ nhiều bề, khi thi đậu, việc mua xe cũng còn gian nan trăm nỗi! Mấy ai lần đầu đã có khả năng mua xe mới. Mua xe dùng rồi thì phải thuộc vào hàng “tu chín kiếp” may ra mới tậu được một chiếc vẫn còn “phong.” Nhưng dầu mua được xe còn phong, không bệnh hoạn, đến lúc “lực kiệt hơi tàn” bệnh hoạn nó cũng…bò ra. Vậy là sau khi hết “què” người ta lại có cơ hội “làm mồi” cho những tay sửa xe “thất đức.” Và phiền phức lại nẩy sinh.
Tôi từ nhỏ vốn thích sống an bình, không thích phiền hà rắc rối. Ông tôi là một nhà nho, ông thường dạy tôi “Nhân vô thập toàn.” Làm người không ai hoàn hảo cả, nên hãy cố gắng hòa đồng để sống cho tốt. Bỡi vậy tôi luôn lấy câu “Dĩ hòa vi quí” làm phương châm xử thế, chín bỏ làm mười để tránh va chạm với người ta. Ngờ đâu vì cái “không” thứ ba mà tôi, “con kiến” da vàng, một ngày kia phải đối đầu với “củ khoai” to đùng của nước Mỹ. Nếu bạn nào đã từng gặp cảnh ấy, xin mời lắng nghe để mà phụ…tức dùm tôi!
Sự việc bắt đầu khi “con ngựa sắt” màu snow của tôi vừa xấp xỉ hàng “hăng rết.” Trăm nghìn dặm, nói theo người Việt mình. Nó vẫn còn khỏe lắm. Không bao giờ giở chứng, hay bất thần đứng giữa đèn đỏ để…biểu tình. Nhưng muốn cho “đời nó an bình, đời mình hạnh phúc” tôi và nhà tôi mang xe đến chính cái nơi sản xuất, dealer X. để nhờ họ “tân trang.” Tiếp chúng tôi là một chàng Mỹ trắng mắt biếc tóc vàng, tuổi chừng ngoài ba mươi, mặc com lê đen, nói năng lịch sự. Anh ta tự xưng là consultant, người phụ trách giao dịch với khách hàng về việc sửa chữa xe hơi. Tôi để ông “Mỹ vàng” của tôi nói chuyện. Mỗi khi ra đường, tôi “nhường” cho ông ấy làm “boss,” thể hiện tinh thần “chồng bảo vợ vâng” của dân tộc An Nam, kẻo ông ấy lại thở than là “nhà trên bị nhà dưới lấn”– về nhà sẽ ra chiêu… “bẻ cẳng” nếu như chàng thấy được…tới luôn!
Sau khi ông Mỹ vàng tuông ra mấy tràng ngọng nghịu kèm “múa máy tay chân” và ông Mỹ trắng khều gõ nhiều lần trên máy vi tính, thì anh ta nói:
- Okay, chúng tôi sẽ “turn up” chiếc xe này cho ông bà. Giá thật “hữu nghị” là $1,230, bao gồm thay mới những bộ phận chủ yếu như “timing belt” và “water pump,” cộng với vài việc linh tinh như kiểm tra thắng, thay nhớt và dầu máy.
Chúng tôi nhìn nhau. Cái giá này không tệ. Thấy chúng tôi trù trừ, anh ta tưởng là chê đắt nên tiếp tục “tấn công,” giọng ngọt như…mía nướng:
- Dear, giá này đặc biệt vì ông bà là… hàng xóm của chúng tôi!
Tụi tôi liền ô kê phát một cho rồi. Kỳ kèo quá tạo ra ác cảm. Trước khi anh ta in bản định giá, tôi chợt nhớ lời một người bạn: Tụi “đíu lờ” (dealer) nó quỉ lắm. Nó “ếch ti mét” (estimate) một đàng, nhưng khi tháo xe “banh chành” ra, nó sẽ vẽ thêm nhiều nẻo…
- Đợi chút! Tôi dừng anh ta lại. - Chúng tôi không có nhiều tiền. Đây là số tiền mà chúng tôi có thể trả, anh phải hứa là sau này không đòi thêm nữa, được không?
Anh ta cười tươi như… trăng rằm:
- Okay! Đừng lo lắng! Nếu chúng tôi phát hiện thêm điều gì nữa, tôi sẽ báo ông bà hay. Nhưng đó là “optional.” Nếu ông bà không muốn, chúng tôi sẽ không làm gì hết.
Chúng tôi ra về, lòng hân hoan vì đã gửi gắm “cục cưng”của mình cho “cha” của nó!
Nào ngờ, mong ước là của chúng tôi. Còn kết quả lại là… sự buồn vui của tay consultant đó! Sáng hôm sau hắn gọi:
- Hello, cho tôi nói chuyện với Linda.
- Yes, là tôi đây.
- Ừm… sau khi tháo chiếc xe ra, chúng tôi tìm thấy thêm mấy vấn đề nữa cần sửa chữa.
Trời, bạn tôi đã đúng! Tôi chưa biết tính sao, anh ta “phang” thêm cái ào:
- Chi phí sẽ thêm “một tí” nữa, nghĩa là vào khoảng… $2,200!
- Oh My God! Tôi đã giao ước với ông rồi, tôi chỉ có bao nhiêu đó thôi!
- Tôi xin lỗi, nhưng bây giờ xe hư đủ thứ hết. Không sửa là không được!
- Tôi cũng xin lỗi! Tôi không có tiền. Làm ơn ráp chiếc xe lại, tôi sẽ đến lấy!
-Xin bà cảm phiền, chúng tôi không thể giao xe. Nó hiện…không chạy được!
- What? Xe tôi đang xử dụng, tôi chỉ cần turn up! Tôi đã lái xe đến đó, sao bây giờ lại chạy không được?
- Thì bây giờ nó hư…
Đôi co một hồi cũng không sao thuyết phục hắn trả xe. Tôi “hết cách” và bắt đầu lo. Tôi sợ nếu ép buột họ, phụ tùng của xe sẽ bị “phù phép” cho…tiêu tùng –về sau tôi mới biết là tôi có quyền lấy xe rồi nhờ Bureau of Automotive Repair gửi người đến kiểm tra giúp –nên tôi bắt đầu điều đình. Sau một hồi “cò kè bớt một thêm hai” anh ta đồng ý “nhún cho một tí” với cái giá là $1,700!
Tưởng thế là xong. Nhưng trời ạ, sự việc không dừng lại ở đó! Người ta nói,“được đàng chân nó lân đàng đầu” là đúng chính xác trường hợp của tôi! Khi tôi đến lấy xe, tay đó kêu tôi đi trả tiền rồi ra lấy chìa khóa. Tôi vào trong đưa cho người cashier mười bảy “Ngài Franlin” (giấy 100), lấy hóa đơn rồi bước ra.
Anh ta đón tôi ở cửa:
- Linda, qua đây một tí! Tôi sẽ cho bà xem cái này.
Đưa tôi đến chiếc máy vi tính kế bên, anh ta chỉ vào một tấm hình cài sẵn:
- Chúng tôi vừa tìm thấy thêm một vấn đề thật “nghiêm trọng.” Bộ phận dẫn dưỡng khí (oxygen sensor) trong chiếc xe của bà đã bị gãy, cần phải thay ngay. Tiền phụ tùng $238 cộng 2 giờ labor, tất cả sẽ là khoản gần… $400!
Tôi tròn mắt nhìn hắn, “không-thốt-ra-lời.” Bỗng một người mặc đồ thợ máy bước tới, chỉ vào tấm hình và nói:
- Not that one! The other one! Không phải cái đó đâu! Cái khác kìa!
- Whatever! It’s an example! Cái nào lại chả được! Nó chỉ là một ví dụ thôi! Tay consultant đáp lại và nháy mắt, cười cười cái điệu “bà-già-này-không-biết-gì-đâu.”
- Đây là một trò gian lận! Tôi kêu lên.
Hắn ta vội vàng “thanh minh thanh nga” rồi in ra tờ định giá cho việc “hậu sửa chữa” này và kêu tôi đem về xem rồi mang xe đến…sửa tiếp.
- Đưa tôi chìa khóa xe! Không cần lịch sự dùng từ “làm ơn,” tôi chộp lấy xâu chìa khóa và tờ giấy từ tay anh ta rồi bước ra. Tôi sẽ nhờ người thợ sửa xe gần nhà xem thử đó là cái chi rồi hãy tính.
Tôi nổ máy, và không tin vào mắt mình! Bên trái bản tốc độ thình lình hiện lên cái nốt đèn cảnh báo vàng rực. Nó rõ mồn một, nó lấp lánh, nó có hình cái máy xe (engine) cùng với chữ “Check.” Bọn họ đã tạo ra một “sự cố” khác để lấy thêm tiền! Tôi lật đật tắt máy và chạy vào trong.
- Tôi cần nói chuyện với Giám Đốc của anh!
- Come on! Có việc gì thế Linda? Bây giờ đã hết giờ làm việc nên không có ai ở đây hết. Nhưng bà cần gì chứ?
- Các anh đã phá chiếc xe của tôi thay vì tân trang nó! Tại sao sau khi “turn up” thì đèn cảnh báo của cái “engine” lại hiện lên?
- Ồ thì ra vậy! Dear, tôi vừa nói với bà là cái “oxygen sensor” đã gãy. Chỉ cần thay cái mới là okay. Nếu không thay thì máy sẽ bị nóng và…cháy!
- Có phải anh đang đùa với tôi? Tôi chưa bao giờ thấy cái đèn “warning” này khi tôi mang xe đến! Nếu quả nó đã gãy, thì chính các anh đã làm! Tại sao các anh không chịu trách nhiệm sửa nó?
Thấy tôi nói cứng, anh ta có vẻ nao núng. Nhưng vẫn chưa chịu bỏ… “cuộc kiếm tiền,” anh ta cố kỳ kèo may ra “được chút nào hay chút ấy”:
- Thôi mà, Linda! Okay, now, how about… bà chỉ trả tiền phụ tùng, chúng tôi sẽ thay miễn phí tiền công?
- No! Các anh làm hư thì các anh phải sửa!
- Thôi thì…bà chịu một nửa, chúng tôi một nửa?
- No! không có nửa nào hết!
- Thôi thì chỉ $100, được chưa?
- NO! Một xu cũng không!
Và sự “tức nước vỡ bờ” đã một phát đánh gục cái “dĩ hòa vi quí” của tôi. Tôi nói thật to:
- Tôi đã bị các anh lừa! Tôi cần gặp giám đốc! Không gặp không về! Tôi sẽ ở đây đợi đêm nay, ngày mai, ngày mốt…
Lúc bấy giờ sự đôi co đã có…khán giả. Anh ta trở nên bối rối khi những người xung quanh hối hả kéo lại xem. Một người thợ máy của dealer hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra. Tôi tóm tắc sự việc, rồi thấy mọi người nhìn tôi lắc đầu như muốn nói “Hết-biết! Thiệt-tình!” tôi bèn phân bua để kiếm…“phe mình”:
- Can’t believe it! Họ định giá tôi một đàng, lấy tiền một nẻo, rồi lại phá hư xe của tôi để “chặt” thêm! Bố ai mà dám đến cái dealer này nữa chứ?
Thật bất ngờ, khi tôi vừa dứt lời, người thợ máy đó xoay qua “đối thủ” của tôi và gằng giọng nói từng tiếng một:
- Fix it for her! Free! Sửa cho bà ấy! Miễn phí!
Và cũng thật bất ngờ, thái độ của tay supervisor lập tức… xoay vèo 180 độ:
- Okay, okay! Chúng tôi sẽ sửa cho bà, miễn phí! Rồi anh ta dang hai tay, giọng “sởi lởi”: - Give me a hug, Linda!
Tôi quay ngoắt đi. Anh ta bị “quê một cục” vội kêu thợ đem xe tôi đi sửa.
Chỉ không đầy mười phút sau, chiếc xe được mang ra, thay vì “two hour labor.” Và cái nốt đèn “warning” biến mất! Một lần nữa cho thấy sự “lươn lẹo” đàng sau cái kiểu ngọt ngào của anh ta. Trên đường về, chiếc xe của tôi tự nhiên phát ra tiếng lào xào, làm tôi sợ không biết là họ đã có giở thêm trò nào nữa.
Tôi về kể lại nhà tôi nghe và cả hai đều tức giận. Tôi giận vì việc mất thêm tiền thì ít, mà tức vì thái độ kỳ thị của tay quản lý thì nhiều! Không biết có bao nhiêu khách hàng “mũi tẹt da vàng” và dân nhập cư tiếng Anh ngọng nghịu như tôi đã là nạn nhân của hắn.”
- Tôi sẽ kiện chúng nó! Tôi buột miệng.
- “Con kiến mà kiện củ khoai!” Bà thật biết khôi hài, tụi nó giàu, mình làm sao thắng?
Suốt đêm thức trắng, tôi lên Google lục lạo kiếm tìm. Sau cùng tôi gom được một số thông tin mà tôi nghĩ có thể giúp cho tôi lấy lại danh dự:
1) California Small Claims Court: Chuyên xét xử những vụ kiện dân sự nhỏ mà sự thiệt hại từ $5,000 trở xuống. Lệ phí tòa tùy thuộc vào mức đòi bồi thường, có thể được hoàn trả lại nếu hội đủ điều kiện.
2) Executive Vice President, phó Tổng Giám Đốc hành chánh của hệ thống dealer X: Giải quyết những khiếu nại của khách hàng về mua bán xe, sửa chữa, nếu các “dealer con” không điều đình được. Trang web này cho thấy nhiều vụ khiếu nại là do các công ty con không giữ đúng hợp đồng đã ký với khách hàng, như trường hợp của tôi.

3) California State, Better Business Bureaus (BBB). Giúp giải quyết những khiếu nại giữa người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh về giá cã, cách phục vụ, quảng cáo không trung thực. Đặc biệt họ sẽ đánh giá, xếp hạng A, B, C, để công luận và khách hàng thấy mức độ tốt xấu của các cơ sở kinh doanh.
4) California State, Bureau of Automotive Repair (BAR). Một trong những nhiệm vụ quan trọng của BAR là giải quyết khiếu nại về sửa chữa xe hơi. Sau khi nhận đơn, BAR sẽ cử nhân viên đại diện liên hệ với “nạn nhân” để điều tra và làm việc với “bên kia.” Hàng năm, BAR đã giúp giải quyết trên 14,800 vụ khiếu nại và số tiền khoảng $6.3 triệu Mỹ kim đã được trả lại cho khách hàng (theo BAR).
5) California State Senator Tom Berryhill. Thông tin trên trang web của thượng nghị sĩ Tom Berryhill cho thấy ông rất quan tâm đến cộng đồng và thường đi thăm dân, tìm phương sách giúp cải thiện đời sống dân chúng trong địa hạt mà ông đại diện. Ông đã từng soạn ra nhiều bộ luật giúp ích cho ngành giáo dục và chống tội phạm. Ông cũng kêu gọi nếu ai cần sự giúp đỡ thì hãy liên lạc với ông.
6) California State Governor Jerry Brown. Trên trang web của ông, thống đốc Brown tuyên bố là ông đã từng chiến đấu cho quyền bình đẳng của con người và chống lại sự kỳ thị trong suốt cuộc đời làm chính trị của ông. Và ông sẽ tiếp tục trong khi ông làm thống đốc (Jerry Brown, Issues).
Vậy là con kiến quyết định phải “hỏi thăm” củ khoai. Mời coi tiếp kỳ tới: Củ khoai và con kiến.
vb4vvnm12_009
Nghiên cứu kỹ các thông tin, tôi cẩn thận “sàng lọc” xem nơi nào tốt nhất để tôi tiếp xúc. Trước tiên tôi loại ra cái tòa án dân sự “Small Claims Court.” Tôi không có thời gian đi hầu tòa. Hơn nữa, ra tòa nếu tôi thắng kiện, “đối thủ” của tôi sẽ bồi thường một số tiền, vụ kiện sẽ được đóng lại, và thế là “không chết thằng Tây” nào cả! Họ sẽ tiếp tục “bổn cũ soạn lại” đối với những khách hàng “không cùng chủng tộc” như tôi. 
Tôi phải làm một cái gì để tiếng nói của tôi được vang xa hơn là khuôn khổ một tòa án dân sự. Tôi sẽ tiếp xúc “tất tần tật” những nơi còn lại! Tôi sẽ khiếu nại Executive Vice President để ông biết “lính” của ông làm ăn thế đó. Tôi sẽ báo BBB để họ đánh giá kiểu kinh doanh “kinh dị” này cho công luận biết. Tôi sẽ kiện lên BAR để họ xử việc “coi mặt mà bắt…chẹt ăn tiền” này. Tôi sẽ trình Thượng nghị sĩ Tom Berryhill để ông thêm vài điều khoản chống kỳ thị và bảo vệ người tiêu dùng vào những bộ luật mới của ông. Và tôi sẽ “tâu” lên thống đốc Brown để ông biết rằng sự kỳ thị và vi phạm quyền bình đẳng của con người vẫn còn hiện hữu trong tiểu bang mà ông lãnh đạo!
Tôi không điền đơn trên online như các trang web chỉ dẫn. Tôi chọn cách viết thư để trình bày chi tiết. Sau khi tường thuật sự việc, tôi nêu ra mấy điểm sau đây:
1. Hảng xe X. đã không cho tôi lấy lại chiếc xe, dù tôi không đồng ý sửa.
2. Họ đã lấy tiền cao hơn một phần ba so với bản định giá.
3. Họ đã xem tôi như một người ngớ ngẩn khi cho tôi xem bức hình sai với lời nói.
4. Sau khi lấy tiền với giá “cắt cổ” họ lại làm hư xe của tôi để đòi tiền lần nữa.
5. Họ đã kỳ thị vì tôi là đàn bà, là người lớn tuổi, là người Á Châu, nên không nghe ý kiến của tôi, và khi người đàn ông kia chỉ nói một câu, họ đồng ý sửa ngay.
Rồi tôi kết luận: “Nếu quí ngài giúp tôi giải quyết việc này, thì quí ngài cũng sẽ giúp cho những khách hàng khác của dealer X. khỏi lâm vào tình trạng như tôi.” Tôi viết ra làm năm bản, mỗi bản đều ghi “đồng kính gửi.”
Trước khi đi gửi, tôi chợt chần chừ. Nhìn năm cái phong bì rộng khổ màu vàng nằm trên bàn viết mà lòng tôi chùng xuống. Tôi nghĩ đến người consultant đó. Không biết sau sự việc này, việc làm và cái chức quản lý của anh ta có bị ảnh hưởng gì không. Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay nếu anh ta vì việc này mà mất việc hay bị giáng chức thì kể cũng tội nghiệp. Nhưng nếu bỏ qua cho anh ta thì sẽ có biết bao nhiêu người như tôi là nạn nhân kế tiếp? Cuối cùng, lòng mong ước cho mọi người trên đất nước này đều được sống trong bình đẳng đã thắng, tôi đem đi gửi mấy lá thư. Gửi bảo đảm hết.
Hôm sau đi làm tôi kể cho bà bạn thân người Mỹ nghe và đưa bà xem lá thư còn lưu lại. Đọc xong bà rất “bức xúc”:
- Tụi này thật là quá đáng! Mày đã làm đúng! Ông anh tao làm việc cho văn phòng chính phủ, ổng từng nói với tao là khi mà có sự oan ức, thì ngoài việc liên hệ với các cơ quan trực tiếp, khiếu nại lên những vị dân cử cũng có hiệu quả lắm. Cho dù mấy ổng không chính thức lên tiếng, thì cũng sẽ có “someone else out there will help you.”
Tôi nhận được hồi báo là thư đã đến những nơi tôi gửi vào 12 tháng 3, 2012.
Ngày 14 tháng 3, 2012, tôi nhận điện thoại từ văn phòng thượng nghị sĩ Tom Berryhill. Người đại diện (tôi quên tên) nói thượng nghị sĩ Berryhill đã nhận được thư và ghi nhận việc tôi đã liên lạc với ông. Người đó lắng nghe chăm chú, cho tôi những lời khuyên, rồi nói, “Nếu có gì cần bà cứ tiếp xúc với văn phòng, thượng nghị sĩ luôn sẵn sàng giúp bà.”
Ngày 15 tháng 3, 2012, buổi sáng. Tôi nhận email từ Better Business Bureaus. Họ đã nhận đơn, xem xét, và yêu cầu dealer X. đáp lại khiếu nại của tôi trong hai tuần. Họ cho địa chỉ trang web BBB để tôi theo dõi diễn tiến sự việc. Tôi thấy đơn khiếu nại của tôi được post đầy đủ ở đây cùng với nội dung cái thông báo mà họ đã gửi cho dealer X.
Buổi chiều, tôi nhận điện thoại từ văn phòng phó tổng giám đốc của hệ thống dealer X. Người đó (tôi quên tên) tỏ ý muốn giúp kiểm tra lại chiếc xe của tôi và việc sửa chữa nếu tôi đem xe lại dealer X. Tôi trả lời là đã “sợ” cái dearler X. và không đến đó nữa! Người ấy bèn hỏi tôi có yêu cầu gì để “cùng nhau thương lượng.” Nhưng tôi từ chối.
Ngày kế tiếp, 16 tháng 3, 2012.
- Hey, Linda, tới đây! Chết cha rồi! Ông nhà tôi gọi giật giọng.
Tôi hốt hoảng:
- Việc gì thế?
- Có thư của ngài thống đốc gửi cho bà đây! Hãy chuẩn bị khăn gói đi… “học tập cải tạo” vì đã dám cả gan…khiếu kiện! Ông nói đùa nhưng không giấu vẻ hồi hộp khi cầm chiếc phong bì có dòng chữ “The Office Of Governor.”
Tôi cũng hồi hộp không kém. Thư đề ngày 14 tháng 3, 2012, tức là chỉ có hai ngày sau khi văn phòng thống đốc nhận thư của tôi! Thư cho biết, thống đốc Brown đã ghi nhận việc tôi tiếp xúc với ông để nhờ giúp đỡ. Thư góp ý cho tôi nhiều điều, và có một lời khuyên mà tôi rất “tâm đắc,” đó là “Trong trường hợp này, một luật sư sẽ là người thích hợp nhất để cho bà biết những cái quyền theo luật định (legal rights) của bà.” Kèm theo là tên, địa chỉ một luật sư nổi tiếng ở California và địa chỉ một trang web để tôi tìm luật sư miễn phí nếu tôi không đủ khả năng trả lệ phí.
Ngày 17 tháng 3, 2012, tôi nhận thư của Bureau of Automotive Repair. Họ cung cấp “case number” cho tôi và tên họ của người đại diện BAR, người sẽ liên lạc để giúp tôi làm việc với dealer X.
Sau đó, người đại diện của BAR gọi cho tôi. Ông cho biết là sẽ cố gắng giúp tôi sớm cho dù ông ấy cũng đang làm việc với hơn hai mươi vụ khiếu nại khác. Ông ấy nói nếu sự việc không giải quyết xong, tôi có thể đưa vụ việc ra tòa nếu tôi muốn.
Ngày 28 tháng 3, 2012, tôi nhận email của BBB. Họ đã có hồi đáp từ dealer X. và post trên trang web, kêu tôi cho biết ý kiến về đề nghị của “bên kia.” Tôi vô đó và thấy dealer X. yêu cầu được gặp tôi để trao đổi về việc mà họ gọi là “hiểu lầm” và họ sẽ “xem xét lại cẩn thận” nếu tôi mang xe trở lại. Tôi cũng post “đáp lễ” là tôi không chấp nhận giải pháp đó vì tôi không muốn gặp lại những kẻ “không trung thực!”
Thế rồi email qua, email lại, điện thoại đi, điện thoaị về, cuối tháng Tư người đại diện của BAR gọi cho tôi. Manager của dealer X. muốn điều đình, hoàn trả lại tôi một số tiền. À thì ra họ đã nhận thấy sai lầm từ nhân viên của họ! Dealer X. đề nghị sẽ hoàn trả lại cho tôi tất cả số tiền công (labor fee) mà họ đã “chặt đẹp” để tôi dừng lại vụ kiện. Nếu tôi không đồng ý, tôi có thể sẽ chọn giải pháp ra tòa.
Thời gian đó tôi đang phải hoàn thành cái project “Chương Trình Giảng Dạy” để tốt nghiệp. Tôi còn là trưởng nhóm nghiên cứu dự án “Bảo Vệ Loài Báo Quí Hiếm, Florida Panthers,” giống báo sắp tuyệt chủng đang sống ở vùng đầm lầy Florida cho lớp học “Môi Trường” của tôi. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị dọn đi thành phố khác. Có lẽ bây giờ là lúc nên “bỏ chín làm mười.” Dù sao vụ việc cũng đã được các cơ quan ban ngành biết đến, đó là điều mong muốn của chúng tôi. Nhưng vẫn còn “ấm ức,” tôi trả lời là tôi sẽ đồng ý nếu ngoài số tiền “labor” mà dealer X. đề nghị hoàn trả, họ phải trả thêm cho tôi những khoản “charge” vô lý, ví dụ như tiền điều chỉnh “driver belts” mà người thợ máy quen của tôi đã nói,“Thay timing belt thì phải tháo driver belts ra rồi ráp lại, sao lại tính tiền điều chỉnh?” Sau đó người đại diện của BAR cho tôi biết là bên kia đã đồng ý theo yêu cầu của tôi.
Ngày 2 tháng 5, 2012, BBB yêu cầu tôi xác nhận tường trình của dealer X. là tôi đã đồng ý thỏa thuận với họ. Họ post lời của bên dealer X: Chúng tôi, Linda, và người đại diện của BAR đã làm việc với nhau và thỏa thuận một “resolution.” Tôi post xác nhận là đúng.
Ngày hôm sau, tôi nhận được email BBB. Tôi vô trang web và đọc, “Case này đã được giải quyết và đóng. Nếu có gì trở ngại thì cung cấp thêm thông tin và mở lại vấn đề này.” Toàn bộ chi tiếc về vụ khiếu nại của tôi hiện vẫn còn lưu trên trang web này.
Vậy đấy. Vụ việc của “con kiến” đã được diễn tiến “vèo vèo” theo kiểu “đánh nhanh rút gọn” và “củ khoai” đã phải trả giá! “Cái nhà”của tôi cười khà khà. Tôi gõ cửa năm chỗ, tất cả năm nơi đều đáp ứng tức thời. Chỉ trong mấy tuần lễ, họ đã giúp tôi lấy lại “công đạo,” nói theo phim kiếm hiệp. Đó là nhờ sự tận tình của BBB và BAR, họ liên tục làm việc với “đối thủ” của tôi, và cũng nhờ uy tín của các vị dân cử. Tôi cũng thật lòng khen ngợi sự trung trực của Manager dealer X. Họ nhận ra sự sai trái từ nhân viên của họ và giải quyết bằng cách “mũi dại lái chịu đòn.” Tất nhiên là cũng vì họ không muốn bị “mất uy tín” đối với khách hàng, bị “điểm xấu” trong mắt các cơ quan và các vị dân cử.
Bây giờ là mùa bầu cử. Nghĩ lại tôi cảm thấy xấu hổ vì đã có lúc tôi “lười biếng” đi bầu. Tôi đã hiểu lá phiếu của người dân quan trọng cỡ nào! Nó góp phần vào việc chọn người đại diện cho mình, chẳng những họ lãnh đạo quốc gia, mà còn giúp chúng ta ổn định đời sống. Tôi nghĩ nếu mọi người ai bị ức hiếp đều mạnh dạn lên tiếng, thì chúng ta sẽ giúp xóa sạch những bất công, kỳ thị còn sót lại đâu đó trên đất nước này! Và rồi chúng ta có thể hãnh diện mà tuyên bố rằng, “Nước Mỹ không bao giờ hổ danh là một cường quốc, một Hiệp Chủng Quốc có nền tự do, công bằng, và bác ái “ngon lành” nhất thế giới!”
Đúng vậy! Miền đất tự do này đã và đang tạo cơ hội trùng trùng cho những ai quyết tâm “làm nên lịch sử.” Tôi hy vọng một ngày không xa, con cháu Rồng Tiên của chúng ta sẽ mang nền tự do, công bằng tuyệt mỹ này về xây dựng Việt Nam. Một vị tổng thống có thực tài, từ quê hương thứ hai này sẽ về lãnh đạo một nước Việt Nam tự do độc lập! Nhân xem cuộc debate tranh cử tổng thống 2012 trên TV, nhìn thấy ngài Obama tranh luận với đối thủ Romney, tôi chợt “to gan” mơ ước: Ngày kia có một “con kiến” da vàng lên ngồi đàng hoàng, chễm chệ trên “củ khoai” Tòa Bạch Ốc, là chỗ của ngài Obama bây giờ. Tại sao không? Con cháu dòng họ Obama da màu ở tận tuốt luốt bên đất Châu Phi làm được thì con cháu dòng họ Hồng Bàng da vàng bên trời Nam cũng sẽ làm được! Và đến chừng đó, trong cuộc họp thượng đỉnh giữa hai quốc gia, vị tổng thống Mỹ (gốc Việt) và vị tổng thống Việt (gốc Việt Kiều) sẽ cùng thưởng thức món “gà xé phay” và nhâm nhi vài chung “rượu đế.” Rồi họ cùng nhau tính kế, tống cổ hết cái bọn bành trướng Bắc Kinh, cho tụi nó “đi bán muối” ở dưới đáy cái đường lưỡi bò mà chúng tự vẽ! Ôi, chừng đó thì thế giới sẽ hòa bình và nhân loại sẽ hạnh phúc biết bao!
Biết đâu đấy! Phải không các bạn?
Phương Hoa

Ý kiến bạn đọc
26/10/201214:43:27
Khách
Cảm ơn PH đã chỉ vẽ để những ai cần sẽ biết mà gõ cửa đúng chỗ, vì biết bao nạn nhân của "đặc biệt cho đồng hương và H.O" bị vẽ chuyện rồi bi chém rất đẹp nhưng không biết đường kêu. Xin làm ăn chân chính quý vị Dealers ơi! Một số Đồng Hương và HO của chúng ta còn nghèo lắm, chả nên "Gà què ăn quần cối xay" .
25/10/201220:13:16
Khách
K/G Việt Báo,
Có chút “trục trặc kỷ thuật” ở đây. Đã có một số đoạn văn không ăn khớp theo thứ tự với nhau khi ghép chung phần 1 và phần 2 của bài “Con Kiến và Củ Khoai” này. Nhờ quí vị làm ơn xem và điều chỉnh lại. Cám ơn nhiều.
Phương Hoa
28/10/201209:26:47
Khách
Bài viết hay quá Cô PH ơi, đúng là VVNM. Khoảng vài năm trước đây, tui cũng gặp phải trường hợp tương tự chỉ khác là PepBoy và nhân viên của họ cố gắng tìm cách sửa chữa bệnh của chiếc xe nhưng cuối cùng thì tình trạng vẫn không thay đổi. Nhưng họ đã chém hết gần 400$ . Li' ra tui có thể khiếu nại vụ này lên các nơi liên hệ nhơ giúp đở ít ra lúc đó tui cũng biết đươc Headquater cua Pepboy ,và vài nỏi khác, nhưng vì bận rộn công việc nên cái hoá đơn trả tiên bị thất lạc, cuối cùng nghĩ mà tức lối làm ăn của nhân viên Pepboy(tiền mất tật mang).Giá như bài này được đọc vào thời điểm đò thì ít ra cũng có "Con kiến& Cũ khoai" ké vói Cô PH.
28/10/201201:28:55
Khách
Bài viết hay. Toi rất thích. Tuy vậy, chỉ tiếc ở câu cuối cùng :"Và đến chừng đó, trong cuộc họp thượng đỉnh giữa hai quốc gia, vị tổng thống Mỹ (gốc Việt) và vị tổng thống Việt (gốc Việt Kiều) sẽ cùng thưởng thức món “gà xé phay” và nhâm nhi vài chung “rượu đế.” Rồi họ cùng nhau tính kế, tống cổ hết cái bọn bành trướng Bắc Kinh, cho tụi nó “đi bán muối” ở dưới đáy cái đường lưỡi bò mà chúng tự vẽ! Ôi, chừng đó thì thế giới sẽ hòa bình và nhân loại sẽ hạnh phúc biết bao" Không có câu này thì thực là "hoàn toàn". Chính trị đâu có đơn giãn vậy.
30/10/201222:15:42
Khách
Chào Nguyễn Hữu Tài,
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Về cái khoản “đó” bạn không sợ bị…liên lụy sao? Hi…hi…  
Chúc bạn vui vẻ hạnh phúc
Phương Hoa
30/10/201222:05:14
Khách
Chào David,
Cám ơn bạn đã chia xẻ. Đúng đó, nếu hồi đó bạn liên lạc với “Headquater cua Pepboy” thì họ cũng sẽ giải quyết cho bạn ngay thôi. Thật ra thì ngành nghề nào họ cũng muốn lấy uy tín với khách hàng. Nếu ai cũng lên tiếng khi mình bị “bắt chẹt” thì dần dần họ sẽ làm “trong sạch” bộ máy điều hành, cũng tốt cho họ đó mà.
Chúc David vui khỏe
Phương Hoa
30/10/201221:53:22
Khách
Chào bạn Mike
Cám ơn bạn đã đọc và góp ý. Bạn rất đúng khi nói “Chính trị đâu có đơn giãn vậy.” Cho nên đây chỉ là tác giả “to gan” mơ ước thôi mà! Mơ ước để cổ vũ cho những người trẻ Việt Nam “làm nên lịch sử” dù bằng cách này hay cách khác. Nhưng Mike đã làm giấc mơ “thức dậy” rồi hu…hu…
Chúc Mike vui khỏe
Phương Hoa
30/10/201221:40:19
Khách
Chào HoaiAn,
Cám ơn HoaiAn đã đọc và cho ý kiến. Lời kêu gọi của bạn cũng là ý nghĩ của tác giả khi chia xẻ bài này.
Chúc HoaiAn vui khỏe
Phương Hoa
30/10/201221:30:13
Khách
Cám ơn Việt Báo đã nhanh chóng điều chỉnh, sắp xếp lại các đoạn văn cho phù hợp với nhau. Lúc đầu mới đọc, Phương Hoa “hết hồn” tưởng là bài mình bị…kiểm duyệt 
PH
29/10/201212:10:37
Khách
Bài này chị viết sau sắc quá , em xẽ mail cho các quan chức việt nam góp ý kiếndduwowcj chớ chị .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến