Hôm nay,  

Một Mẹ Trăm Con

23/10/201200:00:00(Xem: 231753)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước năm 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Hải Âu tham dự viết về nước Mỹ từ 2010, bài đầu tiên: Mẹ Chồng, cho thấy tác giả có bút pháp đặc biệt, khi kể về hồn thiêng yêu thương của bà mẹ chồng. Bài mới nhất của tác giả viết về bà Mẹ.

Đó là truyền thuyết về bà Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con.

Tục truyền rằng: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh được một trăm người con trai, là tổ của Bách Việt.

Một hôm Vua bảo Âu Cơ rằng: “ Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên. Thủy hỏa khắc nhau , chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau - chia năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha xuống biển…

Dựa vào truyền thuyết này người Việt Nam chúng ta gọi nhau là “đồng bào”. Tức cùng một bầu, một mẹ mà ra.

Thời cha mẹ, chú bác, cô dì chúng ta, có lẽ theo gương bà Âu Cơ nên hầu như gia đình nào cũng đông con, ít nhất chín mười đứa trở lên.

Bố tôi ngày ấy quan niệm “trời cho con cho của” nên ông cũng có đến mười bốn người con. Khác với quan niệm “trời sinh voi sinh cỏ”, bố mẹ tôi đã nuôi nấng, dạy dỗ đàn con đông đúc ấy khôn lớn nên người, dù trải qua bao thăng trầm, đau khổ của cuộc sống.

Tuy nhiên, đất nước tôi chiến tranh triền miên nên hầu hết gia đình nào cũng bị phân ly, chia cắt.

Cuộc di cư 1954 khi đất nước bị chia đôi. Nhiều gia đình kẻ ở, người đi nên gia đình nào không nhiều thì ít, cũng có người ở bên này hay bên kia chiến tuyến.

Cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn” kéo dài hơn hai mươi năm. Đến ngày 30-4-75 chấm dứt với đợt di tản lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Nước mất, nhà tan - người bị tù đày, người đi kinh tế mới, kẻ vượt biên… Tiếng than khóc, oán hờn thấu tận trời xanh.

Trong hoàn cảnh đau thương của đất nước, những bà mẹ Việt Nam với nhiều lý do khác nhau đành phải đứt ruột phân ly: phân nửa con theo mẹ lên núi về vùng kinh tế mới, phân nửa con theo cha xuống biển đi tìm tự do…

Đó là chuyện những bà mẹ Âu Cơ thời đại và gia đình tôi cũng không thoát khỏi định luật “đoạn trường” ấy.

Tôi về thăm mẹ khi được tin mẹ bệnh nặng. Cũng như những lần về thăm trước, ít khi tôi báo cho bạn bè biết vì một tháng về thăm nhà, tôi muốn dành trọn thời gian cho mẹ.

Từ sau năm 75, một mình thân cò lặn lội mẹ đã bươn chải, chống chọi với bao sóng gió cuộc đời nuôi chồng đi tù, học tập cải tạo và bầy con thơ còn nhỏ dại. Ngày chồng ra tù mẹ lại gom góp tiền bạc, tìm mọi phương cách xoay sở để chồng cùng vài đứa con đi vượt biên, mong thoát khỏi ngục tù và cứu vớt những người con còn lại. Con đông quả là cái tội. Mẹ tôi già yếu đi nhiều, nhưng mẹ không hề than vãn, ưu phiền. Một đời tận tụy, hy sinh. Bầy con của mẹ nay đã khôn lớn, lấy vợ, lấy chồng. Con cái, cháu chắt đã lên đến hơn bảy chục người.

Thương yêu cả một khối tình
Quên thân mình để hy sinh trọn đời
Từ ba xa mãi biển trời
Mẹ thân cò vạc gánh đời nuôi con
Tháng năm chồng chất mỏi mòn
Tóc Me giờ đã trắng còn hơn bông
Ước con là đốm lửa hồng
Xoá tan tuyết trắng trên giòng tóc Me
(Trần thị Nguyệt Mai)

Bây giờ mẹ nằm đây - thân thể bệnh hoạn, gầy yếu nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo. Mẹ nhớ tên từng đứa cháu, đứa chắt. Nhắc nhở những đứa con ở xa chưa về thăm mẹ. Hôm phải đưa vào phòng cấp cứu ở bệnh viện, chung quanh mẹ, con cháu hơn mười đứa. Mẹ vẫn sợ chết không thấy mặt những đứa con ở xa. Mẹ nắm tay bác sĩ lắc nhẹ, thều thào:

- Bác sĩ ráng cứu tôi! Tôi còn mấy đứa con chưa về kịp.

Chúng tôi bảo nhau thay phiên về thăm mẹ. Có đứa vội vã “book” vé máy bay về ngay. Có đứa tính toán sẽ về tháng nào cho vé máy bay rẻ, tháng nào thuận tiện cho mùa làm ăn bận rộn nơi xứ người. Đứa về một tháng, đứa về năm tuần , cũng có đứa chỉ về mươi ngày…


Dù hoàn cảnh cuộc sống thực tế bắt buộc nhưng quả là:

“Mẹ nuôi con biển hồ lai láng.
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày”

Lòng mẹ thì lại quá bao la, độ lượng. Mẹ bảo: “Nước mắt chảy xuống”. Mẹ không trách giận đứa con nào cả.

Mẹ thường “mắng yêu” chúng tôi về việc nuôi con:

- Ngày xưa mẹ nuôi 14 đứa con trong nhà không có một bình sữa. Ngày nay chúng mày nuôi một đứa con mà có đến cả chục bình.

Mẹ ơi! Làm sao chúng con quên được dòng sữa mẹ đã nuôi lớn chúng con. Cũng chính dòng sữa này đã nối kết anh em chúng con lại với nhau. Ngày nay dòng sữa mẹ đã cạn, đã khô héo và các con của mẹ mỗi đứa một phương trời. Nhưng Mẹ ơi! Chúng con vẫn nhớ về quê cha đất tổ. Vẫn luôn nghĩ đến cội nguồn của mình. Không bao giờ chúng con quên được còn có một Mẹ già đau yếu, hấp hối. Đang chờ chúng con trở về chung tay xây dựng lại.

Ngày xưa con đông không đủ sữa mẹ còn nuôi chúng con bằng nước cơm, nước cháo. Khi dứt sữa, mọc răng, mẹ mớm cho chúng con cơm, khoai tây, cà rốt… được nghiền bởi những miếng gạt mỏng. Những đêm hôm khuya khoắt mẹ ngồi bên ngọn đèn dầu, may cho con từng tấm tã. Hay những hôm trời nắng ráo, cố giặt cho xong thau áo quần để phơi cho kịp khô.

Khi chúng con biết lật, biết bò rồi chập chững biết đi, mẹ đã dang rộng đôi tay tập cho chúng con những bước đi đầu tiên trong đời.

Con người khi về già lại trở thành con nít. Mẹ tôi giờ đây không ăn được không đi được.

Trở về từ những đất nước giàu có, văn minh chúng tôi săn sóc mẹ già bằng những thức ăn chế biến sẵn. Nào sữa Ensure, nào Instant Grits, Mashed Potatoes… rất tiện lợi và bổ ich cho người bệnh. Ngay cả những cái tã may bằng vải cũng được thay thế bằng những cái tã giấy thấm nước rất tiện lợi, hợp vệ sinh.
Tất cả những tiện nghi vật chất ấy vẫn không bằng sự hiện hữu của con cái. Một tô cháo trắng nóng bưng lên tận giường đã làm mẹ tôi vui và lên tinh thần dù cuộc sống của mẹ đang được đếm từng tháng, từng ngày…

Như thêm được sức mạnh kỳ diệu, mẹ muốn ngồi dậy tập đi dù hai chân của mẹ đã yếu, đã dần teo nhỏ lại.

Ngày xưa mẹ tập cho chúng con những bước đi, vấp ngã đầu tiên để bước chân vào đời.

Ngày nay con tập cho mẹ những bước đi cuối đời để mẹ chuẩn bị vào cõi vĩnh hằng.

Đau lòng con lắm mẹ ơi!

Ngày từ giã tôi ôm hôn mẹ trong nước mắt. Mẹ ôm chặt tôi vào lòng, nói với tôi như nói với chính mẹ:

- Đừng khóc! Năm sau con lại về thăm mẹ.

Một đứa con từ biệt mẹ ra đi. Một đứa con khác lại về. Mẹ biết thế nhưng lòng mẹ vẫn quặn thắt . Tim mẹ vẫn đớn đau. Vì hoàn cảnh tang thương của đất nước, các con mẹ đã phải phiêu bạt khắp bốn phương trời.

Biết đến bao giờ mới thấy được nụ cười nở trên môi mẹ?

Ví mà tôi đổi thời gian được.
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
(Trần Trung Đạo)

Chúng ta - những người con ly hương ngày nào năm xưa theo cha xuống biển đi tìm tự do, ấm no, hạnh phúc…trong khi mẹ và các anh chị em khác còn ở lại quê nhà đói rách, lầm than trong ngục tù cộng sản.

Nay chúng ta trở về thăm Mẹ, đừng xênh xang “áo gấm về làng”. Bởi Mẹ không muốn nhìn thấy chúng ta nay đã thành công, giàu có. Trở về thăm Mẹ với thái độ thờ ơ, thích hưởng thụ.

Hãy về thăm Mẹ để Mẹ hãnh diện nhìn thấy chúng ta đã thành Nhân, với tấm lòng chân thành, thiết tha yêu quý Mẹ. Đừng tin vào những người “đầy tớ” bất nghĩa, bất tín, bất trung đang phá nát và giết chết Mẹ.

Chúng ta là anh em một nhà. Cùng trong một bầu, một Mẹ mà ra. Hãy đoàn kết ,thương yêu nhau cứu Mẹ ra khỏi lầm than. Để Mẹ sớm nở nụ cười rạng rỡ. Dang tay đón tất cả những người con thân yêu trở về bên Mẹ trong ca khúc khải hoàn, tự do, độc lập.

Hải Âu

Ý kiến bạn đọc
24/10/201211:41:10
Khách
Rat xuat sac. Bai viet hay co y nghia.
23/10/201221:40:14
Khách
Cam on chi Hai Au. Em doc bai nay cua chi ma cam xuc dang trao.
23/10/201213:20:25
Khách
Cám ơn chị Hải Âu đã nói giùm cho những người trong gia đình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,396,218
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến