Hôm nay,  

Bản Nhạc Thứ Mười Ba

04/10/201200:00:00(Xem: 237999)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật Tô vĩnh Phúc, cư dân Sacramento, California, từng có một số văn thơ đã đăng trên báo chí vùng bắc Cali và các trang web. Tác phẩm mới nhất được xuất bản là thi tập "Bên Bến Sông Buồn"(2011). Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011, với bài “Chuông Gọi Mẹ Thương.” Bài mới của ông là một truyện ngắn “viết xong ngày thứ sáu 13”, theo lời ghi của tác giả.

Linh vừa định nằm ngả lưng thật thẳng để tận hưởng giây phút an nhàn sau một ngày làm việc vất vả tại nhà, thì chợt nhớ ra còn một điều phải làm cuối cùng. Linh liền đẩy đàn keyboard đặt trên bàn mà chàng dùng để sáng tác nhạc sang một bên, chừa chỗ trống nhỏ để chàng bắt đầu viết mục lục các bản nhạc.

Bản nhạc cuối cùng Linh vừa viết xong được đặt tên "Chuông Chiều Nhớ Nhung" là một bản chàng rất đắc ý, vì nó có một giai điệu thật hay, nội dung lại rất lãng mạn do một cảm xúc sâu đậm khi chàng nghe một tiếng chuông chiều đâu đó mà dòng nhạc tuôn tràn về một bầu trời kỷ niệm với người cũ, quê xưa. Linh cũng rất quý bản này vì đó là một sáng tác chớ không phải nhạc phổ thơ như nhiều bản trước của chàng. Sáng tác là sáng tạo cả điệu nhạc lẫn lời ca, còn phổ nhạc thì phải lệ thuộc vào vần thơ của thi sĩ; đó là niềm hãnh diện cho nhạc sĩ sáng tác.

Mục lục viết xong, bản "Chuông Chiều Nhớ Nhung" là một sáng tác đắc ý, được đặt cuối cùng cho CD nhạc sắp phát hành. Trước khi nghỉ ngơi, Linh cố đánh số thứ tự, để được hưởng cái thú biết tổng số bản nhạc mà mình đã dày công soạn cho CD này. Viết số thứ tự xong thật nhanh, nhưng Linh bất chợt thừ người lại ở con số cuối cùng: số 13! 13 bản nhạc và bản đắc ý nhất đúng số 13!

Con số 13 là số xui, theo dị đoan Tây phương. Người Việt cũng như Trung Hoa có những ngày mùng 5, 14, 23 là ngày xui, không nên đi đâu xa hoặc làm việc gì lớn như cưới hỏi... Người Việt hải ngoại lần lần quên đi những dị đoan cũ, và có một số người bắt đầu tiêm nhiễm con số dị đoan mới, số 13 của Tây phương. Không ai biết rõ tại sao 13 là số xui, nhưng tục truyền, con số xui này có thể bắt người từ thời cổ xưa, trong bữa ăn cuối cùng của Chúa Jesus với các Tông Đồ của Ngài tại Thánh Địa Jerusalem. Bữa ăn này có 13 người, sau đó Chúa Jesus bị bội phản và phải bị đóng đinh trên Thập Tự Giá.

Ngay tại Mỹ, cố Tổng Thống Franklinj D. Rosevelt là "kiện tướng" dị đoan về số 13, ông thường tránh tiếp bữa tiệc có 13 người, nếu biết trước sẽ có 13 thực khách, ông sẽ mời cô thư ký nhập tiệc để tránh số 13!

Linh mỉm cười nghĩ thầm: phần mình không thêm thắt gì được nữa, tuy cái CD có thể chứa thêm nữa, nhưng mức sáng tác của mình tới đây đã quá rồi, cần nghỉ ngơi đôi chút. Hơn nữa, số 13 không phải luôn luôn là xui, Linh tự an ủi: một nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, muốn thử nghiệm chuyện này, đã tổ chức một bữa tiệc có 13 thực khách tại căn nhà số 13, với 13 món ăn và tất nhiên 13 chén, dĩa, muỗng, ly... vào lúc 13 giờ 13 phút. Các thực khách được theo dõi sức khỏe sau đó một thời gian dài, nhưng chỉ có một ông bị tiểu đường, một bà bị phong thấp là những bệnh kinh niên và lúc nào cũng có thể bị bệnh này, ngoài ra không có ai bị tai nạn, chết chóc gì cả!

Đã là dị đoan thì không có gì chắc chắn, nhưng ai cũng sợ một điều giờ linh thiêng có thể xảy ra... Linh lẩm bẩm: Hay là mình cắt bớt một bản nhạc để tránh số 13, nhưng nghĩ lại không được: mỗi bản nhạc là một sáng tác rất công phu mang theo bao cảm xúc, kỷ niệm của cuộc đời, rồi bản nhạc bị loại ra bao giờ mới nhập được với một CD khác? Còn đặt số 12 b hay 14? Cũng không xong vì có khác gì tòa nhà cao ốc 13 tầng, tầng số 13 dù đặt tên gì cũng là 13 tầng.

Nghĩ quanh, nghĩ quẩn, Linh không tìm được giải đáp gì cho con số 13 oái oăm này thì thiếp đi lúc nào không hay.

Buổi ra mắt CD hôm đó nhằm ngày chủ nhật chớ không phải thứ sáu 13 và mặc dù vẫn còn đủ 13 bản nhạc, đã thành công rực rỡ ngoài dự tính. Số người tham dự rất đông, dù có những cuộc vui chơi, giải trí cùng ngày. Do đó, số tiền thâu được nhờ bán CD và ủng hộ không những trang trải được chi phí cho ban nhạc, ca sĩ trình diễn mà còn vượt quá vốn làm CD; đó là điều hiếm có trong lãnh vực văn nghệ.

Nhạc sĩ Linh hớn hở về nhà, nằm duỗi thẳng chân tay, thở phào nhẹ nhỏm: trước hết, Linh say men chiến thắng không những vì lợi tức thâu được, mà vì bao nhiêu lời khen thưởng nồng nhiệt của bạn bè, khán giả về CD quá hay. Nhưng điều làm Linh mừng nhất là không có gì xảy ra đối với con số xui 13: không ai cầm CD than phiền về 13 bản nhạc.

Một điều mong ước sâu xa nữa của nghệ sĩ khi cho ra đời tác phẩm là được người khác chia sẻ những tâm sự, cảm xúc với mình. Thì đây, người đó đã xuất hiện, Hoài Thu, người vợ trẻ yêu dấu của Linh.

Chiều nay, Hoài Thu mặc bộ đồ mát màu xanh dương, kỷ niệm thuở ban đầu Linh mua tặng nàng. Nàng chỉ mặc lại khi nào có chuyện gì vui hay hạnh phúc lắm. Quả thật, nàng đến bên Linh, ôm cổ chàng và nũng nịu:

- Anh ơi! Em mừng quá, không ngờ buổi ra mắt CD của mình lại vui vẻ và thành công quá mức. Để em tính hết thật kỹ tiền thu cho anh xem nhé.

- Thôi, từ từ cũng được em, Linh âu yếm trả lời. Có em gần anh lúc đó và bao nhiêu bạn bè, khán giả ủng hộ nhiệt tình là phần thưởng tinh thần mà anh thích nhất.

- Em cũng vậy, Hoài Thu phấn khởi nói tiếp, nhạc anh càng ngày càng hay, CD nầy ai cũng khen, nhạc vui, giai điệu thật du dương. Em nghĩ mình phải phổ biến rộng rãi hơn tới các thành phố khác.

- Anh sẽ phải copy thêm, Linh vui vẻ trả lời.

Bỗng Hoài Thu gương mặt đăm chiêu, chứng tỏ có chuyện đang quan tâm.

- Anh! Giọng nàng nhỏ lại, em nghĩ mình phải bỏ đi bản "Chuông Chiều Nhớ Nhung" trong đợt phát hành tới.

- Ủa, sao vậy, Linh ngạc nhiên.

- Vì đó là bài thứ 13, xui lắm và lúc làm CD anh không cho em hay trước để em cho ý kiến, giọng Hoài Thu có vẻ trách móc.

- Nhưng đó là bài đắc ý nhất của anh, Linh phản đối, không thể nào bỏ được, nếu anh chiều ý em thì có thể bỏ đi một bản nào khác.

- Phải bỏ bản đó anh ơi! Bản đã lỡ đánh số 13, giọng Hoài Thu quả quyết. Hơn nữa, bản nầy nhiều người chê quá chớ không phải riêng em đâu. Bằng chứng là anh tìm ca sĩ cho bản nầy mãi không được, ai cũng từ chối khéo, sau cùng năn nỉ lắm mới được cô Lệ Hà vị tình hát cho, anh nhớ không?

Linh đuối lý, đành phải ngậm cay nuốt đắng đến tiệm nhờ copy một bộ CD mới chỉ có 12 bản nhạc, trong tim đau còn nhoi nhói giọng Hoài Thu vói theo:

- Anh nhớ nói cho họ bỏ bản thứ 13, "Chuông Chiều Nhớ Nhung", cả trong mục lục nữa nha.

Đợt phát hành CD với chỉ 12 bản nhạc cũng êm thắm và thành công như đợt đầu, nhưng chỉ vài ngày sau thì chuyện rắc rối lại đến.

Nhận biết là số điện thoại của Lệ Hà, người ca sĩ đã quen thân, Linh liền cầm máy lên mau lẹ:

- Chào Lệ Hà, cám ơn em đã giúp...

- Không có chi, Lệ Hà ngắt lời, em cũng chúc anh thành công, nhưng anh ơi, em cũng quý anh lắm mới nói để anh rút kỷ niệm, và ai cũng nói chớ không phải riêng em, buổi ra mắt CD của anh sao mà kỳ quá, lượm thượm quá. Lệ Hà tuôn một mạch, không ngừng, không cho xen vào. Nầy nhé, sao MC nói năng lặp cặp quá, lộn tên, nhầm người, anh lại nhờ diễn giả nói lăng nhăng, còn ca sĩ cũng thiếu tập luyện, ca sai nhiều quá.

- Anh sẽ xem lại, tới đây Linh mới cố chen vào, dầu sao có Lệ Hà ca hay quá, ai cũng khen.

- Khen gì không biết, giọng Lệ Hà trở nên gay gắt hơn, nhưng có ai nghe được giọng em trong CD anh đâu, sao anh lại bỏ bản: "Chuông Chiều Nhớ Nhung" mà em đã ráng giúp anh ca? Thôi, đó là chuyện nhỏ, em không màng tới, nhưng nói riêng cho anh nghe, nhạc sĩ Nam nghe đâu rất bực tức đòi kiện anh đó.

Cuộc điện đàm gay cấn vừa chấm dứt thì Linh cũng nhận ra một điều sơ suất không ngờ, vì chiều ý vợ mà có hậu quả nầy. Bởi vì khi bỏ bản số 13, bản của con số xui, chẳng những là từ bỏ sáng tác quý giá của mình, mà vô tình Linh còn phải loại ra hai người cộng tác là ca sĩ Lệ Hà và nhạc sĩ soạn hòa âm cho bản nhạc là nhạc sĩ Nam. Hai người nầy không hề đòi hỏi thù lao, nhưng thế nào cũng phải có chút tên tuổi gì trong CD.

Trong khi bối rối không biết phải phân trần với hai cộng sự viên thế nào thì Linh bực tức quay về cô vợ thân yêu, định đổ lỗi:

- Nầy em! Tại em quá mê tín, tin dị đoan của xứ người làm chi, bảo anh bỏ bản nhạc thứ 13 mà bây giờ anh gặp bao nhiêu rắc rối đấy!

- Em không mê tín, nhưng ai cũng tin như vậy, mình sống ở nước Mỹ mà, phải nhập gia tùy tục anh ơi, Hoài Thu cãi lại. Hơn nữa, bản nầy không hay, nếu giữ lại sẽ làm mất giá trị của cả CD của anh đó.

Linh tức giận:

- Một tác phẩm nghệ thuật có hay dở là do người thưởng thức, mỗi người có một cảm quan riêng, nhìn từ một góc cạnh khác nhau, một sở thích khác nhau. Em không thích bản nầy, nhưng có thể có nhiều người khác ưa chuộng.

Hoài Thu im lặng đôi chút và bất ngờ chuyển hướng, với một giọng nhỏ nhẹ, bề ngoài như phớt tỉnh, nhưng dường như rất tha thiết về một điều gì quan trọng:

- Anh ạ! Sao trong bản nầy em thấy anh có viết một lời nhạc lạ quá, sợ nhiều người không đồng ý. Nầy nhé: "Bỏ giáo đường hồn về quê cũ, để Thánh Ca ngủ lại trong mơ".

Linh giật mình. Tất cả bí mật của vụ bản nhạc thứ 13 đã bật mí. Hai vợ chồng tuy có chung một niềm tin, nhưng Hoài Thu là người mộ đạo hơn. Linh cảm thấy đã vô tình xúc phạm niều tin của vợ.

- Ơ hơ! Đúng vậy. Linh nhận lỗi. Không biết cảm xúc lúc đó của anh thế nào mà lại diễn tả không đúng ý nghĩa thật của mình. Cái gì có liên hệ đến linh thiêng thì không được xúc phạm, mà con số 13 cũng là số linh, từ nay anh không dám coi thường nữa.

Giang Thiên Tường

Ý kiến bạn đọc
06/10/201215:36:42
Khách
Mê tín!.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến