Hôm nay,  

Ông Xã Xệ Của Tôi

25/09/201200:00:00(Xem: 159192)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một bà vợ cựu tù cải tạo, đến Mỹ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên cho thấy cách nhìn đời tươi tắn, lạc quan. Mong tác giả sẽ tiếp tuịc viết thêm.

Khi cuộc chiến tàn khốc gần đến hồi kết thúc, tôi tình cờ gặp anh. Như bao chiến binh VNCH khác, anh cũng áo trận bạc màu và đen đủi, dạn dày sương gió. Lính trận í mà, làm sao còn giữ được nét thư sinh ngày xưa.

Cưới nhau xong thì cuộc chiến cũng vừa tàn. Niềm vui hết “Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây” chưa dứt anh lại cùng các bạn xách gói đi tù cải tạo. Lũ con gái cùng trang lứa chúng tôi thật lắm long đong. Có điều chúng tôi không bao giờ hối tiếc là người vợ lính và chấp nhận mọi gian nan trong đời.

Cuộc đổi đời quá đột ngột và quá tàn nhẫn khiến nỗi bất hạnh nhân lên gấp bội. Người dân miền Nam ai cũng ngẩn ngơ bàng hoàng, sợ sệt với những đổi thay vừa do những kẻ thắng trận từ miền Bắc mang vào. Ai cũng lắng tai nghe xem điều gì nên làm, điều gì không được làm.

Thành phố thân quen mới hôm nào nay đầy những anh chị bộ đội với phong thái khác lạ từ trang phục đến giọng nói. Ôi thôi có hàng triệu điều lạ trong nỗi bất hạnh của con người. Làm sao tôi kể hết được những hoang mang của tôi sau giai đoạn ba mươi tháng tư.

Người xưa có nói ông trời không xô ai vào bước đường cùng. Sau đủ thứ bất hạnh, rồi cũng đến lúc cả nhà chúng tôi dọn hành trang lên đường đi biệt xứ.

Sang được nước Mỹ rồi mới thấy lần đổi đời này cũng đột ngột và khốc liệt không kém. Cũng bắt đầu học và nghe ngóng cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Đầu tiên tên họ chúng tôi bị đảo ngược khiến nhiều người dở khóc dở cười. Ông bạn của ông xã tôi tên Lê Lâm được đổi và phát âm thành Lâm-Ly (Người Mỹ thường phát Âm chữ lê thành chữ ly).Thế là từ đó anh ta trở thành “bi đát”, chưa kể trường hợp một số tên VN rất thông dụng khi được người Mỹ phát âm lên lại mang ý nghĩa kỳ quặc khiến họ đâm ra bối rối. Tên Hùng của VN lẫm liệt biết bao lại có nghĩa là bị treo cổ (Hang, hung, hung). Tên Bích lại trở thành “bich!”; Thanh-Trúc “Ten trucks” Thanh-Vân trở thành “ten vans”, Dung là phân trâu bò, Loan trở thành vay nợ. Dĩ nhiên ít ai muốn bị hiểu sai nghĩa tên mình như thế nên mong mau vào quốc tịch để thay tên thành Mike, william, Amber hay April v.v… Ông xã xệ của tôi cũng không thoát khỏi hoàn cảnh đó.

Anh là con thứ muời trong gia đình. Ông cụ sau nhiều lần nặn óc đâm mệt nên lấy ngay thứ mười đặt tên cho anh. Cái tên không mấy văn hoa theo anh tận xứ cờ hoa này cũng không thoát khỏi quy luật. Lê-Mười trở thành “Mười ly”. Người Mỹ hay hỏi nghĩa tên anh, lần nào anh trả lời cũng khiến cho ông bạn Mỹ lắc tai (Ten cups of wisky!!). Những ông bạn VN hay khôi hài gọi anh là ông lưu linh không biết uống rượu. Khi tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ, nhân viên phỏng vấn hỏi anh có muốn đổi sang tên Mỹ không anh không chịu đổi. Anh khôi hài là anh không muốn cai rượu.


Chúng tôi có cái may mắn làm chung ca, chung hãng nên rất tiện cho việc di chuyển. Hãng quá lớn chia làm hai khu vực: khu đông (east) và khu tây (west) nên các giờ break, luch chúng tôi phải bon chen lắm mới được chung giờ.

Anh có tính pha trò nên ai cũng mến. Thấy chúng tôi lo lắng cho nhau, nhiều bạn Mỹ hâm mộ hỏi chúng tôi cưới nhau được mấy năm, anh khôi hài 40 năm trừ 7 năm sống độc thân. Anh kể cho hắn nghe vì sao và vì sao bây giờ hai đứa không muốn rời nhau. Ông bạn Mỹ tròn mắt hắn bảo không thể tưởng tượng nổi tôi đã chờ chồng 7 năm trong hoàn cảnh khắc nghiệt sau 1975. Hắn bảo nếu là người Mỹ, hắn vừa nói vừa đưa một bàn tay lên cổ làm dấu cắt họng.

Được nước anh kể cho hắn nghe người đàn bà Việt-Nam đã quen chờ chồng khi người chồng bận đi chinh chiến; thậm chí có người bồng con lên ngọn núi cao mòn mỏi đứng nhìn ra biển chờ chồng đến nỗi hóa thành đá. Ông bạn Mỹ thật thà hỏi chắc chồng bà ta là thủy-thủ nên bà nhìn ra biển chờ chứ gì. Anh làm bộ nghiêm trang nói rất tiếc bà ta đã thành đá mất rồi làm sao hỏi được.

Các bạn Việt-Nam không hỏi những câu vớ vẩn như người Mỹ. Các cháu nhỏ tuổi hay hỏi anh quen tôi trong hoàn cảnh nào, anh trả lời vừa là sự thực thêm một chút hư cấu cho có vẻ romantic. Có đứa gốc Bắc kỳ hỏi kỹ hơn là trước khi quen tôi anh có quen ai trước không, anh trả lời là có quen với một cô Bắc-Kỳ khá xinh đẹp. Một hôm anh thình lình đến nhà vừa bước vào thấy cô em đang đứng nơi ngạch cửa gậm một cái đầu chó, anh choáng váng không phân biệt răng chó hay răng người đang nhe ra nên anh trốn biệt luôn. Sự thực anh chẳng quen cô Bắc kỳ nào cả vì có hôm ngồi chung với chị bạn, anh khen các cô Bắc-kỳ nói giọng ngọt như mía lùi (chị bạn là người Bắc); chị bạn hỏi anh Nha-Trang thiếu gì người Bắc sao không chọn một cô. Anh thật thà đáp chẳng có ma nào chịu lấy anh cả.

Một lần anh ngồi ăn một mình có ông bạn người Tàu gốc Chợ-Lớn hỏi anh Kim-Đồng đây còn Ngọc-Nữ đâu. Thay vì trả lời anh làm bên west side còn tôi làm bên east side, anh đọc một bài thơ chữ hán:

Quân tại tương giang đầu,
Thiếp tại tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm tuơng giang thủy


Ông xã xệ của tôi hay ba hoa vậy đó. Bốn mươi năm buồn vui với anh, mất bảy năm bị chia cách trong tù cải tạo, chúng tôi trân quý từng giây phút bên nhau. Đàn bà Việt-Nam chúng tôi trước mặt chồng ít khi bày tỏ tình cảm của mình bằng câu “em yêu anh” như người Âu Mỹ, nhưng nếu phải vì chồng mà đứng chờ, hóa thành đá được thì chắc sau năm 1975 nhiều tượng đá đã đứng chật đầu non …

Đặng Ngọc Nữ

Ý kiến bạn đọc
25/09/201221:25:39
Khách
Bài viết rất chân thật!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,389,244
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến