Hôm nay,  

Cô Bạn Học Lớp Mười

01/09/201200:00:00(Xem: 153484)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: “Thế và Tôi,” một trong những truyện xúc động nhất của 12 năm giải thưởng Việt Báo. Bài mới nhất, ông viết cho mùa Vu Lan đang tới.

Thuở xưa khi đi ngang qua một rừng xoài, Đức Phật cuối xuống hốt một nắm lá rụng rồi hỏi chúng đệ tử - nắm lá trong tay Ngài và lá trong rừng xoài phần nào nhiều hơn. Mấy vị đệ tử đáp là lá trong rừng xoài nhiều hơn. Đức Phật đáp, đúng như vậy, lá trong rừng xoài như là những gì Ngài biết; còn nắm lá trong tay là những Pháp Ngài đã nói trong bốn mươi năm qua. Nói đúng hơn nữa là Đức Phật đã không nói gì hết.

Với tinh thần những cái lá xoài! Sống tới ngày hôm nay với đời sống ngắn ngủi hơn bốn mươi mấy năm cù bơ, cù bất, cô hồn, bất định của tôi – ở tù (vượt biên bị bắt), kinh tế mới (đày biệt xứ), bụi đời/vô gia cư, vượt biên/tị nạn Cộng Sản, làm con nuôi trong gia đình Mỹ, học Trung Học, học Đại Học, công danh, sự nghiệp, thất nghiệp, v.v… thì những người giúp đở, ban ơn cho tôi nhiều như lá trong rừng xoài; còn những người tôi nhớ ơn thì chỉ như nắm lá trong bàn tay.

Cô bạn học lớp mười là một trong những người mà tôi nhớ ơn.

Sau sáu tháng định cư ở Mỹ tôi vào học lớp mười với cái vốn Anh Văn chưa tới mười câu. Thiệt là điếc không sợ súng!

Tôi được sắp học sáu lớp – Xã Hội Học, Pháp Văn, Toán, Anh Văn, Thể Dục và ESL (English As Second Language). Trường Trung Học có gần một ngàn học sinh, nhưng chỉ có sáu học sinh Việt Nam; cho nên tôi chỉ có bạn Việt Nam khi học lớp ESL, còn năm lớp kia thì chỉ có mình ên.

Ngày đầu tiên vào lớp Xã Hội Học, vừa ngồi xuống chiếc ghế hàng đầu, thì người con gái có mái tóc đỏ hung, cột tém đuôi gà quay qua tôi tự giới thiệu rồi hỏi.

-Tôi tên là Mary. Bồ tên gì?

-Tôi tên là T. Tôi đáp với cái vốn tiếng Anh khiêm tốn của tôi.

-Bồ không phải là người ở đây? Mary hỏi thêm.

-Tôi là người tị nạn từ Việt Nam. Cái vốn tiếng Anh của tôi sắp cạn.

-Hân hạnh được biết bồ! Mary hân hoan nói.

-Tôi cũng vậy! Vừa hết vốn tiếng Anh, thì tiết học bắt đầu; tôi mừng thoát nạn.

Tới tiết học Pháp Văn, vừa bước vào lớp thì thấy Mary đã ngồi ở cái ghế đầu lớp cạnh cửa ra vào giống như ở lớp Xã Hội Học, tôi ngồi xuống cái ghế kế bên rồi lên tiếng.

-Hi Mary!

-Oh! Chào bồ! Không ngờ chúng mình học cùng lớp. Mary rạng rở, hân hoan nói.

-Tôi cũng vậy! Vốn tiếng Anh của tôi có chừng đó.

Thế là ngay từ ngày tựu trường tôi có một bạn học mới, mỗi ngày học chung hai tiết. Sau này thỉnh thoàng khi ăn cơm trưa không có mấy thằng bạn người Việt thì tôi tới ngồi ăn chung với Mary và mấy người bạn của cô ta.

Tôi cũng quen biết một vài người bạn Mỹ khác nữa, trai có, gái có, nhưng vì không rành tiếng Anh, chỉ giao thiệp với nhau bằng vài câu chào hỏi, xã giao căn bản – không thân thiết như Mary.

Thường thì trước và sau tiết học có vài phút rảnh, chúng tôi nói chuyện hay tán dóc. Vốn tiếng Anh của tôi còn rất khiêm tốn nên tôi ít nói mà chỉ ráng nghe và hiểu Mary. Mary biết vậy nên nói những chuyện đơn giản, nói chậm và lập đi, lập lại hay cố giảng nghĩa những từ khó cho tôi hiểu.

Lúc đó tôi là một đứa trẻ còn lạ nước lạ cái với văn hóa, phong tục của đất nước Mỹ; tất cả đều hoàn toàn mới lạ. Có một người bạn khác phái, khác màu da, màu tóc, nói chuyện, khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong vấn đề học vấn là một điều thú vị và đáng nhớ.

Trong năm học chín tháng với hai tiết học chung, những lúc nói chuyện qua lại, những lời khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ của Mary có thể nói là nhiều như lá trong rừng, nhưng tôi chỉ nhớ vài kỷ niệm có thể đếm trên một bàn tay. Dưới đây là những kỷ niệm tôi còn nhớ:

Nghe tiếng Anh thì tôi như là người điếc còn nghe nhạc Mỹ rồi viết bài phân tích thì tôi đầu hàng hai tay.

Có một lần trong lớp Xã Hội Học, chúng tôi phải viết bài phân tích về bản nhạc Hell is For Children (tạm dịch là Địa ngục của những đứa trẻ) của ca sỹ Pat Benatar. Mary biết là tôi bí rị về chuyện này nên chỉ cho tôi biết là có thể tới thư viện mượn cái dĩa hát này để nghe đi nghe lại cho hiểu. Mary còn nói thêm là bản nhạc này giật quá nhưng nghe thì buồn.

-Vì sao? Tôi hỏi.

-Tại vì trên thế giới có những đứa trẻ không có đời sống tốt đẹp và bị ngược đãi. Mary trả lời.

-Tôi từng là một đứa trẻ như vậy. Khi ở Việt Nam tôi là một đứa trẻ bụi đời, vô gia cư, thiếu ăn, thiếu mặc. Tôi từng là một thuyền nhân vị thành niên vượt biển tị nạn Cộng Sản sống ở trại tị nạn một mình.

-Tội nghiệp cho bồ quá! Mary thốt lên.

-Chuyện cũ qua rồi! Nay tôi được sống với gia đình nuôi và được đi học.

Sau khi lấy phần ăn trưa, đứng nhìn quanh phòng ăn không thấy một cái đầu đen nào tôi bưng khay đồ ăn bước tới bàn của Mary và mấy người bạn của Mary đang ăn trưa. Để cái khay đồ ăn lên bàn, quăng cái ba-lô sách vở trên vai xuống đất một cái “ình” rồi tôi nói.

-Hello, Mary! Chào các bạn! Tôi nói với Mary và mấy người bạn đang ăn trưa chung bàn.

-Hi T.! Tại sao bồ không cất cái ba-lô vào tủ trước khi xuống phòng ăn? Sách vở thôi mà! Bồ không cần phải vật lộn với cái ba-lô suốt ngày! Mary nói như than phiền.

-Tôi biết nhưng mất công chạy đến tủ quá! Tôi nói.

-Tùy bồ!

Sau khi ăn xong và sắp sửa trở lại lớp, tôi “ga-lăng” nói với Mary.

-Bồ muốn tôi phụ đổ rác và trả khay đồ ăn không?

-Cám ơn bồ nhiều! Tôi làm được mà! Bồ hãy vật lộn với cái ba-lô của bồ đi! Mary hài hước nói.

Mùa đông ở tiểu bang Wisconsin, tuyết trắng bao trùm vạn vật.

-Bồ có thích mùa đông không? Mary hỏi tôi.

-Rất thích! Tôi trả lời.

-Vì sao?

-Vì tôi được chơi ngoài trời tuyết. Tôi đáp một cách đơn giản. Đám trẻ dại như tôi, ai lại không thích chơi tuyết!

-Theo tôi thì mùa đông rất lạnh lẽo và buồn. Khó đi lại. Không có tiếng chim hót, chỉ có những con quạ kêu quang quác, não nùng. Mary nói.

-À! Bồ phải cẩn thận khi đi lại kẻo trợt té nghen! Mary ân cần nhắc nhở thêm.

Qua học kỳ hai, trong lớp Pháp Văn, Mary và tôi có đăng ký thi phát âm tiếng Pháp trong toàn tỉnh. Chúng tôi chỉ cần học thuộc lòng một vài bài thơ ngắn tiếng Pháp và đọc lên trước một ban giám khảo vào ngày thi.

Đứng trước ban giám khảo, tôi khớp - phát âm không đúng, quên đầu quên đuôi bài thơ và không may mắn là cả hai chúng tôi đều trượt kỳ thi đó. Trong lúc ngồi chờ xe bus chở về trường học, Mary nói với tôi.

-Bồ đừng có nản nghen! Năm sau chúng mình có thể đăng ký dự thi lại. Tôi thích giọng phát âm tiếng Pháp của bồ lắm đó.

-Tôi muốn thay đổi giọng nói vì tôi khi nói tiếng Anh hay tiếng Pháp đều có “giọng” nên không ai hiểu được. Tôi chán nản đáp.

-Bồ đừng nên bao giờ làm như vậy! Và đừng bao giờ để ai nói là bồ phải thay đổi giọng nói cả! Vì giọng nói đó là bồ, là tính cách và con người của bồ. Vì sao phải thay đổi mình vì ý muốn của những người khác!?! Mary khuyên tôi.

-Nhưng tôi phải cố gắng nói và phát âm cho người khác hiểu! Khi tôi nói mà người ta không hiểu thì họ không để ý đến tôi. Tôi phân trần.

-Thây kệ họ! Bồ nhớ là đừng vì người khác mà thay đổi hay đánh mất mình! Mary khuyên tôi.

Mãi sau này tôi mới thấy lời khuyên này có giá trị phần nào trong cuộc sống ở Mỹ.

Cuối năm học, khi được phát cuốn yearbook, đám học sinh trong trường háo hức, rạo rực trao đổi, đưa bạn bè ký tên và viết vài hàng lưu bút bên cạnh hay trên tấm hình của mình. Đây là một hiện tượng mới lạ đối với tôi.

Trong lớp Xã Hội Học, Mary đưa cuốn yearbook và nói với tôi.

-Bồ phải ký tên vào cuốn yearbook của tôi. Nếu bồ muốn thì có thể viết vài chữ lưu bút.

Tôi rất mừng và hân hạnh để làm việc này vì Mary là một người bạn tốt của tôi.

Tôi viết vài chữ và ký tên bên cạnh tấm hình của tôi trong cuốn yearbook của Mary; nhưng tôi không biết làm sao Mary có thể thấy được chữ viết của tôi vì …

Mary là một cô gái mù.
*
Tuy là một đứa trẻ có nhiều kinh nghiệm sống nhưng khi qua tới Mỹ, được làm con nuôi, sống trong một gia đình Mỹ có đạo đức, được ăn học và có một người bạn như Mary, tôi mới nhận thấy được tình người chân thật mà trước nay tôi không bao giờ cảm nhận.

Đối với tôi cuộc sống thật đáng sống và thật tuyệt vời khi chứa chan tình người. Tôi nguyện tất cả chúng sanh được sống trong hạnh phúc và tình thương.
*
Tôi vô cảm, dửng dưng trước những nổi khổ chung quanh tôi.

Tôi không khuyến khích hay giúp đỡ những kẻ bất hạnh hơn tôi.

Tôi không trả ơn hay nhớ ơn những người ban ơn và giúp đỡ tôi.

Tôi không học và hành Pháp Từ Bi của Đức Phật.

Trong thế giới tình thương, tôi là một người mù!

Các bạn có biết là tôi đã viết gì trong cuốn yearbook của Mary không?

“Mary, người bạn tốt của tôi! Cám ơn bồ đã giúp đỡ và khuyến khích tôi trong năm học vừa qua. Cám ơn bồ đã chỉ cho tôi thấy được tình người. Cám ơn nhiều! HVT” 

Cánh Chuồn Chuồn

Vu Lan 2012

Ý kiến bạn đọc
04/09/201206:30:31
Khách
Người viết hẳn có đầu óc dí dỏm, khôi hài.
mong người viết tiếp tục viết để người đọc thêm tiếng cười, thêm yêu đời.
01/09/201218:54:23
Khách
Lâu quá mới tái ngộ với "Tôi" của "Thế".
Hai bác vẫn khoẻ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến