Hôm nay,  

Từ Bắc Đi Nam

14/08/201200:00:00(Xem: 169031)
viet-ve-nuoc-my_190x135
Đây là bài về buổi họp mặt năm ra mắt sách VVNM 2012, viết bởi một tác giả ở San Jose không kịp “đu xe đò Hoàng” để xuôi nam phó hội. Dơna Nguyễn đã có nhiều bài viết về nước Mỹ được phổ biến, như "Chồng Tếch Vợ Ly"; "Cái Bát Mạ Vàng", “Kết Hôn Để Qua Mỹ”... Cô cũng là người đã mời Chú Sáu -một người Mỹ yêu tiếng Việt- gia nhập sinh hoạt làng Việt Bút, Sách Viết Về Nước Mỹ 2012 vừa phát hành, cô có bài viết “Sinh Nhật 4 Tháng Bẩy”. Các bài viết của cô luôn cho thấy sự thẳng thắn, đôi khi ngang tàng nhưng tử tế vui vẻ.



*******

"Từ Bắc đi Nam... Tay Cầm Bó Rau, Ta nghe lòng đang còn... ấm ức... vì phải....ở nhà...."

Sáng hôm qua dậy sớm như thường lệ khoảng 8 giờ sáng, tôi nghĩ bụng hay mình chịu chơi bỏ 2 bộ quần áo rồi "đu" xe đò Hoàng đi Nam Cali chơi. Nghĩ cho vui thôi chứ giờ này tôi đâu biết kêu ai chở mình ra bến xe đò Hoàng đây. Dẫu tôi có muốn kêu taxi Việt Nam đại, có chờ được họ đến đón, thì giờ đó cũng đã trể chuyến đò ngang rồi. Thôi thì..còn cả thêm ngày mai nữa để tính mà, lo gì.

Mỗi năm vào khoảng thời gian này... thì bà con "Ngưu Lang" của Việt Bút hầu như ai ai cũng hăm hở khăn gói quả mướp lên đường đi gặp "Chức Nữ" nhóm Việt Bút Nam Cali để cùng hàn huyên, tâm sự. Danh sách bà con hai miền Cali, cùng các tác giả ở các tiểu bang khác tụ về năm nay, ghi danh đặt bàn ăn bún bò Huế của O Điểm đọc xong là thấy phát....tướng rồi, cám dỗ quá.

Bà con Việt Bút miền Bắc Cali còn ngầu hơn, họ gởi điện thư yêu sách đòi xin ngồi chung bàn trong buổi tiệc trao giải Viết Về Nước Mỹ nữa. Tháng này còn mưa Ngâu không ta, cho tôi khóc thử một dòng sông đi. Vì chuyện du lịch từ Bắc đi Nam, "tuy xa mà gần, tuy gần mà xa", tôi cũng rất muốn làm "Ngưu Lang" mà còn tìm chưa ra "Chức Nữ" ngoài việc đi dự mà không có thiệp mời, gọi nôm na là đi ké như tác giả Nguyễn Mão đã đùa: "Tôi biết thân phận ăn ké hoài, hơi ngại nên năm nay đành lỡ hẹn!"

Mơ màng tiếc nuối ra sao, mà sáng hôm nay tôi lại dậy sớm, 6 giờ sáng trằn trọc hoài chẳng thấy con gà nào gáy mà trời đã bắt đầu loé ánh sáng bình minh, tôi bèn bật máy labtop lên mở điện thư ra đọc.

Ấy da, các tác giả Ngưu Lang, Chức Nữ hai, ba miền đã tề tụ đủ mặt, hội nghị bàn tròn ở nhà Thầy Tân, bác nào bác nấy mặt tươi như hoa, cười toe toét trong các bức hình nhìn vui nhộn quá, có lẻ họ đang vô tình lêu lêu mấy người nằm nhà như tôi thì phải, tiếc thiệt nha....

Oh Donna, Oh Donna... ôi...chả biết có ai còn nhớ đến ta...Bún Bò Huế O Điểm chắc ngon dữ à nha...(Tôi tự nghĩ trong đầu thế đấy)

Nghĩ đi nghĩ lại, tôi muốn làm liều xách xe chạy xuống điểm hẹn cho bà con Nam, Bắc một sự bất ngờ chơi. Vốn tính lo xa, nghĩ tới nghĩ lui, tôi mới nhớ rằng mình đâu có biết địa điểm buổi lễ trao giải thưởng tổ chức ở nơi mô, quên hỏi, lỡ các tác giả ai cũng bận rộn không bắt điện thoại thì tôi phải làm sao. Thôi thì, tôi nghĩ bụng đành hẹn lại năm sau vậy, lúc ấy tôi sẽ vỗ ngực cười ruồi như Bác Thái NC:

- Tụi này định bụng rồi, năm nay dẫu không được mời chúng tôi vẫn đến dự mà ....ngầu gớm.

Tôi cũng đã nói với tác giả Khôi An nhà mình rằng:

-Chắc Donna phải cố gắng tìm nhã hứng, ráng sức rặn để viết thêm mà góp bài nhiều bằng phân nửa phần của anh Thái NC này thì lúc đó mình mới dám "tỉnh như ruồi" đi ủng hộ mọi người hằng năm.

Ngồi nhớ lại kỷ niệm đi dự lễ phát giải năm vừa rồi, lúc đó, khi có ai đến hỏi thăm điều gì, hỏi tôi là ai, tôi chỉ đành cười mỉm chi cọp vì không biết phải thưa thốt, nói gì để tự giới thiệu về mình cả, cũng không dám tự kêu mình là tác giả luôn, vì đóng góp bài quá ít mà. Các tác giả quen biết tôi, có giao lưu qua điện thư thường xuyên rồi, thì ai cũng thắc mắc sao cô này "nghe danh liếng khỉ lắm " mà hôm nay thì lại im thin thít vậy."

Tác giả Khôi An dễ thương thì vẫn luôn tiếp tục nhẫn nại khuyến khích tôi viết thêm bài. Khôi An cho tôi rất nhiều góp ý rất hay, nhưng khổ nỗi trí nhớ của tôi rất kém, chuyện để lâu nguội mất, tôi chẳng còn nhớ gì để mà kể cho các bạn đọc nghe.

Giờ này là 8 giờ sáng Cali rồi, tôi vẫn còn trong tâm trạng như đang nuối tiếc kiểu bứt những cánh hoa mà tự hỏi: "Đi, không đi, đi, không đi...." Tôi nghĩ chắc mấy nàng Việt Bút Bắc Cali mà biết được cái tâm trạng của tôi bây giờ, thì có lẽ họ sẽ hất tôi té mương mất. Ở Mỹ, bạn muốn kiếm được cái mương cũng khó, mừng ghê nên tôi mới dám viết lại tâm sự này.

Tôi nhớ những năm đầu 2000, khi tôi mới dọn sang Bắc Cali ở, các bạn quanh tôi ở đây cứ hay mong chờ cho mau tới những ngày lễ lớn của Mỹ. Khi đó, họ sẽ được nghỉ cuối tuần ít nhất là 3, 4 ngày để được cùng gia đình nghỉ ngơi hoặc sẽ làm những chuyến du lịch đi chơi xa.

Đối với những ai thích tự lái xe đi du hí, thì bà con ở Nam Cali sẽ chen chúc nhau đổ ra xa lộ 101 hay đường số 5 mà đi. Cho dù họ có dọn sẵn kế hoạch dậy sớm, canh giờ giấc ít bị kẹt xe để chuẩn bị đề ba, thì họ vẫn sẽ bị kẹt xe ít nhiều thôi, vì nhiều người cũng muốn như họ, cũng đua nhau xuôi về Bắc Cali đổi gió như một phong trào vậy.

Trong khi đó thì dân tình Bắc Cali cũng háo hức xin Sếp cho về sớm vài giờ, rồi cũng sẽ cùng nhau tay xách, nách mang, gia đình con cái xuôi Nam, thăm gia đình, bạn bè ở Orange County và những vùng lân cận. Thế nào thì họ cũng sẽ nắm tay nhau, dung dăng dung dẻ đi mòn Little Sài Gòn và khu Phước Lộc Thọ đấy. Có nhiều người còn sẵn trớn, sẽ chạy thêm 4, 5 tiếng qua Las Vegas thử thời vận chơi vài ván tài xỉu, lang thang ngắm cảnh chụp hình, rồi lại rủ nhau đi coi xiếc, ca nhạc và nhiều buổi trình diễn nghệ thuật rất hấp dẫn nữa.

Dạo này Bắc Cali chúng tôi cũng có Little Sài Gòn rồi, các khu thương mại của người Việt cũng mọc lên rải rác nhanh hơn, nhiều hơn, đi riết cũng chán giờ tôi đâm lười. Chắc sợ những kẻ như tôi nên các nhà kinh doanh khu vực Las Vegas thường tìm ra những cái đổi mới thường xuyên, để thay đổi kiểu chơi và cách trang trí hàng năm, khiến khách du lịch đi hoài không thấy chán, mà vẫn thấy được những điều mới mẻ ở đó, thành phố của tội lỗi Sin City như người ta vẫn gọi đùa.

Las Vegas là khu vực vui chơi có quá nhiều điều thú vị, mà những người cần thư giãn, có khiếu khôi hài thường phán "những kỷ niệm vui chơi ở Vegas, sẽ ở lại với Vegas" (What happended in Vegas, will stayed in Vegas).Nhắc tới, tôi lại muốn đi Nam, rồi thăm Vegas chơi, tiếc là không còn đủ thời gian nữa.

Từ Bắc đi Nam, đối với tôi nếu phải đi một mình, giờ mà bắt tôi ngồi đo vài trăm dặm trên xa lộ thì lại thấy chuyến đi này nó xa vời vợi làm sao ấy.

Dù rằng miền Nam Cali hiện vẫn đang còn nhiều thứ hấp dẫn khác như trái cây miền nhiệt đới, các món đồ ăn Á Đông đủ loại, nhiều và rẻ hơn ở miền Bắc Cali gấp bội. Chuối sứ nhà Thầy Tân thì ngon không thể tả mà hấp dẫn ở chổ hỏng có cần phải tiền trả tiền. Vườn tược sau nhà của dân cư miền Nam Cali khiến mình nhớ Việt Nam lắm. Bạn sẽ còn được làm khán giả giấy mời hạng nhất cho những màn cười ngã nghiêng của danh hài Tân Ngố đố ai không chịu cười....Nhớ cô Xuân duyên dáng thân tình. Thầy Sĩ tếu tếu mà lại nghiêm nghiêm...các tác giả Viết về Nước Mỹ của miền Nam Cali khác, nghĩ tới là tôi thấy tiếc hùi hụi vì không tham dự được buổi hội nghị bàn tròn hôm qua, mà nay nhờ hình nhìn, tôi biết chắc là rôm rả hơn năm ngoái rất nhiều.

Chiều nay buổi lể trao giải sẽ ra sao. Anh Thái NC có dành được giải nào không? Bảo đảm không trúng...gió.

Xin bạn đừng bảo tôi rằng: Đã không chịu đi mà còn thắc mắc lôi thôi làm gì nhỉ ?

Thôi kệ, cho tôi tò mò tiếp nhé. Các chị các cô sẽ diện áo màu gì, tóc tai trang điểm ra sao? Sân khấu văn nghệ chắc vẫn công phu, rộn rã lắm? Mọi người sẽ hồi hộp ra sao khi ngồi chờ nghe tên những tác giả thắng giải nhất, nhì, ba ....Những giây phút im phăng phắc thưởng thức lắng nghe tiếng nhạc, lời phát biểu của từng đại diện, những nhà bảo trợ. Cảnh tưởng ấm áp khi mọi người nhộn nhịp chào hỏi, làm quen nhau. Rồi sẽ tới màn mọi người chen nhau làm dáng cho các "phó nhòm" chụp hình làm kỷ niệm nữa.

Dẫu giờ này, tôi chỉ ngồi nhớ lại những kỷ niệm của buổi lể trao giải năm ngoái thôi, thì tôi cũng đã thấy vui lây sang cho buổi lể trao giải sẽ diễn ra chiều nay rồi. Nếu ai cho tôi 1 điều ước ngay bây giờ, thì tôi ước chi mình có máy bay riêng đón tôi đi Nam, dẫu tôi không có địa chỉ nên không biết đường mò tới, tôi cũng xin bay lượn lòng vòng kiếm tới cho bằng được, hầu thử thời vận bon chen tìm vui ké mới đỡ tiếc.

Sáng hôm qua tôi còn đùa với con gái:

- Phải chi con sắm cho mẹ máy bay riêng để xài khi cần như lúc này thì hay biết mấy.

- Mom, mẹ thật là tếu nha!

Ừ, tếu thật con ạ...con có biết từ Bắc Cali đi đến Nam Cali, cũng giống như ở Việt Nam người ta đi từ Hà Nội vào Sài Gòn không vậy? Mà đi bằng tàu lửa đấy con ạ, người ta phải mua "vé nằm" thì mới "phê" đấy nhá!

Ai như ở Mỹ này... mẹ muốn nhờ ai chở từ nhà ra đến bến xe đò Hoàng có 15 phút lái xe mà cũng khó như bay lên trời.. Bởi vì sống ở Mỹ này, phần lớn cuối tuần bà con ai cũng thích có dịp là ngủ nướng đó. Tám giờ sáng thì mình không có gan dám nhờ ai làm tài xế chở đi đâu được.

Cứ mỗi lần tôi mà so sánh cuộc sống ở Việt Nam với cuộc sống ở Mỹ như thế này thế nọ, thì con tôi lại bắt đầu hát bản "la, la, la lá là..." nghĩa là: Mẹ nói gì con không hiểu và cũng không còn hứng thú để hiểu.

Quê thiệt, nhưng mẹ con hiểu ý nhau rồi, tiếng Việt của mình phải rèn lại mới được, tôi không thích sử dụng Anh ngữ khi kể về Việt Nam. Giữa hai thế hệ, hai cuộc đời, kinh nghiệm lớn lên khác xa nhau, tôi đành phải tìm giao điểm để mà giao lưu với con cái thôi. May mắn thay, ngày xưa tôi đã bắt buộc con cái phải nói tiếng Việt ở trong nhà từ nhỏ, thích được nghe con gọi mẹ bằng tiếng Việt, không được gọi Mom, mom một trăm phần trăm nghe không gần gũi gì mấy. Con tôi hay than:

- Sao mẹ bảo thủ quá vậy mẹ!

Kệ, đôi lúc con tôi nói tiếng Việt từ kinh nghiệm coi phim bộ chung với mẹ, nghe ngộ ngộ nhưng vẫn êm tai hơn là:

- Mom! You are so controlling mom!

Tôi còn nhớ năm ngoái, khi con tôi ghi danh lấy một lớp tiếng Việt trong college xong, bèn về nhà nhờ mẹ dạy kèm khi cần thiết. Tôi nghe con hỏi xong, bèn hồ hởi say yes không ngừng như sợ lỡ dịp may vậy.

Con hỏi:

- Mẹ, con không hiểu câu này "Thân em như tấm lụa đào, phất phơ trước gió biết vào tay ai ?" là nghĩa gì.

Câu này dễ quá mà tôi không biết phải giải thích làm sao cho ngắn, gọn, gãy nghĩa được.

Có cô, cậu thanh niên nào sanh trưởng ở Mỹ mà chịu làm "tấm lụa đào" chờ ngày "vào tay ai" bao giờ. Vì thế, muốn giải thích câu này tỉ mỉ đúng nghĩa, tôi phải bắt con mình ngồi xuống nghe tôi kể chuyện cổ tích ngàn lẻ một đêm về phong tục tập quán Việt Nam trước đã, xong rồi tôi mới giải thích tiếp được.

- Oh, thì ra là vậy hả mẹ!

Hên, tiếng Việt của hai mẹ con cũng đủ xài để giao lưu, tâm tình, nói chút là hiểu ngay. Cũng như dịp này, tôi lại có dịp so sánh chuyện từ Bắc đi Nam rồi ngồi kể cảnh khổ Ông, Bà mình di cư vào Nam cho con hiểu. Rồi lại kéo thêm chuyện đi dự lễ trao giải thưởng mà lòi ra thêm chuyện Ngưu Lang, Chức Nữ, tìm cơ hội cho con mình hiểu nhiều thêm về người Việt, tiếng Việt nữa. Nếu nói tiếng Việt khó hiểu quá, không khéo thì bọn trẻ lại hát bài: " la, la la, sao mẹ ca bài con cá sống vì nước hoài vậy..."

Hoặc là "con biết rồi mẹ ạ, khổ lắm, nói mãi..." là tiêu.

Thế đấy, chuyện nọ xọ chuyện kia... Chuyện ở Mỹ so sánh chuyện ở Việt Nam, nói hoài sao hết được. Nhưng phải nói làm sao cho ngắn gọn, xúc tích...khó hơn xài máy vi tính đấy. Việc tôi muốn con cái không quên nguồn gốc Việt Nam, yêu chuyện Việt Nam và tiếng Việt, khó hay dễ, hên xui nữa đấy. Sống ở Mỹ lâu năm, tôi quen dùng những từ nào dể hiểu nhất, xài luôn cả hai ngôn ngữ Việt và Mỹ trong cùng một câu nói. Vì thế nhiều khi quen miệng, lúc gọi điện thoại về Việt Nam, tôi lại quen nói chuyện theo kiểu thường ngày này, chêm thêm tiếng Anh vô cho sang, người Việt bên ấy nghe xong thì cứ ngớ ra, tôi nhớ lại mà cười hoài.

Khôi An nhắc tôi, Donna viết bài đừng chêm vô tiếng Anh nhe. Dạ, vâng, em sẽ cố gắng viết theo phong cách Việt...give me time...Đó đó, tôi cũng ráng vớt vát xin thêm vài chữ Ăng lê mới chịu cam lòng mà. Mình phải làm gương cho con cái mới được. Tiếng Việt muôn năm!

Vài dòng đến với bạn đọc, mình cùng nhau chờ các tác giả đi dự lễ trao giải, rồi viết bài tường trình cho chúng ta cùng đọc nhé.

Xin chúc tất cả một ngày vui, không có gì phải nuối tiếc. Mình chuẩn bị đi dự tiệc trong mơ đây. Còn đủ 5 tiếng để phóng xe mà, tôi còn vớt vát gọi điện thoại cho con, nói đùa:

- Phương, mẹ đi dự buổi lễ ở Nam Cali đây!

- Thiệt hả, mẹ đi chơi vui vẻ đi, con trông nom nhà cửa mà!

- hahahahahaha....

- Mẹ, mẹ đi đóng phim cười được đó, đùa hoài..(cười to!)

Ừ, từ Bắc đi Nam, chuyện ở Mỹ, chuyện ở Việt Nam, "tuy xa mà gần, tuy gần mà xa" mà con, giỡn hay thiệt, thì khoảng cách cũng có thể đo được bằng một trái tim thôi.

Tôi đành phải hẹn lại kiếp sau..... oop năm sau nhé.

Ngưng đùa lại thôi kẻo nhàm. Chúc mọi người vui vẻ và thành công trong buổi lễ trao giải năm nay.

With Love and Best wish,
Donna Nguyen

Ý kiến bạn đọc
02/11/201218:56:01
Khách
Chú cũng hy vọng là sẽ được qua tiểu bang CA đến nhóm hộp Viết Về Nước Mỹ gặp cháu và các bạn trong Việt Bút.
20/08/201214:51:06
Khách
Cảm ơn chú Sáu ủng hộ và góp ý. Cháu xin chúc Cô Chú một ngày vui . Hy vọng năm sau chúng ta sẽ có hân hạnh hội ngộ nhe chú Sáu.
17/08/201209:54:09
Khách
Chào cháu Donna,
Bài viết này hay lắm và có nhiều ý nghĩa. Phần nào mà chú thích nhất là khi cháu giải thích lập trường mẹ con cháu khác nhau như thế nào. Hai thế hệ mà trưởng thành trong tình hình rất khác nhau.
Cháu cứ gỏi bài viết cháu vô VVNM đi nhé.

Chú Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,014,850
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến