Hôm nay,  

Đường Xưa Lối Cũ

02/08/201200:00:00(Xem: 160618)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả Nguyễn Quang sinh năm 1947 tại thị xã Quảng Trị, cư dân Nam California, là chủ tịch Hội Ái Hữu Quảng Trị. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông từ năm 2007, kể về người thầy dạy Việt văn tại trường trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị gần nửa thế kỷ trước. Sau đây là bài viết thứ hai, vẫn là chuyện kể về những thầy bạn cũ.

Tôi qua định cư ở nước Mỹ đã gần 31 năm, và xa Quảng Trị trên 34 năm.

Năm 1972, sau trận chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa” là thời gian tôi phải rời xa Quảng trị. Sinh ra và lớn lên ở một thành phố nhỏ và hiền hòa và thơ mộng như Quảng trị, trong suốt 25 năm, dù có đi đó đi đây vì công việc sinh nhai hoặc đi tu nghiệp, đi học hè xa nhà… nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phải xa Quảng trị vĩnh viễn… Thế mà từ ngay rời xa đến nay đã gần 40 năm. Có ai muốn xa quê hương đâu! Đúng là chuyện khó ngờ nổi mà có thật, không chỉ cho riêng mình tôi mà còn xẩy đến cho biết bao người khác.

Bài viết nầy tội lấy tựa đề là “Đường xưa lối cũ,” coi như tôi tạm chôm tựa đề bản nhạc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ để nói lên những kỷ niệm về tình xưa học trò. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người đồng hương Quảng trị, quê quán làng Bích khê, huyện Triệu phong, tỉnh Quảng trị, ông đến định cư ở Mỹ trước tôi có lẽ vào khoảng năm 1975. Ông sống ở thành phố Glendale gần nhà tôi, ngoài những lần sinh hoạt hôị ái hữu đồng hương Quảng trị, chúng tôi thừơng gặp nhau tâm sự vì ông là thành viên trong ban cố vấn hội Ái Hữu Quảng Trị nam Cali.

Trong hội, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là người mà tôi rất kính trọng. Ông là người nghệ sĩ đã thành danh trong nền âm nhạc Việt Nam,và đã để lại cho hậu thế nhiều bản nhạc giá trị, hầu như mọi thế hệ điều biết về người nhạc sĩ tài ba nầy. Tấm lòng vì quê hương của ông không chỉ thể hiện trong những sáng tác, mà còn trong cả đời sống. Ông luôn luôn tự hào là người sinh ra và lớn lên ở Quảng trị, và luôn luôn hết lòng với sinh hoạt chung trong hội. Rất tiếc nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã vĩnh viễn ra đi năm 2002. Ngày tiễn đưa nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ về nơi an nghỉ nghìn thu, tôi là người đọc điếu văn trước linh cữu ông và cũng là người đại diện bà con đồng hương Quảng trị tại hải ngọai đến vĩnh biệt lần cuối để tỏ lòng kính mến và thương tiếc ông.

Trở lại với quãng đời thơ ấu tại Quảng Trị, tôi học tại trường Nam tiểu học Quảng trị và là một trong số những học sinh giỏi nhất trường. Sau này, qua Mỹ tôi may mắn gặp cô giáo Nguyễn Thi Hồng Lựu là giáo viên dạy tôi năm lớp nhất. Học trò và cô giáo gặp nhau mừng mừng tủi tủi nhắc lại chuyện xưa với biết bao kỷ niệm. Nhờ học hành chu đáo ở tiểu học nên tôi thi đậu vào trường trung học Nguyễn Hoàng một cách dễ dàng, có thể nói là đậu bình thứ (càng cua). Tôi được gia đình khen thưởng và cho đi Saigon chơi một tháng trước khi vào nhập học.

Trường Nguyễn Hoàng, theo tôi nhớ, nhập học vào khoảng trung tuần tháng 9, Hồi đó có 5 lớp đệ thất vì trường nhận vào trên 200 học sinh, qúa nhiều so với mấy năm trước. Khi nhập học, tôi được nhét váo ban A, anh văn, lớp đệ thất (không biết đây là bị hay được đây) vì vào lớp nầy gái nhiều hơn trai…tôi bị lạc giữa mê hồn trận! Tôi cứ tưởng là mình hên vì sẽ học tranh đua với mấy nữ tài tử này thì mình thắng là cái chắc, nhưng than ôi, kết quả là học ít mà chơi nhiều!

Tôi đã đồng hành với lớp đệ thất A-1 nầy cho đến hết năm đệ tứ, thì chuyển qua ban C lớp đệ tam. Bốn năm ngồi cùng lớp có biết bao bạn học và kỷ niệm vui buồn. Tôi vẫn nhớ, trước hết là học sinh bên nữ gồm có: Hồ Thị Sen (An đôn), Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thi Thung, Nguyễn Thị Thới, Trần Thị Kim Thược, Thanh Hương, Nguyễn thị Huế, Thu Vang, Phan Thị Hạnh, Nguyễn thị Bích, Hùynh Thi Hương, Nguyễn thị Thương A, Nguyễn Thị Thương B, Nguyễn thị Bích Ái, Nguyễn thị Trúc, Nguyễn Thị Đóa và nhiều nữa, nhiều nữa. Ôi chao! mấy cô nầy toàn là người đẹp của trường Nguyễn Hoàng, cứ đến giờ ra chơi là mấy học sinh lớn tuổi thuộc lớp đàn anh lượn qua lượn lại chung quanh lớp tôi thấy mà chóng mặt, còn cùng lớp thì có người thầm yêu trộm nhớ:

Quang Trung đó con đường xưa hò hẹn
Giờ còn đâu những kỷ niệm ngày xưa
Hàng cây gìa nắng đổ bóng lưa thưa
Chiều tan lớp những lứa đôi thả bộ
Tình đơn phương nên ngại ngùng chẳng tỏ
Ôm yêu thương chôn thật chặt vào lòng
Người vô tình chẳng thấu nỗi nhớ mong
Nào đâu biết cũng có ngày ly biệt.

(Bài thơ học trò trên đây tôi “chôm” được của một đồng môn, xin trích lại để cùng nhớ một thời).

Về phía các nam sinh trong lớp tôi, đặc biệt có 2 người đã có vợ mà vẫn còn đi học đó là anh Nguyễn Phũng và Văn Tôn. Sau đây là các nam tài tử trong lớp mà tôi còn nhớ được, đứng đầu là tôi: Nguyễn Quang, Phan Văn Phi, Trần Bích, Lê Thọ Loan, Nguyễn Thắng, Nguyễn Hạnh, Nguyễn Văn Phụ, Lê Viết Sơn, Nguyễn Viết Cư, Phan văn Trà, Nguyễn Văn Nậu, Ngô Tẫn, Nguyễn Tý (chuột), Hoàng Xuân Phong, Lê Hiệt, Lê Đạm, Lê Bá Thí, Nguyễn Phiến, Hoàng Phiến, Đỗ Xuân Đức, Trương Vinh, Lê Văn Phong, Văn Chương, Cao Bích Quốc Huy, những bạn sau nầy đã qua đời: Thái Tiên Trạch, Lê Qúy Kỳ, Lê đình Hân, Nguyễn Trí Trâm, Lê Tất Bãn, Phan Tôn, Nguyễn Hữu Động, Phan Chánh Phúc, Nguyễn Thị Bích, Nguyễn Thị Vân (vợ của anh Phan Bá Ân).Cũng nhân đây tôi xin thay mặt các bạn xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến vong linh của các anh chị đồng môn vắn số đi trước chúng ta.

Sau nầy khi chuyển qua lớp đệ tam và đệ nhị C Anh văn, tội lại được quen thêm một số bạn nữa đó là Hoàng Thị Hồng Diễu, Đoàn Đức, Đỗ Tư Nghĩa, Thái Văn Thạch, Lê Mậu Minh, Nguyễn Văn Thơ, Lý Vinh, Phan Ngọc Bích và Hồ Sĩ Mừng, Nguyễn Đăng Trúc, Trần Xuân Trường.

Thỉnh thoảng tôi cũng có đọc được những bài viết của các bạn Đổ Tư Nghĩa, Lê Mậu Minh, Thái Văn Thạch trên cuốn sách nhiều tập Nguyễn Hoàng Chân Dung và Kỹ Niệm xuất bản tại Việt Nam do cô Võ Thị Quỳnh soạn thảo và gởi qua Mỹ... nhờ vậy chúng tôi mới biết được phần nào sự sinh hoạt của các bạn cùng lớp ở Việt Nam.

Năm tôi học lớp đệ ngũ có một kỷ niệm về tuổi học trò hoang nghịch mà tôi không bao giờ quên được, như sau:

Một buổi sáng đẹp trời, trống trường vừa đổ, anh chị em vào lớp chờ quý thầy đến giảng bài, hôm ấy là giờ Pháp văn phụ hệ số 2 của thầy Nguyễn Ích Xuân. Nhìn ra cửa sổ thấy thầy đang tiến đến, anh trưởng lớp hô cả lớp đứng dậy, bất chợt anh Nguyễn Văn Nậu vui tính phán lên “Ngài đến! Ngài đến” thế mà thầy Xuân nghe được…Khi đó thầy vào lớp với một vẽ mặt rất nghiêm nghị, thầy hỏi trò náo mới nói “ngài đến, ngái đến” xin đứng ra cho biết tên! Cã lớp không ai trả lới và vẫn đứng yên tại chỗ, thầy nói nếu không ai nhận thì cả lớp phải đứng nghiêm như vậy cho đến khi có người nhận. Khoảng 15 phút sau, trò nầy nhìn trò kia, cuối cùng anh Nguyễn Văn Nậu đứng ra nhận tội mình đã nói…Có lẽ vì thầy Xuân nóng tính và cũng vì bắt cả lớp phải đứng chờ qúa lâu thầy tát anh Nậu một bạt tai qúa mạnh, anh Nậu bị văng vào tường, nhưng rồi cũng lồm cồm đứng dậy và thầy đã đuổi anh Nậu ra khỏi lớp trong 2 giờ pháp văn đó. Đối với tôi thầy Xuân rất nóng tính và nghiêm nghi, tuy nhiên thầy rất tốt bụng, thầy luôn luôn cố gắng dạy giỗ học sinh thành người tốt.

Qủa đất xoay tròn và nhỏ bé qúa! Năm 1980 khi tôi đến định cư tại Mỹ cũng tại tiểu bang California nầy, tình cờ đang đi tìm học nghề và học thêm anh văn thì tôi được gặp lại thầy Nguyễn ích Xuân, thầy đang làm Superviser tại trường huấn nghệ và giúp việc làm, trường tên là Willlow, thuộc thành phố City of Industy, tiểu bang California. Thời buổi vận nước thay đổi đã đưa đẩy cho thầy trò tôi gặp nhau trên xứ lạ quê người, thầy trò ôm nhau mừng mừng tủi tủi…Sau đó thầy mời tôi về nhà chơi. Nhà thầy ở tận dưới thành phố Pomona, gần phi trường Ontario. It hôm sau tôi đến thăm thầy tại nhà, nhà thầy nhỏ và sơn màu vàng mà tôi cứ ngở là chùa Việt Nam mới mở ở Pomona, thầy cho biết các cháu còn nhỏ và đi học ở trường đại học gần nhà Mountain Santa Antonio College nên ở tạm nơi nầy, và mai mốt các cháu ra trường thầy cô sẽ di chuyển về Santa Ana city, Vậy mà thật, không bao lâu thầy cô chuyển về mua căn nhà thật đẹp và rông lớn ở Huntington Beach vì đã có cháu ra trường BS. (Nguyễn Minh Tuấn).

Thầy mời tôi ăn cơm trưa và kễ chuyện làm ăn, chuyện kỹ niệm về ngôi trường củ Nguyễn Hoàng mà thầy đã dạy và làm giám thị trên 15 năm, cuối cùng thầy khuyên tôi rằng “nếu có vốn liếng sinh ngữ anh văn như Quang, thì thầy khuyên nên đi vào ngành Marketing của thị trường Mỹ sớm ngày nào hay ngày đó vì nghành nầy sẽ dễ tiến thân và được ăn trên ngồi trước thiên hạ”.

Nghe lời thầy khuyên tôi vào học nghành Business trường Citrus College Asuza, và xin vào làm việc cho một hãng Mỹ sản suất vật liệu in ấn và sau đó tôi trở thành chuyên viên marketing cho hãng nầy trên 20 năm cho đến hôm nay và cuộc sống tương đối khá ổn định. Thế rồi thời gian qua nhanh, thầy Xuân bi tai biến mạch máu não.

Vào khoảng giữa năm 2000, thầy phải ngồi xe lăn, nói năng rất khó khăn… thời gian nầy tôi ghé thăm thầy tại nhà ở TP. Huntington Beach. Vợ thầy là bà Tôn Nữ Hương Cần, một tay chăm lo cho thầy từ miếng ăn cho đến giấc ngũ, tắm rửa vân vân… Thật khỗ cho cô, các con phải đi học xa, thầy Xuân lại khó tính, trước đây khi còn đi dạy học thầy khó tính và nghiêm nghị với học trò bao nhiêu thì nay bệnh hoạn thầy lại khó tính gấp mười lần…

Câu chuyện về thầy Xuân vẫn chưa hết, cho đến ngày 9 tháng 9 năm 2007 tôi được tin thầy Xuân qua đời. Đám tang của thầy tôi là người đại diện đồng hương Quảng trị và cựu học sinh trường Nguyễn Hoàng đọc điếu văn chia buồn cùng tang quyến. Trong điếu văn phân ưu, tôi cũng không quên tri ân thầy đã có công dạy giỗ tôi nên người hữu dụng cho xã hội, và đăc biệt là thầy cô luôn luôn hỗ trợ chương trình khuyến học dành cho các em học sinh nghèo và hiếu học tại tỉnh Quảng trị, mặc dầu thầy cô không phãi là con dân Quảng trị, thầy cô đều người sinh đẻ ở Huế và đỗi ra làm việc tại trường Nguyễn Hoàng, tỉnh Quảng trị. Đó là lý do tôi rất mến và tri ân thầy cô.

Vào khoảng cuối tháng 5 năm 2012, tôi có đi dự đại hội đồng hương Quảng trị được tỗ chức tại Atlanta thuộc tiểu bang Georgia có gặp một số bạn bè cùng lớp học, chúng tôi mừng rỡ khi gặp lại nhau, đó là các bạn Nguyễn Thị Hà (Long hà), Lý Văn Thanh, Lê Đạm và Hồ Dân Thính, Tội nhất là Hồ Dân Thính vì khi vừa đến Mỹ theo diện HO thì Thính là một chàng trai phong độ, Thính có tài hát hay và chơi đàn rất giỏi nhưng mới cách đây khoảng 5 năm, Thính đã bị tai biến mạch máu não, tay trái bị liệt và miệng không nói rõ tiếng đuợc, chỉ nói ú ớ và ra dấu bằng tay. Gặp Thính tôi mừng ra nước mắt, một thời trai phong sương, nay là kẻ tật nguyền.

Bạn Lý Văn Thanh thì làm ăn khá phát đạt có trong tay 2,3 tiệm Nails ở tiểu bang Georgia. Bạn Lê Đạm có cuộc sống hạnh phúc vì con cái đã thành tài ở Boston. Bạn nữ Nguyễn Thị Hà vẫn còn nét đẹp thời xưa, hồi Hà còn đi học đệ nhất cấp, nàng có dáng dấp một ma sơ hiền từ, mặt nàng tựa tựa như tượng mẹ Maria, và bây giờ dù tuổi tác thay đổi, nét đẹp đó vẫn còn phảng phất. Hà hiện sống hạnh phúc với chồng con ở Washington DC. Gặp lại nhau sau hơn 45 năm, chúng tôi mừng lắm, tôi mời vợ chồng Hà đi ăn cơm, nhắc chuyện đường xưa lối cũ và cùng nhau gợi lại biết bao kỷ niệm thời xưa của trường trung học Nguyễn Hoàng Quảng trị.

Hôm nay ghi lại những kỷ niệm vui buồn thời thơ ấu, tôi không thể quên được những góc phố, những con đường như đường Quang Trung chạy từ trường Nguyễn Hoàng về phố, đường Trần Hưng Đạo là phố chính chạy từ ga xe lửa về thẳng thôn đệ tứ, đường Trần Cao Vân, Gia Long chạy dọc theo sông Thạch Hãn với những hàng liễu rủ thơ mộng.

Mới đó mà bao nhiêu năm rồi. Giờ đây, tuổi đã lục tuần, tôi đang ở môt phương trời trên đất Mỹ và đang mung lung hoài tưởng vu vơ, miệng thầm hát bản nhạc “Đường xưa lối cũ” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với hy vọng sẽ vơi đi nỗi buồn nhớ quê hương và đễ kết thúc bài viết này.

Nguyễn Quang

Ý kiến bạn đọc
09/08/201222:02:57
Khách
ĐỌC BÀI NẦY LÀM TÔI NHỚ LẠI KỶ NIỆM THỜI THƠ ẤU Ờ QUÊ NHÀ VÀ BẠN BÈ CÙNG TRƯỜNG
08/08/201217:27:45
Khách
Thân gởi tác giả Nguyễn Quang,

Tôi đã đọc bài viết "Đường Xưa Lối Cũ" của anh.
Anh cấu trúc bài viết rất hay - phần mở đầu và kết luận là dẫn chứng tên ban nhạc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, một bậc tài hoa người Quảng Trị.
Nội dung bài xuyên suốt cả một thời đi học, từ Trường Nam Tiểu học đến Nguyễn Hòang với một trí nhớ thật tuyệt khi kể vanh vách tên của những người bạn học và vẫn giữ mối thâm tình cho dù cuộc đời biết bao biến đổi ... cho đến bây giờ ...
Riêng có một thắc mắc nhỏ là Anh Học Trò Đẹp Trai Hào Hoa như thế mà không thấy nhắc có o mô theo cả ...

Thân mến,
Lê văn Trạch
02/08/201206:34:44
Khách
Mộc mạc và rất chân tình.

Kỷ niệm những ngày còn thơ sao êm đềm dễ thương quá!

Có lẽ ai trong chúng ta cũng còn giữ được những kỷ niệm thuở học trò nhưng nhớ tỉ mỉ từng người bạn từ hồi còn học Tiểu học như tác giả chắc cũng hy hữu lắm;điều đó chứng tỏ tác giả là người sống nhiều về nội tâm và rất tình cảm.

Cám ơn ông đã chia sẻ những kỷ niệm một thời mà ngày nay thế hệ đi sau hoạ hoằn mới có được.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến