Hôm nay,  

Nụ Hôn Đầu

12/07/201200:00:00(Xem: 136060)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006. Cô hiện là cư dân San Jose và luôn gắn bó với sinh hoạt giải thưởng Việt Báo. Bài mới sau đây kể về một họp mặt vui vẻ giữa các thân hữu Viết Về Nước Mỹ tại San Jose nhân dịp Lễ Độc Lập năm nay.

* * *

Trang điểm xong, tôi tần ngần đứng trong tủ quần áo, không biết phải mặc bộ đồ nào. Hôm nay trời nắng, thôi, ta mặc quần lửng trắng, áo màu xanh ngắn tay. Chà chà, không xong. Dạo này ta đang lên cân, mầu lạt sẽ làm cho ta…béo quá! Cuối cùng mỗ tôi hài lòng với quần vải nâu áo ngắn tay mầu kem.

Xong quần aó, lại đến màn phụ tùng. Nào bông tai, nào vòng cổ, nào nhẫn, nào lắc tay. Trời ạ, đi ăn BBQ với nhóm bạn Việt Bút Bắc Cali ở nhà Iris, Con Gái Nhà Họ Đinh, mà sao tôi xí xọn làm cái chi dzậy hổng biết! Này, một đôi bông tai, một chiếc vòng cổ là đủ rồi. Làm đẹp cho ai ở đó mà lựa tới lựa lui. Rõ rởm bà nàng.

Xong, tôi lái xe tới Costco mua baby backribs và đùi gà theo lời hẹn với bà chủ nhà xinh đẹp…Vừa lò dò lên xa lộ, cellphone của tôi réo om xòm. Nhìn đồng hồ, mới 12giờ 15.

Tôi mở speaker phone, nói:

- Chị đang trên đường tới nhà em. Thôi, tắt phone nhe, rủi bị “các chú” vớ được thì bể hầu bao!

- Vậy em cho đốt lò BBQ ngoài sân liền bây giờ nghe chị!

- OK. Bye nghe.

- Dạ, bye chị.

Từ ngày tham gia “Câu Lạc Bộ Viết Về Nước Mỹ”, bỗng dưng tôi có thêm nhiều bạn. Nói là bạn, nhưng là bạn văn nghệ, chị em cô cháu anh tôi đủ mọi lưá tuổi. Mỗi năm bọn tôi hẹn nhau về quận Cam một lần để chung vui với các cây bút được Việt Báo tuyển chọn trao giải thưởng. Bọn tôi là những người em tinh thần của đôi uyên ương Từ Nhã trong nhiều năm qua. Dù chẳng đóng góp gì mà anh chị vẫn không quên, năm nào cũng gọi chúng tôi về tham dự ngày trao giải thưởng. Đó là ngày chúng tôi được tái ngộ với bạn bè từ nhiều tiểu bang đổ về…Trần Nguyên Đán, Anne Khánh Vân, Phương Dung, Nguyễn Duy An, Thụy Nhã, Thanh Mai, Tân Ngố, Ma Bồ, Trưong Ngọc Bảo Xuân, Nguyễn Hữu Thời…Và còn nhiều nữa mà tôi không thể viết hết.

Hôm này, Lễ Độc Lập, nhóm miền Bắc Cali lại họp mặt ăn uống… Điểm danh trên email, tõi thấy có vợ chồng Khôi An, Vợ chồng Mão Nguyễn, Anh Chi Paul Hạnh, Donna, tôi, vài người bạn của Iris mà tôi đã gặp ở nhà nàng trong những dịp hẹn hò ăn uống trước đây. Phương Dung và gia đình có thể đến tham dự nếu không kẹt họp mặt gia đình. Cách đây mấy năm, từ San Jose, cô nàng cõng chồng con một gánh hát nhỏ sang Florida lập nghiệp. Năm nay chắc sợ bão táp nên dắt nhau tung cánh chim tìm về làng cũ. Đặc biệt lần này có thêm vợ chồng Thái NC và con gái. Ngay sau hôm được tin Thái được chọn vào giải chung kết, tôi gởi email chức mừng. Thái hồi âm, “ Chị ơi, bò tới đó là tôi hụt hơi. Chẳng dám mơ giải cao giải thấp…”

Tới nhà Iris, tôi đã thấy cả một dãy xe đậu trong driveway và ngoài đường. Bấm chuông, bà chủ nhà hớn hở chạy ra. Nghe nói năm nay Iris đã tìm được bác sĩ để điều trị bệnh tim của nàng. Hôm nghe nàng báo tin, tôi mừng cho nàng sống vui sống mạnh, kéo thêm tuổi đời. Hỏi:

- Nhà ngươi đào ông bác sĩ này ở đâu ra vậy?

- À à…

- Có đáng tin cậy không?

- “Time will tell”…

- Sao không tìm thêm? Phải so sánh coi ai giỏi ai dở.

- One at a time, chị! Ông này chữa không xong, mình tìm ông khác.

- Ừ há.

Bọn tôi ai cũng thích tổ chức tiệc tùng tại nhà Iris, vì nhà nàng có một phòng ăn rất lớn, đủ chỗ cho hai ba chục người. Điều thích nhất, là nhà có một sân sau, cây to bóng mát. Mùa hè có thể mắc hai ba chiếc võng nằm đu đưa… Sướng rên mé đìu hiu [Duyên Anh]. Thật là lý tưởng cho bữa BBQ mừng lễ độc lập năm nay của chúng tôi.

Không thấy Khôi An, tôi hỏi:

- Ca sĩ Khôi An đâu, sao không thấy?

- Nàng mới gọi điện thoại thối lui. Lý do sẽ nói sau.

- Vậy còn gia đình Phương Dung?

- Hổng tới luôn.

- Why?

- Ưu tiên gia đình ruột thịt.

Tôi nhờ Iris gọi Phương Dung.Hai người nói chuyện mấy câu rồi mới đến phiên tôi.

Tôi “mắng”

- Sao, về rồi tính đường trốn bạn bè sao đây, cô?

- Dạ, trốn chỗ nào cho xong? Tại Dung phải đem con đi đá banh. I am a soccer mom.

- Soccer mom, today? Lèo vừa thôi. Có mới nới cũ thì có!

- Dạ, đâu có mới nào? Cô hỏi chị Iris đó.

- Ử. Liệu hồn. Tháng Tám này xuống Quận Cam thì biết tay nhau.

- Dạ.

Iris tưởng tôi đã ướp thịt sẵn sàng, ai dè thịt còn nguyên trong bao, mới ở chợ ra. Thế là ai nấy xúm lại làm đồ ướp dã chiến, 15 phút sau cho vào lò lộ thiên. Thơm lừng.

Donna đòi mở chai rượu để ướp thịt. Tôi nói ướp rượu uổng quá. Để mà uống. Nàng cãi:

- Trời, chai rượu có mấy đồng mà uổng gì. Mấy đồng mà ăn ngon, cũng đáng tiền chớ bộ!

Tôi mở chai rượu đưa cho nàng:

- Vậy thì ướp đi, còn đứng đó nói tới nói lui làm chi!

- Okay.

Donna là người ăn ngay nói thẳng, nói không sợ thằng Tây nào buồn.Ai hay tự aí, hay mủi lòng thì làm ơn thông cảm bỏ qua…Cô nàng có nhiều tánh đáng mến lắm đó.

Hôm nay, Iris nấu bún thịt nướng.Donna làm bánh bột lọc và bánh ít trần.Chị Hạnh nấu chè đậu trắng và nướng bánh khoai mì.Món nào cũng ngon.Tôi đang muốn giảm cân mà chè ngon quá nên “làm luôn hai chén”.Mão làm hai khay gỏi đu đủ bò khô.Hết xẩy con cào cào.Vợ Thái NC nấu một nồi soup seafood ngon ơi là ngon.Ăn mấy món này xong, bà con phình bụng, hết chỗ chứa BBQ backribs và đùi gà của Thịnh Hương…Thế là quân ta mỗi người một khay “to go” cho bửa ăn chiều.

Hôm nay, nhà nào cũng có nhiều mục, nên mọi người chia tay sớm, hẹn ngày tái ngộ dưới Quận Cam tháng Tám. Trước khi ra về, Thái NC nói :

- Năm nay Thái cũng đã định bụng theo mấy anh mấy chị đi tham dự buổi trao giải thưởng, dù không được chọn, dẫu chẳng được mời. Thấy mọi người vui vẻ thân thương với nhau, Thái thích lắm.
Iris nói:

- Trước lạ sau quen.Bây giờ biết nhà, biết tụi tôi rồi, mai mốt cứ tự nhiên, không mời cũng cứ tới, nhá!

Cười. Cười. Và cười.

Lúc tôi khệ nệ xách chè, soup và BBQ “ế” ra cửa, thấy có hai kẻ đang đứng đâu mặt vào nhau.Nghe tiếng chân tôi, hai người buông nhau ra. Chàng cười giả lả:

- Bị bắt gặp tại trận!

Nàng làm mặt ngượng:

- Hi hi…

Tôi trả lời:

- Tui hổng thấy gì à nghe!

Trên đường về, nghĩ đến hai người, tôi chợt nhớ đến bài thơ “Nụ Hôn Đầu” của thi sĩ Trần Dạ Từ, trong đó có đoạn:

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh có biếc trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.
Thơ và Đời…
Hợp tình hợp cảnh làm sao!

HUYỀNTHOẠI THỊNH HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,331,842
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến