Hôm nay,  

Đoạn Cuối Một Cuộc Tình

03/07/201200:00:00(Xem: 178977)
Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

image001_vb3_02-07
Chàng và nàng khắng khít như bức ảnh đôi lứa đính kèm.
Chuyện tình nào mà không đến đoạn cuối. Những chuyện tình nổi tiếng thế giới, cũng như những chuyện tình nổi tiếng Việt Nam, lúc nào cũng éo le với đoạn cuối chia ly sầu thảm.

Câu chuyện tình nổi tiếng thế giới qua mấy thế kỷ có lẽ là Chuyện “Romeo và Julliet.” Tôi biết đến câu chuyện tình nầy qua phim “màn ảnh đại vĩ tuyến” trình chiếu ở Sài Gòn năm 1972. Romeo and Juliet là một vở bi kịch được tạo dựng bởi văn hào lừng danh William Shakespears, viết trong khoảng năm 1591 và 1595. Cốt chuyện được đưa lên phim ảnh Mỹ năm 1968, nhưng mãi 4 năm sau mới đến được Việt Nam.

Ở Việt Nam chuyện tình nổi tiếng nhất qua nhiều thập niên có lẽ là Chuyện Tình Lan và Điệp. Hầu hết chúng ta đều biết chuyện tình nầy qua bản nhạc mang cùng tên của Mạc Phong Linh & Mai Thiết Lĩnh, tức nhạc sĩ Lê Minh Bằng, rất phổ biến trong thập niên 60s trên dĩa nhựa do Sóng Nhạc phát hành. Nhưng một số có thể không ít, trong đó có cả tôi, chưa từng đọc qua tác phẩm “Tắt Lửa Lòng” của Nguyễn Công Hoan phát hành năm 1933. Tác phẩm “Tắt Lửa Lòng” viết về hai nhân vật chính Lan và Điệp, đã trở thành cốt truyện cho rất nhiều sáng tác tân nhạc, vọng cổ, tuồng cải lương và phim ảnh Việt Nam.

Cả hai cuộc tình Romeo-Julliet và Lan-Điệp đều là loại chuyện tình lãng mạn trong một bối cảnh xã hội thủ cựu, khắc khe. Nhưng chàng và nàng đã yêu nhau bất kể hoàn cảnh cách trở trái ngang. Cả hai cuộc tình đều kết thúc bằng cái chết bi thảm. Cũng may những cuộc tình nầy chỉ là kết quả hư cấu của người viết. Nếu hầu hết những cuộc tình thật sự trên cõi đời nầy đều có đoạn cuối như thế cả, thì nhân loại bây giờ chắc đã ghi tên trong danh sách sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Trở về thực tại, có rất nhiều cuộc tình thuận thảo và đã dẫn đến kết quả là hôn nhân và gia đình. Ở Mỹ theo thống kê của National Center for Health Statistics, năm 2009 có 2,077,000 uyên ương kết hôn, với tỉ số hôn nhân là 6.8 trên 1,000 tổng số dân, và những căp kết hôn xong ly dị với tỉ số 3.4 trên 1,000 tổng số dân. Con số cho thấy hậu vận của phân nửa số chú rể cô dâu tại Mỹ là đưa nhau ra toà ly hôn.

Thường những cuộc tình đã đưa đến hôn nhân rồi ly dị thì đoạn cuối cũng khá thê thảm. Đây là lúc phải nhờ đến luật pháp, và đương nhiên cần đến luật sư và tòa án để giải quyết những dị biệt mà khi lấy nhau cả hai đều không dè. Nàng có thể than ai mà dè chàng trác táng tới vậy. Còn chàng thì kể, ai hay nàng có thể điêu ngoa tới vậy.

Tôi xin kể với các bạn đoạn cuối một cuộc tình Việt Nam có thật trên đất Mỹ chứ không phải hư cấu. Đây là một cuộc tình đã đưa đến hôn nhân mỹ mản. Một cuộc tình không kết thúc ở tòa án, cho nên không có luật sư và không có ly dị. Cuộc tình này tuy không lâm ly bi đát, nhưng đến đoạn cuối thì cũng khá khá bi lụy.

Chàng và nàng lấy nhau từ thuở còn son. Nàng xinh gái, là tiểu thư nhà giàu miền nam, được cho học gia chánh, nữ công đầy đủ, nên thêu thùa bếp núc nấu ăn là nghề của nàng. Chàng đẹp trai, cũng từ gia đình giàu có, môn đăng hộ đối. Chàng học trường Tây, vô nhà binh từ hồi mới thành lập Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vì không chịu theo đảng Cần Lao Nhân Vị thời Đệ Nhứt Cộng Hoà, nên chàng không được thăng cấp lên tướng. Tuy nhiên chàng vẫn là một sĩ quan cao cấp nên cuộc đời chàng và nàng khá thoải mái.

Đương nhiên sau khi lấy nhau, nàng nấu cho chàng ăn đủ hết các món khoái khẩu miền nam, cũng như các món ăn Tây Tàu nàng học được ở các trường gia chánh. Nghe đến đây các đấng nam nhi ở Mỹ thời nay chắc đã bắt đầu ao ước phải chi vợ tui được vậy! Thấy ham thiệt, lý tưởng quá, đi làm mệt về nhà có người nấu cơm ngon cho ăn, còn gì hạnh phúc hơn trên đời. Keep dreaming, cứ tiếp tục ước mơ đi các đấng nam nhi ơi! Vì giấc mơ đó hiếm khi thành sự thật, hoặc đôi khi có thành sự thật thì cũng hơi phũ phàng.

Rồi thế là chàng và nàng sống bên nhau, cuộc tình kéo từ Việt Nam thời ông Diệm cho tới khi qua Mỹ thời Obama. Chàng và Nàng không nặng nhẹ hơn thua, vì chàng lúc nào cũng biết định đề chịu thua trước đỡ hơn thua sau.

Qua Mỹ chàng và nàng sống cũng khá thoải mái. Ở Mỹ, mặc dầu đi làm full time bận rộn nhưng nàng vẫn tiếp tục nấu cho chàng ăn như khi ở Việt Nam. Đất Mỹ hồi thời mới khai thiên lập địa đâu có rau thơm, mồng tơi, lá lốt (làm thịt bò lá lốt), vân vân, để chờ đón dân tị nạn Việt qua. Nên chàng ra công xúc đất trồng rau để cung cấp rau cải Việt Nam cho nàng. Sau ngày làm việc, nàng nấu, chàng ăn, chàng rửa bát, một cuộc sống bình đẳng thái hòa, một cuộc tình hạnh phúc tuyệt vời. Bên nhau được hơn 50 năm, bây giờ cuộc tình mới bắt đầu lâm ly bi lụy.


Nàng mang chứng bệnh đường cao, nhưng vẫn thích làm bánh ngọt, nấu chè điều chi.Mặc dầu được chàng săn sóc thuốc men cho nàng kỹ lưỡng, nhưng căn bệnh trường kỳ từ từ tác hại nàng. Bệnh nặng dần, lấy bớt đi thị giác của nàng, nên nàng phải nghỉ việc.Tuy nhiên còn hơi sức, nàng vẫn tiếp tục nấu nướng đều đặn hàng ngày.

Thế rồi chàng tới tuổi hưu trí và nghỉ hưu, chàng và nàng bắt đầu cuộc sống nhàn tản. Chàng trồng rau chăm chỉ hơn, và nàng nấu nướng cũng chăm chỉ hơn. Mỗi ngày chàng chăm lo cho nàng, chích thuốc cho nàng không thiếu sót. Chàng và nàng khắng khít như bức ảnh đôi lứa (đính kèm.)

Theo năm tháng bệnh tình nàng tác hại thêm. Đến khi thận suy không chịu hoạt động nữa, nàng phải đi lọc máu mỗi tuần ba lần. Và mỗi tuần ba lần chàng thức từ lúc gà chưa gáy, tức khoảng ba bốn giờ sáng, ở Mỹ phải coi đồng hồ mới biết giờ gà gáy, chuẩn bị cho nàng chu đáo. Khăn gói quả mướp chàng lái xe đưa nàng lên nhà thương, xong chàng trở về nhà nghỉ vài tiếng, sau đó trở lên nhà thương đón nàng về.

Ngày khỏe nàng rán nấu để dành cho chàng ăn ngày nàng đi lọc máu không khỏe. Cho đến khi không còn ngày nào trong tuần nàng còn khoẻ. Nhưng cũng không sao, nàng vẫn tiếp tục nấu ăn hàm thụ cho chàng, có nghĩa là chàng vô bếp làm theo lời nàng chỉ dẫn. Nếu các bạn ăn bánh mì chiên tôm món ruột của nàng, các bạn sẽ không biết là do tay chàng làm. Thiệt tình là vậy.

Cuộc sống hàng ngày với các món ăn hàm thụ tuy vậy vẫn êm ấm ngọt bùi, thỉnh thoảng hơi bị gián đoạn đôi chút khi emergency nàng phải lên nhà thương nằm ít hôm. Hai năm nay nàng nằm nhà thương đều đặn hơn. Chàng bây giờ đã hơn 80 tuổi, tuy yếu nhưng vẫn còn lái xe được và lên xuống nhà thương theo nàng cũng đều đặn. Còn nàng, nàng cố quên đi những đớn đau thể xác để sống bên chàng.

Tuy không còn sức khoẻ tốt, nhưng nàng vẫn không buông xuôi, vẫn luôn ước mong, hy vọng được sống tới đứa cháu nầy ra trường, đứa nọ đám cưới. Hope brings life. Hy vọng mang sức sống. Cho đến khi, một hôm chàng thấy hơi khó chịu bụng dưới nên đi bác sĩ. Sau một đợt thử nghiệm, bác sĩ phán chàng bị ung thư.

Hôm chúng tôi nghe chàng bị ung thư mổ sơ khảo nghiệm có tới thăm. Thường thì tới thăm chốc lát thôi rồi về. Nhưng hôm đó chúng tôi ngồi lại hơi lâu. Khác hẳn những lần tới thăm trước, lần đó chàng và nàng tâm sự hơi nhiều, nhứt là nàng kể đủ chuyện. Đương nhiên những mẩu đối thoại bây giờ đã vượt ngoài khuôn khổ lãng mạn.

Nàng kể cây chanh ngoài patio chàng mua ở Home Depot tuần rồi ba mươi mấy đồng cho được sáu trái. Cười cười nàng nói, tính ra chanh một trái năm sáu đồng nhưng thấy trái trên cây cũng ham. Từ khi nàng không còn khỏe, chàng và nàng đã bán căn nhà lớn, dọn về một condo nhỏ với cái patio và một mảnh đất sau chật hẹp. Cây trái chỉ còn vài cây chọn lựa trồng trong chậu.

Nàng nhắc căn nhà cũ, trong vườn sau chàng có trồng cho nàng mấy cây mãng cầu xiêm có trái thơm ngọt, mấy cây thanh long trái ra nặng trỉu oằn cả cành cây, nhớ lại còn ham. Chàng có trồng mấy cây cóc cho trái chua lè, nàng hay bẻ lá cóc non vào gói bánh xèo ăn chua chua như đọt lụa Việt Nam. Mấy cây đu đủ chàng trồng để bẻ lá gởi bưu điện cho bạn đồng liêu xưa dùng trị liệu chứng ung thư đang làm khổ ông bạn lúc đó. Nàng nhớ mấy cây ngọc lan cho bông thơm nưc; ngọc lan rất khó trồng nhưng chàng vẫn trồng được, mỗi năm chàng chịu khó khuân cây vào green house che giá lạnh mùa đông. Mấy cây quỳnh hoa chàng trồng cho cả chục cái bông nở về đêm, từng cái to như cái tô với những cánh bông mỏng manh tỏa hương thơm ngát. Nàng nhớ cái bồn bông súng, mớ rau càng cua, rau đắng, rau ngổ lá lốt chàng trồng.

Nàng kể, và kể thật nhiều những kỷ niệm. Ngày chàng và nàng từ Việt Nam, ngày chàng và nàng mới đặt chân lên đất Mỹ, đến chuyện vui buồn khúc quanh cuộc đời làm việc trong hãng xưởng Mỹ. Sau cùng cũng đến chuyện hiện tại. Nàng kể chàng bây giờ phải lo theo trị liệu thì không có thể theo chăm sóc nàng được, nhưng cũng bảo bây giờ nàng sống đủ rồi không còn tiếc nuối chi, nàng muốn ra đi cho rồi. Chúng tôi giả lả khuyên nàng đừng lo nhiều. Nhưng thiệt tình mà nghĩ, tình cảnh chàng và nàng cũng khó khăn. Trời hơi khuya chúng tôi cáo lui để cho chàng và nàng nghỉ ngơi. Nàng bảo không sao đâu, già không ngủ nhiều.

Hôm sau tôi được điện thoại về nàng. Trên đường chàng lái xe đưa nàng đi lọc máu sáng hôm đó, nàng đã ra đi không trở về. Đó là đoạn cuối một cuộc tình Việt trên đất Mỹ.

Chúc Chân

Ý kiến bạn đọc
30/07/201201:01:24
Khách
Gởi Thiện Ý - Tác giả viết với giọng chân thành chất phát Nam Kỳ "thiệt tình là như vậy" (matter of fact). Thiện Ý có thể nghe qua giọng đọc của Hoàng Tín dưới đây, vừa vui và vừa buồn, chuyện đời... Chúc Chân
http://saigonradio890am.com/?q=content/d%E1%BB%8Dc-truy%E1%BB%87n-do%E1%BA%A1n-cu%E1%BB%91i-m%E1%BB%99t-cu%E1%BB%99c-tinh
10/07/201200:46:10
Khách
Một chuyện tình rất cảm động với 1 đoạn kết buồn. Chỉ có điều câu truyện buồn như vậy mà tác giả viết theo lối văn hài hước tôi thấy không hợp chút nào. Xin mạn phép bầy tỏ chút ý kiến như vậy!
03/07/201214:16:41
Khách
Câu chuyện rất là hay và lâm ly bi đát nhưng có điều là khi đọc xong thì tui không dám ăn ngọt như bây giờ nửa, phãi hạn chế thói quen ăn ngọt lại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,852,212
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”