Hôm nay,  

Nghề Nails Đâu Có... Bèo

24/06/201200:00:00(Xem: 135313)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả cho biết ông đến Mỹ đã dược 20 năm. Nghề nghiệp: Nails salon s owner tại Culver City, California, và đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong Tom Tom sẽ tiếp tục viết.

* * *

“Trời hôm nay xanh xanh, gió trên cành mênh mang tà áo…” Tuấn đang ngắm trời xanh ở patio sau nhà, thả hồn theo khói thuốc trong một buổi sang đẹp trời , trong tay ly café điếu thuốc đầu ngày, nhớ đến nhửng ngày làm việc trong suốt một thời gian dài mấy năm liền không có vacation.

Hai vợ chồng Tuấn có một shop may, nhưng gần đây các công ty gửi hàng sang Trung quốc, Ấn Độ, Pakistan….hay các nước Á châu nhiều quá nên hàng may không còn để lại trong nước Mỹ là bao, nên hai vợ chồng Tuấn quyết định bán máy, bán xe hàng, dẹp shop nghỉ xả hơi, rồi tính sau.

Đang nhâm nhi ly café Tuấn nghe tiếng vợ nói vọng ra…

- Hôm nay anh ở nhà làm gì?

Tuấn vô tư trả lời

- Chút xíu nữa anh đi đánh tennis, xong kiếm quán nào đó ăn trưa, rồi đi uống cafe với mấy bạn tennis…..

Vơ Tuấn ngắt ngang

- Uống café ở nhà không ngon sao mà còn đi ra ngoài quán uống chi cho tốn tiền.

Tuấn cười hề... hề nói với vợ

- Café ở nhà nhìn không ngon nhưng uống thì ngon, còn ở quán café thì nhìn ngon nhưng uống không ngon….!

Vợ Tuấn không hiểu ý chồng

- Anh nói cái gì nhìn ngon mà uống không ngon, café hiệu gì vậy, mà sao em thấy quán café nào cũng đông khách…

Tuấn gải đầu:

- Chỉ có đàn ông các anh vì uống nhiều loại café nên mới phân biệt café ngon dở thế nào….

- Ừ, mà hôm nay em có đi làm không?

Vợ Tuấn số cực, mới ở không có hai tuần thì đả ngứa tay, ngứa chân, bàn đủ thứ chuyện làm ăn kế tiếp, ở không chịu không nổi… Một hôm, cô cháu vợ gọi phone kiếm vợ Tuấn, hai dì cháu to nhỏ thế nào đó, sau đó vợ Tuấn cho Tuấn biết là đã tìm dươc job rồi, cô cháu vợ có mấy Nails salon muốn nàng làm manager cho một salon ở La Habra.

Cô cháu vợ Tuấn tên Mỹ là Tina, trước đây củng là thợ nails, có học vấn, nói tiếng Anh tương đối thông thạo hơn nhửng người làm chung, sau một thời gian được chủ salon cho kiêm vừa làm thợ vừa làm manager. Trong thời gian đó thì Tina có một số khách thường xuyên đến salon, đặc biệt có một khách hàng, chàng Mỹ trắng tên John làm nghề địa ốc, thường hay chọn Tina làm manicure, sau một thời gian hai người giống như là bạn thân hơn là khách hàng. Rồi bổng một hôm mưa gió phủ phàng, sấm chớp ầm ầm, thiên hạ đảo điên “được tin em lấy chồng, thiệp hồng anh viết tên em….” Không ngoài dự đoán, mọi người hân hoan dự lể cưới John & Tina, chúc mừng hai bạn trăm năm hạnh phúc.

Nhờ chồng Tina, John làm nghề địa ốc nên biết nhiều shopping có chỗ muốn sang, nên đã lease cho Tina tự làm chủ một nails salon. Tina và John lanh lợi, tháo vát nên chỉ vài năm hai vợ chồng đã có bốn nails salon. Công việc làm ăn phát triển, Tina phone lại cho vợ Tuấn, vai vế là dì, tin tưởng được nên giao cho vợ Tuấn làm manager cho salon thứ năm.

Vợ Tuấn hăng hái nhận lời làm manager, mặc dầu chưa đi lám nails một ngày nào, dù đã có bằng Nails trên 10 năm. Kể từ ngày nhận được Nails license, vợ Tuấn chưa bao giờ nghĩ là sẽ đi làm nails. Mồi lần state board gửi thư báo mainicurist renewal license là Tuấn tự đông đóng lệ phí, nên license của vợ Tuấn vẫn còn giá trị đến nay. Vợ Tuấn cầm cái bằng nails trong tay để đi làm mà chẳng hề thắc mắc tại sao cái license sau 10 năm mà vẩn còn hiệu lực mà không biết Tuấn âm thầm đóng tiền lệ phí để phòng ngừa một buổi đẹp trời như hôm nay mình cần đến nó.

Rồi “Một ngày như mọi ngày, em trả lại đời tôi…” Chà! Sáng sớm ca câu này nghe ghê quá, Tuấn vẫn giống như mọi ngày đều án binh bất động cho đến khi vợ Tuấn đi ra khỏi nhà thì mới “ ên đường nhập ngủ tòng quân“ chân mang giày hiệu Nike chánh hiệu như tay vợt tennis số một thế giới Nadal Rafael, áo quần bảnh bao, vác túi đựng vợt tennis, đầu mũ trắng, đứng nhìn trong gương, Tuấn xoay qua xoay lại, ngó lên ngó xuống rồi mỉm cười… có lý, bộ vó này ai nhìn vô củng tưởng Tuấn là dân PRO… Thây kệ, ai nghỉ sao củng được, chẳng có chết thằng Tây nào, Tuấn thích” à la mode “ model của mấy tay Pro tennis, nhưng Tuấn thuộc loại “ Tôi ca không hay, tôi đàn nghe củng dở…”.

Vợ Tuấn đi làm manager được một tuần, thấy nàng rất hăng hái, mổi sáng nàng vừa make-up vừa nghe nhạc, ăn mặc đẹp khác hẳn những ngày đi làm shop may, đầu tắt mặt tối, bụi vải đầy người, không có cơ hội diện đẹp, nay làm manager, công việc đòi hỏi mình phải look professional…

Tuấn huýt sáo khen vợ:

- Em hôm nay không giống mẹ tôi mổi năm già thêm một tuổi…mà là “ Vì nàng đẹp như một bông hồng, nên tôi không dám yêu nàng….”

Vợ Tuấn khoái chí cười

- Hôm nay anh cũng biết nình đầm nửa à!

- Ủa! Hồi nào giờ em không biết à… xưa rồi Diểm.

- Biết rồi, nghề của chàng mà nàng đâu biết phải không.Em đi làm nha, anh ở nhà nhớ cắt cỏ, mua thức ăn cho chó …..anh coi luôn cái vòi nước trong bath room nó leaking….

Vợ Tuấn đang lên list home work, Tuấn cắt ngang:

- Thôi, bây nhiêu đó đủ rồi, ba ngày nữa củng chưa xong.

Vợ Tuấn nhún nhảy đi ra cửa, Tuấn cũng theo chân vợ, vừa đề máy xe nàng còn nói mấy lời từ biệt.

- Mấy cái việc này em biết anh làm được, đừng kêu thợ chi cho tốn tiền…

Tuấn gật đầu lia lịa nói:

- OK! Oui, Madame…, câu này nghe quen quen..

*
“Anh đã hay trước, sẽ có… sẻ có một sáng đẹp trời, sẽ có một sáng đẹp trời….!!!”

Nhưng hôm nay là một buổi chiều, “chiều tím, chiều nhớ thương ai…” Tuấn đang đứng trong bếp, nghe tiếng xe của vợ về, Tuấn chạy ra mở cửa đón vợ.

- Hôm nay anh làm một món đặc biệt đải em..

- Biết rồi, cơm chiên Dương Châu chứ gì.

Tuấn ngac nhiên hỏi

- Ủa! sao em biết?

- Mùi cơm chiên hột gà lạp-xưởng của anh nó bay đến tận Bolsa, ai củng biết, nhưng em không dám mời ai về ăn chung…

- Mời chi cho tốn tiền phải không..? Đông ,vui, hao. .hí..hí, sao hôm nay có gì lạ không? Trông em không được vui?

- Chút nữa ăn cơm em nói.

Vợ Tuấn đi thẳng vào phòng ngủ, Tuấn không đoán được chuyện gì, nhưng linh tính chắc họa nhiều hơn phúc…

Tuấn dọn cơm xong, thì vợ cũng vừa ra đến bàn ăn, trông nàng tươi tỉnh hơn, Tuấn rót cho nàng ly nước cam, còn Tuấn thì vẩn là chai bia, nàng không có vẻ gì buồn nữa, Tuấn củng yên tâm chắc chuyện không có gì mà ầm ỷ, nàng cười mời Tuấn ăn cơm kẻo nguội. Tuấn vẫn chưa động đậy chờ vợ lên tiếng trước coi chuyện gi.

-Ăn cơm đi anh, ăn cơm ngon hơn ăn phở…

Tuấn giật mình, không hiểu chuyện gì mà có cơm với phở lẫn lộn đây, nhưng mà quân tử đại trượng phu mà, đại nhân đi đại lộ đâu có gì đâu mà sợ, chắc vợ mình ghen bóng, ghen gió gì đây…Tuấn đặt chai bia xuống bàn hỏi vợ

-Hôm nay đi làm chắc có chuyện gì không vui, hay em bị mấy người khách complaint phải không?

Vợ Tuấn vừa ăn, vừa trả lời

- Không,chuyện khách complaint là cơm bữa, trăm người trăm ý, làm sao mà vừa lòng hết mọi người. Khách thì không có gì, Tina cháu em kìa…


Tuấn thở nhẹ người, thì ra là chuyện Tina, tức là chuyện giửa hai dì cháu chắc có điều gì không ổn đây, còn mình thì bảo đảm bình yên vô sự. Tuấn mạnh dạn hỏi vợ.

- Tina nó không cho em làm nữa hả? Anh thấy em cho anh coi sổ sách chi thu ngon lành lắm mà ….hay em đòi tăng lương nó không chịu….!

Vợ Tuấn cười ngả người vì cái sự ngây ngô của chồng, không biết chuyện gì mà cứ đoán mò.

- Gần cả tháng trời nay, Tina nó có trả lương cho em đâu, ở đó mà đòi tăng lương. Thợ thì Tina trả lương sòng phẳng, còn em chờ hoài chẳng thấy nó hỏi han gì…

Tuấn ngạc nhiên hỏi

- Vậy chứ em có hỏi Tina không? Tại sao vậy?

- Em có hỏi Tina hôm nay, anh biết nó nói sao không?

Không đợi Tuấn hỏi lại, nàng nói tiếp

- Con nhận dì vô tháng đầu là để training manager nên không có ăn lương, chờ tháng sau dì làm rành công việc rồi con mới tính!

Vợ Tuấn nghe nói vậy, hồn phi phách tán, hồn vía lên mây, nhưng cũng vội lấy bình tỉnh coi như như vậy là đúng, vẩn cười vui vẻ với Tina và nói

- Ừ! Con tính như vậy cũng được, coi như dì đi học nghề đi, nhưng nhớ tháng sau thì phài tính lương cho dì..

Tina im lặng, không trả lời, lo thâu sổ sách và tiền rồi rời tiệm trong khi vợ Tuấn bắt đầu phân vân trong lòng…. đây là bài học vở lòng đầu tiên trong đời, viên thuốc đắng mà vợ Tuấn phải nuốt hôm nay.

Hai vợ chồng Tuấn yên lặng, Tuấn cũng ngậm ngùi nổi đắng cay của vợ, nhìn vợ nước mắt đang lưng tròng, Tuấn hiểu, không phải nàng tiếc tiền, tiếc công mà là cái thủ đoạn lợi dụng của đứa cháu không lương thiện, hồi nào đến giờ nàng đâu có đối xử tệ với ai, không hề gạt gẫm lợi dụng ai, hôm nay đây cái vấp ngả đầu tiên trong đời nàng.

Tuấn uống một hơi hết chai bia rồi nói.

- Thất bại là mẹ thành công mà, em đừng buồn. Thôi, ngày mai em nghỉ làm đi, gọi phone Tina kêu kiêm manager khác thế em, đừng để người ta lợi dụng nửa, hai đứa mính đi về VN chơi vài tuần rồi qua bắt đầu kiếm gì làm ăn lại.

Mặt nàng tươi lên, Tuấn tưởng đề nghị của mình được nàng hưởng ứng... nhưng không phải vậy. Nàng nói

- Em nghĩ mình thử làm thêm một tháng nữa xem sao, coi như mình đi học nghề, em tự làm không chứ Tina có training cái gì đâu, nó chỉ chỉ cho em có ngày đầu mới vô làm thôi, còn cả tháng nay em tự biên tự diễn chứ có ai mà dạy em, ở đó mà nói training. Thôi, mình cứ làm tỉnh, vui vẻ như tin lời nó đi, nếu nó còn gạt mình nữa thì coi như mình học nghề hai tháng thí công, lúc đó em cũng có thêm kinh nghiệm, rồi mình nhảy xin job tiệm khác, lúc đó em tự tin hơn, ăn nói mạnh dạn thì cũng dể có job manager thôi, em thấy báo đăng cần thợ, cần manager nhiều lắm.

Thấy vợ vui vẻ, lạc quan, vừa vấp ngả đó đả đứng dậy xông tới liền, không chịu thua trước áp lực, Tuấn thầm khâm phục vợ mình. Thấy vợ có lý Tuấn củng không có ý kiến gì thêm, gật đầu đồng ý để vợ mình thử lửa thêm một tháng nửa. Thế là không khí nặng nể của buổi cơm tối nay đả lướt qua một cách êm đềm, không phải tranh luận nhau nguyên nhân, hậu quả ,không bị bế tắc, coi như con đường mình đi đả khai thông.

Nàng đứng lên đi đến tủ lạnh định lấy xoài thì đả thấy dỉa xoài Tuấn đả gọt và cắt từng cục nhỏ mà Tuấn đả chuẩn bị sẳn từ chiều.

- Sao hôm nay anh giỏi quá vậy!

Tuấn khoái chí cười nói

- Nghề của chàng mà nàng đâu có biết.

- Anh à! Em đề nghị anh thêm chuyện nà.

- Chuyện gì em cứ nói, có lý là anh OK ngay.

Tuấn nhìn chăm chú vào nàng như muốn đọc được tư tương của nàng, nàng củng nhìn chàng dò xét rồi nói.

- Em thấy nghề nails này làm ăn được đó anh, Tina mới có mấy năm mà nó build được bốn, năm tiệm nails, mỗi tiệm tám, mười thợ thì mình có income vững, mới đầu thì mình lấy công làm lời, hai vợ chồng thêm hai thợ nữa, chịu đựng một thời gian build khách, năm sau thế nào củng đủ khách cho mình, lúc đó mình kiếm thêm thợ dễ dàng.

Tuấn cưởi hả..hả.

- Em nói hai vợ chồng mở tiệm nails, có nghĩa là anh với em chứ không phải một mình em với thợ phải không?

- Chứ gì nữa, bây giờ anh đi học nails đi, đang “free đồ nghề” đó.

Tuấn vẩn còn cười

- Trời ơi! hôm nay em có uống lộn thuốc không vậy, hay bị khủng bố rồi. Em biết mà, đàn bàn con gái thì đươc, chứ anh đàn ông, mà già rồi còn làm nails gì nử.

- Em thấy có nhiều cặp vợ chồng chủ tiêm nails còn lớn tuổi hơn anh, vợ thì làm facial, waxing, chồng dủa bột ào ào, nói năng ngọt xớt, thợ thì làm tay chân nước, thay vì đi làm công cho người ta, làm công cho mình thì đâu có ai chê.

- Anh nhắc lại cho em nghe chuyện hồi xưa, chuyện này em cũng biết rồi, nhưng có cái khúc liên quan đến nghề nails thì em chưa biết, em muốn nghe không?

Tưởng chuyện gì chứ, chuyện đời tư ái tình lẩm cẩm lại còn liên quan đến nghề nails, cái nghề mà nàng đang muốn đầu tư vào, mà của ông xã thì nàng phải biết, không thể bỏ qua…

- Anh nói đi, vậy hồi nào đến giờ giấu,để đến bây giờ mới khai.

- Không phải giấu, mà là hồi trước nó không có liên quan gì, thuộc về dỉ vãng rồi, nhưng tự nhiên hôm nay nó lại dính líu đến cái đề nghị anh đi học nails của em.

Tuấn khui thêm chai bia nửa để lấy can đảm kể cho vợ nghe về cuộc tình không trọn vẹn ngày trước mà bỗng nhiên phải nhớ lại hôm nay.

Tuấn nhắc vợ là chỉ kể vì nó liên quan đến nghề nails, còn những chuyện trời trăng mây nước là miễn bàn nha, mà nghe rồi là phải quên ngay, không được nhắc đi nhắc lại, không được lấy đó làm bằng chứng nhé.

Vợ Tuấn đồng ý:

- Chuyện xưa rồi, đồng ý không chấp nhất.

Tuấn yên tâm kể vì sao anh không thích nghề nails.

- Ngày ấy anh có một cô bạn gái, hai người thích nhau lắm, phải nói là cũng yêu nhau chút chút… Hôm nàng đi thi bằng nails, nơi thi lúc ở Whishire, Beverly Hill, chứ không phải ở Glendale như bây giờ, anh chở cô nàng đi thi cùng với một người đàn bà người Mễ đi theo làm model từ lúc 5 giờ sáng.

Suốt ngày anh ở đó chờ cô bạn gái thi, cô bạn có ra ăn trưa rồi vô thi tiếp đến 3 giờ chiều thì cô ấy ra báo tin thi đậu, tất cả đều vui mừng. Cô ấy hôm sau gọi phone xin việc là có tiệm nhận liền, gọi đâu ai củng nhận, không có chổ nào từ chối. Bấy giờ cô ấy mới đi làm thử coi mổi tiệm đó nó ra làm sao, xa hay gần nhà, vùng Mỹ trắng hay Mỷ đen, Mể… lúc đó chưa có internet nên không biết đích xác khu vực và khoảng cách từ nhà ở.

Từ ngày cô ấy đi làm thì cũng thay đổi nhiều chồ, nhiểu vùng city khác nhau, anh cũng không còn thường xuyên gặp, chờ cô ấy đến tối về mới nói chuyện qua phone nhà, lúc đó chưa có cell phone, mới có beeper thôi. Không biết tại nghề nghiệp làm cô ấy thay đổi hay xa mặt cách lòng, lần lần anh cảm thấy có một cái gì ngăn cách, hai tâm hồn không còn macth“ với nhau nữa, trong cách nói chuyện, trong cách biểu lô tâm tư đã thay đổi… nên anh âm thầm…

Good bye my lover.

Nhân vật của chuyện này xin hẹn quý vị trong một kỳ tới với “Tuấn, chàng trai nước Việt “ làm nails.

Tom Tom

Ý kiến bạn đọc
28/06/201204:25:45
Khách
Ông Tiêu Hà này dường như uống hơi nhiều sâm cao ly, thành thử ra hơi bị "hăng hăng". Sao đương không lai đem vấn đề cường quốc, tiểu quốc vào đây? Đây là một công việc đem lại sung túc, dư giả cho một gia đình bằng sức lực và mồ hôi của chính họ và họ cảm thấy hài lòng là đủ, xin bạn hiểu cho là bất cứ nghề nào khi phân tách và nhìn bằng sự tiêu cực thì ắt sẽ có điều gì đó để phê bình, tôi chưa bao giờ làm nail và cũng không có thân nhân làm nghề này, nhưng góp ý vì thấy nhận xét của bạn có vẻ lệch lạc, không ai có quyền cho là nghề này cao hơn nghề khác cả, khi nghề đó được xả hội công nhận là hợp pháp là nghề đó là tốt rồi! Người Việt trên nước Mỹ đi làm có tiền để giành mua nhà đẹp, ra đường lái xe tốt, tôn trọng luật pháp là yêu giống nòi đấy bạn chỉ cần nhận định này là người đọc nể nang bạn là người hiểu biết rồi.
27/06/201205:29:27
Khách
Toi khong dong y voi Tieu Ha. Ong so sanh qua khap khenh giua doi song nguoi di dan theo nghe Nails de sinh song luong thien voi dat nuoc Nam Han. Dung Nam Han khong tro thanh cuong quoc bang nghe Nails nhung nghe Nails da nuoi song bao gia dinh, da dong gop cho xa hoi My biet bao nhieu tri thuc tre tuoi. Dien hinh la nguoi chu tiem Nails gan nha toi o, ba nuoi day nguoi con trai duy nhat tro thanh BS giai phau. Hay mot nguoi ban la chu tiem Nails, con trai cua chi cung la mot nha si tre tuoi. Neu ai cung khinh khi nganh Nails, thi co le phan dong nguoi Viet di dan sang day cung chang con duong song nao khac ? Khong ai muon lam nghe Nails nhung khong co nghe hen, chi co nguoi hen thoi!

===============
vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu sẽ không hiển thị vào lần sau.

VB Admin
27/06/201219:53:37
Khách
Theo tôi thì không có nghề sang, nghề hèn mà chỉ có người sang, người hèn. Đánh đổi sức lao động và khả năng của mình để mưu sinh là điều đáng được tôn trọng và khuyến khích. Chỉ có những kẻ sống bám vào sức lao động của người khác mới là người hèn và đáng khinh bỉ.
25/06/201214:49:49
Khách
Các sắc dân khác đến USA làm lại cuộc đời với bao ngành nghề . Đáng chú ý là nghề "nail" không phải bắt đầu với người Việt Nam tại USA, trước đó đã tồn tại nghề "nail" rồi . Tại sao các sắc dân khác ít làm nghề này, ngoài người Việt Nam chúng ta . Chắc chắn có nhiều lý do . Nhưng một lý do mà ít người Việt Nam nào dám can đãm nhìn nhận, đó là lòng tự tôn của chúng ta bị bào mòn sau nhiều năm thống trị của bọn cộng sản . Nếu được chọn lựa, có ai muốn đi làm "nail" không? Tin rằng chung ta thích được người khác làm "nail" cho đôi chân mình, hơn la` mình phải làm "nail" cho đôi chân người khác .

"Nghề Nails Đâu Có Bèo" la` nói tự an ủi bản thân thôi. Chưa có đất nước nào trở thành cường quốc bằng nghề "nail". Nam Hàn là một điển hình .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,060,116
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến