Hôm nay,  

Mồ Côi

18/06/201200:00:00(Xem: 142491)
viet-ve-nuoc-my_190x135Nhân ngày Fathers Day 2012, xin mời đọc chuyện kể của người con lai Mỹ-Việt, về một ông bố nuôi cựu chiến binh Mỹ và người Mẹ từ Việt Nam sang Mỹ tìm con. Tác giả hiện là một bác sĩ gia đình làm việc ở San Bernadino count, CA., cho biết ông rời Vietnam năm 1992. Sau 7 tháng tại Phillipines, đến California vào năm 1993. "Mồ Côi" là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

* * *

Đạt còn nhớ như in ngày ba má nuôi đến đón nó từ adoption agency. Scott không quá cao so với những đàn ông Mỹ khác nhưng ông ta có cái vai vuông rộng và chắc.Nụ cười của ông ta thât rộng như hình chử nhật để lộ hàm răng khá đều nhưng hơi vàng vì thuốc lá.Đằng sau nụ cười thân thiện là một đôi mắt hơi sâu màu hạt dẽ phảng phất một nỗi buồn.Mái tóc của ông thẳng và nâu vén một bên để cố che cái trán bắt đầu hói sớm ở tuổi ba mươi.Veronica thì cao bằng Scott, khá hấp dẩn với đôi môi mỏng và hơi cong ở phía mép tô đậm với sơn môi đỏ.Tóc bà màu nâu đậm bới ra sau bởi cái lược màu đen.Bà xứt một mùi nước hoa ngào ngạt.Sau khi hòan tất thủ tục giấy tờ, cả hai bước đến ngồi xuống đối diện với Đạt.Bà Veronica cố mở môt nụ cười nhưng Đạt có một cảm giác bất ổn gì đó ở nơi bà.

- Hi, I am Scott. You are Đat, right? Ông ta chìa tay ra cho Đạt

Đạt không hiểu gì cả. Nó cúi đầu xuống không dám nhìn thẳng vào mắt ông Scott.

- Em có khỏe không? Scott cố gắng nói tiếng Việt lơ lớ.

Scott đã từng tham chiến ở Việt nam vào những năm 1968 cho đến khi ông bị một mảnh đạn ở đầu gối trái vào năm 1970 làm ông phải xuất ngũ. Trở về Mỹ, Scott phụ làm thợ ống nước cho một gia đình owned business rồi sau đó ông dành dụm có tiền mở riêng một plumbing busines. Dư dả được một chút rồi Scott cưới vợ nhưng họ không có con với nhau. Scott quyết định nhận Đạt làm con nuôi khi nghe được tin về Operation Babylift.

- Em bao nhiêu tuổi? Scott tiếp tục nói tiếng Việt

- Chín tuổi; Đạt rụt rè trả lời hơi có phần cọc lốc.

Đạt bắt đầu có được thiện cảm vơi Scott. Veronica chìa cho Đạt con Teddy bear màu nâu và Scott nắm tay dắt hắn lên xe về nhà.

Đạt lớn lên ở San Diego California. Nó chẳng có bạn bè.Những ngày đầu ở trường nó bị trêu chọc vì nó không nói được một chử tiếng Anh.Ngay cả cái tên Đạt của nó cũng là đề tài cho lủ trẻ da trắng tha hồ chế nhạo.Nó chỉ biết lầm lũi ở một góc sân chơi khi đến giờ giải lao.Mà thực ra, nó cũng chẳng biết chơi những cái trò tetherball hay handball.Bù lại với nổi buồn cô đơn của những ngày đầu hội nhập là cái không khí se lạnh vào mùa đông và nắng ấm thật nhiều ở thành phố này làm cho Đạt thích thú, dễ chịu. Sau những buổi tan trường, Đạt có dịp tha hồ chơi đùa ở những công viên công cộng với dòng suối nhỏ sát nhà nó.Những giây phút êm đềm ở thành phố này đôi lúc làm nó quên đi cái Cô Nhi Viện ở Gò Vấp nghèo khó năm xưa.Nhưng những con diều đẹp mắt ở Corona Beach lại gợi cho Đạt nhớ đến những con diều giản dị mà bọn con lai như nó thả ở trên những đồng lúa khi gió mùa đến.

Cũng mất đến gần 1 năm Đạt mới bắt kịp cái ngôn ngữ của quê cha.Scott rất chịu khó và nhẫn nại với Đạt trong việc dạy nó tiếng Anh, còn Veronica thì cứ để mặc cho Đạt hiểu hay không, bà không quan tâm tới.Cũng vì vậy mà mối quan hệ giữa bà và Đạt không mấy gần gũi. Scott cũng khuyến khích Đạt nói tiếng Việt thật chậm với ông ta, nên mối quan hệ của hai cha con cũng rất là gần gũi.Ban đầu thì Đạt chưa có quen với thức ăn lắm, rồi thì cũng quen.Đôi lúc nó còn giúp Veronica nấu cái món ăn đơn giản Spaghetti mà nó thích thú.Thỉnh thỏang, Scott và Veronica cũng có chở nó đến ăn ở khu phố Châu Á một vài lần trong tháng cho nó đở nhớ đồ ăn Vietnam.

Đạt được cho ở một cái phòng đầy đồ chơi mà nó chưa bao giờ mơ đến trước khi ở trại mồ côi.Nhưng mà nó chỉ quen với những trò chơi dân dã hồi còn ở trại mồ côi nào là đá cá xiêm, cá lia thia, hay đá dế.Căn nhà 3 phòng rộng rãi lại làm cho nó thêm cô đơn và lạnh lẽo.Đêm đến, Đạt thường xuyên thức giấc khi những kỹ niệm êm đềm hay những cơn ác mộng về Việt nam lại bay về.Nó nhớ thằng Cu Đen bạn thân của nó hồi ở trại mồ côi.Cái thằng lai đen tóc xoăn tit, da đen xạm lại thương bạn và rất dũng cảm.Cũng nhờ thằng Cu Đen che chở mà Đạt thuờng ít bị bắt nạt ở trường Tiểu học ở Việt nam.Nó lại mơ thấy những cánh tay vẩy vẩy của bạn nó từ những chiếc cửa sổ xe bùyt chở chúng đến phi trường Tân Sơn Nhất vào những ngày cận kề Sài gòn sụp đổ.Tiếng náo lọan ở phi trường ngày xưa giờ lại hiện về và đánh thức nó.Những lúc thức giấc đó, nó lại nghe tiếng rên rỉ của Veronica làm tình với Scott ở bên kia phòng.Dần dần, Đạt có thói quen ngủ trể chờ cho đến khi Scott và Veronica làm tình xong thì Đạt mới bắt đầu ngủ.Về sau này, những tiếng rên của Veronica thưa dần, thay vào đó là tiếng cãi vả.Rất nhiều lấn Đạt thấy scott bỏ ra ngòai Patio hút thuốc giữa đêm khuya, tay của Scott run bần bật hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác.

Một lần ở bàn ăn bữa tối, Veronica and Scott lại gây lộn và chén dĩa lại vở.Đạt chỉ biết ngồi cúi đầu xuống, bất động trước dĩa mì spaghetti.

- Forget about that evil country, forget about that ugly battle.You are such a useless loser! Veronica la khản cả cổ về phía Scott

- Shut up, shut up. I had it.... Rồi Scott bước ra ngòai patio

- And you, and your papa... My life has been ruined by that war.Veronica for no reason screamed at Đạt

Đạt bỏ chạy vụt về phòng mình, úp mặt lên gối.

Nó nghĩ mông lung, chắc tại vì nó mà Scott and Veronica không hạnh phúc....

Chốc sau, Scott vào phòng Đạt, ngồi kế hắn, nhẹ nhàng xoa nhẹ lên mái tóc hơi xoăn nâu của hắn

- Are you crying kid? Scott thi thầm.

- That is not your fault, o.k. I need help, o.k. Scott tiếp tục.

Đạt vẩn úp mặt vào gối nhưng nó chìa tay ra cho Scott nắm.Đạt chưa bao giờ được ôm ấp hay mơn trớn bởi bất cứ ai. Cái cảm giác ấm áp và bao dung đó làm cho nó thật dể chịu. Nó cũng mong muốn có được cái quan tâm chăm sóc của Veronica nhưng sự lạnh lùng và khắc nghiệt của bà càng làm cho Đạt không muốn gần bà nữa.

Rồi Đạt cũng tốt nghiệp trung học, rồi được nhận vào University Irvine California. Ngày nhập học, chỉ có Scott đưa hắn đi đến trường. Scott bảo Đạt là nếu cần gì cứ điện cho ông ta. Dù không nhiều nhưng Scott tử tế cho Đạt allowance mỗi tháng cũng đủ cho hắn dùng vào những việc cần thiết.

Ở chung phòng với Đat là một thanh niên Việt nam tên Chris. Hắn cũng di cư qua Mỹ khi 9 tủôi vào năm 1975 nên cả hai rất đồng điệu và kết thân rất nhanh.Chris rất dể nhìn với mái tóc đen mềm và thẳng để dài ở trước trán. Đôi mắt của Chris đen nhánh như đa số dân Á Châu đằng sau đôi mắt kiếng cận khiến người đối diện có cái cảm giác an tòan.Chris khá dể mến với nụ cười ngây thơ và rất là lể phép. Chính Chris đã nối Đạt lại với cái văn hóa Việt mà Đạt tưởng chừng sẽ mất đi hòan tòan. Chris học biology để chuẩn bị cho trường Y Khoa, còn Đạt thực sự chưa biết sẽ đi về ngành gì.

Sau những giờ ở trường, Đạt và Chris thường đi chơi với nhau ở Little Saigon vào cuối tuần.Món bún bò Huế là món khóai khẩu của cả hai. Đã lâu Đạt không xài đủa, nhưng dần rồi thì hắn cũng thành thạo gắp từng cọng già trắng tinh cho vào tô bún bò bốc khói.Mùi thơm lừng của rau sống làm nó nhớ lại hồi ở Cô Nhi Viện, nó thèm thuồng những tô bún bò hay hủ tiếu của bà Út ngòai trước cổng trường tiểu học.

Thắm thóat đã bốn năm ở đại học. Đạt cũng thường gọi điện về cho Scott để thăm hỏi. Nghe nói Veronica thường xuyên vắng nhà.

Scott bắt đầu gặp Psychiatrist mỗi tháng ở San Diego VA hospital và ông ta được chẩn đóan với hội chứng PTDS (post traumatic stress dísorder).Cái business của Scott càng ngày càng xấu vì bệnh tình của Scott càng nặng, và cuối cùng thì Scott bán nó đi.Scott thuờng mất ngủ triền miên. Scott có lần gợi ý muốn đưa Đạt đi Luật sư về vấn đề di chúc, nhưng Đat gạt hẳn ý tưởng đó qua một bên.Hắn nói là Scott chỉ lo xa, Scott còn trẻ đâu có bệnh tình gì khác nguy kịch đâu.Hơn nữa, Đạt bảo Scott là không nên nói trước những điều không lành.Đó là cái cấm kỵ trong văn hóa Việt Nam.Đạt cười xòa qua điện thoại và nói rằng nó học được từ Chris.

Có lẽ Đạt thích nhất là mùa Thu ở Nam California.Đường phố ở cái thành phố nhỏ Irvine này không rực đỏ như những tiểu bang miền Bắc khác, nhưng những cơn gió se lạnh cũng đủ để thổi bay những chiếc lá vàng khô Syncamore dọc đường.Một vài con đường có cây maple cũng trút lá vàng hoe xuống làm cho người ta lãng mạn hóa mùa thu ở miền Nam california.Mọi người hối hả đi chợ để có được con turkey trên bàn ăn vào chiều thứ Năm của cuối tháng 11.

Đạt trở về nhà hôm thứ Tư.Hắn không thấy trước nhà nó mấy cái Thanksgiving baskets do Scott thường làm như mọi năm trước.Nó không thấy xe của Veronica ở trong car port mà chỉ thấy có xe của Scott.Hắn chẳng nghe thấy tiếng ai ở trong nhà.Linh tính báo cho nó có điều gì đó chẳng lành.Nó nghe tiếng nước tí tách ở trong phòng tắm.Hắn bước vào thấy Scott nằm trong bồn tắm với khẩu súng ngắn trên nền phòng tắm.Làn máu chảy từ vết đạn trên trán của Scott đả khô.Mắt của Scott vẫn buồn như muôn thủa đang ngắm nhìn vào một chốn hư không.Đạt la thất thanh nhưng ở cái xứ cờ hoa này, đèn nhà ai nấy sáng, vả lại nhà cửa thi đóng kín mít, có ai biết được hàng xóm làm gì.Nó ẳm ông bố nuôi ra khỏi cái bồn tắm đỏ máu và đặt Scott lên giừờng. 

Veronica về tới, bà ta trở nên hysterical (cuồng loạn) và gọi cho một viên cảnh sát mà dường như bà quen rất thân đến. Đạt ngồi một mình bất động trên sàn nhà trong phòng của nó. Ở bên phòng bên kia, viên cảnh sát cùng Veronica đi lục lọi gì đó ở trong phòng làm việc của Scott. Tên cảnh sát tìm một tập tài liệu gì đó và hắn cùng Veronica đốt đi. Cảnh sát đến rồi mang xác của Scott đi đến nhà xác.

Vào ngày Thanksgiving hôm sau, Veronica nói chuyện với Đạt ở bàn ăn. Bà ta bảo hắn là có thể bà sẽ bán ngôi nhà. Veronica báo cho Đat biết là Scott không có để lại một đồng nào cả ở trong ngân hàng. Bà khuyên Đạt có thể làm một công việc bán thời gian gì đó để có tiền trang trải cho việc học hành cho năm cuối của nó. Đạt cũng chẳng để ý gì đến những lời của Veronica. Đầu óc nó bây giờ lại đang bận rộn với những kỷ niệm với người cha nuôi quá cố. Những giây phút ăn kem ở trong công viên Sea World, những giây phút ngắm nhìn những con thú ở San Diego zoo, hay những ngày nắng đẹp chói chang đi hiking ở Sa mạc Borrego Springs lại hiện về. Hắn cảm ợn Scott.. bye..bye.. Scott.

Đạt mệt mỏi trở về dorm thì Chris bảo tin là Chris được chấp nhận sớm (early admission) vào học một trường Y khoa ở tận Chicago vào năm sau.Đạt nhận được một package của Scott, nhưng nó chẳng buồn mở ra.Vậy là giờ đây Đạt chẳng còn một ai là thân thiết ở gần nó cả.Nó mất phương huớng, nó mất tất cả rồi.Nó buồn bã bước đi mà chẳng biết đi đâu.

Ngòai kia, người ta tất bật cho midterms. Những cơn gió lốc nhỏ thỉnh thỏang lại nhấc bổng những chiếc lá khô báo hiệu một mùa đông đến kề.

Bà Lan vẫn còn nét đẹp năm nào dù đã ở tuổi ngòai 50.Không như những người đàn bà đứng tuổi khác mà Lan vẫn thon thả, tuy đôi mắt có phảng phầt một nổi ưu tư. Bà làm việc ở công ty Du Lịch Saigon từ hơn mười năm nay nhờ được vốn liếng tiếng Anh kha khá từ trước năm 1975.Bà cưới chồng vào năm 1972, rồi có một người con trai tên Thành.Chồng bà mất tích khi một lần đi vượt biên, thế là bà tần tảo đủ nghề trước khi làm huớng dẩn viên du lịch, nuôi cho Thành ăn học.

Thằng bé học giỏi và dù cho cái lý lịch không được ưu tú lắm, nó cũng được du học qua Nga.Nó ở luôn lại Nga để làm ăn nghe đâu rất khá.Nó cưới một cô vợ Nga, rồi cả hai mở một hãng may xuất nhập khẩu qua Nga và Đông Âu được mấy năm nay.Nó quá bận rộn để trở về Việt Nam thăm bà Lan. Tuy sự thành đạt của nó cũng làm Bà Lan vô cùng hạnh phúc, nhưng không lúc nào không vơi nổi niềm của một người mẹ đối với thằng con đầu đời mà bà đã mang nặng đẻ đau rồi bỏ rơi nó bởi vì thời thế.Mấy tháng nay, bà không thấy trong người khỏe lắm và linh tính vu vơ của người mẹ khiến bà quyết tìm lại đứa con bỏ rơi.


Trong một lần huớng dẩn một đòan người Mỹ đi thăm địa đạo Củ Chi vào năm 1995, bà bắt chuyện được với một người từng làm cho The Friends of Children of Vietnam. Bà thuờng xuyên liên lạc vơi bà Mỹ và cuối cùng có được địa chỉ nơi gia đình cưu mang Đạt.Thật xui xẻo cho bà Lan là sau đó lại mất đi liên lạc với người phụ nữ du kháck Mỹ.

Bà Lan quyết định bay đi Mỹ tìm con và sẵn thăm một người bạn thân tại Orange county.

Ngồi sát bà Lan trên chuyến bay của hãng hàng không Cathay Pacific là ông Luật sư tốt bụng người Mỹ tên Robert. Chính ông ta đã chỉ dẫn giúp Lan cách đi đến nhà của Scott. Bà Hương, bạn của bà Lan cùng đi đến nhà của Đạt.

Bà Lan rón rén reng chuông ngôi nhà giờ là của Veronica.

- Hello, what can I do for you? Veronica ra mở cửa, hồ nghi.

- Yes, my name is Lan, I am the mother of Đạt.

Người chồng cảnh sát xuất hiện sau lưng Veronica: Who is it honey?

- He does not live here any more. He ran away long time ago.Veronica vẫn còn đứng sau cánh cửa, không một biểu hiện thân thiện nào.

Tinh thần suy sụp, bà Lan lủi thủi ra về, nhưng rồi với sự giúp đở của bà Huơng và ông luật sư Mỹ, họ đến trường UCI để tra tìm tung tích của Đạt. Nhà trường báo cho bà là Đạt đã bỏ học kỳ cuối vào năm 1988. Nhà trường tử tế cho bà thông tin của Chris để tìm ra tung tích của Đạt.Chris cũng không biết gì về Đạt đã đi đâu nhưng cái chi tiết về họ hay lang thang ở Little Saigon cũng nhen nhóm ngọn lửa hy vọng trong bà Lạn. 

Chris cũng gởi lại cái gói thư chưa mở của Scott để lại cho Đạt. Bà Lan vẫn chưa tuyệt vọng, cố gắng lang thang tìm con ở những nơi có cộng đồng Vietnam. Hết San Diego, San Jose rồi lại Little Saigon. Trong tay bà chỉ là một tấm ảnh do các sơ ở trại mồ côi có lần chụp Đạt chung vối bọn trẻ. Bà đi từng cái hẻm ở sau các nhà hàng nơi có nhiều homeless đang ở. Đi đến đâu, bà cũng chìa tấm ảnh ra hỏi xem có ai gặp một cậu thanh niên lai ở độ tuổi hai mươi mấy ba mươi giống thằng bé trong tấm hình không. Một lần, một ông Việtnam làm việc trong một tiệm phở mách bảo bà là có gặp một cậu Việtnam trạc hai mươi mấy tuổi, có vẻ là lai, biết nói một vài tiếng Việt băp bẹ ở quanh Phước Lộc Thọ. Ông còn cả quyết có lần cho anh ta phở ăn. Bà Lan càng có nuôi thêm hy vọng sẽ tìm được Đạt.

Thời gian trôi qua vậy mà đã hơn 6 tháng trời lê gót trện những nẻo đường California, đôi giày bata của bà Lan bây giờ gần như rách toang, màu da bà giờ đây cũng sạm cái nắng Cali nhưng bà vẫn còn niềm tin. Bà Lan đi giở từng tấm mền một trong các ngăn cùng hẻm nhỏ để xem mặt của những người homeless để tìm con.

Rồi một buổi sáng, bà giở một tấm bạt ra và thấy Đạt bây giờ đã thẩn thờ như một người không hồn. Hắn lầm thầm trong miệng một vài tiếng gì đó.Mắt hắn nhắm lại vì ánh sáng có vẻ làm cho hắn khó chịu. Hắn vẩn còn ngái ngủ.

- What is your name? Giọng bà hơi xúc động khi nhìn thấy khuôn mặt của người thanh niên với hai dòng máu khá quen thuộc kia.

Đạt không trả lời, nhìn người đàn bà xa lạ một cách mênh mông rồi hắn ngồi dậy. Khuôn mặt hắn bây giờ đã già đi với hàm râu không cạo.Mặt hắn đầy vết trầy trụa từ những lần bị những tên teenagers khốn nạn để lại trên đôi gò má cao của hắn.

Bà Lan nhẹ nhàng nắm lấy cổ tay bên trái của hắn để tìm cái birthmark màu nâu hình tam giác. Đây rồi, cái bớt trên cổ tay trái của Đạt.

- Is your name Đạt? Rồi Bà Lan chìa ra tấm ảnh của Đạt hồi chụp ở Cô Nhi Viện.

Đạt nhìn tấm ảnh, mắt hắn long lanh rồi nước mắt hắn chạy dài trên má. Đúng rồi! tấm ảnh nó chụp chung với thằng Cu Đen và mấy đứa khác ở Cô Nhi Viện đây. Hình ảnh của người đàn bà với đôi mắt kính đen thuờng đến Cô Nhi Viện trước đây cũng dần dần hiện về trong tâm trí hắn...

- Trời ơi, you must be my son Đạt. Bà dang 2 tay rộng ôm lấy Đạt.

Đạt không có một phản ứng nào, cứ ngồi bệt như thế để cho một người đàn bà xa lạ nức nở ôm lấy anh ta...

Bà Lan có được cái visa 6 tháng vậy mà bà đã ở lại Orange County gần một năm trời nhờ sự giúp đỡ của ông Luật Sư Robert và bà bạn thân ở Little Saigon. Bà Lan và Đạt được bà Hương cho ở đỡ ở cái gagare ngăn ra làm hai để hai mẹ con tá túc. Đạt được ông Luật sư Robert đưa vào psychiatric ward ở UCI medical center hàng tuần để chữa bệnh trầm cảm nặng. Bệnh tình của Đạt đã khá hơn nhiều. Ông luật sư Robert báo tin vui cho Đạt là sẽ đưa Veronica ra tòa về vụ di chúc của Scott để lại cho Đạt. Phần thắng rất là lớn cho Đạt...

Đạt còn được bà Lan dạy cho học tiếng Việt mà nó vẫn còn nhớ mang máng.

- Má thuơng con lắm. bà Lan nói rõ chậm rãi cho Đạt chỉ vào chữ viết trên tập.Hàng ngày bà cố gắng dạy cho Đạt một giờ tiếng Việt.

- Con cũng thuơng má lắm. Đạt nói lại với cái giọng lơ lớ cho bà Lan nghe.

Rồi nước mắt bà lăn dài trên đôi gò má cao, xuống khuôn mặt có phần ốm đi từ hôm nào. Vài tháng nay Bà cũng liên lạc lại với Thành ở bên Nga và đang mong chờ nó về Việt nam để gia đình đòan tụ.

Bà Lan cảm thấy hơi buồn nôn, bà bước dậy vào nhà tắm, bà ôm bụng và nôn ra máu.....

Bà tỉnh dậy ở trong bệnh viện UCI. CT scans được chụp liên tục thông báo cho bà biết những tin chẳng lành.

Ở phòng bệnh, suốt ngày bà nhìn vào cái bịch dịch truyền, cái máy EKG liên tiếp kêu bip bip đến chán nản. Một cô bác sĩ bước vào thăm bà vào buổi sáng.

- How are you feeling today? Cô Bác sĩ Châu Á đứng kề giừong bệnh với cái clip board

- I am o.k. thank you!

Rồi cô Bác sĩ chuyển sang tiếng Việt

- Dạ thưa bác, bác có bao giờ làm cái pap smear không? Lần cuối là khi nào?

- Ở Vietnam, tôi có bao giờ bệnh họan gì đâu cô. Bà Lan mừng rở khi biết cô Bác sĩ là người Vietnam.Cô bác sĩ trẻ hơi lúng túng nhưng rồi thì cũng bình tĩnh nói tiếp.

- Cháu xin báo cho bác biết là bác bị chẩn đóan ung thư cổ tử cung. Cô nắm bàn tay bà Lan như an ủi.

Mọi thứ đều như đảo lộn trong đầu bà.Bà im lặng một hơi lâu. Bà không khóc.

- Xin cô đừng nói tin này cho con trai tôi biết nha.

- Dạ cũng được, con hiểu mà. Cháu và đồng sự sẽ giúp bác the best we can.rồi cô bác sĩ Vietnam bước ra ngòai.

Vì yếu tố văn hóa, Cô bác sĩ đã không nói cho bà Lan biết rằng ung thư của bà Lan đã ở giai đọan cuối.

Có tiếng điện thọai bàn reng.Bà Lan bắt điện thọai lên

- Má, con nghe Cô Huơng nói má vào nhà thương, má sao vậy má? Giọng của Thành hối hả bên kia đầu dây.

- À Thành con.má bị đau lưng thuờng thôi mà con. Con sao rồi? Chừng nào về Vietnam vậy con?

- Sau bửa nói chuyện với má hôm rồi, Con quyết định về Viet nam tháng tới và con có một món quà rất đặc biệt cho má và cho anh Hai nữa.Má với anh hai ráng thu xếp về sớm nha.

- Ừ, rồi con. Bà Lan mừng khôn xiết -à mà con nhớ ra đúng lúc nha để anh con khỏi phải chờ lâu. Còn má thì có khi phải bận ở lại để lo việc này nọ kia thì về sau cũng được..

Lúc đó, Đạt bước vào phòng bệnh.

- Are you feeling better má?

- Má đỡ rồi con. Bà cố nở một nụ cười trên khuôn mặt xanh xao, gầy cõi. Bà giã biệt với Thành trên điện thọai.

- I am glad. Đạt ngồi cạnh, nắm lấy tay bà

- Con à, má và em Thành định đặt vé cho con về Vietnam tháng tới rồi đó. Con về gặp em con nha. Nếu má khỏe hẳn thì về cùng với con, còn không thì con về trước một mình cũng được. Em con mong con lắm đó. Bà lấy tấm ảnh của Thành cho Đạt xem

- Chắc nó cũng không thay đổi nhiều lắm với cái hình này chụp lúc nó chuẩn bị đi Nga.

Bà Lan xiết chặt bàn tay Đạt như là lần cuối.Rồi bà qua đời vài ngày sau đó.

Người mẹ Việt đi tìm đứa con lai tại Mỹ được hoả táng sau một tang lễ đơn sơ.

*

Đạt hồi hộp ngồi trên chiếc máy bay 747 của hảng hàng không Cathay Pacific sắp hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất.

Thỉnh thỏang, Đạt nhìn qua cửa sổ xuống những đồng ruộng xanh mượt mà nó vẩn còn nhớ như in cách đây hơn hai mươi năm lúc nó rời Vietnam.Đúng rồi, lúc đó nó cũng ngồi cạnh một trong những cửa sổ hiếm hoi của chuyến Cargo plane của quân đội, chứ không sạch sẽ tươm tất sang trọng như bây giờ.Tòan bộ ký ức đều quay về trong đầu Đạt lúc này.Cũng cái buổi xế chiều như vầy, nó bước lên máy bay rời khỏi nơi mà nó tưởng sẽ không bao giờ gặp lại.Nó còn nhớ tiếng trẻ em khóc bên trong những thùng carton cạnh chổ nó ngồi trên hàng ghế nhôm trong khoang máy bay.Bóng dáng lom khom của những cô flight attendants đang phục vụ hành khách giờ đây làm nó nhớ đến những cô y tá Mỹ và các Sơ Việt cho các trẻ nhỏ bú sửa bình ngày ấy.Chiếc may bay nghiêng mình rồi từ từ hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất.

- Kính thưa quí khách, chúng ta chuẩn bị há cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Bây giờ là 6 giờ chiều giờ địa phương; nhiệt độ bên ngòai là 30 o C. Tiếng của cô Vietnamese flight attendant vang lên.

- Welcome to Ho Chi Minh City......tiếng của captain...

Chiếc Boeing 747 chạm mặt đường bay rồi từ từ tiến vào terminal. Qua cửa sổ, Đạt thấy thằng Cu Đen đang vẩy tay trên chiếc xe búyt đang ở dưới kia...Nó nhắm mắt lại. Nó đâu có biết là chiếc chuyên cơ chở thằng Cu Đen bị nạn ngay khi vừa cất cánh năm ấy. Đạt mở mắt ra, một giọt nước mắt ngặp ngừng rời khỏi đôi mắt cay cay của hắn rồi lăn nhanh xuống đôi gò má cao. Hắn quay mặt ra cửa sổ rồi cứ để cho những dòng nước mắt tự do mơn trớn trên khuôn mặt hơi mệt mỏi qua gần 20 giờ bay.

Mọi người có vẻ hối hả chuẩn bị rời máy bay, nhưng Đạt thì cứ ngồi đó, chờ đợi cho mọi người rời máy bay rồi hắn từ từ đừng lên, với lấy cái hộp gổ đựng hài cốt của bà Lan vả cái suitcase nhỏ không nặng cho lắm. Bao nhiêu suy nghĩ cứ quay cuồng trong đầu. Đạt không biết có nhận mặt được đứa em cùng mẹ khác cha mà nó chưa hề gặp mặt một lần. Hắn lấy tấm ảnh của Thành ra để ngắm kỹ một lần nửa. Đat không biết rồi những gì sẽ xảy ra và chờ đợi nó ở cái mảnh đất mà nó chỉ còn nhớ lóang thóang trong ký ức.

Đạt bước ra phòng đợi. Cái nóng ngột ngạc lập tức bao quanh lấy nó, và tiếng người náo nhiệt cũng giống như cái náo lọan ở phi trường này vào cái ngày định mệnh năm xưa.

- Anh Đạt, anh Đạt phải không? ...

Đạt nghe tiếng gọi tên nó nhưng nó không hiểu lắm những câu tiếp theo

Đạt nhín thấy một thanh niên tay cầm tấm bảng viết tên Đạt đi về phía hắn.Chắc đây là đứa em trai Thành. Đạt tiến tới ngắm nhìn Thành và ráng nở một nụ cười. Rồi Đạt chìa tay bắt lấy tay Thành. Một chút bở ngỡ, rồi hai anh em ghì chặt vào nhau trong nước mắt

- Em nhận ra anh ngay vì anh nhìn khác hẳn mọi người. Rồi hắn kéo phụ chiếc vali của Đạt ra ngòai.-Anh nhìn cũng không khác lắm với cái hình anh còn nhỏ... Thanh tiếp tục huyên thuyên líu lo nhưng Đạt không hiểu gì thêm.

- Dạ thưa đây là vợ em Olga, Thành nắm lấy cùi chỏ của một người đàn bà da trắng mảnh khảnh tóc vàng đứng đợi ở ngòai.

- Nice to meet you! Đạt chìa tay về phia Olga.

- Chào anh.Olga ngượng nghịu trả lời bằng tiếng Việt lơ lớ.

- Nó là người Nga anh, rồi Thanh nói gì đó với Olga bằng tiếng Russian.

- Còn đây là thằng nhóc con em đó, Nicolas.Thanh cúi xuống bế thằng bé khỏang chừng một tuổi mấy. Thằng bé nhìn ba nó, rồi lại nhìn Đạt như dò xét

- Thôi mình ra xe đi về nhà đi anh.

Đạt chìa tay về thằng bé để ẳm nó cho Thanh và ngạc nhiên, nó chuồm qua Đạt liền.Thật kỳ lạ, Đạt và Nicolas trông giống như đúc.Tóc của nó cũng xoăn và nâu nhạt như của Đạt. Đôi môi của nó đỏ mọng có thể là do cái nóng miền Nhiệt đới.Hàng mi của nó cũng cong như là có ai đó duổi trước cho nó.Cả bọn bước ra khỏi nhà ga.

Thằng bé ngọng nghịu bặp bẹ vài tiếng chỉ vào cái kiosk ở ngay trước sân bay.

Rồi họ dừng lại ở một kiosk để mua nước.Thằng bé liên tục tu nước từ chiếc chai nước làm chảy xuống chiếc áo sơ mi của Đạt. Họ bước qua những công trình nhem nhuốc đang xây lở dở ở sân bay.Đạt chóang ngợp bởi cái ồn ào của Saigon.Những tiếng búa vang vang một góc trời, những ánh sáng lóe lên khi anh thợ rèn gần đó đang hàn nối lại những mảnh sắt cho cái giàn giáo.

Một cơn mưa bất chợt ập xuống, họ hối hả chạy vội đến chiếc xe hơi đang đậu ngòai bãi đậu.Đạt thích thú ngước mặt lên, há mồm cho những giọt nước mưa mát rợi rơi vào cái cổ họng hơi man man vì nước mắt. Ở phia chân trời, một vài vết sét làm rực sáng một góc trời gần về đêm.

Nguyễn Hữu Đức

Ý kiến bạn đọc
21/06/201205:46:31
Khách
Truyện cảm động, cám ơn tác giả, mong có tác phẩm mới.
19/06/201203:35:29
Khách
lan dau tien ma bai viet cam dong , cham duoc long cua nguoi doc .
cam on va xin tiep tuc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,174,451
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến