Tác giả là cư dân vùng Little Saigon, liên tục góp bài cho giải thưởng Việt Báo từ nhiều năm qua, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Bài viết mới của Tịnh Tâm là một truyện ngắn nhân ngày Fathers Day sắp tới.
“Công cha như núi Thái Sơn”
(Ca dao)
Tối thứ Sáu nọ, khi bữa tiệc họp mặt đại gia đình đang rôm rả, mọi người đang sôi nổi bàn cãi về vận nước lâm nguy, Trung quốc ức hiếp, xâm lấn bờ cõi quê nhà, bỗng má tôi khều tay tôi, nháy mắt. Tôi theo bà vào phòng riêng. Sau khi khoá cửa phòng cẩn thận, má tôi thì thầm, vẻ mặt hết sức nghiêm trọng:
- Tâm nè, hình như ba con có tình nhân ở Việt Nam.
Tôi hốt hoảng:
- Má nói gì vậy? Sao má lại nghĩ như vậy?
- Ổng giấu tiền riêng đem gửi về bển. Chắc là nuôi tình nhân của ổng.
- Sao má biết?
- Hôm qua bà bạn của má gặp ổng trong cửa hàng gửi tiền về Việt Nam. Bả kể là hỏi ổng gửi cho ai. Ổng không trả lời, chỉ cười cười giả lả rồi lụi bụi đi ra, bộ tịch lấm la lấm lét, rất đáng ngờ. Con hiểu không?
- Có thể ba con gửi cho họ hàng, bạn bè.
- Nếu không mờ ám, mắc mớ gì ổng phải giấu diếm. Mắc mớ gì ổng không nói cho má biết. Mắc mớ gì ổng không minh bạch trả lời bà bạn của má? Con hiểu không?
- Con không hiểu và cũng không tin. Ba con vốn nghiêm khắc, sống chuẩn mực. Ba con là người đàng hoàng. Ba con không có tính bay bướm lăng nhăng tình ái. Thêm nữa, ổng đã ngoài bảy mươi rồi.
Má tôi thở dài:
- Ừm… Biết đâu được? Con người chứ đâu phải thần thánh. Ranh giới giữa yếu đuối và mạnh mẽ trong phần xác thịt rất mong manh. Hơn nữa, biết đâu ba con bị dụ dỗ mà sa ngã. Nghe có vẻ vô lý nhưng… biết đâu đó là sự thật? Đã có những người đàn ông khi còn trẻ thì giữ được mình, nhưng lúc về già bỗng đâm ra trở chứng, hư hỏng. Con hiểu chưa?
Lý lẽ của má khiến tôi giật mình:
- Theo má, ổng bị sa ngã vào thời điểm nào?
- Ừm... Có thể trong mấy lần ổng về Việt Nam thăm bà nội con. Rồi hồi bà nội con mất, ổng ở bển cả mấy tháng. Đàn ông là một thân xác mạnh mẽ bên ngoài một trái tim yếu đuối. Con hiểu chưa?
Má tôi lại buông tiếng thở dài. Tôi quay sang nhìn má. Nét mặt má buồn thỉu buồn thiu. Má đã bảy mươi ba tuổi rồi. Má đã già rồi. Tuy má hãy còn trẻ rất nhiều so với độ tuổi nhưng không thể chống chọi được với bước- chân- của- thời- gian- đời- người. Tôi cũng chợt ngạc nhiên rằng sao đến chừng tuổi nầy má vẫn còn ghen? Nhớ lại trước đây, những lần giận ba, má phát biểu rất can trường, rằng má không cần ba nữa, má chỉ muốn sống một mình cho yên thân, cho khoẻ người. Má chỉ muốn thoát khỏi ba. Thoát khỏi cái ông chồng gia trưởng suốt ngày ngồi trước cái computer, lên mạng. Rồi ôm cái cell phone hăng hái tán dóc với bạn bè. Thoát khỏi cái ông chồng mới sáng sớm đã nghe radio, hết đài nọ tới đài kia. Thoát khỏi cái ông chồng không buồn chia sẻ công việc nội trợ với má, như lặt rau, lột hành lột tỏi, như chuẩn bị lá chuối cho má gói bánh ít lá gai, như nhồi thịt cho má làm nem, như chùi bếp lau bàn cho sạch sẽ… Dĩ nhiên tôi không nhắc lại chuyện đó, sợ má đang lo buồn lại còn bị quê độ, tội nghiệp má.
- Má yên tâm, con sẽ lo việc nầy. Con sẽ tìm hiểu ba gửi tiền về Việt Nam cho ai. Thôi mình ra ngoài kẻo ba nghi ngờ, ba càng giấu kỹ, mình khó dò la manh mối.
- Nhớ bí mật chuyện nầy nghe Tâm, lỡ tới tai con dâu con rể thì kỳ cục lắm. Dị hợm lắm! Con hiểu không?
***
Hổm rày, má thường phone cho tôi, kể đủ thứ chuyện về ba. Nào là ổng đi tập thể dục về trễ. Nào ổng ăn mặc lịch sự hẳn ra. Nào trời đêm lạnh lẽo mắc mớ chi ra ngoài patio nghe điện thoại. Nào ánh mắt ba trốn tránh như người có lỗi. Nào bỗng dưng ba siêng việc nhà… Má khiến tôi suy nghĩ nhiều về ba.
Suy nghĩ nhiều về ba, nhưng tôi không hề nghĩ đến việc ba tôi có tình nhân. Không hiểu tại sao tôi lại chỉ nhớ nhiều hình ảnh ba ngày xưa, những kỷ niệm vui buồn về ba trong ký ức tôi.
Má kể, khi tôi, con gái đầu lòng của ba chào đời, đang ra sức há to cái miệng gào khóc oa oa cho đã, thì ba sung sướng bồng tôi lên, rung rung dỗ dành, hát ồ ồ với giọng Quảng đặc sệt : “Treng (Trăng) trung thu, loà (là) treng (trăng) Việt Nam tươi mới. Đêm trung thu, đèn sao cờ bay phất phới…” Tay ba to bè, luỳnh khuỳnh vụng về, má lo thót tim, cứ sợ tôi bị lọt xuống đất.
Má kể, hồi tôi chừng một tuổi, có lần giận ba, má bồng tôi về nhà ngoại. Nhà ngoại tôi cách nhà nội chừng bảy cây số và một con sông nhỏ có cây cầu tre lắt lẻo bắc ngang. Ngay sáng hôm sau, ba tôi đạp xe đạp về ngoại, lén má tôi, bồng tôi về nội. Một tay ba bế tôi, tay kia cầm ghi-đông xe. Khi qua cầu, ba nhờ người ta bồng tôi, còn ba, vác xe đạp. Tôi khóc đòi sữa, ba bồng tôi đi bú mày cô Sáu. Hôm sau, má tôi phần nhớ con, phần cương sữa, phải nhanh chân về nhà nội.
Tôi nhớ, năm tôi học lớp năm (lớp một bây giờ), một chiều, ba chở tôi đi chơi, gặp người bạn của ba. Tôi lí nhí chào. Lúc về nhà, ba biểu:
- Tâm, lấy cho ba cây mía.
Tôi te te chạy đi kiếm cây mía, hí hửng đưa ba.
- Tâm, nằm xuống phản.
Tôi ngơ ngác, không hiểu chuyện gì nhưng biết mình sắp bị ăn đòn nên mếu máo.
Ba đánh tôi một một roi, bằng cây mía. Chẳng nhằm nhò gì nhưng tôi
ráng khóc ầm lên, bù lu bù loa, mũi dãi lòng thòng để ba thương, ba không đánh nữa. Ba dạy:
- Từ nay về sau, khi gặp người lớn, phải chào thật rõ, nghe con.
- Dạ.
Xong ba lấy dao róc mía cho tôi ăn.
Tôi nhớ, ngày tôi đậu tú tài, ba vui lắm. Ba vội mua vé máy bay cho tôi vào Sài gòn học. Ba bảo:
- Con hãy cố gắng học. Thích gì học nấy. Muốn học bao nhiêu cũng
được! Cứ học giỏi là ba mừng.
Tôi nhớ, năm thứ nhất, từ Sài Gòn về quê ăn Tết. Hình ảnh đầu tiên
tôi bắt gặp trước hiên nhà là ba tôi đang bưng những két bia, két nước ngọt chất lên xe lam chuẩn bị đi bán. Tôi nhận ra ba ốm hơn, da ba đen sạm hơn, mắt ba sâu hơn. Tôi thắc mắc, chú tài xế đâu rồi ba? Ba không trả lời mà nói nhanh, Tâm nè, ba đã mua sẵn vé máy bay vô Sài Gòn cho con rồi. Mùng sáu Tết, không bị trễ học chứ con? Xong ba vội vàng lái chiếc xe lam già nua đi bỏ hàng. Bấy giờ độ một giờ trưa. Nắng miền trung chói chang đến cay xè cả mắt. Ừ, ba tôi, ngoài việc dạy học, phải mở tiệm buôn bán để kiếm tiền nuôi bầy con ăn học, với ước ao: Các con thích gì học nấy. Muốn học bao nhiêu cũng được! Cứ học giỏi là ba mừng.
Tôi nhớ, những ngày miền Trung lần lượt thất thủ. Sài Gòn trong cơn hấp hối. Tôi hoang mang lo lắng, khóc hết nước mắt bởi hoàn toàn mất tin tức gia đình. Bỗng tôi nhận được tấm giấy ngân hàng báo đi nhận tiền do ba gửi. Một số tiền khá lớn để tôi có thể sống được một năm. Hoá ra, trong cơn phong ba bão tố, ba vừa lo cho má tôi cùng bầy em tám đứa, nhất là sinh mạng của ba, mà ba vẫn không quên lo cho tôi tiền ăn học.
Tôi nhớ những tháng năm dài tưởng chừng miên viễn, ba bị tù đày hết chốn rừng thiêng nầy tới nơi nước độc kia. Ba đã đối diện với cái chết, với bệnh tật đói rét, với lao lung tủi cực mà thương ba đến quặn thắt cả lòng. Tôi nhớ, ba đã gởi gắm tình yêu thương gia đình trên chiếc lược bằng vỏ đạn mà ba đã khắc tên ba má và bầy con bằng những nét chữ hoa rất xinh xắn. Tôi nhớ, ngày ba đi tù về, mắt ba đục mờ, quần áo rách rưới, thân hình gầy rộc,tiều tuỵ.
Rồi tiếp đó là những năm tháng dài tưởng chừng vô tận, ba chông chênh bất an héo hắt, đói khổ cay đắng nhục nhằn… Ba suy sụp hẳn về cả thể chất lẫn tinh thần, bởi phải đối mặt với sự sợ hãi thường trực, bởi phải chứng kiến cuộc bể dâu, chứng kiến những cảnh đảo điên trơ tráo, bẩn thỉu đê tiện, ngu xuẩn rồ dại. Chứng kiến những trò lừa bịp ghê tởm, hạ thấp và chà đạp phẩm giá con người.
Tôi nhớ, khi có chương trình HO, ba má và sáu đứa em tôi đi Mỹ, ba chị em lớn chúng tôi, vì đã lập gia đình nên bị ở lại, ba luôn thường xuyên viết thư về thăm hỏi an ủi chúng tôi. Ba bảo, nếu đứa nào ngặt nghèo, báo ngay cho ba biết để ba gửi tiền về.
Tôi nhớ, ngày chị em chúng tôi được sang đây, ba thở phào nhẹ nhõm. Giờ thì bầy con chín đứa của ba đều ổn định. Hàng tuần, cứ vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy, tất cả con cháu hơn ba chục đứa, tập trung về nhà ba má, ăn uống vui cười, chơi đùa, hát hò, vui như ngày hội.
***
Hổm rày, những kỷ niệm về ba bỗng choán ngợp tâm trí tôi. Tất cả gợi lên hình ảnh ba nghiêm nghị mà tràn đầy tình yêu thương, cương quyết mà hiền từ. Và tôi càng không thể nào tin ba tôi tình tang mèo mả gà đồng. Nhưng để má vui lòng, tôi đành trở thành thám tử, dò tìm tình nhân của ba. Việc được tiến hành hoàn toàn bí mật như lời má dặn.
Nhân bữa ba tôi đi vắng. Má tôi gọi tôi. Ngay lập tức, tôi có mặt tại nhà ba má. Tôi xông vào tủ giấy tờ của ba. Phải công nhận ba sắp xếp mọi sự rất ngăn nắp. Ngoài bìa các folder được ghi rõ ràng bằng bút lông màu xanh dương, chữ in to, trông rất trang trọng và đẹp mắt: Tổ quốc, xã hội, đồng hương, bạn bè trong nước Mỹ, bạn bè ngoài nước Mỹ, bạn bè ở Việt nam, sức khoẻ, tài chánh, gia đình… Tôi lần lượt rà soát. Ồ, đây rồi! Những tờ receipt được đựng trong cái folder dưới cùng!
Nào, receipt bảo trợ in sách, bảo trợ đặc san xuân, ủng hộ cuộc họp mặt đồng hương, ủng hộ cuộc họp mặt liên trường, ủng hộ học bổng…
Đây rồi, những receipt gửi tiền về Việt Nam. Người nhận: Nguyễn thị X, Trần văn Y, Lê thị Z… Người nầy $50, người kia $40, người nọ $60…
Đây rồi lời nhắn: “Góp tiền xây nhà thờ họ.” “Mến gửi chị chút tiền mọn để xây mộ cho anh”. “Thương gửi cháu chút tiền mua sách học.” “Mến gửi em món quà nhỏ. Chúc em mau lành bệnh.”…
- Má thấy đó. Ba con chỉ toàn làm việc thiện.
- Ừm…
- Con nhớ hồi nhỏ, có lần đi học, thấy ba chở một bà già xách giỏ vô nhà thương, con vô tình kể má nghe. Thế là má tưởng tượng vợ bé của ba sinh con. Bà già đó là mẹ vợ bé của ba… Má còn nhớ hông?
- Ừm…
- Sau đó má mới biết là ba con đang trên đường vào chi khu, gặp mẹ của một chú nghĩa quân đang đón xe lam đi bệnh viện nuôi con dâu mới sinh. Thấy tội nghiệp, ba cho quá giang. Má còn nhớ hông? Hi hi… Lần đó má làm dữ lắm. Má lấy cái quẹt zipo ra, tính đốt cái xe Honda của ba.
- Ừm… Ớt nào mà ớt chẳng cay! Mầy cũng vậy! Phải không?
- Dạ.
- Thực ra, tới tuổi nầy thì còn ghen tuông nỗi gì hả con? Nghẹt cái, má chỉ sợ ổng bị mấy đứa con nít ranh ở bển dụ khị, rồi bôi nhọ gia đình mình. Hiểu không con?
- Dạ hiểu. Con biết má không thèm ghen. Má chỉ buồn buồn tức
chút chơi cho vui thôi. Má hén.
- Ừm… Con nhỏ nầy…
Bỗng!
- Ủa? Má con bay làm gì đó?
Tôi giật bắn người, vừa run, vừa xấu hổ, cúi gầm mặt xuống. Má tôi thì ngượng nghịu không dám nhìn ba. Hai má con chờ đợi cơn thịnh nộ của ba.
- Bà với con Tâm kiếm gì mà lục tủ giấy tờ của tui vậy?
- Ừm…
- Dạ…
- Tâm, con nói thiệt cho ba nghe coi.
Tôi nhìn má cầu cứu. Má thoáng lưỡng lự rồi gật đầu. Tôi ngước nhìn ba. Ánh sáng của trí tuệ, của một nhân cách ngay thẳng toát ra từ vầng trán ba vuông vức cao rộng. Ánh sáng của tâm hồn nhân từ, của tình yêu thương, trái tim bao dung toả ra từ đôi mắt ba ấm áp hiền hoà. Lòng tôi tràn ngập những cảm xúc và nỗi e thẹn khó tả.
Rồi tôi rụt rè kể đầu đuôi sự việc cho ba nghe.
- Bà còn nhớ anh X không?
- X nào? Bạn ông bao nhiêu người tên X làm sao tui nhớ.
- Anh X người Huế, cùng khoá Thủ Đức với tui đó. Năm tui ở Mỏ Cày, bà vô thăm, ảnh chạy ra cổng đón bà vì tôi đương bận họp.
- Ừm… Nhớ… Thì sao?
- Sau bảy lăm, ảnh bị tụi nó đem ra tùng xẻo. Đầu tiên là tay, rồi lỗ tai...
- Thôi, ông đừng kể nữa, tui sợ quá.
- Giờ vợ con ảnh lây lất ở bển. Bà còn nhớ anh Y? Anh Y thương phế binh? Bà có nhớ anh Z, chết trong trận Mậu Thân?
- Thôi, tui hiểu rồi. Tui xin lỗi ông.
Im lặng khá lâu. Trong sự im lặng, có cái gì bình an dịu dàng làm chúng tôi cảm thấy thoải mái.
Ba tôi bảo, sở dĩ ba phải giấu vì sợ má không giữ miệng, tới tai con cái, lỡ chúng không cho tiền ba nữa. Mà ba thì rất cần tiền để đem biếu tặng. Ba vốn cẩn trọng, lo xa vậy thôi, chứ bầy con của ba đều hiếu thuận ngoan hiền. Thêm nữa, mình làm việc thiện mà đi khoe khoang kể lể thì hay ho cái nỗi gì.
Riêng tôi, tôi hiểu tính ba. Ba ít nói, kiệm lời. Ba không thích phải thanh minh chuyện nầy việc kia không cần thiết với ai. Mệt.
Nhưng, suốt ngày ba ngồi trước computer, theo dõi tình hình Việt Nam, tình hình thế giới, gửi email liên lạc với bạn bè, thì ba không mệt. Nhưng, mới sáng sớm ba ngồi lặng im trầm mặc như bức tượng đồng trước bình trà, nghe tin tức, hết đài nọ tới đài kia, ba không mệt. Rồi ba đi dự các cuộc họp mặt các hội đồng hương. Tham gia những sinh hoạt cộng đồng, ba không mệt.
Ba không mệt khi vẫn thường xuyên bỏ công sức răn dạy con cái gắng học gắng làm, sống tử tế, xứng đáng với miền đất tươi đẹp ân tình đã cho mình dung thân, đã cưu mang và tạo mọi cơ hội để mình sống cho ra sống. Được ngẩng cao đầu mà sống. Được sống đàng hoàng. Không phải sợ hãi. Không phải cúi đầu.
Gần đây, ba cùng các chiến hữu lên Los Angeles, đi San Francisco để biểu tình chống bọn Tàu cộng xâm lấn lãnh thổ Việt Nam, ba không mệt. Cuối tháng bảy nầy, ba sẽ đi Atlanta để dự hội nghị liên trường của tỉnh, ba sẽ không mệt. Ba chỉ mệt khi về nhà, leo lên giường nằm, rầu rĩ thở dài bởi hoạ mất nước. Lo lắng phiền muộn trước cảnh sơn hà lâm nguy.
Hai má con nhẹ nhàng đứng lên, khe khẻ ra ngoài. Tôi chọc má:
- Công nhận ông boa (ba) có nhiều người tình dễ sợ luôn. Bà moá (má) hén.
Má tôi mắc cỡ, cười lỏn lẻn:
- Ừm… Con nhỏ nầy…
Tôi bước ra ngoài. Cali, chốn quê thứ hai của tôi bây giờ đang vào mùa hạ. Không gian nơi nầy thật yên tĩnh, sạch sẽ. Trời đã về chiều nhưng nắng hãy còn vàng ươm, óng ả, ngọt ngào và mềm mượt. Vài làn mây mỏng mảnh nhẹ thênh, trắng xốp và lộng lẫy, đang bâng khuâng trôi về phía xa tít. Đàn chim đang vỗ cánh bay, lấp loá trong bầu trời cao rộng, trong veo, xanh ngút, mênh mang. Đâu đây, mùi hoa cỏ xao xuyến toả hương thơm dịu dàng. Chỗ khúc quanh cuối đường, nhà ai có cây dừa sao mà gợi thương gợi nhớ. Bỗng chạnh lòng. Bỗng ngậm ngùi mà nhớ mà thương mảnh đất quê nhà vốn đã bé nhỏ gầy guộc, giờ càng xanh xao ốm yếu bởi bọn kẻ cướp đang hoành hành, đe doạ.
Và, bỗng nhớ đã đọc được đâu đó rằng: Không bao giờ là quá muộn, không bao giờ là tuyệt vọng, không bao giờ là bế tắc hoàn toàn nếu ta vẫn luôn cố gắng và giữ mãi niềm tin.
Tịnh Tâm
“Công cha như núi Thái Sơn”
(Ca dao)
Tối thứ Sáu nọ, khi bữa tiệc họp mặt đại gia đình đang rôm rả, mọi người đang sôi nổi bàn cãi về vận nước lâm nguy, Trung quốc ức hiếp, xâm lấn bờ cõi quê nhà, bỗng má tôi khều tay tôi, nháy mắt. Tôi theo bà vào phòng riêng. Sau khi khoá cửa phòng cẩn thận, má tôi thì thầm, vẻ mặt hết sức nghiêm trọng:
- Tâm nè, hình như ba con có tình nhân ở Việt Nam.
Tôi hốt hoảng:
- Má nói gì vậy? Sao má lại nghĩ như vậy?
- Ổng giấu tiền riêng đem gửi về bển. Chắc là nuôi tình nhân của ổng.
- Sao má biết?
- Hôm qua bà bạn của má gặp ổng trong cửa hàng gửi tiền về Việt Nam. Bả kể là hỏi ổng gửi cho ai. Ổng không trả lời, chỉ cười cười giả lả rồi lụi bụi đi ra, bộ tịch lấm la lấm lét, rất đáng ngờ. Con hiểu không?
- Có thể ba con gửi cho họ hàng, bạn bè.
- Nếu không mờ ám, mắc mớ gì ổng phải giấu diếm. Mắc mớ gì ổng không nói cho má biết. Mắc mớ gì ổng không minh bạch trả lời bà bạn của má? Con hiểu không?
- Con không hiểu và cũng không tin. Ba con vốn nghiêm khắc, sống chuẩn mực. Ba con là người đàng hoàng. Ba con không có tính bay bướm lăng nhăng tình ái. Thêm nữa, ổng đã ngoài bảy mươi rồi.
Má tôi thở dài:
- Ừm… Biết đâu được? Con người chứ đâu phải thần thánh. Ranh giới giữa yếu đuối và mạnh mẽ trong phần xác thịt rất mong manh. Hơn nữa, biết đâu ba con bị dụ dỗ mà sa ngã. Nghe có vẻ vô lý nhưng… biết đâu đó là sự thật? Đã có những người đàn ông khi còn trẻ thì giữ được mình, nhưng lúc về già bỗng đâm ra trở chứng, hư hỏng. Con hiểu chưa?
Lý lẽ của má khiến tôi giật mình:
- Theo má, ổng bị sa ngã vào thời điểm nào?
- Ừm... Có thể trong mấy lần ổng về Việt Nam thăm bà nội con. Rồi hồi bà nội con mất, ổng ở bển cả mấy tháng. Đàn ông là một thân xác mạnh mẽ bên ngoài một trái tim yếu đuối. Con hiểu chưa?
Má tôi lại buông tiếng thở dài. Tôi quay sang nhìn má. Nét mặt má buồn thỉu buồn thiu. Má đã bảy mươi ba tuổi rồi. Má đã già rồi. Tuy má hãy còn trẻ rất nhiều so với độ tuổi nhưng không thể chống chọi được với bước- chân- của- thời- gian- đời- người. Tôi cũng chợt ngạc nhiên rằng sao đến chừng tuổi nầy má vẫn còn ghen? Nhớ lại trước đây, những lần giận ba, má phát biểu rất can trường, rằng má không cần ba nữa, má chỉ muốn sống một mình cho yên thân, cho khoẻ người. Má chỉ muốn thoát khỏi ba. Thoát khỏi cái ông chồng gia trưởng suốt ngày ngồi trước cái computer, lên mạng. Rồi ôm cái cell phone hăng hái tán dóc với bạn bè. Thoát khỏi cái ông chồng mới sáng sớm đã nghe radio, hết đài nọ tới đài kia. Thoát khỏi cái ông chồng không buồn chia sẻ công việc nội trợ với má, như lặt rau, lột hành lột tỏi, như chuẩn bị lá chuối cho má gói bánh ít lá gai, như nhồi thịt cho má làm nem, như chùi bếp lau bàn cho sạch sẽ… Dĩ nhiên tôi không nhắc lại chuyện đó, sợ má đang lo buồn lại còn bị quê độ, tội nghiệp má.
- Má yên tâm, con sẽ lo việc nầy. Con sẽ tìm hiểu ba gửi tiền về Việt Nam cho ai. Thôi mình ra ngoài kẻo ba nghi ngờ, ba càng giấu kỹ, mình khó dò la manh mối.
- Nhớ bí mật chuyện nầy nghe Tâm, lỡ tới tai con dâu con rể thì kỳ cục lắm. Dị hợm lắm! Con hiểu không?
***
Hổm rày, má thường phone cho tôi, kể đủ thứ chuyện về ba. Nào là ổng đi tập thể dục về trễ. Nào ổng ăn mặc lịch sự hẳn ra. Nào trời đêm lạnh lẽo mắc mớ chi ra ngoài patio nghe điện thoại. Nào ánh mắt ba trốn tránh như người có lỗi. Nào bỗng dưng ba siêng việc nhà… Má khiến tôi suy nghĩ nhiều về ba.
Suy nghĩ nhiều về ba, nhưng tôi không hề nghĩ đến việc ba tôi có tình nhân. Không hiểu tại sao tôi lại chỉ nhớ nhiều hình ảnh ba ngày xưa, những kỷ niệm vui buồn về ba trong ký ức tôi.
Má kể, khi tôi, con gái đầu lòng của ba chào đời, đang ra sức há to cái miệng gào khóc oa oa cho đã, thì ba sung sướng bồng tôi lên, rung rung dỗ dành, hát ồ ồ với giọng Quảng đặc sệt : “Treng (Trăng) trung thu, loà (là) treng (trăng) Việt Nam tươi mới. Đêm trung thu, đèn sao cờ bay phất phới…” Tay ba to bè, luỳnh khuỳnh vụng về, má lo thót tim, cứ sợ tôi bị lọt xuống đất.
Má kể, hồi tôi chừng một tuổi, có lần giận ba, má bồng tôi về nhà ngoại. Nhà ngoại tôi cách nhà nội chừng bảy cây số và một con sông nhỏ có cây cầu tre lắt lẻo bắc ngang. Ngay sáng hôm sau, ba tôi đạp xe đạp về ngoại, lén má tôi, bồng tôi về nội. Một tay ba bế tôi, tay kia cầm ghi-đông xe. Khi qua cầu, ba nhờ người ta bồng tôi, còn ba, vác xe đạp. Tôi khóc đòi sữa, ba bồng tôi đi bú mày cô Sáu. Hôm sau, má tôi phần nhớ con, phần cương sữa, phải nhanh chân về nhà nội.
Tôi nhớ, năm tôi học lớp năm (lớp một bây giờ), một chiều, ba chở tôi đi chơi, gặp người bạn của ba. Tôi lí nhí chào. Lúc về nhà, ba biểu:
- Tâm, lấy cho ba cây mía.
Tôi te te chạy đi kiếm cây mía, hí hửng đưa ba.
- Tâm, nằm xuống phản.
Tôi ngơ ngác, không hiểu chuyện gì nhưng biết mình sắp bị ăn đòn nên mếu máo.
Ba đánh tôi một một roi, bằng cây mía. Chẳng nhằm nhò gì nhưng tôi
ráng khóc ầm lên, bù lu bù loa, mũi dãi lòng thòng để ba thương, ba không đánh nữa. Ba dạy:
- Từ nay về sau, khi gặp người lớn, phải chào thật rõ, nghe con.
- Dạ.
Xong ba lấy dao róc mía cho tôi ăn.
Tôi nhớ, ngày tôi đậu tú tài, ba vui lắm. Ba vội mua vé máy bay cho tôi vào Sài gòn học. Ba bảo:
- Con hãy cố gắng học. Thích gì học nấy. Muốn học bao nhiêu cũng
được! Cứ học giỏi là ba mừng.
Tôi nhớ, năm thứ nhất, từ Sài Gòn về quê ăn Tết. Hình ảnh đầu tiên
tôi bắt gặp trước hiên nhà là ba tôi đang bưng những két bia, két nước ngọt chất lên xe lam chuẩn bị đi bán. Tôi nhận ra ba ốm hơn, da ba đen sạm hơn, mắt ba sâu hơn. Tôi thắc mắc, chú tài xế đâu rồi ba? Ba không trả lời mà nói nhanh, Tâm nè, ba đã mua sẵn vé máy bay vô Sài Gòn cho con rồi. Mùng sáu Tết, không bị trễ học chứ con? Xong ba vội vàng lái chiếc xe lam già nua đi bỏ hàng. Bấy giờ độ một giờ trưa. Nắng miền trung chói chang đến cay xè cả mắt. Ừ, ba tôi, ngoài việc dạy học, phải mở tiệm buôn bán để kiếm tiền nuôi bầy con ăn học, với ước ao: Các con thích gì học nấy. Muốn học bao nhiêu cũng được! Cứ học giỏi là ba mừng.
Tôi nhớ, những ngày miền Trung lần lượt thất thủ. Sài Gòn trong cơn hấp hối. Tôi hoang mang lo lắng, khóc hết nước mắt bởi hoàn toàn mất tin tức gia đình. Bỗng tôi nhận được tấm giấy ngân hàng báo đi nhận tiền do ba gửi. Một số tiền khá lớn để tôi có thể sống được một năm. Hoá ra, trong cơn phong ba bão tố, ba vừa lo cho má tôi cùng bầy em tám đứa, nhất là sinh mạng của ba, mà ba vẫn không quên lo cho tôi tiền ăn học.
Tôi nhớ những tháng năm dài tưởng chừng miên viễn, ba bị tù đày hết chốn rừng thiêng nầy tới nơi nước độc kia. Ba đã đối diện với cái chết, với bệnh tật đói rét, với lao lung tủi cực mà thương ba đến quặn thắt cả lòng. Tôi nhớ, ba đã gởi gắm tình yêu thương gia đình trên chiếc lược bằng vỏ đạn mà ba đã khắc tên ba má và bầy con bằng những nét chữ hoa rất xinh xắn. Tôi nhớ, ngày ba đi tù về, mắt ba đục mờ, quần áo rách rưới, thân hình gầy rộc,tiều tuỵ.
Rồi tiếp đó là những năm tháng dài tưởng chừng vô tận, ba chông chênh bất an héo hắt, đói khổ cay đắng nhục nhằn… Ba suy sụp hẳn về cả thể chất lẫn tinh thần, bởi phải đối mặt với sự sợ hãi thường trực, bởi phải chứng kiến cuộc bể dâu, chứng kiến những cảnh đảo điên trơ tráo, bẩn thỉu đê tiện, ngu xuẩn rồ dại. Chứng kiến những trò lừa bịp ghê tởm, hạ thấp và chà đạp phẩm giá con người.
Tôi nhớ, khi có chương trình HO, ba má và sáu đứa em tôi đi Mỹ, ba chị em lớn chúng tôi, vì đã lập gia đình nên bị ở lại, ba luôn thường xuyên viết thư về thăm hỏi an ủi chúng tôi. Ba bảo, nếu đứa nào ngặt nghèo, báo ngay cho ba biết để ba gửi tiền về.
Tôi nhớ, ngày chị em chúng tôi được sang đây, ba thở phào nhẹ nhõm. Giờ thì bầy con chín đứa của ba đều ổn định. Hàng tuần, cứ vào thứ Sáu hoặc thứ Bảy, tất cả con cháu hơn ba chục đứa, tập trung về nhà ba má, ăn uống vui cười, chơi đùa, hát hò, vui như ngày hội.
***
Hổm rày, những kỷ niệm về ba bỗng choán ngợp tâm trí tôi. Tất cả gợi lên hình ảnh ba nghiêm nghị mà tràn đầy tình yêu thương, cương quyết mà hiền từ. Và tôi càng không thể nào tin ba tôi tình tang mèo mả gà đồng. Nhưng để má vui lòng, tôi đành trở thành thám tử, dò tìm tình nhân của ba. Việc được tiến hành hoàn toàn bí mật như lời má dặn.
Nhân bữa ba tôi đi vắng. Má tôi gọi tôi. Ngay lập tức, tôi có mặt tại nhà ba má. Tôi xông vào tủ giấy tờ của ba. Phải công nhận ba sắp xếp mọi sự rất ngăn nắp. Ngoài bìa các folder được ghi rõ ràng bằng bút lông màu xanh dương, chữ in to, trông rất trang trọng và đẹp mắt: Tổ quốc, xã hội, đồng hương, bạn bè trong nước Mỹ, bạn bè ngoài nước Mỹ, bạn bè ở Việt nam, sức khoẻ, tài chánh, gia đình… Tôi lần lượt rà soát. Ồ, đây rồi! Những tờ receipt được đựng trong cái folder dưới cùng!
Nào, receipt bảo trợ in sách, bảo trợ đặc san xuân, ủng hộ cuộc họp mặt đồng hương, ủng hộ cuộc họp mặt liên trường, ủng hộ học bổng…
Đây rồi, những receipt gửi tiền về Việt Nam. Người nhận: Nguyễn thị X, Trần văn Y, Lê thị Z… Người nầy $50, người kia $40, người nọ $60…
Đây rồi lời nhắn: “Góp tiền xây nhà thờ họ.” “Mến gửi chị chút tiền mọn để xây mộ cho anh”. “Thương gửi cháu chút tiền mua sách học.” “Mến gửi em món quà nhỏ. Chúc em mau lành bệnh.”…
- Má thấy đó. Ba con chỉ toàn làm việc thiện.
- Ừm…
- Con nhớ hồi nhỏ, có lần đi học, thấy ba chở một bà già xách giỏ vô nhà thương, con vô tình kể má nghe. Thế là má tưởng tượng vợ bé của ba sinh con. Bà già đó là mẹ vợ bé của ba… Má còn nhớ hông?
- Ừm…
- Sau đó má mới biết là ba con đang trên đường vào chi khu, gặp mẹ của một chú nghĩa quân đang đón xe lam đi bệnh viện nuôi con dâu mới sinh. Thấy tội nghiệp, ba cho quá giang. Má còn nhớ hông? Hi hi… Lần đó má làm dữ lắm. Má lấy cái quẹt zipo ra, tính đốt cái xe Honda của ba.
- Ừm… Ớt nào mà ớt chẳng cay! Mầy cũng vậy! Phải không?
- Dạ.
- Thực ra, tới tuổi nầy thì còn ghen tuông nỗi gì hả con? Nghẹt cái, má chỉ sợ ổng bị mấy đứa con nít ranh ở bển dụ khị, rồi bôi nhọ gia đình mình. Hiểu không con?
- Dạ hiểu. Con biết má không thèm ghen. Má chỉ buồn buồn tức
chút chơi cho vui thôi. Má hén.
- Ừm… Con nhỏ nầy…
Bỗng!
- Ủa? Má con bay làm gì đó?
Tôi giật bắn người, vừa run, vừa xấu hổ, cúi gầm mặt xuống. Má tôi thì ngượng nghịu không dám nhìn ba. Hai má con chờ đợi cơn thịnh nộ của ba.
- Bà với con Tâm kiếm gì mà lục tủ giấy tờ của tui vậy?
- Ừm…
- Dạ…
- Tâm, con nói thiệt cho ba nghe coi.
Tôi nhìn má cầu cứu. Má thoáng lưỡng lự rồi gật đầu. Tôi ngước nhìn ba. Ánh sáng của trí tuệ, của một nhân cách ngay thẳng toát ra từ vầng trán ba vuông vức cao rộng. Ánh sáng của tâm hồn nhân từ, của tình yêu thương, trái tim bao dung toả ra từ đôi mắt ba ấm áp hiền hoà. Lòng tôi tràn ngập những cảm xúc và nỗi e thẹn khó tả.
Rồi tôi rụt rè kể đầu đuôi sự việc cho ba nghe.
- Bà còn nhớ anh X không?
- X nào? Bạn ông bao nhiêu người tên X làm sao tui nhớ.
- Anh X người Huế, cùng khoá Thủ Đức với tui đó. Năm tui ở Mỏ Cày, bà vô thăm, ảnh chạy ra cổng đón bà vì tôi đương bận họp.
- Ừm… Nhớ… Thì sao?
- Sau bảy lăm, ảnh bị tụi nó đem ra tùng xẻo. Đầu tiên là tay, rồi lỗ tai...
- Thôi, ông đừng kể nữa, tui sợ quá.
- Giờ vợ con ảnh lây lất ở bển. Bà còn nhớ anh Y? Anh Y thương phế binh? Bà có nhớ anh Z, chết trong trận Mậu Thân?
- Thôi, tui hiểu rồi. Tui xin lỗi ông.
Im lặng khá lâu. Trong sự im lặng, có cái gì bình an dịu dàng làm chúng tôi cảm thấy thoải mái.
Ba tôi bảo, sở dĩ ba phải giấu vì sợ má không giữ miệng, tới tai con cái, lỡ chúng không cho tiền ba nữa. Mà ba thì rất cần tiền để đem biếu tặng. Ba vốn cẩn trọng, lo xa vậy thôi, chứ bầy con của ba đều hiếu thuận ngoan hiền. Thêm nữa, mình làm việc thiện mà đi khoe khoang kể lể thì hay ho cái nỗi gì.
Riêng tôi, tôi hiểu tính ba. Ba ít nói, kiệm lời. Ba không thích phải thanh minh chuyện nầy việc kia không cần thiết với ai. Mệt.
Nhưng, suốt ngày ba ngồi trước computer, theo dõi tình hình Việt Nam, tình hình thế giới, gửi email liên lạc với bạn bè, thì ba không mệt. Nhưng, mới sáng sớm ba ngồi lặng im trầm mặc như bức tượng đồng trước bình trà, nghe tin tức, hết đài nọ tới đài kia, ba không mệt. Rồi ba đi dự các cuộc họp mặt các hội đồng hương. Tham gia những sinh hoạt cộng đồng, ba không mệt.
Ba không mệt khi vẫn thường xuyên bỏ công sức răn dạy con cái gắng học gắng làm, sống tử tế, xứng đáng với miền đất tươi đẹp ân tình đã cho mình dung thân, đã cưu mang và tạo mọi cơ hội để mình sống cho ra sống. Được ngẩng cao đầu mà sống. Được sống đàng hoàng. Không phải sợ hãi. Không phải cúi đầu.
Gần đây, ba cùng các chiến hữu lên Los Angeles, đi San Francisco để biểu tình chống bọn Tàu cộng xâm lấn lãnh thổ Việt Nam, ba không mệt. Cuối tháng bảy nầy, ba sẽ đi Atlanta để dự hội nghị liên trường của tỉnh, ba sẽ không mệt. Ba chỉ mệt khi về nhà, leo lên giường nằm, rầu rĩ thở dài bởi hoạ mất nước. Lo lắng phiền muộn trước cảnh sơn hà lâm nguy.
Hai má con nhẹ nhàng đứng lên, khe khẻ ra ngoài. Tôi chọc má:
- Công nhận ông boa (ba) có nhiều người tình dễ sợ luôn. Bà moá (má) hén.
Má tôi mắc cỡ, cười lỏn lẻn:
- Ừm… Con nhỏ nầy…
Tôi bước ra ngoài. Cali, chốn quê thứ hai của tôi bây giờ đang vào mùa hạ. Không gian nơi nầy thật yên tĩnh, sạch sẽ. Trời đã về chiều nhưng nắng hãy còn vàng ươm, óng ả, ngọt ngào và mềm mượt. Vài làn mây mỏng mảnh nhẹ thênh, trắng xốp và lộng lẫy, đang bâng khuâng trôi về phía xa tít. Đàn chim đang vỗ cánh bay, lấp loá trong bầu trời cao rộng, trong veo, xanh ngút, mênh mang. Đâu đây, mùi hoa cỏ xao xuyến toả hương thơm dịu dàng. Chỗ khúc quanh cuối đường, nhà ai có cây dừa sao mà gợi thương gợi nhớ. Bỗng chạnh lòng. Bỗng ngậm ngùi mà nhớ mà thương mảnh đất quê nhà vốn đã bé nhỏ gầy guộc, giờ càng xanh xao ốm yếu bởi bọn kẻ cướp đang hoành hành, đe doạ.
Và, bỗng nhớ đã đọc được đâu đó rằng: Không bao giờ là quá muộn, không bao giờ là tuyệt vọng, không bao giờ là bế tắc hoàn toàn nếu ta vẫn luôn cố gắng và giữ mãi niềm tin.
Tịnh Tâm
đến nhiều người ,Tôi ngưỡng mộ chương trình Van Nghệ hàng năm tổ chức để NHỚ ƠN ANH NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH VIỆT NAM CỘNG HOÀ.cộng sản đang dùng chiêu bài NGHỊ QUYẾT 36 hòng ru ngủ và lừa bịp những người nhẹ dạ.Trên nhiều diễn đàn đả nói về vấn đề nầy.Tôi mượn trang báo của Chị Nhả Ca gửi vài dòng mong các ban,các CHIẾN BINH VNCH đừng quá nhẹ dạ để bị lừa bịp.Cám ơn tác giả câu chuyện đọc gây xúc động
cám ơn tác giả. cám ơn đài littlesaigon,
thân ái