Hôm nay,  

Đi Bắt Bào Ngư

13/06/201200:00:00(Xem: 116922)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả sinh năm 1944, định-cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công công của các thành-phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú. Vì tình trạng sức khoẻ, ông Tú phải bỏ nghề điêu khắc và đã về hưu và là cư dân San Jose, California. Năm 2011, ông Tú viết hai bài “Điêu Khắc Gỗ và “Tôi Làm Thông Dịch Ba Thứ Tiếng,” sau đây là bài viết thứ ba của ông.





Hồi mới qua Mỹ, nhờ đi học Anh-Văn ở Indochinese Center nên tôi quen được nhiều người Việt, trong đó có gia-đình vợ chồng Anh Trí, chị Đậm là tôi thân nhứt.

Vợ chồng anh Trí qua Mỹ trước tôi hơn hai năm nên sự hiểu biết về nước Mỹ của anh chị hơn tôi rất nhiều. Vì nhà tôi ở gần biển nên anh chị thường tới thăm và chúng tôi thường ra bải biển chơi.

Một buổi sáng, hai gia đình ra bãi biển Pacific Grove, California, lúc nước ròng nhưng chỉ lòi bãi phân nửa. Chúng tôi xuống tới mé nước thì thấy ốc đeo theo mấy tảng đá và nằm trong các vũng nước rất nhiều. Chị Đậm nói:

- Bải biển nầy có nhiều ốc và có bào ngư nữa. Anh chị có ăn ốc nầy chưa? Nó hơi nhỏ nhưng ngon như ốc gạo của mình vậy, mình bắt về một mớ trưa nay luộc ăn.

Vì không biết bắt ốc là phạm luật nên chúng tôi đi bắt rất tự nhiên. Vợ tôi và chị Đậm lo bắt ốc, anh Trí thì coi chừng mấy đứa nhỏ, tôi thì đi cặp theo mé nước để kiếm bào ngư. Tới một hòn đá nằm nghiêng, tôi thấy một con bào ngư bằng cổ chưn đang bám vào mặt dưới, tôi đưa tay vừa đụng vô vỏ là nó bám cứng vào đá, tôi nắm nó cố kéo ra nhưng không nhúc nhích. Tôi chạy lại xe lấy cây “vít” lớn (screw driver) đẩy vô giữa con bào ngư và đá để nạy ra, nó bị bể vỏ và tét thịt ra nhưng vẫn bám cứng, không làm sao cho nó rớt ra được. Tôi đành tiếc rẻ bỏ nó và tìm con khác.

Tới con thứ nhì, nhờ anh Trí chỉ dẩn, khi thấy con bào ngư, tôi lấy cây “vít” vừa đẩy thiệt lẹ vô giữa con bào ngư và mặt đá vừa nạy ra thật nhanh, nó mới rớt xuống cát. Tôi mừng quá lượm con bào ngư, tính xây qua khoe với bà xã con bào ngư mà tôi bắt được lần đầu tiên trong đời nhưng chung quanh tôi... vắng teo! Nhìn lên bờ, gần bải đậu xe thì thấy “quân ta” đã rút hết lên trên đó. Tôi cầm con bào ngư chạy lên đó, đưa cao lên và la lớn:

- Bắt được con bào ngư nè!

Quân ta xúm lại “chiêm-ngưỡng” con bào ngư làm tôi “nở mũi”, còn những người Mỹ xung-quanh ngó tôi lom lom, trong bụng tôi khoái quá vì tưởng rằng họ cảm phục tài bắt bào ngư của tôi. Sau nầy có người cho tôi biết người Mỹ không thích ai bắt động-vật hoang dã, họ ngó tôi là họ tỏ vẻ bất mãn việc tôi bắt bào ngư chớ không phải họ cảm-phục!

Tôi đem con bào ngư về để trong ngăn đá tủ lạnh, sáng bữa sau tính lấy ra xào cải thì nó đâu mất. Tôi hỏi bà xã có đem nó đi đâu không thì bả nói không. Rõ ràng hôm qua tôi để nó tại đây mà bây giờ đâu mất! Tôi liền lấy hết thịt cá trong tủ lạnh ra thì thấy con bào ngư nằm tuốt trong góc tủ, nó bò đi trốn và bị đông đá nên không còn bám vào thành tủ lạnh được nữa!

Mấy ngày sau, tôi ra biển lúc nước cạn để lòi bãi ra nhiều, sẽ có nhiều bào ngư hơn. Khi ra tới bãi đậu xe thì tôi thấy có tấm bảng bằng giấy thùng giấy được ghi bằng chữ Việt (xin lỗi, tôi xin ghi nguyên văn):

“Cấm bắt và ăn ốc, bào-ngư, lồn tiên v.v… vì những con nầy bị nhiễm độc”

Con “l… tiên” là con gì? Nó là đồ biển, chắc là tôi đã có ăn nó rồi nhưng vì tôi chưa thấy “l…tiên” lần nào nên tôi không biết nó là con gì?

Đồ biển bị nhiểm độc!

Gia-đình tôi đã ăn hết mấy chén ốc và một con bào ngư rồi! Tôi lo quá! Ăn ngon một chút mà giờ đây trong lòng lại lo-lắng! Tôi tự nhủ với lòng:

Một lần cho tởn tới già. Ðừng ăn bậy-bạ kẻo mà thiệt thân!

*

Em chú bác của Chị Đậm là Cô Xuân và thằng Khanh, chồng cô Xuân là Hai Quang, các người nầy ở San Jose. Hôm nay là thứ sáu, mấy người nầy xuống Seaside đổi gió, sẽ ăn và ngủ tại nhà của vợ chồng anh Trí, chị Đậm.

Tôi đã nhậu với mấy người nầy nhiều lần nên chúng tôi thân thiết với nhau như người trong nhà. Bữa tiệc chiều nay gia-đình tôi cũng tới tham-dự.

Mới bốn giờ chúng tôi đã có mặt để cho “bầy trẻ” chơi với nhau và bà xả tôi phụ làm đồ ăn với chi Đậm để đải khách.

Nghe tiếng vịt kêu ở sau nhà, tôi ngạc-nhiên đi ra coi, thấy anh Trí đang cầm con vịt, tôi hỏi:

- Ủa! Ở đâu mà anh kiếm được vịt sống hay vậy anh Trí?

- Có người quen chỉ tôi mua ở Salinas đó anh Tú. Nông trại nầy có cái hồ, họ nuôi mấy trăm con vịt lận. Mình hết sợ hổng có tiết canh ăn rồi đó anh.

Sau khi pha tiết vịt với nước và nước mắm xong, anh vừa nhổ lông vịt vừa tâm-sự:

-Qua Mỹ nầy mấy năm hổng có tiết canh để ăn, tui thèm muốn “thụt lưỡi”. Có lần tui chở vợ con vô công-viên ở Monterey chơi, chỗ đó có cái hồ mà người Việt-Nam mình đặt tên là “Hồ Vịt” vì có nhiều vịt hoang sống ở đó, tôi thấy vịt mà thèm “chảy nước miếng” nhưng không biết làm sao bắt nó mà người ta không thấy!

- Anh có bắt thử không?

- Có! Bắt một lần làm tui “teo chim”!

- Sao vậy?

- Tui thấy vịt gom lại ở dưới gốc cây, liền nghĩ tới cái chài của tui, nếu tui quăng một cái là “dính” hết cả bầy.

Tôi thắc-mắc hỏi tiếp:

- Anh quăng chài dính hết sao anh còn “teo chim”?

- Nghĩ là nghĩ vậy chớ khi làm đâu có suông sẻ anh! Anh biết hồi ở Việt-Nam, đi chài là nghề của tui mà, khi qua đây tui “ngứa nghề” nên xin lưới cũ của bà con mình sống bằng nghề biển, tui “bện” lại thành một cái chài. Chưa bắt được con cá nào hết thì có người “hù” tôi là mấy cái hồ đều có chủ, nếu mình bắt cá thì họ bắt mình đưa ra tòa. Tui cũng ngán ông tòa nên cái chài vẫn còn thất nghiệp. Giờ thấy bầy vịt, tui nghĩ cái chài của tui có việc làm rồi. Vịt hoang đâu có ai làm chủ, có gì phải sợ đâu? Nhưng mình phải làm sao cho kín đáo một chút.

Trời vừa “đỏ đèn” tui chở thằng con lớn của tui là thằng Hải, hồi đó nó được 12 tuổi, đi tới “Hồ Vịt”. Đậu xe gần gốc cây, tui biểu thằng Hải canh chừng hể có ai tới thì cho tui biết.

Tui đang cầm cái chài trên tay ở thế sẵn-sàng quăng. Thấy bầy vịt nằm ngủ dưới gốc cây, tui đi thật nhẹ tới. Kế bên bầy vịt, có một gốc cây làm tôi không quăng chài được. Bổng có một con ngóng cổ lên la lớn “cạp, cạp, cạp” rồi chạy ào-ào làm cho các con khác hoảng-hốt vừa la, vừa chạy, vừa bay xuống hồ nước. Tui vội lách qua gốc cây và quăng cái chài ngay bầy vịt vừa xuống tới nước. Chúng nó chạy lẹ quá nên không con nào “dính” trong chài hết! Cái chài từ-từ chìm xuống nhưng tui vẫn còn nắm dây chài trên tay, tui tính kéo cái chài lên thì nghe thằng Hải nói:

- Ba ơi! Cảnh-sát tới!

Hồi đi bắt vịt tui không sợ gì hết, giờ nghe nói cảnh-sát tới,tui sơ, tui cố trấn-tỉnh bằng cách buông sợi dây cho cái chài chìm xuống nước và khoát nước rửa tay thì nghe bà cảnh sát nói gì đó tui không hiểu nên nhờ thằng Hải thông dịch lại.

Cảnh-sát hỏi:

- Xin lỗi, ông làm gì ở đâu?

Tui bèn bịa chuyện:

- Tôi nhìn cảnh-vật hồ nầy cho đở nhớ Việt-Nam.

Chắc bà cảnh-sát tội nghiệp nỗi nhớ quê hương của tôi nên giọng bà dịu lại:

- Ông làm bầy vịt chạy hết xuống nước, xin ông vui lòng rời khỏi đây cho bầy vịt trở lại ngủ.

Tui rất ngạc-nhiên vì cảnh sát mà đi lo giấc ngủ cho bầy vịt, dù nghĩ vậy nhưng tôi không hỏi bả, tôi nói:

- Dạ! Tôi rời khỏi đây ngay bây giờ, xin lỗi bà!

Bà cảnh sát còn cám ơn tui rồi mới lên xe.

Thoát khỏi bàn tay của cảnh-sát, tui “mừng hết lớn” nhưng còn sợ quá chừng, tôi lên xe chạy thẳng về tới nhà mà còn run! Đêm đó tui ngũ không được, cứ nghĩ tới cái chài còn ở dưới hồ vịt,nếu cảnh-sát thấy nó thì tui sẽ bị còng.

Bốn giờ khuya, tui lái xe một mình tới hồ vịt, hên quá! Mấy con vịt không gom lại đây! Tui đưa tay xuống nước nắm sợi dây rồi kéo cái chài lên, bỏ vô bao rác và đem lên xe chạy tuốt về nhà.

Hú hồn, hú vía! Mọi việc được suông-sẻ. Tui liệng cái chài vô thùng rác và tự nói với mình: từ nay không bao giờ dự vào bất cứ chuyện gì phạm pháp nữa!

*

Phái-đoàn San Jose hẹn 5 giờ chiều có mặt, giờ gần 6 giờ, anh Trí nóng ruột cứ đi ra đi vô trông ngóng hoài, anh than phiền:

- Gần 6 giờ mà chưa có “ma” nào tới hết! Đồ ăn nguội hết rồi!

Anh đi ra phía trước thì thấy chiếc xe của Cô Xuân chạy vô drive way, anh mừng quá đi lại gần. Cô Xuân quay kiếng xuống và nói với giọng gấp rút:

- Anh Ba! Mở cửa garage cho em chạy xe vô.

Anh Trí ngạc-nhiên vì trong xe chỉ có một mình Cô Xuân, anh chưa đi mở cửa mà hỏi:

- Thằng Quang ví thằng Khanh đâu?

Cô Khanh hối thúc:

- Mở cửa lẹ lên, cảnh sát vô bắt mình bây giờ đó!

Nghe nói tới cảnh sát, anh Trí hết hồn, vội chạy vô mở cửa. Cô Xuân chạy xe vô đậu rồi kêu anh Trí đóng cửa lại liền. Cô mở trunk xách ra một bọc rác, nói:

- Anh Ba! Anh Quang và thằng Khanh đi bắt bào ngư bị cảnh sát bắt rồi! Đây là bọc ốc mà tụi em bắt được, cảnh sát chưa biết, em đem về đây, anh coi chỗ nào dấu nó, nhớ dấu cho kín, hổng chừng cảnh sát tới đây xét đó, nếu họ bắt gặp thì mình mệt lắm!

Anh Trí và mọi người nghe nói cảnh-sát tới xét thì sợ quá chừng. Anh vội cầm bọc ốc đem ra sau nhà, mắt ngó dáo-dác rồi anh bỏ nó vô giữa bụi cây oak , xong anh trở vô nhà mà vẫn còn hồi-hộp. Không thấy Cô Xuân đâu, anh hỏi:

- Con Xuân đâu rồi?

Chị Đậm trả lời:

-Nó trở ra biển coi dượng Quang với thằng Khanh sao rồi!

- Để tôi chạy ra ngoải coi sao.

- Ra đó chi vậy? Ông đi lạng quạng cạnh-sát “đớp” ông luôn à!

Nghe vợ nói vậy, anh Trí “dội” liền! Anh đứng ngó ra đường mà trong lòng như có lửa đốt. Chị Đậm thấy vậy đem ra cho anh một ly nước lạnh, nói:
- Nè! uống ly nước cho hạ hỏa đi ông!

Anh Trí uống hết ly nước nhưng vẫn chưa hạ hỏa được! Chị Đậm kiếm cách làm cho anh Trí giảm bớt sự nôn-nóng, chị nói:

- Anh Trí nè! Anh dấu bọc ốc ở đâu vậy?

Nghe nói tới bọc ốc, anh Trí liền quên vụ mấy người chưa về, mặt anh có vẻ lo-lắng, anh ngó quanh, làm như có cảnh-sát ở đâu đây nghe được, anh nói nhỏ vừa đủ nghe:

-Tui dấu nó trong đám cây oak á!

- Kín hôn vậy?

Anh không trả lời mà chạy ra đám oak coi lại lần nữa rồi đi trở vô nói:

- Tui ngó không thấy. Không biết cảnh-sát thấy hôn?

Chị Đậm vội trấn-an anh:

- Anh không thấy thì không ai thấy đâu.

Khoảng gần 7 giờ tối thì Cô Xuân, dượng Quang và thằng Khanh về tới! Anh Trí liền đi lại gần xe. Chị Đậm dặn-dò:

- Anh Trí! Anh đừng hỏi bây giờ nhen! Ai cũng đói bụng quá rồi, để ăn xong rồi nói chuyện!

Nói rồi chị đi vô nhà để hâm lại đồ ăn.

Ăn được chừng một tô cháo vịt, anh Trí liền ngó dượng Quang, hỏi:

- Tụi bây đi bắt bào ngư ra saorồi? Kể lại cho mọi người nghe coi.

Hai Quang kể:

- Tụi em đâu có tính đi bắt bào ngư! Vừa hốt được một bọc ốc thì thấy mấy con bào ngư hấp dẩn quá nên em đem ốc cất trong xe. Vợ em than mỏi chưn nên bả vô ngồi trong xe còn em và thằng Khanh đi bắt bào ngư. Khi bắt được hai con thì có hai thanh niên Việt-Nam “tháp-tùng” đó là thằng Vinh và thằng Hảo, tụi nó cũng ở San Jose. Mỗi lần bắt được một con thì đứa nào đứa nấy cũng la lên để khoe “chiến-lợi-phẩm” của mình. Đang say sưa vạch đá tìm bào ngư thì có một cái bóng đen ở trước mặt, em ngước lên thì đó là một ông cảnh sát. Em hết hồn chưa biết phải làm sao thì ông cảnh sát nói:

- Xin lỗi ông! Luật-pháp không cho ông bắt con nầy. Ông đã phạm luật. Xin ông cho tôi coi bằng lái!

Trong khi chờ em lấy bằng lái thì ông cảnh- sát kêu 3 người kia cho coi bằng lái rồi lấy một cái túi để đựng “chiến-lợi-phẩm” của tui em là 6 con bào ngư và 2 cây screw drive rồi kêu tụi em lên mé bờ “làm việc”.

Hai Quang nói đến đây thì Cô Hai Xuân lên tiếng:

- Em đương ngồi trong xe, thấy 4 “ông tướng” đi theo cảnh sát thì biết là bị “bể” rồi nên em vội lái xe rút lui êm, đem bọc ốc về nhà cho anh Ba dấu đó.

Thằng Khanh tiếp lời:

- Cảnh sát vừa hỏi tụi em vừa điền giấy tờ rồi đưa cho tụi em ký tên, xong đưa cho mỗi người một bản và nói là sẽ có giấy gởi tới nhà để tụi em biết ngày ra hầu tòa! Tụi em vô cùng lo lắng nhưng chuyện đã lỡ rồi! Thôi thì tới đâu hay tới đó!

Hơn một tháng sau, 4 “bào ngư gia” lại khăn gói ra tòa ở Monterey. Hai lần đầu, tòa chưa tuyên án. Tới lần thứ ba tòa mới tuyên án: Bốn người phải chịu một số tiền phạt và bị án treo (tôi không nhớ là phạt bao nhiêu tiền và án treo bao lâu).

Qua ba lần “thăm viếng” ông Tòa ở Monterey, Vinh và Hảo đã thân thiện với gia-đình anh Trí và tôi. Sau phiên tòa cuối cùng, anh Trí mời mọi người về nhà anh để dùng bữa trưa. Chúng tôi nói chuyện rất thân mật. Hai Quang nói:

- Hôm nay phiên tòa đã chấm dứt, trong 4 thằng mình, tao hỏi tụi bây có đứa nào tính “sở hụi” cho chuyến bắt bào ngư của mình là bao nhiêu không?

Mọi người bắt đầu tính-toán. Thằng Vinh nói:

- Bốn người nghỉ làm 3 ngày, tổng-cộng là 12 ngày, mất cả ngàn đồng tiền lương rồi!
Thằng Hảo tiếp:

- Tiền khách-sạn tính mỗi lần 2 phòng, 3 lần cũng gần 400 đồng!

Thằng Khanh tiếp:

- Còn tiền xe cộ, xăng nhớt, tiền ăn và tiền tòa phạt cũng cả ngàn đồng nữa!

Hai Quang tiếp:

- Tổng-cộng khoảng chừng 2.400$, tụi mình bắt 6 con bào ngư, như vậy mỗi con trị giá khoảng 400$, rất mắc. Tụi bây thấy mình nên mừng hay nên buồn?

Khanh hỏi:

- Mình mất công và mất tiền, tại sao phải mừng?

Hai Quang giải-thích:

- Theo tao thì mình nên mừng vì lần nầy mình học được một bài học “để đời”, mình đã được “sáng con mắt” về luật-lệ của Mỹ và cái khoái nhứt là mình không bị “vô hộp”.

Mọi người đều đồng ý với Hai Quang vì nếu bị vô tù thì sẽ khổ thân mà còn không làm ra tiền được nữa!

Anh Trí nãy giờ ngồi im, với vẻ mặt buồn-buồn anh nói:

- Tụi bây đã xong chuyện hết rồi, chắc là lâu lắm mới xuống đây gặp anh, phải hôn?

Vinh nói:

- Thì thỉnh thoảng tụi em xuống thăm anh chị và hứng gió luôn.

- Biết chừng nào tụi bây xuống đây? 

Rồi anh giả bộ nghiêm trang nói:

- Tao có một cách, nếu tụi bây đồng ý thì anh em mình sẽ gặp nhau thường như trước đây.

Mọi người đều nhìn anh và chờ anh nói tiếp nhưng anh im lặng. Thằng Khanh nóng ruột hỏi:

- Cách gì? Anh Ba nói nghe coi?

- Dễ ợt! Đó là tụi bây đi bắt bào ngư một lần nữa rồi ra tòa nhiều lần thì anh em mình sẽ có dịp gặp nhau thường, tụi bây thấy đúng hôn?

Mọi người cười lên vui vẻ, Thằng Hảo vội nói:

- Đi bắt bào ngư? Có lộn không đó? Bị một lần là nhớ tới suốt đời luôn! Người ta nói:

Một lần cho tởn tới già,
Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân
Còn tụi em thì:
Một lần cho tởn tới già,
Đụng vào hoang thú ông tòa chẳng tha!


LÝ QUANG TÚ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến