Hôm nay,  

Cám Ơn Bố

07/06/201200:00:00(Xem: 116332)
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả với tên thật Nguyễn Thị Hữu Duyên gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Vẫn trong tinh thần ấy, bài mới của bà là chuyện của mùa Fathers Day.

Bố bảo mẹ cho Tin học đàn organ lúc năm tuổi.

Tin đâu có thích, bấy giờ Tin chỉ thích bơi lội thôi, nhưng mẹ đã ép Tin đủ kiểu để Tin phải chịu học đàn. Có lúc mẹ dùng đến roi để dọa Tin (ở Việt nam mà). Sau đó thầy phát hiện Tin có tài năng về đàn, học nhanh quá.

Thầy đặc biệt luyện tập và cho Tin đi biểu diễn đàn solo một vài lần trong chương trình “Tài năng của bé”.Tin luôn được giải nhất, từ dạo đó Tin bắt đầu ham thích học đàn và tham gia vào ban nhạc thiếu nhi của trường, thường đi biểu diễn vào những dịp lễ hoặc chương trình dự thi văn nghệ với các trường khác. Mọi người đều yêu thích ban nhạc của Tin.

Lúc ấy Tin sáu tuổi, học lớp một trường tiểu học Võ Thị Sáu tỉnh Tây Ninh.

Qua Mỹ, bố dạy thêm đàn Piano, Tin học rất nhanh khoảng ba năm đã học xong 5quyển Thompson.

Bố không có trình độ dạy tiếp nên phải gửi Tin theo học Professional piano.

Ở miền đông học đàn với thầy giáo Mỹ trắng rất mắc nhưng bố mẹ thấy Tin ham thích nên cũng dè sẻn chi tiêu để cho Tin học. Tin còn muốn học đàn guita và cả trống nữa.

Hôm Tin xin bố mẹ học thêm đàn guitar và trống, mỗi môn phải đóng thêm $20.00/ 30phút trong tuần. Hai môn phải chi thêm $40.00. Mẹ ngập ngừng vì e không đủ chi phí.

- Mẹ không lo, chỉ cần bố thu xếp thì giờ chở con đi học, còn tiền thì con dành dụm và xin thêm chị là đủ.

- Nhưng con quá bận mà lại dành thêm giờ cho đàn, trống thì có bảo đảm học tốt không?- Mẹ lo âu.

- Con sẽ sắp xếp thời khoá biểu được, mẹ yên tâm.- Tin hứa hẹn.

- Tuỳ con. - Mẹ nhìn Tin ánh mắt khích lệ.
image001
Tin 6 tuổi, góc bên trái.
Cuối năm lớp 10 trường tổ chức buổi văn nghệ cứu trợ đồng bào trong cơn bão Katryna. Tin là tay đàn Piano chính của ban nhạc. Với bộ comle đen, cà vạt trắng trông Tin chững chạc và lớn hẳn.

Chị đã tặng Tin bó hồng lớn và thật đẹp sau buổi trình diễn.

Hiện tại Tin biết xử dụng one man band, piano, guita và cả trống.Có những lần nhà tổ chức chương trình văn nghệ, đa số là người lớn tuổi đến dự.

Tin lớn lên ở Mỹ không biết về nhạc cũ trước năm 1975 và cũ hơn nữa.Vậy mà ông bà cô chú nào muốn hát bài gì lên dợt với Tin đều được cả. Nếu nhớ điệu gì thì càng tốt, không nhớ Tin cũng mò ra, ai cũng thương Tin và thích được Tin đàn cho hát.

- Tin đàn có hồn lắm.- Cô bác không tiếc lời khen tặng bày tỏ lòng yêu thương với Tin.

Cho đến nay, mỗi ngày Tin vẫn dành ba mươi phút để dợt đàn.

- Nếu không dợt hàng ngày con sẽ không đàn hay được đâu.“Văn ôn, võ luyện” mà. - Bố nhắc Tin.

Ngoài đàn, khi qua Mỹ bố còn dạy Tin môn thể thao: tennis.Năm ấy Tin chín tuổi.

Bố đăng ký Club cho cả gia đình. Hàng ngày 5:30AM cả nhà thức dậy, 15 vệ sinh cá nhân, sau đó bố chở đến Club đúng 6:00AM.

Bố thay phiên dạy 3 mẹ con chơi tennis, gia đình Tin chiếm hai sân. Khi bố dạy người này thì hai người kia dợt với nhau.

Chị học lớp 10, vô học sớm hơn Tin 45, chị chơi tennis đến 6:40, xuống hồ bơi đến 7:00, lên tắm và ăn sáng xong đúng 7:30 bố đưa chị đến trường. Trong thời gian đó Tin xuống hồ bơi, mẹ đi bộ trên máy và tập các động tác toàn thân khác.Khi bố trở lại mọi người sẽ tắm và cùng ăn sáng.
image002
Hình đăng báo địa phương: Năm 15 tuổi Tin đoạt cúp vàng năm bờ one single quần vợt cấp tiểu bang. Nhờ bố dợt cho Tin suốt tuần.
8:30 bố mẹ đưa Tin đến trường và đi làm luôn.

Tất cả mọi việc: thể dục, ăn sáng, tắm rửa đều giải quyết ở Club thật là thuận tiện.

Việc một đứa bé như Tin dậy sớm để đến Club có một không hai, ít nhất là ở thành phố này, tại Club này. Những người Mỹ trắng trong Club ai cũng đến bắt tay, vuốt đầu, khen Tin giỏi quá.

- Ông già Mỹ trắng khen em bé Mỹ vàng gốc Việt khiến lòng tự hào dân tộc của bố nổi dậy.Trẻ con Mỹ trắng đâu có dậy sớm nỗi- Bố cười với mấy mẹ con.

- Sao con là Mỹ vàng?- Tin không hiểu, nhìn bố chờ đợi.

- Con được bố bảo lãnh qua Mỹ, bố có quốc tịch Mỹ con và chị dưới 21 tuổi đương nhiên trở thành người Mỹ theo bố, vì dân Việt nam da vàng nên gọi là Mỹ vàng. - Bố giải thích.

Ồ, cả ba mẹ con hiểu ra cùng cười.

- Chế độ đối xử với dân định cư của nước Mỹ thật nhân đạo.- Bố đưa ngón tay cái ra dấu năm bờ oăn.

Tin bắt đầu khởi sự làm bạn với tennis từ đó.

Ngày nào bố cũng dành ít nhất 30 phút để tập cho Tin những cú đánh độc đáo. Bố mua sách dạy tennis, mua DVD của các tay vợt nổi tiếng đấu với nhau nghiên cứu để dạy Tin.

Bố mua riêng một cái máy đan vợt và nghiên cứu cách đan vợt để dạy cho Tin.

Buổi tối, đi làm về, vừa bước vào nhà mẹ chưng hửng khi thấy cái máy bày ra giữa phòng khách và hai bố con đang say mê đan vợt.

- Tại sao không mang cho người ta đan phải đở tốn tiền hơn không?- Mẹ nhăn nhó.

- Mỗi lần đan tốn $15.00. Cái máy chỉ có $250.00, Tin chỉ cần đan cho bạn hai mươi cây là lấy vốn được rồi.- Bố cười hề hề phân trần với mẹ.

- Cái gì? Anh tập cho con kinh doanh nữa hả? Không dành thời gian học hành à ? - Mẹ tròn mắt ngạc nhiên.

Tin đang khoái chí nghĩ đến việc vừa được chơi vừa kiếm được tiền, chạy đến ôm mẹ.

- Con làm có tiền mẹ khỏi cho con tiền mua sách. OK mom?- Tin hôn mẹ mấy cái liền.

- Ứ.. ừ , muốn có tiền chắc con phải nhúng banh vào nước cho ướt, khi chơi với bạn đánh thật mạnh tay thì vợt của bạn con mới mau đứt. - Mẹ lườm hai bố con với đuôi mắt như dài ra.

- Ý kiến hay, con nên làm theo lời mẹ là có nhiều vợt đứt đưa cho con đó. Mình tính rẻ thôi, con tính bạn $10.00 được rồi, bớt năm đồng. - Bố nheo mắt với Tin.

- Con nghĩ…lấy $9.99 thôi bố ạ.- Tin nhanh nhẩu tính theo kiểu Mỹ.

- Xì, mẹ chờ xem việc kinh doanh của hai bố con ra sao đây.- Mẹ lắc đầu không tin tưởng.

Thế đấy, Tin vừa học, vừa chơi tennis, vừa xem tivi, vừa đàn, vừa đan vợt.Lịch hàng ngày của Tin thật bận rộn, hầu như thời gian ít quá cho Tin.

- Sao Chúa không cho con người ta ngày ba mươi tiếng cho chẳn.- Tin trầm tư hỏi bố.

- Nếu Chúa cho con thêm sáu giờ một ngày con sẽ làm gì với sáu giờ đó. – Ánh mắt Bố rộn niềm vui vì thắc mắc lạ lùng của Tin.

- Con sẽ…được chơi thêm môn đá banh và bơi lội nhiều hơn. – Tin nhanh nhẩu.

- Con không dành thêm giờ đọc Kinh thánh và cầu nguyện sao?- Bố ngạc nhiên.

- Có chứ tất nhiên là hai việc ấy phải được ưu tiên hơn chứ bố.- Tin như nhớ ra.

- Vậy con hãy cầu nguyện nhiều đi, nếu thấy cần thiết thì Chúa sẽ cho con.OK?- Bố chắc giọng.

Tin mơ màng nhìn ra cửa sổ, có hai con chim nhỏ vừa đáp xuống cành cây trụi lá vì đã cuối thu.

Tin nhớ đến những trang Kinh Thánh nói về việc tạo dựng trời đất mà tin rằng “nếu thấy cần Chúa sẽ cho Tin và mọi người ba mươi giờ một ngày.”

Các bạn cùng trường giới thiệu Tin đan vợt vừa đẹp, vừa good, khi đón banh không căng hay dùn quá.Chẳng bao lâu Tin đã có tiền trả vốn mua máy đan lại cho bố.Năm ấy Tin 12 tuổi.

Tin ở trong đội teniss của trường,Khi nào có Tin tham gia giải đồng đội thì luôn được giải nhất.

Năm 15 tuổi Tin đoạt cúp vàng năm bờ one single cấp tiểu bang.Nhờ bố dợt cho Tin suốt tuần.

Tin thường được các cô bác trong nhà thờ nhắc đến trong khi dạy con, họ dùng Tin như là một tấm gương “người tốt, việc tốt.”

- Tin vừa học giỏi, chơi tenniss giỏi, đàn giỏi, hiếu thảo với cha mẹ và sống hoà thuận với mọi người các cháu phải bắt chước anh Tin nghe không.- Bác Tư tấm tắc khen Tin với các cháu của mình.

- Cám ơn bác, cháu nghĩ mọi sự là nhờ Chúa ban phước mà thôi.- Tin gãi đầu, khiêm nhường.

Trong phòng Tin có một kệ gỗ tuy đơn sơ nhưng chất đầy những cúp bạc, những mề đai, những huy chương thi đấu tennis của Tin.

Thỉnh thoảng mẹ mang xuống lau chùi ngắm nghiá từng cái một, rồi đến hôn lên đầu Tin đang ngồi học bài gần đó.

Những lần có tranh giải tennis trên tivi cả gia đình theo dõi rất hào hứng.

- Em có muốn trở thành million man không?- Chị nheo mắt với Tin.

- Dạ muốn.- Tin nhanh nhẩu.

- Vậy thì ráng luyện tennis cho giỏi nha, chúc em thành công.- Chị đùa với Tin.

- Nhưng chị quên rằng em muốn làm bác sĩ sao?- Tin nheo mắt với chị.

- Con nói phải. Mục tiêu cần đạt mình phải ráng giữ.- Bố nhắc nhở

Tin biết ơn công khó của bố đã lo lắng cho Tin cả tinh thần lẫn vật chất.

Bố vừa là bạn, vừa là thầy tuyệt vời của Tin.

Gặp những trở ngại về tâm, sinh lý, bố luôn là người đầu tiên được Tin tâm sự và xin ý kiến.

Bài học khó khăn, anh văn, toán phải đến với bố; kể cả những môn thể dục giúp cho sự phát triển cơ thể bố là thầy giáo năm bờ oăn.

Muốn biết về tâm lý phụ nữ để cư xử cho đúng, ngoài sách vở ra Tin còn hỏi thêm ý kiến bố (chứ không phải mẹ đâu nha).

Mỗi tuần bố dành riêng cho Tin một buổi để đi đến một nơi vắng vẻ chỉ có thiên nhiên và hai bố con.Bố dạy Tin về luân lý, đạo đức, điều phải, điều trái, cách đối nhân xử thế.

Tin nhận thấy những gì bố dạy giống như bố đã và đang sống. Tin xem bố như thần tượng để noi theo.

- Con muốn được trở nên giống như bố.- Tin nhìn bố gục gật đầu.

Tin luôn có cảm giác an toàn với cố vấn gần gũi này.

Bố thường cầu nguyện cho Tin có được đời sống “đẹp lòng Chúa và đẹp lòng người”.

Tin thầm cám ơn Thượng đế đã ban cho Tin người Bố nhân từ, chậm giận đầy lòng yêu thương không đối đãi với con cái theo tội của chúng nhưng luôn tha thứ dồi dào.

Sắp tới ngày Fathers Day.Hôm trước Tin để ý thấy đôi giày bố mang đã củ,Tin dành dụm tiền và chuẩn bị sẵn đôi giày mới tặng bố.

Mỗi năm đến ngày này Tin thường hỏi bố thích gì?

- Món quà bố ưa thích nhất là “sự vâng lời”. - Bố luôn bảo thế.

Tin nhủ thầm: “Vâng, thưa bố con xin vâng theo lời bố luôn luôn và đối với con ngày nào cũng là ngày Fathers Day”.

Trái tim Tin nhảy nhịp nhàng theo điệu nhạc: “Cám ơn bố. Cám ơn bố nhiều.Cám ơn bố nhiều.Là lá lá la, là là lá lá la… ”

Nguyễn Thị Hữu Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,689,083
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến