Hôm nay,  

“Làm Dâu” Xứ Mỹ

06/06/201200:00:00(Xem: 111211)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.

Bà Bốn vừa thiếp đi một chút...thì tiếng khóc của đứa cháu nội lại ré lên, thét lên...vang dội khắp gian phòng. Bà tất bật ngồi dậy, sửa cho đứa nhỏ nằm ngay ngắn, thuận tay kiếm cái tu-ti đưa vào miệng nó, cuối cùng mới nắm đầu võng lắc tới lắc lui, rồi cố rống giọng khàn khàn cất lên bài hát ru - mà bốn mươi năm trước, bà đã từng lảnh lót ru thằng cha của nó ngủ. Bà Bốn càng ru, đứa nhỏ càng hét. Hình như cái giọng khàn khàn yếu ớt của bà không đủ sức lôi cuốn, không đủ truyền cảm để dỗ nó ngủ lại.

Bây giờ, đồng hồ trên tường chỉ đúng 9 giờ đêm, cha mẹ đứa nhỏ vẫn chưa về. Ngày nào cũng vậy, cứ 8 giờ sáng, hai vợ chồng kéo nhau lên xe đi... cho tới gần 10 giờ tối mới lê nhau về. Bà ở nhà phải trông coi và săn sóc lũ trẻ gồm ba đứa. Đứa nhỏ nhất vừa tròn 4 tháng. Đứa lớn nhất đã gần 5 tuổi.

Tiếng xe bỗng trườn lên và thắng két ở ngoài carpot. Đèn bật sáng trưng. Rồi tiếng cửa cót-két vang lên phía sau nhà. Bà Bốn chưa kịp nhìn lên... đã nghe giọng "oanh vàng" ray rứt bên vành tai bà.

- Trời ơi! Sao mẹ để cho thằng nhỏ khóc ngất lên như vậy? Điệu này, chắc mẹ để nó khóc suốt ngày quá! Khóc như vậy, làm sao nó không bệnh, không ốm o gầy mòn?

Bà Bốn luống cuống choàng tay ẵm đứa nhỏ lên vai. Cánh tay bà chợt ran lên, nhức một cách khó chịu. Bà nhăn mặt, nén cơn đau vào lòng.

- Mẹ nghi nó khó chịu, nó bị bệnh chi đó, nên mới quấy rầy liên tục. Con thử đem nó đi bác sĩ xem sao?

Người đàn bà quăng vội xách tay lên bàn, dậm chân đùng đùng lên sàn gỗ. Tiếng đùng đùng làm đứa nhỏ thét lớn thêm. Tiếng đứa nhỏ thét làm người đàn bà lớn giọng hơn. Cả nhà ồn ào như một đám chợ vỡ.

- Trời ơi! Mẹ trù ẻo con tôi đó phải không? Mẹ muốn mấy đứa nhỏ bệnh hoạn. Mẹ muốn vợ chồng tôi bỏ việc làm. Mẹ muốn cả nhà thất nghiệp chứ gì?

Tiếng chân vang lên từ xa. Người đàn ông xuất hiện, trên tay mang lỉnh kỉnh thức ăn chợ. Vừa thấy bóng dáng cha, tụi nhỏ nhào tới, vây quanh.

- Con muốn ăn cereal, cha ơi!

- Con thích uống nước cam, cha à!

- Bà nội bắt con ăn cá, không cho con ăn trứng...

Nghe tụi nhỏ kêu ca, người đàn bà chụp lấy cơ hội, làm tới.

- Ông thấy chưa? Giờ này gần nửa đêm rồi, cả hai đứa chưa có cái gì vô bụng hết.

Người đàn ông mệt mỏi nhìn mẹ, lắc đầu.

- Con chưa thấy ai tệ như mẹ. Cơm nước cũng không nấu. Con cháu giữ cũng không xong. Thế mẹ ở nhà cả ngày làm gì?

Người đàn bà ngó xuống bếp. Chẳng thấy có dấu hiệu báo cho biết có một món ăn đã sẵn sàng trên lò. Tất cả đều vắng tanh, lạnh ngắt. Kể cả cái sink, sạch sẽ, không có miếng thịt hay khứa cá nào nằm trong đó... chờ đợi.

- Trời ơi! Ông nhìn xuống bếp coi! Tới hột cơm cũng không có mà nhai. Tui đi làm quần quật suốt ngày chớ có phải đi chơi đâu mà bỏ đói tui như vậy?

Bà Bốn bỗng thấy đau nhói trong ngực. Bà đặt đứa nhỏ xuống võng, rồi đưa bình sữa vừa pha vào mồm nó.

- Hôm nay mẹ thấy khó chịu, cứ chóng mặt suốt ngày. Thằng nhỏ lại khóc hoài. Nó "quầng" mẹ mệt quá! Không nấu nướng chi được. Mẹ xin lỗi hai con, hãy chịu khó ra tiệm tìm cái gì ăn đi!

- Sao mẹ không điện thoại cho vợ con biết?

- Có chứ. Mẹ gọi cho vợ con, nhưng...

Người đàn bà xà vào chồng, bắt đầu tru tréo.

- Gọi nhằm lúc tui đang làm. Không lẽ bỏ khách đi về ngang sao? Bả giữ cháu mỗi ngày phải hiểu tính tình cháu chứ? Nó khóc vì nó buồn ngủ hoặc khát sữa. Chỉ có hai điều đó thôi, thế mà cũng không chu toàn bổn phận? Còn vấn đề ăn uống nữa? Giờ này có tiệm ăn nào mở cửa mà bảo ra tiệm? Mẹ định trêu chọc vợ chồng tui chứ gì?

Bà Bốn cúi mặt xuống cố giấu những giọt nước mắt chợt rựng ra má.

- Mẹ xin lỗi, mẹ xin lỗi các con. Bây giờ, mẹ sẽ đi nấu cho các con. Hãy chờ mẹ một chút.

Người đàn ông kéo bà Bốn lại.

- Thôi, mẹ về phòng nghỉ ngơi đi. Để đó con lo.
. . .

Buổi sáng chưa kịp rựng nắng ngoài sân. Con lộ trước nhà chưa kịp xuất hiện những người đi bộ... thì tiếng khóc của đứa nhỏ đã ré lên inh ỏi ngoài phòng khách. Bà Bốn vội vã chạy ra đón đứa nhỏ từ bàn tay cường tráng của thằng con trai.

- Mẹ "xi" nó ỉa, rồi cho nó bú, rồi dỗ nó ngủ dùm con. Giờ này, sớm quá, con phải nằm thêm chút nữa mới đủ sức đi làm.


Ngoài parking, tiếng chó sủa ăng ẳng từng hồi, kéo dài. Bà Bốn chợt nhớ đến hồi hôm này, cũng tiếng ăng ẳng đó lần đầu tiên phát ra từ hướng carpot. Con chó rên rỉ suốt đêm, làm bà Bốn cứ chập chờn, trằn trọc không tài nào ngủ được. Người đàn ông như hiểu được nỗi thắc mắc của mẹ, anh ta vừa ngáp dài vừa giãi thích.

- Vợ con mới mua con Happy chiều qua. Nó thích chó lắm. Nó muốn nuôi để vui nhà vui cửa. Lớn lên, có thể các cháu có bạn chơi đùa. Thức ăn của chó, con để sẵn ngoài carpot. Khi nó đói, mẹ chỉ cần múc cho nó ăn. Thế là xong.

Nhưng đâu phải điều nào cũng "xuôi chèo mát mái" như thằng con trai của bà nghĩ. Sự có mặt của con chó làm cho bà Bốn có thêm việc làm, có thêm phiền toái, cực nhọc. Con chó bị xích lại, nó cứ sủa ăng ẳng suốt ngày. Hễ mỗi lần thấy con chó sừng sộ, bà lại mò ra carpot múc thức ăn cho nó. Càng ăn, con chó càng ị, càng đái dài dài. Thế là bà phải hốt cứt, phải rửa, phải tắm chó liên tục.

Đứa nhỏ mỗi ngày mỗi khóc thêm. Lúc ộc sữa, lúc nóng sốt, lúc tiêu chảy, lúc hâm đít, lúc bỏ bú...Hai thằng kia càng ngày càng ham chơi, ăn ít, cứ chui vào một xó loay quay với những thứ game vớ vẫn. Bà Bốn mệt đừ. Bà không còn thời giờ để lo cho bản thân bà nữa. Cánh tay của bà dường như xụi lơ, mất cảm giác. Ngực bà dường như có một khối sắt nào đó đè trĩu trên đó. Bà bỗng ho từng cơn, rồi lảo đảo ngã xuống trên tấm trải còn đẫm mùi nước đái của đứa nhỏ.

Tôi đến khu Senior Care trong bệnh viện Sharp để thăm một commander ngày xưa nằm dài hạn ở đây vì bị bệnh hiểm nghèo.

Hôm nay là ngày lễ, các bệnh nhân đẩy xe lăn ra ngồi đầy hành lang để chờ người nhà đến thăm viếng. Tội nghiệp! Hiếm có người nhà bệnh nhân nào chịu khó đến thăm trong các thời gian này. Dịp lễ, họ đang bận tìm thú vui ở những nơi khác, thoải mái hơn. Trong lúc tôi đi ngang qua hành lang, bỗng nghe có tiếng đàn bà gọi vang.

- Anh ơi! Anh làm ơn cho tôi hỏi thăm một chút, được không anh?

Nhận ra người đồng hương, tôi dừng lại. Tiếng đàn bà tiếp tục.

- Anh làm ơn ra chợ mua dùm tôi thùng mì ăn liền, được không anh?

ôi ngạc nhiên ngó dáo dác về hướng phát ra tiếng gọi. Đó là một người đàn bà khoảng lục tuần đang ngồi xe lăn, có bờ vai trái tụt xuống với cánh tay buông thõng như bị tật nguyền.

- Chị vừa gọi tôi, phải không?

- Đúng rồi. Tên tôi là Bốn. Vừa gọi anh, muốn nhờ anh mua thùng mì. Ở đây, đồ ăn Mỹ, tôi ăn không được, anh ạ!

- Ủa? Chị không có thân nhân ở thành phố này sao?

- Có chứ. Thằng con trai. Nó gửi tôi vào đây nè! Nhưng thỉnh thoảng nó mới ghé thăm. Có cần gì, tôi cũng chẳng biết nhờ ai. Tiếng Anh của tôi chưa hết nửa cái lá mít.

- OK. Thùng mì, tôi sẽ mua. Chị cứ an tâm.

Bà Bốn nhìn tôi chăm chăm. Hình như bà đang đo lường lòng từ thiện trong tôi ở mức độ nào?

- Anh ơi! Anh có thể ký tên lãnh tôi ra khỏi đây không anh?

- Trời đất! Tôi lãnh chị bằng tư cách gì? Còn con trai chị đâu?

Bà Bốn mếu máo.

- Tôi hết bệnh rồi. Cánh tay trái đã cử động được, tuy hơi yếu một chút thôi. Vậy mà thằng con trai tôi biền biệt. Chỉ cần anh ký tên là tôi được tự do. Ở đây phần đông người ta bệnh nặng. Lâu ngày, tôi sợ tinh thần bị suy sụp mất.

- Nói vậy chớ không phải vậy. Chẳng dễ như chị nghĩ đâu. Tôi hy vọng con trai chị sẽ trở lại. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp.

- Anh có rảnh không? Hãy ngồi xuống nghe tôi kể lại câu chuyện của tôi. Tôi cần người xan xẻ, an ủi. Tôi khổ tâm lắm anh ơi!

Thật tình, Bà Bốn chẳng mắc mớ gì đến tôi khiến tôi bỏ cả thì giờ để lắng nghe câu chuyện của chị. Nhưng càng nghe, tôi càng cảm động.Câu chuyện quá xót đau. Câu chuyện làm tôi ngậm ngùi và nhớ mẹ tôi vô chừng. Không ngờ có những bà mẹ đã đến Mỹ, đến xứ sở tự do rồi... vẫn còn bị trói buộc bởi những hệ lụy như thế.

Cuối cùng, có lẽ trái tim tôi đã bộc bạch với chị.

- Chị an tâm, Tôi sẽ cố gắng phổ biến câu chuyện này trên những phương tiện truyền thông. Nhất định mọi người sẽ hổ trợ chị. Và biết đâu con trai và con dâu chị sẽ đọc lại câu chuyện. Họ sẽ hối hận, rồi đến đây rước chị về đoàn tụ.

- Cám ơn anh. Cám ơn anh nhiều lắm.

Tôi đứng tần ngần một lát, cuối cùng quay lưng bước đi.

- Bây giờ, tôi sẽ ra chợ mua thùng mì cho chị.

Bà Bốn bỗng lăn xe theo tôi, thút thít.

- Anh cho tôi gửi tiền...

- Được rồi. Chị để dành... mua quà cho cháu nội.

Phạm Hồng An

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,689,083
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến