Hôm nay,  

Ngày Của Mẹ Năm Nay

15/05/201200:00:00(Xem: 189904)
Tác giả là cư dân châu Âu, làm việc trong một văn phòng thiết kế công chánh tại nước Pháp. Tuy sống bên kia Đại Tây Dương, những bài viết của cô thường thường rất bén nhậy với chuyện của người Việt tại Mỹ. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2011, Đoàn Thị đã bay từ Paris sang để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là Giải Á Hậu. Bài viết mới của cô là là chuyện Mothers Day 2012 của một nàng dâu người Mỹ tóc vàng.

Mẹ quen sống an phận, không đòi hỏi, nên mẹ sống như bóng mờ trong gia đình ông bà ngoại.

Ngay từ nhỏ mẹ thường bị quên lãng bên cạnh hai dì, vì ông bà nghĩ mẹ phải là đứa con trai mà ông bà mong đợi. Chúa không chìu lòng các cụ, trách Chúa trách Trời không được, các cụ cứ thế mà ấm ức.

Dì hai và dì út chơi đàn piano rất hay, vang lừng cả xóm, mẹ tập mãi không gõ nỗi một nốt nhạc.

Bà ngoại lắc đầu ngao ngán, con chậm chập quá, mấy ngón tay cứng đơ, mẹ tập cho chị hai với con út có một buổi là tụi nó bắt đầu được rồi.

Đúng là mẹ không thường hưởng ngón đàn của bà ngoại, đành làm khán giả trung thành của bà chị và cô em vậy.

Đã thế mẹ lại chậm tiêu hơn hai dì, học hành lẹt đẹt. Dì hai năm nào cũng lãnh bằng danh dự về toán, dì út giỏi ngoại ngữ.

Cũng không trách được ông bà ngoại, mẹ chả hoàn thành nhiệm vụ người con yêu, đã không là đứa con trai mà mọi người mong đợi, lại là đứa con gái hơi tầm thường.

Mẹ lấy chồng sau năm 75, sau hai dì, chạy trời không khỏi nắng, số mệnh đã an bài, làm gì mẹ cũng thua xa họ.

Hai dì đều ở dâu bên chồng nên bố mẹ ở chung với ông bà ngoại, nhưng ngày nào bố cũng về nhà bà nội, với trách nhiệm của người con thứ, luôn hữu ích cho cha mẹ và anh em.

Bên nội, bố cũng là đứa con bị lãng quên, sau ông anh cả, hai bà chị và ba đứa em. Bố mẹ giống nhau ở thứ bậc hẩm hiu trong gia đình, nhưng họ khác nhau đến tột đỉnh.

Mẹ trôi nổi mười hai bến nước theo chồng quên cả thân mình, bố luôn là đứa con thứ gánh vác cha mẹ anh em, quên cả vợ con. Nhìn bà nội vật vã vì bác cả sáng xỉn chiều say, sống không ra người, bố tự thấy mình có trách nhiệm phải bù đắp những mất mác do bác gây ra.

Một lần nữa mẹ lại sống mờ mờ ảo ảo bên cạnh trọng trách của bố, gia đình nhỏ bé của mẹ rồi cũng chìm khuất trước những bất ổn bên gia đình nội.

Mẹ không hề phản kháng hay than thở vì mẹ quen sống trong sự quên lãng của mọi người, ngay như người chồng mà mẹ ngỡ là rất yêu mẹ.

Ngày mẹ biết bố có tình nhân, mẹ cũng chỉ khóc thầm. Căn nhà bố mẹ ra riêng lặng lẽ cô liêu vì thiếu vắng bố.

Thằng bé lên bốn hỏi mẹ, sao bố đi hoài vậy mẹ.

Mẹ cười buồn, bố qua nhà bà nội, câu trả lời hoàn hảo, vì tôi quen cảnh bố ở bên nhà bà nhiều hơn ở bên tôi.

Từ ngày ra riêng, bố lên cao nguyên làm ăn, bố mẹ lại xa nhau, vài tháng gặp nhau một lần. Mỗi lần về thành phố bố cũng chỉ ở nhà với chúng tôi vài giờ, thời gian còn lại bố ở bên bà nội.

Mấy mùa hè mẹ mang tôi vào sở làm, sáng khóa cửa đi, chiều mở cửa về, mẹ sống như chinh phụ chờ chồng, tôi quen dần cảnh sống thiếu cha.

Tôi sống với mẹ đến năm tôi sáu tuổi, mẹ sinh em trai, bố vẫn biền biệt trên cao nguyên.

Hôm chuyễn bụng, mẹ mang tôi gửi ở nhà ông Từ nhà thờ cách nhà tôi bốn căn, chờ dì út chiều đi làm về đón tôi về nhà dì. Lúc bố về thành phố mẹ đã xuất viện bế em bé về nhà rồi.

Từ ngày mẹ lấy chồng, bà ngoại mới xót con khi thấy bố luôn chu đáo với bên nội đến chểnh mảng với vợ con.

Bà chợt thương mẹ, đứa con bị lãng quên lại là đứa không hề gây phiền hà cho ông bà như dì hai và dì út, và là đứa lúc nào cũng lo toan cho ông bà sau này.

Năm em tôi tròn một tuổi cả nhà dắt nhau đi vượt biên. Những ngày trên đảo bố mẹ mới thực sự sống bên nhau.

Ông bà trẻ, em của ông ngoại, bảo lãnh gia đình chúng tôi vào đất Mỹ.

Mấy năm đầu chưa khấm khá, bố chỉ gửi ít tiền cho bà nội, bây giờ có tiền rủng rỉnh, bà đã mất, bố buồn lắm.

Như để bù đắp cho sự thiếu sót của mình, bố bắt đầu chăm sóc anh em bên VN. Mẹ đã quen sống chia sẻ với nhà chồng mấy mươi năm nay, nên nếu bố muốn giúp đở cho các bác, cô, chú, mẹ không buồn thắc mắc.

May mà anh em tôi đều tốt nghiệp đại học, không để mẹ phải lo lắng cho tương lai chúng tôi. Khi từ miền đông trở lại Cali, tôi mang Cathy về giới thiệu với gia đình, mẹ thoáng buồn, vì biết sau này tôi sẽ theo nàng xa mẹ.

Tôi chưa bao giờ thấy mẹ tổ chức sinh nhật cho mẹ, dù ngày sinh của tôi sau ngày sinh của mẹ mấy ngày.

Mỗi năm mẹ « bỏ nhỏ » với các con, tuần tới sinh nhật bố, mấy đứa đã lo quà cho bố chưa.

Sinh nhật chúng tôi, sinh nhật bố, mẹ chuẩn bị chu đáo, mọi người chỉ ngồi vào bàn cơm, thổi nến rồi mở quà.

Nhìn chồng con hớn hở, mẹ vui như chính sinh nhật của mẹ.

Sau này tôi thắc mắc hỏi, sao mẹ không làm sinh nhật cho mẹ.

Mẹ cười méo xẹo, từ nhỏ mẹ quen ăn ké sinh nhật của hai dì, có ai nhớ sinh nhật của mẹ đâu, mà thôi, mẹ làm sinh nhật cho mấy bố con nhà này đủ rồi.

Từ ngày tôi lấy vợ, mẹ không còn cơ hội tổ chức sinh nhật cho tôi, Cathy đã thay mẹ lo cho tôi.

Có năm tôi định mua vé máy bay, mời mẹ sang dự sinh nhật tôi, mẹ từ chối và hứa sẽ sang chơi khi nào mẹ lên chức bà nội. Tôi biết mẹ ngại làm phiền cô dâu Mỹ, mẹ không muốn con dâu lập lại cảnh đời như mẹ, phải chia sẻ chồng mình với nhà chồng.

Cathy có thai, sinh con, mẹ nói sẽ qua thăm cháu như đã hứa.

Một đêm hai vợ chồng tôi thức trắng loay hoay mớm sữa cho con, nhìn thằng cu ngủ say, tôi chợt nghĩ đến mẹ và bật khóc. Lần đầu tiên Cathy thấy tôi khóc và hoảng sợ, nàng nghĩ tôi đang rơi vào trạng thái « suy sụp tinh thần » của bà mẹ trẻ chưa thích ứng với thiên chức mới của mình.

Chờ tôi qua cơn xúc động, Cathy hỏi, sao lại thế này, em không suy sụp thì thôi, anh bị cái gì ?

Tôi kể hết cho nàng nghe về mẹ, tuổi thơ của mẹ, cuộc hôn nhân không mấy vui của mẹ. Tuổi thơ của tôi sống với mẹ như đứa mồ côi cha, mẹ đóng vai bố suốt thời gian bố vắng nhà mà không hề ta thán.

Tôi say sưa nói, mắt nhìn xa xăm như tìm về bóng mẹ, đến đoạn mẹ gửi tôi bên nhà hàng xóm và đón xích lô một mình một giỏ tả lót vào nhà bảo sanh, Cathy ào khóc như trẻ con.

Tôi giựt mình quay sang ôm nàng vào lòng, đến phiên tôi hỏi nàng, em làm sao thế, và chùi nước mắt cho nàng. Cathy nói trong tiếng nấc, sao mẹ anh khổ đến như vậy, sao bố con nhà anh lại có thể vô tâm đến thế được ?

Nàng làm tôi bối rối, lần đầu tiên trong đời, tôi nhận ra cuộc đời của mẹ, hẩm hiu, cam chịu đến tội nghiệp, và thấy mình vô tình đáng ghét như bố và em.

Cathy tâm sự, cha cô trở về từ chiến trường VN, sống vật vờ, lưng chừng giữa quá khứ và hiện tại, hội chứng chiến tranh chưa bao giờ biến mất trong đời ông. Mẹ cô vất vã lắm mới vực cha ra khỏi cơn mộng du giữa ban ngày. Cơn hoảng loạn qua đi, cha lại xin lỗi mẹ, hai người ôm nhau khóc, ít ra cả hai đều chia sẻ và sống cho nhau, Cathy thấy mình may mắn có cha mẹ yêu thương nhau.

Đêm nay nàng khóc thương mẹ tôi, thương tôi kém may mắn hơn nàng, và thương tôi vô tình với mẹ tôi, nàng bảo tôi có báu vật mà không biết trân quý.

Tháng sau mẹ mới sang chơi với cháu nội, hai tháng nữa mới đến sinh nhật mẹ, nhưng Cathy có kế hoạch của cô.

Cô viết thư cho mẹ và nhờ tôi dịch ra tiếng việt.

Mẹ,

Đêm hôm qua tụi con thức với Cu Lai, hai đứa mớm sữa cho cháu, lần đầu con cảm nhận tình mẫu tử khi Cu Lai được hai tháng tuổi, có muộn quá không mẹ? Không hiểu sao con không nhận thức điều đó ngày sinh cháu, mà lại đêm nay, đêm hai đứa con cùng thức để chăm sóc thằng cu.

Mẹ ơi, cũng trong đêm nay, chồng con kể cho con nghe về cuộc đời của mẹ, con không ngờ có người phụ nữ cam chịu như mẹ. Dù bố mẹ không sống trong chiến tranh, nhưng cuộc sống lứa đôi của mẹ buồn thảm, cô đơn quá. Giá bố mẹ phải xa nhau vì chinh chiến, lý do đó xem ra cũng xứng đáng hơn những ngày mẹ phải sống xa chồng ngày xưa.

Con bỗng thấy giận bên chồng, sao chồng con của mẹ có thể hửng hờ với mẹ đến thế, đến ngày sinh nhật của mẹ họ cũng không nhớ. Con biết tính mẹ, ai lại đi đòi nợ ân tình, người ta không thương, mẹ đành chịu.

Đành rằng tình cảm không thể đòi hỏi, nhưng bố con họ sống trong tình thương của mẹ mấy mươi năm nay họ vẫn không thấy gì sao.

Có ai đã nói với con, đàn ông vô tình, vô tâm lắm, hờn họ làm gì hoài công, vậy thì phụ nữ mình phải chịu thiệt suốt đời sao mẹ. Con không tin tất cả đều như vậy, có lẽ văn hóa trọng nam khinh nữ của VN đã dẫn đến tình trạng đó, nhưng ở thế kỷ này, thì chỉ có duy nhất gia đình mẹ thôi, con hy vọng như thế.

Chồng con rất yêu thương con và chia sẻ buồn vui với con, con thật may mắn phải không mẹ. Con xin lỗi đã mang con trai của mẹ đi xa, nhưng từ nay con hứa sẽ là đứa thương mẹ hơn hai đứa con đẻ của mẹ, con mong mẹ chấp nhận tình cảm của con.

Ngày Lễ Mẹ năm nay, vợ chồng con đã nhắc nhở bố và chú ba chăm sóc mẹ thay chúng con, con chờ ngày hội ngộ với mẹ tháng sau, thằng Cu Lai đang ngóng bà nội đây.
Thương Mẹ nhiều lắm,

Cathy, chồng và Cu Lai.

Điện thư bay vào hộp thư ông nội thằng Cu Lai.

Đọc xong bố gọi tôi, con nói gì để Cathy giận cả bố con mình.

Tôi kể cho bố nghe đêm thức canh thằng cu, tôi chợt nhớ mẹ và tâm sự tuôn trào làm vợ tôi khóc vì thương mẹ.

Bố trách tôi, sao con lại kể chuyện nhà mình cho Cathy nghe, người Mỹ đâu dễ gì đồng cảm với mình.

Tôi khẳng định, dù văn hóa của họ khác mình, nhưng tình cảm ở đâu cũng giống nhau, bố không thấy bố con mình có lỗi với mẹ sao. Đã bao lần bố con mình thổi nến, mà không ai nghĩ đến sinh nhật của mẹ, như vậy có tệ quá không bố.

Bố chống chế, tại mẹ con chả bao giờ đòi hỏi.

Tôi nghe nghẹn ở cổ, thế bố con mình có đòi hỏi bao giờ đâu, mà mẹ cứ làm sinh nhật cho mình, đến bây giờ bố cũng chưa thấy bố thiếu sót với mẹ sao. Tiếng bố thở dài, biết rồi, để bố gọi thằng út về làm tiệc cho mẹ.

Bố thua xa Cathy, nàng chuẩn bị chuyến đi này từ đêm khóc thương mẹ tôi. Ngày Lễ Mẹ năm nay, chúng tôi bế con về Cali trước một ngày và ở ngoài khách sạn. Sáng hôm sau Cathy bấm chuông.

Mẹ mở cửa, sững sờ, nhìn thằng cu mắt xanh, cô dâu tóc vàng. Nước mắt đầm đìa, ôm cả hai vào lòng mẹ lắp bắp, I love you all. Cathy mắt đỏ hoe hôn mẹ và nói, I love you too, my little mom.

Ba bố con chúng tôi đứng chết trân, nhìn hai người phụ nữ chăm sóc đời mình đang ôm nhau trong nước mắt.

Tôi đến bên mẹ rồi nói, hôm nay là ngày của mẹ, Cathy bảo con mang thằng Cu Lai về chơi với mẹ.

Mẹ lại khóc vì vui, bố anh, con dâu tôi giỏi hơn anh nhiều. Quay sang Cathy, mẹ nói thay thằng cu, Happy Mothers Day.

Cathy lịch sự đáp trả, you too.

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
19/05/201220:02:26
Khách
cảm ơn Thu đã chia sẻ cảm tưởng.
15/05/201211:14:53
Khách
Đoàn Thị đã thay cho những bà mẹ VN nói lên tâm tình này vì không thiếu những bà mẹ VN như vậy, chỉ biết sống cho gia đình mà gia đình thì coi như là lẽ tự nhiên...
Câu chuyện thật cảm động.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến