Hôm nay,  

Chiều Dài Nỗi Nhớ

08/05/201200:00:00(Xem: 187785)
Từ giữa năm 2010, tác giả tự sơ lược tiểu sử khi tham dự Viết Về Nước Mỹ: Trước 75, còn đi học, chỉ viết cho các báo thiếu nhi, học trò. Qua Mỹ từ 1990. Hiện ngụ tại Myrtle Beach, SC. Bài mới của Hải Âu cho giải thưởng năm thứ mười hai là một chuyện tình chia lìa vào Tháng Tư 1975.

Tôi sinh ra ở Huế. Cái tên “Trần Thị Huế” cha mẹ đặt cho khiến tôi biết rõ điều đó nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận được mình là người con gái của miền sông Hương, núi Ngự. Vừa đầy năm tôi đã rời Huế. Vì công tác đặc biệt, bố tôi phải thuyên chuyển nhiều nơi. Tuổi thơ của tôi trải dài khắp miền Trung nước Việt: từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Mũi Né, Long Hương… Nhưng gắn bó với tôi nhất là Quảng Trị- vùng địa đầu của vĩ tuyến 17, chia đôi đất nước Việt Nam.

Tại Quảng Trị các chị em tôi đều được vào học ở trường công lập của thị xã. Riêng tôi không hiểu vì lý do gì lại vào học ở trường Công Giáo Tê-Rê-Sa - được sự chăm sóc, dạy dỗ thương yêu của các Cha và các Soeur. Lớp học được chia làm hai dãy bàn - một bên dành cho con trai và một bên dành cho con gái. Tuy là học sinh ngoại đạo, ở trường tôi cũng được học giáo lý như các học sinh khác. Mẹ tôi không phản đối nhưng mỗi tối khi tôi ê a:

-Tê…Rê…Sa…Trần …Thị…Huế…bởi đâu mà có?

- Thưa, bởi Chúa!

Là mẹ tôi càm ràm.

Tôi thích những giờ học Giáo lý vì bọn học trò con trai lười học, không bao giờ thuộc bài. Bọn con gái chúng tôi chăm chỉ nên bao giờ cũng được ký đầu – hình phạt mà các Cha, các Soeur thường dành cho bọn con trai về tội lười biếng. Tôi tuy nhỏ con nhất lớp nhưng mỗi lần được trừng phạt bọn con trai thì phải biết - nhón chân, bậm môi, giáng tay thiệt mạnh. Bọn con trai “thù” chúng tôi lắm, hăm he đón chúng tôi sau giờ học trả thù cho bõ ghét.

Ở đây tôi còn có nhỏ bạn thân ở gần nhà. Ba mạ nó là chủ rạp ciné duy nhất ở thị xã. Nó hay dẫn tôi đi xem phim Ấn Độ, không phải trả tiền. Mỗi lần coi phim hai đứa khóc sướt mướt vì tình tiết éo le trong phim. Tôi mê lắm! Nhiều hôm đang trông em bé cho mẹ đi chợ, nghe nó rủ rê tôi xách luôn con bé theo. Nhỏ bạn tôi la chí choé:

- Mạ mi sanh nhiều quá! Mi bế em vẹo cả lưng, không lớn nổi.

Nó la thế nhưng tôi biết nó thương tôi lắm! Tôi nhe răng cười khì rồi xốc em chạy vội theo nó.

Lần đi xa Huế nhất của mẹ là khi bố tôi được thuyên chuyển vào Saigon. Tôi biết mẹ buồn vì xa xôi quá! Làm răng về thăm ôn mệ nì.

Bọn con nít cũng buồn xo nhưng ba chữ “đi Saigon” với chúng tôi lúc đó ghê gớm lắm. Chúng tôi bịn rịn chia tay, dặn dò nhau đủ thứ.

Vào Saigon, học xong bậc tiểu học tôi thi đậu vào đệ thất của một trường Nữ Trung Học nổi tiếng với đa số là con gái Bắc Kỳ. Hàng xóm, bạn thân của tôi lại là người miền Nam. Tôi mất dần “gốc” Huế của mạ. Tôi thích thức ăn phong phú của người miền Nam mà nhiều lần mẹ tôi phải gắt lên: “Món mô cũng cho nước dừa!”

Lên đệ ngũ tôi bắt đầu tập tễnh làm thơ, viết văn. Cùng mấy nhỏ bạn thành lập Thi văn đoàn “Mắt Tím”. Tôi vẫn là cô bé ngoan đạo

ngày nào ở trường bà Soeur. Hàng tuần tới họp bạn ở tòa soạn báo Tuổi Hoa trong nhà thờ Chúa Cứu Thế, quỳ bên tượng Đức Mẹ tôi

lại nhớ đến hình ảnh của Ma Soeur với gương mặt xinh đẹp rạng rỡ, nụ cười tươi tắn, hiền lành giữa đồi sim tím trong một dịp chúng tôi được viếng thăm Nhà Thờ La Vang - nơi Đức Mẹ hiện ra. Không hiểu sao hình ảnh Soeur của buổi chiều hôm ấy vẫn đầy ắp trong tim, sâu đậm trong lòng tôi như thế.

Saigon - mảnh đất miền Nam trù phú đã giúp gia đình tôi an cư lạc nghiệp. Mẹ tôi thỉnh thoảng cùng các chị lớn về Huế thăm ông bà ngoại, hoặc bố tôi đón ôn mệ vào Saigon chơi dăm ba tháng. Riêng tôi, vẫn chưa một lần được về thăm Huế.

Sau kỳ thi Tú Tài đôi, cuộc đời nữ sinh chúng tôi chia thành bao ngả rẽ vào đời. Năm đầu của đại học, những hôm không có giờ lên lớp chúng tôi đứa ở Văn Khoa, đứa ở Dược Khoa, đứa ở Nông Lâm Súc gọi nhau ơi ới, rủ nhau phóng xe Honda về thăm trường cũ. Lại cùng nhau sà xuống ăn quà trước cổng trường, ríu rít kể chuyện học hành mới. Dường như chúng tôi vẫn chưa quên được những tháng ngày nữ sinh hoa mộng cũ. Một nhỏ bạn thân rẽ đàn, hoan hỉ báo tin “theo chồng, bỏ cuộc chơi”.

Tôi gặp chàng trong tiệc cưới nhỏ bạn. Buổi party lớn đầu đời tôi vẫn còn vụng dại và phải cố vấn bà chị trước một tuần.

Thế mà hôm đó vừa trông thấy tôi bước vào buổi tiệc, nhỏ bạn nhăn mặt kêu lên:

- Đi đám cưới tao mà mi mặc soiré đen? Trông mi cứ như mấy bà Soeur!

Thấy nhỏ bạn giận dỗi tôi hơi hối hận. Cũng bởi cái tội “ngoan cố” cãi lời bà chị.

Khi nhạc khiêu vũ trỗi lên, cô dâu, chú rể rồi từng cặp dìu nhau ra sàn nhảy. Cảm thấy lạc lõng tôi lặng lẽ rời đám đông ra sân thượng đứng nhìn trăng sao. Trời Saigon ban đêm mát rượi. Nhìn xuống chiếc soiré màu đen của mình, tuy lạ lùng nhưng một cảm giác rất yên ổn trong tôi. Có tiếng động khẽ và chàng xuất hiện mỉm cười:

- Bé đứng đấy không lạnh à? Vào trong khiêu vũ cho vui.

Tôi lắc đầu cười nhẹ - nụ cười hớp hồn chàng ngay. Chúng tôi quen nhau như thế. Sau này yêu nhau tôi hỏi:


- Ngày đó sao anh thích em? Em chẳng có gì đặc biệt cả.

Anh dí tay xoa nhẹ lên cánh mũi đang chun lại của tôi:

- Vì bé là “bông hồng đen” của đêm hôm ấy.

Rồi anh khe khẽ hát: “Em như một nụ hồng, mà ta hằng ngại ngùng…”

Đi chơi với chàng tôi vẫn mặc áo dài. Tôi thích loại áo dài tơ lụa mềm mại màu ngà có gân hình những bông hoa cúc mà một thời chúng tôi đã “làm mưa làm gió” ở Trưng Vương, khiến các nam sinh trường bạn cứ ngẩn ngơ “trông vời áo tiểu thư”. Mỗi lần đón tôi ở cổng trường Văn Khoa, chàng hay đùa:

- Đón bé ở Văn Khoa mà cứ tưởng đón cô bé nào ở Trưng Vương chứ!

Tình yêu đang nồng nàn trên mắt trên môi thì một ngày giữa tháng tư 75, vừa gặp nhau chàng buồn rầu bảo tôi:

- Tình hình không yên ổn em ạ! Gia đình anh đang chuẩn bị rời khỏi Việt Nam. Em đi với anh nhé!

Tôi hụt hẫng:

- Chúng mình chưa làm đám cưới. Em không thể theo anh được.

Tôi biết bố anh có Công ty Xuất Nhập Cảng làm việc ở ngoại quốc nên biết rõ tình hình ở Việt Nam lúc bấy giờ và có điều kiện ra đi sớm. Ngày ra phi trường Tân Sơn Nhất, anh còn điện thoại khẩn khoản:

- Em chỉ cần nói một tiếng, anh sẽ ở lại…

Tôi hốt hoảng:

- Không! Anh cứ đi. Chúng mình sẽ gặp nhau. Gia đình em cũng đang chuẩn bị. Bố em chưa thể rời nhiệm sở lúc này.

Nhưng giờ phút chót của ngày định mệnh ngổn ngang trăm mối ấy, toàn bộ gia đình tôi đã bị kẹt lại.

Cuộc sống khốn khó với tù đày, đi kinh tế mới sau 75 khiến tôi chưa kịp đau đớn với mối tình đầu tan vỡ đã phải mạnh mẽ đứng dậy để đối phó với hoàn cảnh đen tối trước mắt. Tôi đến trường học tập, sinh hoạt chính trị nhưng Văn Khoa giải thể chứng chỉ đang theo học. Tôi được chuyển sang Sư phạm. Xét lý lịch phải “ ba đời không dính líu tới ngụy” vì lợi ích “trăm năm trồng người”, Sư phạm chuyển tôi đi kinh tế mới.

Anh ơi! Làm sao biết được
Ngày mai đời em ra sao?
Mà mắt bây giờ vẫn ướt
Khóc cho nỗi buồn ngọt ngào
(TT Nguyệt Mai)


Bố và các anh rể tôi lần lượt bị tập trung đi học tập cải tạo. “Ngôi nhà không có đàn ông” trở nên thê lương, ảm đạm. Những người mẹ hiền, vợ trẻ lâu nay ở nhà chăm sóc gia đình, con cái bỗng nhiên đổ xô ra đường bươn chải, lo toan cơm áo.

Ngày bố từ giã gia đình đi cải tạo, nhìn ánh mắt đau buồn của bố tôi chợt nhớ đến những ngày thơ ấu ở Quảng Trị. Cuối tuần, bố thường chở chị em chúng tôi ra thăm bạn bè của bố ở tận Đông Hà. Đứng bên này cầu Hiền Lương nhìn sang bên kia vĩ tuyến 17, bố bảo với chúng tôi:

- Ông bà nội, các bác, các chú ở bên đấy!

Rồi bố thở dài, ngậm ngùi:

- Khoảng cách không bao xa mà không thể gặp được nhau.

Ngày nay nhịp cầu Hiền Lương đã nối liền hai miền Nam Bắc nhưng vẫn không có nhịp cầu nào nối liền trái tim giữa những người anh em ruột thịt của hai miền đất nước.

Ông bà nội tôi đã mất trước ngày 30 tháng 4 -75. Gặp lại bác và các chú khi gia đình tôi trong hoàn cảnh đau thương, tan nát, sao lòng tôi dửng dưng lạ thường. Mẹ tôi mở lời nhờ các chú ký tên bảo đảm trên các tờ lý lịch để chúng tôi được đi học, đi làm. Trong tôi dấy lên chút tình máu mủ và chua xót khi nghe chú nói nhỏ với mẹ:

- Em chỉ ao ước có cái đài, cái xe đạp thôi chị ạ!

Bao năm hy sinh, gian khổ chiến đấu để “giải phóng” đất nước, lý tưởng của người cộng sản chỉ có thế thôi sao?

Tôi như bơ vơ giữa dòng đời nghiệt ngã, bỏ học đi làm. Mỗi khi ngang qua trường cũ, tôi lại ngậm ngùi.

Dù những cánh thư anh gởi về vẫn đầy hứa hẹn thương yêu, kèm theo tấm ảnh chàng vẽ tôi: “ tóc dài tung bay theo gió, vạt áo lụa trắng ươm trong nắng vàng” và với hàng chữ bên dưới “Em hiền như Ma Soeur” thì thời gian vẫn là phương thuốc nhiệm mầu của sự chia lìa, xa cách.

Mà anh, mưa mãi, mưa hoài
Em sợ một ngày phôi phai
Phù sa tình ta trôi mất
Theo cơn mưa lũ hôm nay…
(TT Nguyệt Mai)

Tôi đã nghe lời chàng quên nhau thôi. Quên đi những ngày tháng cũ với bao mộng đẹp, để có thể tiếp tục sống trong những ngày đen tối, tuyệt vọng.

Tôi qua Mỹ khá muộn màng. Khoảng cách giữa tôi và chàng bây giờ không phải là bờ đại dương bao la, xa thẳm mà là một mái ấm hạnh phúc nhỏ.

Khi mái tóc điểm sương tôi muốn tìm về Saigon xưa. Saigon với “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”. Saigon với tình yêu đầu đời lãng mạn, trong sáng, thơ ngây “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”. Saigon với những kỷ niệm của “Một thời để yêu, một thời để nhớ.” Tất cả nay còn đâu? Saigon đã đổi thay với những con người vô cảm. Giá trị nhân phẩm, đạo đức suy đồi. Thế hệ trẻ bị ru ngủ bởi vật chất, ăn chơi sa đọa. Đứng giữa Saigon như đang đứng một nơi xa lạ, không phải trên chính quê hương của mình.

Tôi sinh ra ở Huế. Chưa một lần được biết về Huế. Nhờ sợi dây rốn mạ quên cắt tôi vẫn nhớ thương Huế da diết. Mơ ước một ngày đất nước được tự do, dân chủ thật sự, tôi về thăm Huế. Để được khua nhịp guốc trên cầu Trường Tiền “sáu vài, mười hai nhịp”. Để được cảm nhận thế nào là “Quê hương em nghèo lắm ai ơi! Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn…”

Có khoảng không gian nào đo được chiều dài nỗi nhớ trong tôi?

Hải Âu

Ý kiến bạn đọc
21/05/201204:43:49
Khách
Bài viết của Hải Âu cũng đả gần 2 tuần.Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé qua đọc lại ,và những dòng tâm sự của người đọc cũng mơ hồ một chút hy vọng sẻ nhận được hồi âm của một người .Cuộc hội ngộ của chúng tôi cũng đả gần một năm qua ,bịn rịn không rời ,Vâng như Hải Âu đả nói hãy trở về...dù là nơi đó làm cho mình nghạt thở .Thôi thì như những tháng năm dài đả qua nỗi nhớ cứ ấp ủ như rứa ,không ai bị ttổn thương không ai làm minh ngạt thở ...tình yêu không tồn tại trong sự trối buộc ích kỉ nhỏ nhen và tầm thường ...
28/06/201220:42:00
Khách

Bài viết chỉ là hư cấu. Mọi sự trùng hợp đều ngoài ý muốn của tác giả.
H-A
10/05/201204:27:25
Khách
Nổi nhớ được cất giữ trong lòng để trường cữu cùng năm tháng tuyệt vời làm sao ! Lời nhắn đến người quen của Anh B.nếu là thật thì nỗi nhớ nầy quả là dài
10/05/201203:57:02
Khách
Tôi tin có những nỗi nhớ theo thời gian trãi dài như rứa ,câu chuyện hay quá Thật cảm động
10/05/201203:24:19
Khách
Có những chuyện tình kéo dài nỗi nhớ làm cho người ta thấy an ủi trong cảnh hổn mang nầy.Bài viết của Hải Âu thật hay ...
10/05/201202:41:56
Khách
Hải Âu là một loài chim biễn xoãi đôi cánh bay lượn chập chờn trên sóng nước .Câu chuyện chắc làm không ít người cảm động khi đọc .Trong đời người ai không có trong tim mình một nỗi nhớ ...
09/05/201221:30:41
Khách
Tựa đề tác giả đặt cho câu chuyện mang ý nghỉa thật cảm động,trãi qua cuộc binh biến nhiều nỗi nhớ đả được ấp ủ sâu lắng trong tâm khảm chảy dài không bao giờ phai nhạt.Đâu cần gì phải kề cận để trở thành nhàm chán , nhạt nhẽo .Có khi trở nên gánh nặng
09/05/201221:23:25
Khách
Câu chuyện làm cho người đọc có cảm tưởng như chuyện của nhiều người đang xảy ra chung quanh .
Lời nhắn tin của một đọc giả cũng thật cảm động,chuyện đả gần 40 năm vẫn còn day dứt thì không phải chuyện nhỏ .Nhưng trong lời nhắn không biết có đến người được gửi tin không hai nhân vật nầy nếu có thật lãng mạn .Thà buông tay để có nhau mãi hơn là nắm tay chỉ để tình mai một.Sự chọn lựa thật khôn ngoan hèn chi có câu "gừng già càng cay" ...
09/05/201219:21:56
Khách
Chuyện ba người mà cách đây đả 40 năm vẫn còn tình cho thấy nó đẹp như thế nào ,trong xã hội ngày nay làm gì còn những chuyện tình như thế nầy .Đề nghị Bác B. viết thành chuyện cho bà con thưởng thức
09/05/201219:17:58
Khách
Tức cảnh sinh tình,bác Bàn lẵng mạn quá hí chuyện tình 40 năm còn ..tình rứa ?
Chúc Bác giữ mãi mối tình nồng nàn nầy trong cõi nhớ vô tận nhé
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,165,423
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến