Hôm nay,  

Thầy Của Tiến Sĩ

09/04/201200:00:00(Xem: 225985)
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ - hiện có trên trang mạng: http//tuoihoahatnang.com. Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị và nhận giải vinh danh Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010. Sau đây là bài viết mới nhất.

Người ta hay gọi nhau là Bác sĩ A., Tiến sĩ B.. Thật ra thì khi đi làm việc và học hành ở các trung tâm tại Hoa Kỳ, ngoài những khi gặp nhau trong cuộc họp, nghe thuyết trình, báo cáo… mới gọi nhau trịnh trọng như thế, còn thì xưng hô bằng tên là đủ rồi. Nhóm làm việc này chỉ gọi nhau bằng tên, first name. Nếu có ai nói “Thưa Doctor Robbins” thì câu đáp lại sẽ là “Không, hãy gọi tôi là John”. Cũng như gọi những người khác trong phòng thí nghiệm, từ người tiến sĩ cho đến người phụ giúp, bằng “first name” là đủ: Rose, Steve, Dave, Nancy….

Hãy gọi tôi là John.

Là một người có chữ MD (Medical Doctor) sau cái tên. Bác sĩ John Robbins. Nhưng đó là thầy của các tiến sĩ (PhD). Thật thế, làm việc với ông trong vai trò cộng sự, là một dàn những tiến sĩ, thạc sĩ. Ông dẫn đầu dàn nhân sự ấy đi khắp thế giới. Công việc của họ nghe ra khá đơn giản: nghiên cứu và chế vaccine. Nhưng là trèo đèo vượt suối, theo nghĩa bóng.

Cái cảm tình đầu tiên mọi người thường có với ông John là ông rất tôn trọng những người không sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Cho nên ông nói rất chậm, từng tiếng một. Dù cho đó là một người nói khá tiếng Anh, ông vẫn cứ nói chậm rãi với họ. Ông đến Việt Nam, tiếp xúc với người Việt làm chuyên môn trong các viện lớn, hay người thường dân trong các xã ấp biết chút tiếng Anh, ông vẫn thường nói rất chậm.

Từ bé tôi đã thích ngắm tượng những ông bụt vui vẻ. Thường ông bụt vui vẻ là ông bụt mập mạp, cười hoài, trông phúc hậu lắm. Ông John y như một ông bụt vui vẻ. Ông 70 tuổi nhưng vẫn làm việc như thanh niên. Khi ông đi công tác cùng với chúng tôi, ông ăn uống rất bình dị. Nghe khen mình giống ông bụt, ông liền xơi luôn miếng cá to có cả xương. Cả nhóm cười lăn. Tôi trêu ông:

- Ông bụt thích ăn cá!

Ông bảo:

- Đừng có phí thức ăn. Tôi đi nhiều, thấy hơn một nửa dân chúng trên thế giới bị thiếu ăn. Bụt tiếc của, ăn cá chắc cũng không có tội.

Trong những lúc vui vẻ sau khi làm việc, ông nói chuyện tếu cho chúng tôi nghe. Có lần, khi hỏi về ý nghĩa của những cái tên Việt Nam, ông khen:

- Người Việt đặt tên có ý nghĩa nhỉ! Vậy đố các bạn tên tôi có nghĩa gì?

Mọi người ngơ ngác. Một anh nói:

- Không biết nghĩa, nhưng theo tôi đó là cái tên thông thường nhất của người Mỹ, giống như tên Hùng, tên Dũng, tên Tuấn của Việt Nam vậy.

Ông John cười to:

- Vậy là các bạn thua rồi! Này nhé, người Mỹ có một thành ngữ “go to the john”, các bạn biết là gì không?

Chúng tôi càng ngơ ngác hơn, nhìn ông và chờ đợi câu giải thích. Bỗng ông đứng dậy và nói:

- Tôi “go to the john” đây, sẽ trở lại ngay.

Chúng tôi thấm ý, nhìn nhau cười.

Thật ra thì cái tên của ai cũng có thể trở thành một đề tài. Điều đáng nói ở đây là ông, một người tài giỏi, nhưng tự trào với cái tên của chính mình. Cái hài hước của những người Mỹ tế nhị là tự cười mình chứ không chế nhạo kẻ khác, không làm cho người nghe buồn lòng trong khi mình hả hê.

Người ta biết nhiều đến ông John qua những công trình ông thực hiện, đa số là về “vaccine”, thuốc chủng ngừa bệnh,. Ông làm việc ở Viện Sức Khỏe Hoa Kỳ, N.I.H. (National Institute of Health). Ông cùng một nữ đồng nghiệp là Bác sĩ Rachel Schneerson nghiên cứu và chế tạo ra vaccine ngừa bệnh viêm màng não do vi trùng Haemophilus influenzae type B (Hib), vaccine này đang được sử dụng trên toàn thế giới; nhận giải Pasteur Award do Tổ chức Y Tế Thế Giới trao tặng và Huy chương Vàng Albert B. Sabin. Ông cũng là thành viên của Hàn Lâm Viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Để thực hiện mục tiêu chung phát triển vaccine ngừa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là ở trẻ em, những người làm vaccine phải nghiên cứu, học hỏi, phát hiện bệnh, và đánh giá các dữ liệu về mặt lâm sàng, dịch tễ và miễn dịch học. Trước tiên họ đánh giá các vaccine được nghiên cứu trên súc vật thí nghiệm, rồi nộp lên Ủy ban duyệt xét cấp viện và FDA để đánh giá về tính an toàn và miễn dịch ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh, và cuối cùng là hiệu quả.

Cái công việc nghe thì bình thường nhưng làm thì lại là “trèo đèo, vượt suối” ấy, không mấy người quan tâm đến, trừ những người cùng trong lãnh vực. Nhưng có lẽ cảm nhận sẽ thấm thía nhất nếu chúng ta đặt mình vào vị trí ông cha bà mẹ vui mừng khi thấy con mình thoát được những chứng bệnh nhiễm trùng chỉ cần nhờ vào những mũi thuốc “chích ngừa” như thuốc chích ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà hoặc nhỏ 2 giọt thuốc màu đỏ vào miệng, vaccine Sabin ngừa bệnh bại liệt, trong khi những em bé không được chích ngừa mắc bệnh thì thật đau khổ biết bao. Và ông John, khi làm ra vaccine ngừa bệnh viêm màng não Hib, đã cứu mạng biết bao nhiêu trẻ em. Ông và những người học trò tiến sĩ của ông, là những chiến sĩ áo trắng thầm lặng.

Khi ông John dẫn đầu một phái đoàn của NIH đi làm công việc đánh giá vaccine thương hàn liên hợp (conjugate) để có thể chích chừa cho trẻ em dưới 5 tuổi, có lúc tôi nghe mấy bạn Việt Nam bàn tán nho nhỏ với nhau:

- Này, ông John chỉ là MD thôi đấy!

- Ừ, sao lạ vậy nhỉ?

- Lạ là sao?

- Ông là thầy của mấy bà mấy ông tiến sĩ, mà ông chỉ là MD…

- Ở VN là không được, thầy sao lại có học vị thấp hơn trò?

Và có một bạn lấy hết can đảm hỏi ông:

- Thưa bác sĩ, ông giỏi như vậy, sao ông không lấy bằng tiến sĩ ạ?

Ông John đáp tỉnh bơ:

- Tại vì tôi không rảnh.

Trong nhóm làm việc có một nam bác sĩ trẻ người miền tây, mới tốt nghiệp không lâu, rất say mê làm việc, khi có ai hỏi vui “Chừng nào anh lấy vợ?”, anh cũng hóm hỉnh đáp “Tui hổng rảnh”.

Câu “tại vì tôi không rảnh” của ông John làm mọi người cười thích thú. Nhưng câu trả lời đó cũng đã làm nhiều người ngẫm nghĩ. Ở một xã hội mà con người coi “học hàm”, “học vị” như những món trang sức không thể thiếu, ý nghĩa đích thực của hai chữ “trí thức” có khi lại lu mờ.

Khi có dịp đến Hoa Kỳ, học tại NIH ở Maryland một tuần lễ, tôi ghé thăm phòng làm việc của ông. Một căn phòng không giống phòng làm việc của một “ông sếp”, theo cách nghĩ thông thường, vì nó quá nhỏ hẹp. Ông John bảo chúng tôi cứ tự động mượn ghế ở các phòng bên mà ngồi. Chúng tôi ngồi cả ở phía ngoài vì bên trong hầu như không có chỗ. Thầy trò nói chuyện râm ran. Không phải riêng ông, mà phòng làm việc nào của quý vị làm khoa học ở NIH này cũng đều chật chội như thế cả.

Có một câu mô tả rất dễ thương về ông John: “Bạn có thể nói ông rất nghiện đường, nhưng cái “hảo ngọt”này vô cùng lành mạnh”. Thật ra, trong công việc nghiên cứu của ông, ông bị mê hoặc bởi nhóm chất polysaccharides, nói nôm na thì cũng là đường, là những chuỗi phân tử đường, cho phép ông khám phá ra “host”, “vật cưu mang” cho vaccines của ông. Vaccine có ý nghĩa nhất của ông là Hib vaccine. Hib là một trong những loại vi trùng chủ yếu gây bệnh viêm màng não, rất nguy hiểm bởi nó tấn công trẻ nhỏ dưới hai tuổi. Cho dù có thoát khỏi cái chết, bệnh nhi vẫn có thể bị hư não bởi loại vi trùng này và nhận lãnh những di chứng khủng khiếp. Ông và Bác sĩ Rachel Schneerson đã kết hợp “chất đường” polysaccharides, cấu tạo “vỏ” của vi trùng Hib, với một chất đạm (protein) để có được một vaccine liên hợp bền vững, có hiệu quả ở trẻ em trên 18 tháng (được phê chuẩn năm 1987), rồi tiếp đến là vaccine liên hợp dùng một loại protein lớn hơn, có hiệu quả cho trẻ em dưới 18 tháng (được phê chuẩn năm 1990). Từ khi vaccine Hib do ông John và đồng nghiệp Rachel Schneerson phát triển thành công, tỷ lệ mắc bệnh Hib ở Mỹ đã giảm 99 phần trăm. Vaccine này đã giúp cứu vô số trẻ em tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới.

Đã nhiều năm trôi qua kể từ ngày ông John và những người tiến sĩ học trò của ông đến Việt Nam. Tôi không còn gặp lại ông. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến hình ảnh “ông bụt vui vẻ” của ông. Tôi ngưỡng mộ ông như một người làm gương cho tôi về cái giá trị chân thực của hai chữ “trí thức”.

Một hôm tôi đọc hai mẩu tin đồng thời đang xảy ra: một tin nói về Tổng thống Hungary Pal Schmitt bị tước bằng tiến sĩ vì ông đã sao chép công trình của người khác trong bài luận văn của mình, một tin nói về tình trạng mua bằng bán tước và thi giùm tại Việt Nam đã lên tới mức khủng khiếp. Người ta đã xài hàng chục ngàn bằng giả để giữ ghế lãnh đạo. Cả nước giỏi giang đến nỗi “ra ngõ gặp tiến sĩ”, nghe chua chát làm sao! Tôi nhớ đến ông John, và tìm tên ông trên internet. Thầy tôi vẫn là John Robbins, MD, khiêm nhường là thế. Nhưng đi kèm theo cái tên đơn giản ấy là những bài có tựa đề như “Who saved the most lives in history”, và ông nằm trong danh sách đó, danh sách những nhà khoa học đã cứu nhiều sinh mạng nhất trong lịch sử loài người. Ông đã 80 tuổi. Ông vẫn miệt mài nghiên cứu. Chắc chắn là ông vẫn tiếp tục có thêm nhiều học trò tiến sĩ nữa.

Và nếu lúc này, có ai hỏi ông tại sao ông vẫn chưa có bằng tiến sĩ, vẫn khiêm nhường và hãnh diện với hai chữ MD đứng sau tên họ của mình, chắc chắn ông cũng sẽ cười vui và trả lời:

- Tại vì tôi không rảnh.

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Ý kiến bạn đọc
13/04/201216:40:34
Khách
Bài này chị Mỹ Thanh viết theo lời kể của người thật nên không thể sai. Chỉ vì cách dịch qua tiếng Việt không chính xác nên gây hiê?u lầm. Vì thế KhA kiểm chứng lại với những người chuyên môn đã tốt nghiệp và làm việc tại Mỹ. Chính xác như sau:
- MD: Medical Doctor - Tiến Sĩ Y khoa - người VN hay gọi tắt là Bác sĩ
- PhD: Doctor of Philosophy - Tiến sĩ triết học

PhD không cao hơn MD, cả hai đều là học vị tiến sĩ.
Sau khi lấy bằng MD, người "bác sĩ" có thể học thêm 2-3 năm để thành Specialist. Người Specialist này nếu tính năm học thì họ học nhiều hơn PhD.

Nhưng trong lãnh vực Y khoa, có một học vị thật sư cao hơn MD, đó là MD/PhD.
Người có bằng MD/PhD là có bằng cao nhất từ các trường Y khoa. Họ học thêm từ 3-6 năm sau khi lấy bằng
MD.
Những người làm chức vụ quan trọng như Khoa trưởng các ngành trong bệnh viện, trong đại học Y khoa, hay trưởng các nhóm nghiên cứu thường có bằng MD/PhD, nhưng không nhất thiết PHẢI có bằng MD/PhD

Dr Robbins trong bài là người có bằng MD nhưng không có MD/PhD.
Những chi tiết trong chuyện là đúng (khi người ta nói ông "chỉ là MD" nghĩa là muốn nói ông không phải
là MD/PhD)

"Getting an PhD in conjunction with an MD is something medical schools offer (getting an MD/phD). These people spend an extra 3-5 or even 6 years extra on top of the 4 years of medical school. They will do research in a certain field like a regular phD student and write a thesis at the end. For people who knows for sure they want to stay in academic medicine (be researchers or professors), they get this because it is more prestigious and perhaps give them an extra benefit when applying for grants later. It is not necessary to have a PhD to do research. There are plenty of good and famous researchers who are just MD, and plenty of MD/PhD who don't succeed in research or change their minds later and don't stay in research. "

13/04/201219:25:39
Khách
Đừng phiền lòng về thuật ngữ VN ngày nay nữa chị Thanh ơi! Nó cũng như ở VN ngày nay người ta dùng chữ Thạc sĩ để chỉ cái bằng Master vậy thôi. Nhờ chị mà tôi biết thêm một ân nhân của nhân loại, một người ẩn danh người đời ít hay không biết đến. Cám ơn nhiều.
12/04/201221:00:43
Khách
Ở Việt Nam hiện nay, danh xưng Bác Sĩ vừa là học vị vừa là chỉ danh nghề nghiệp và chỉ được xếp tương đương bậc cử nhân, phài học thên Thạc sĩ rồi Tiến sĩ mới danh giá ( cứ đọc các danh thiếp hay trong báo chí thì biết: họ sẽ xưng là TS-BS....)
Đối với hệ thống Mỷ thì tốt nghiệp trường Y khoa thì có academic title MD, muốn hành nghề chữa bệnh phải theo chương trình huấn luyện nội trú , residency training; chứng chỉ hành nghề y khoa của TB Cali ( licence to practice ) được gọi là Physician and Surgeon. Nếu dịch MD là Bác sĩ và Physician là Y sĩ ( như trước 1975 ở miến nam ) là tự hạ thấp danh hiệu.
Đây cũng là "Ý đồ" hạ bệ những giá trị của "địch" của CS.
10/04/201200:34:47
Khách
Xin được thỉnh giáo quý độc giả, nhưng tác giả đã viết theo lời tâm sự của Dr. John Robbins trong khi ông vui vẻ.
09/04/201218:13:18
Khách
Cảm ơn bài viết của bạn. Theo đường link mà bạn đã cho "“Who saved the most lives in history” (http://scienceheroes.com/), tình cờ tôi thấy tên một người Việt Nam cũng nằm trong danh sách đó: Nghe Nguyen-Ga, rất tiếc là tìm trên Internet cũng không thấy nhiều thông tin về người này.
09/04/201217:31:41
Khách
M.D. = Doctor of Medicine: Tiến sĩ Y Khoa, PharmD = Tiến sĩ Dược Khoa.
Như vậy một người có bằng M.D. cũng đã có bằng Tiến sĩ; xin tác giả xem xét lại.
Cám ơn.
09/04/201216:39:00
Khách
Cám ơn tác giả Cam Li NTMT với bài viết này.
Nghĩ đến VN mình mà buồn!
09/04/201221:03:03
Khách
Nền giáo dục của VN bị ảnh hưởng Trung Quốc nặng cho nên cũng sử dụng những tên gọi theo hệ thống giáo dục của Trung Quốc, như cử nhân, phó bảng, tiến sĩ, v.v.... Thời xưa các học vị này chỉ khác nhau ở sổ điểm cao thấp để xếp hạng chứ không dựa vào số năm học v.v.. Trong đó học vị tiến sĩ được coi như là cao nhất, không có học vị nào khác cao hơn. Khi tiếp xúc với nền giáo dục tây phương, cách sử dụng các tên học vị cũ vào hệ thống mới đã tỏ ra bất cập, không mô tả chính xác được vị trí của các học vị mới, do đó ta cần đặt ra một số tên mới trong tiếng Việt cho các học vị để phản ánh đúng các văn bằng.

Vì việc dùng tên tiếng Việt để so sánh với các học vị Mỹ là một sự khập khiễng, do đó ta nên tránh.

Xét về mặt y khoa không thôi, văn bằng đầu tiên (First professional degree) có được là MD (Doctor of Medicine), sau đó còn có thể học thêm để có các văn bằng chuyên môn khác (advanced professional degree), và văn bằng cao nhất (terminal degree) như PhD (Doctor of Philosophy).

Nếu xem "Tiến sĩ" là học vị cao nhất thì đó phải là một terminal degree như PhD, chứ nếu đã vội vã xếp cái bằng đâu tiên (first professional degree) như MD là "tiến sĩ" rồi, thì ta còn được chữ gì để xếp hạng cho PhD cũng như các văn bằng advanced professional degree khác?

Nói tóm lại tôi hiểu ý tác giả của bài viết đó là vì MD không phải là học vị cao nhất cho nên không gọi là tiến sĩ.
09/04/201204:30:41
Khách
Re: Thầy Của Tiến Sĩ
Unlike Vietnamese or European system, MD and Ph.D in the US are comparable. Both need at least 4 years after completing bachelor. MD practices medicine and Ph.D concentrates on research. However, MD can do research too with additional training usually during residency. These MDs can practice medicine and do research just like Ph.D, even though they do not have Ph.D attached to their name. I am sure Dr. John Robbins is one of them. On the other hand, Ph.Ds are not trained and licensed to practice medicine. “Ông là thầy của mấy bà mấy ông tiến sĩ, mà ông chỉ là MD…” implying MDs are inferior to Ph.Ds. This is not true. They are just branching in two different directions.
09/04/201201:52:53
Khách
Tôi nghĩ tác giả có suy nghĩ nhầm lẫn ở đây: MD = Doctor of Medicine = Tiến sĩ y khoa, mà người Việt hay gọi là Bác sĩ. Câu cuối trong bài của tác giả :"...có ai hỏi ông tại sao ông vẫn chưa có bằng tiến sĩ..." chứng tỏ sự thiếu hiẻu biết của tác giả. Xin đọc lời giải thích sau đây từ wikipedia.com: "Doctor of Medicine (MD, from the Latin Medicinæ Doctor meaning "Teacher of Medicine") is a doctoral degree for physicians. The degree is granted by medical schools. It is a professional doctorate / first professional degree (qualifying degree) in some countries, including the United States and Canada ..." Chữ "doctor" không dịch là "Tiến sĩ" thì tác giả muốn dùng chữ gì bây giờ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,036,614
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến