Hôm nay,  

Tục Huyền

31/03/201200:00:00(Xem: 258191)
Tác giả dự viết về nước Mỹ từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Bác Dã Sâm đi ra, đi vào như con gà mắc đẻ, hết mở cửa trước nhìn trái, rồi nhìn phải ngóng trông chuyện gì. Bác đóng cửa lại, bước lại ghế ngồi, một chốc lại đứng lên, bước tới chỗ để cái điện thoại, giở lên, tính bấm số nhưng đổi ý, liền để xuống, ngập ngừng, chậm chạp đi đến ngồi nơi ghế bành, và với tay lấy cái control, bấm số TV.

Cái TV. chưa “up date” nên hình không hiện ra liền, tiếng kêu rè rè, phải chờ. Bác thở ra tỏ vẻ thất vọng. Bác nóng ruột, bác lại đứng lên đi đến cửa sổ kiếng; nhìn ra đường có vẻ trông đợi, không thấy gì, lại trở lại ghế ngồi. Mắt nhìn vào màn ảnh truyền hình nhưng hồn để tận đâu đâu.

Bỗng có tiếng điện thoại reo. Bác vội đứng dậy, với tay lấy cây gậy, cây gậy vụt mất tay bác, ngã lăn xuống sàn gỗ, bác cúi lượm, chống đứng lên, khập khểnh đến chỗ để điện thoại. Tiếng điện thoại reo cũng vừa dứt. Bác lầm bầm:

“Rõ chán! chắc là Jenny gọi rồi. Jenny hẹn đến thăm 9 giờ sáng nay mà. Bây giờ đã 10 giờ rồi. Không lẽ lỗ tai mình nghễng ngãng thật chăng; nghe lầm chăng!”

Cái điện thoại không có máy rec. nó reo ba tiếng rồi tắt ngay. Bác lẩm nhẩm: “Tuần trước đã bảo thằng Tự mua cho Bố cái máy rec. gắn vào điện thoại để ai có cần nhắn gì không, nó dạ rang; giờ thì cũng chưa có. Rõ là vô tích sự. Chắc là Jenny gọi rồi!”

Jenny là người yêu của Bác, và cũng là vị hôn thê mà Bác sắp cưới. Bác quen Jenny qua mục tìm bạn bốn phương trên mạng đã hơn năm nay rồi. Bác lượm đâu đó mấy câu thơ như sau, rồi đăng báo chợ, và post lên mạng cùng địa chỉ nhà, số điện thoại:

“Nam 70 tuổi, hiên ngang
Dẻo dai, job tốt, nhà sang nhất miền
Tháng tháng nhà nước phát tiền
Ngồi xe Mỹ lái liên miên cả ngày
Tìm em gái Việt thơ ngây
Ai muốn qua Mỹ anh đây sẵn sàng”.


Chỉ hơn tuần lễ sau đã có nhiều người hồi đáp từ các nơi trên thế giới gởi đến, gọi đến, nhiều nhất là ở Việtnam, gái thật có, trai giả gái cũng nhiều, trai cải biến thành gái cũng có, đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi trình độ, có cô xưng là bác sĩ, dược sĩ, luật sư đang hành nghề ở Việtnam, có cô viết thư chữ Việt chưa thông, có cô viết cái thư chêm thêm tiếng Tây, tiếng Anh, tiếng Đức, có cô còn bạo hơn viết cái thư toàn bằng tiếng Nga, tiếng Tàu, và còn đề nghị mời bác về chơi Sài gòn, cô sẽ chịu tiền vé máy bay cùng các chi phí ăn ở , du lịch khắp Việtnam, lại kèm thư viết có cả hình ảnh, và tuổi tác cùng sở thích cá nhân.

Những tháng ngày sau đó, bác thật là bận rộn trả lời thư, hẹn “date”, tiếp điện thoại gọi. Cuối cùng, bác chọn được Jenny Vương, từ Việtnam theo mẹ đi du lịch Mỹ, và cô ta đồng ý xe duyên với bác, mặc các con bác cản trở; nhưng bác đã quyết thì khó lay chuyển được bác đổi ý. Từ đó, bác hẹn hò gặp Jenny hoài, khi thì Jenny đến nhà chở đi ăn tiệm, khi thì bác cùng nàng đi shopping. Bác chi tiền cho Jenny không tiếc. Cái visa bác cạ liên miên. Bác còn tính refinance cái nhà bác đã trả “ ốp” để lấy tiền ra làm đám cưới, và mua chiếc lexus cho Jenny nữa. Cậu con trai lớn tên Cả Sầm, tuổi đã bốn mươi, ra sức can ngăn, phản đối, lấy lời hay lẽ thiệt, thuyết phục bác:

- Bố mà làm đám cưới với cô ấy là con không về nhà thăm bố nữa đâu. Năm nay, bố đã bảy mươi rồi; mà cô Jenny còn nhỏ hơn con tới tám tuổi. Vậy coi sao được. Bà con, xóm giềng, bạn bè, họ sẽ chê cười cho. Họ sẽ chế nhạo bố “ Già Mà Không Nên Nết” hay là “ Trâu Già Thích Gặm Cỏ Non”, hoặc “ Ông Già Dịch”.

- Con nói đó nghe được hả? Bố cưới vợ cho Bố, đâu phải cưới vợ cho bà con, xóm giềng, bạn bè đâu mà sợ họ chê cười, bình phẩm. Đất nước Mỹ nầy tự do. Đèn nhà ai nấy rạng. Miễn mình làm những gì luật pháp cho phép thôi. Luật Hoa kỳ đâu cấm người lớn tuổi lấy vợ trẻ. Con không thấy ông chủ báo Playboy ở Mỹ; tuổi đã 85 vừa làm đám cưới với cô vợ trẻ Mỹ ở Las vagas, tuổi chỉ mới 23. Còn ông chủ đạo Mornom ở Texas có một lúc muời mấy bà vợ, bà vợ trẻ nhất mới 17 tuổi.

Cậu Cả gân cổ lên nói:

“Thế ông chủ đạo ấy vừa mới bị ra Tòa đấy, và bị Tòa phạt mấy mươi năm tù ở. Bố không đọc, không nghe báo chí và truyền thanh ra rã nói hoài mấy hôm nay đó sao.

“Tại ổng lấy nhiều vợ cùng một lúc, chứ Bố đây chỉ cưới một mình Jenny thôi mà. Con là thằng con lạ lùng! Ý kiến nầy, ý kiến nọ, nghe mà muốn điên cái đầu. Hơn nữa, cô Jenny yêu bố vì cái phong độ hào hoa, phong nhã, tư cách của Bố. Cổ đâu có kể tuổi tác chênh lệch gì đâu. Con biết không trong văn học sử Việtnam có Doanh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ thời xưa khi đã về hưu, tuổi hơn bảy mươi vẫn có bốn bà vợ trẻ tuổi mười tám, hai mươi theo hầu. Do vậy, ta mới có những bài thơ bất hủ của ngài để lại cho hậu thế. Biết đâu, bố gặp Jenny là vận may đến với Bố. Chuyện đời đâu biết truớc được ngày mai.”

Cả Sầm lẩm bẫm, nói không ra tiếng, hình như nó nói đủ cho nó nghe:

“Vận may hay vận xui, ai mà biết được.”
Có lần vì giận quá, bác mắng cậu Sầm:

“Con đúng là thằng con đại bất hiếu chi tử. Đáng lẽ con phải mừng, là con có bà mẹ ghẻ trẻ tuổi sẵn sàng “ nâng khăn sửa túi” hầu giúp đỡ cho cha mình khi tuổi già sức yếu, sớm hôm chăm sóc khi trái gió trở trời, đàng nầy con lại can ngăn.”

Cậu Sầm nghe cha mắng lặng lẽ bỏ đi ra ngoài sân, móc thuốc ra hút, nhìn trời, suy nghĩ vẩn vơ. Mười năm trước đây, bác Dã Sâm gái bị tai nạn xe hơi qua đời. Từ hồi bác Dã Sâm gái còn sống, các con của hai bác cũng đã ra ở riêng rồi. Hễ cứ đúng mười tám tuổi chúng nó xin dọn ra. Hai bác can ngăn mấy cũng không được. Chúng có “job” kiếm ra tiền; nên mạnh dạn dọn ra riêng để có tự do đi sớm về muộn, muốn làm việc gì thì làm không sợ cha mẹ dòm ngó, đưa ra ý kiến nầy, nọ.

Bây giờ, bác gái đã mất đi, bác sống cu ky một mình. Hàng ngày đi làm, trưa bác ra xe “ lunch” ở sở ăn cơm Mễ, chiều về, có khi ghé chợ Vons Mỹ mua thức ăn làm sẵn để trong tủ kiếng gọi là Deli. Có khi lại ghé chợ Thuận Phát, chợ ABC hay Hương Hương food to go v…v… mua cơm chỉ. Hôm nào, bác thấy không khoẻ thì qua tiệm phở hay tiệm cháo lòng quấy quá một tô cho qua bửa, rồi lái xe về nhà trùm mền nằm đọc báo, xem TV, ngủ.

Cuộc sống của Bác lặng lẽ trôi qua từ khi bác gái qua đời đã mười năm nay rồi. Nhiều bạn bè khuyên Bác chờ khi hưu trí nên về Sài gòn ở, dễ mướn người giúp việc, sớm hôm cơm nước săn sóc tuổi già hay kiếm cô vợ “Gái Lỡ Thì” để hú hí cho qua những ngày còn lại trên dương gian. Bác một mực từ chối, và còn nghiêm khắc “lên lớp” cho các ông bạn qúi một hồi:

“Các anh nói nghe được nhỉ! Mình là dân tỵ nạn Cộng sản sang đây. Mình là dân Mỹ gốc Việt mà. Khi tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ, mình đã thề là không dính dáng gì đến Đảng Cộng sản. Giờ mình về ở với bọn chúng, chịu sự cai trị của chúng; như vậy mình coi sao được. Hơn nữa, khi mình vượt biên, tụi nó truy sát, bắt bớ, giam cầm, còn gọi là bọn ma cô, ma cạo, đĩ điếm bám đít Mỹ để kiếm cơm thừa, bơ sửa cặn, chúng nhục mạ mình đủ điều, bây giờ mình có tiền, chúng ca tụng là Việt Kiều yêu nước, núm ruột ngàn dặm. Đúng là bọn xỏ lá ba que, ma da chịu sao nỗi. Thế mà các anh còn nghĩ khi hưu trí về ở với chúng! Thật hết nói mà, hết ý kiến thôi.”

Hơn nữa, bác không ưa gì Cộng sản, mặc dù trước 75, bác chỉ là ông tư chức kế toán làm cho sở Mỹ Motorpool ở đường Nguyễn văn Thoại, gần ngã tư Bảy Hiền. “ Sáng cởi vespa đi làm sở Mỹ, chiều cởi vespa về nhà ”. Bác không ân oán gì nhiều với Cộng sản, mặc ai chống Cộng, biểu tình đòi chuyện nầy, chuyện nọ, bác không tham gia, không ý kiến. Mặc những bạn bè bác có con gia nhập QLVNCH chống Cộng sản xâm lăng, và đã hy sinh vì Tổ quốc hoặc thương tích đầy mình, bác vẫn bình chân như vại, lo làm kiếm tiền, ăn lương Mỹ, sống đời thảnh thơi, đầy đủ. “ Sống chết mặc bay, tiền thầy Mỹ bác lãnh đủ.”

Thời đó, lương sở Mỹ dù là bậc lương lao công, tài xế, thơ ký so với lương công chức, quân nhân VNCH còn hơn gấp mấy lần, bác lại ăn lương thư ký kế toán thâm niên, lương khá cao, bậc lương tới VGS 13, nếu tính tiền Việtnam thời đó cũng gần hai trăm ngàn mỗi tháng; nên có đồng dư, đồng để, tiền dành dụm bác đưa hết cho vợ. Bác gái lại là người vợ đảm, biết bắt đồng tiền dư ra làm việc. Nhà bác ngự ngay đầu hẻm, bác gái mở tiệm chạp phô ở trong nhà. Ngày nào bác gái cũng lượm được tiền lẻ của dân trong xóm. Dì Tư ra mua mấy ký gạo thơm nàng hương chợ Đào, con Sen ra mua chai mắm, củ hành, củ tỏi, chú Năm xích lô ghé mua mấy bao captan ghi sổ, cô Mén cuối hẻm, ngừng xe honda vào mua mấy cái lược, lọ kem, phấn son, thuốc đánh móng tay. Thằng Bé. thằng Lượng, con Tiển, con Lư, trên đường đi học về, ngày nào cũng vào tiệm bác gái mua mấy cây cà-rem, vừa đi, vừa mút. Tiệm chạp phô bác gái không thiếu một thứ gì. Cây kim, sợi chỉ đến lọ mắm nêm đều có đủ. Thằng Cả Sầm, bác lo toan cho nó sao đó, khi lên 10 tuổi, bác gởi gắm làm con nuôi môt người bạn Mỹ đồng nghiệp, khi hết hạn phục vụ ở Việtnam, ông ấy đưa nó về Mỹ, và nuôi cho ăn học thành tài; nên bác khỏi lo lắng gì lúc nó lớn, đến tuổi phải bị gọi động viên vào quân đội.

Những ngày gần cuối tháng Tư năm 1975, Cộng sản Bắc Việt xâm lăng, cưỡng chiếm VNCH, xé bỏ hiệp định Paris, bác học được chữ nghĩa của tiền nhân để lại là “Đào Tẩu Vi Thượng Sách”. Khi chủ sở Mỹ hỏi nhân viên, ai muốn đi di tản với họ không, bác liền ghi tên đem gia đình di tản theo sở làm. Cuộc đời bác là cả một sự may mắn liên tục. Vừa đến Mỹ tỵ nạn năm 1975; trong một dịp tình cờ, bác đi lễ nhà thờ Tin Lành Methodist, gặp lại ông xếp cũ Mỹ hồi hương năm 1973; hiện làm quản lý ( manager) cho sở Gas Company” dẫn dắt bác vô làm thư ký kế toán cho sở Gas gần nhà; tới mãi ngày bàc hưu trí.

Nay Bác nghỉ hưu, mỗi tháng lãnh được nhiều cái check nào là check rút dần tiền trong chương trình 401 K, check pension của Sở, check social security, mấy cái account IRA v…v… Đó là chưa kể con gái út dược sĩ có dược phòng lớn ở NewYork,lâu lâu gởi tiền về biếu Ba đi du lịch.Những năm hưu trí của Bác là thời vàng son cho tuổi già. Bác lại biết dinh dưỡng, săn sóc cho mình, sáng ngủ dậy, bác uống một cốc nước lọc, hâm ấm, pha chút chanh cho thông đường ruột, xong bác ăn oatmeal với trái strawberry hoặc avocado trộn lẫn với sửa nonfat. Ngồi xem truyền hình tin tức thời sự buổi sáng, uống tách nước trà nóng xong, bác tới trung tâm thể thao bơi lội, thể dục. Trưa về, bác ăn xúp rau cần với miếng sandwich gà tây. Xong, bác xem tin tức buổi trưa CNN chừng ba mươi phút.Bác vào giường đọc báo hay nghe nhạc ngoại quốc êm diệu, vỗ giấc ngủ trưa tới ba giờ chiều. Thức giấc, bác lái xe ra Phước Lộc Thọ ngồi chơi cờ tướng với mấy ông bạn già cho tới sáu giờ.Cuộc đời bác Dã Sâm êm đềm trôi như dòng nước sông Đuống ngoài Bắc, nơi Bác chôn nhau cắt rốn .

Bỗng nhiên, bác nghe bạn bè xúi dại, đăng báo tìm bạn bốn phương, và rơi vào đường tình ái rất sôi nỗi, đam mê khi tuổi đời đã xế bóng. Người Mỹ thường gọi trường hợp nầy của bác là “ Fell-in-love”.

Bác tâm sự với bạn bè là bác yêu Jenny tha thiết, mặc ai chê cười, nói bóng, nói gió, cản ngăn, châm biến. Bác nói “Đường ta, ta cứ đi. Ruộng ta, ta cứ cày” Chờ ngày ta cưới vợ trẻ, ta yêu. Bác khoe khoang với bạn bè là Jenny cũng yêu Bác thiết tha. Ngày nào cũng điện thoại thăm Bác. Chủ nhật, thứ Bảy nàng dành riêng cho Bác để đi shopping trong Mall hay dung dăng, dung dẻ nơi phố Bolsa, và vào dùng bữa nơi những restaurant sang trọng ở Little Sài gòn. Tiền bạc Bác chi ra không tiếc. Bác thường nói: “Khi chết mình có đem tiền theo được đâu. Con cái bây giờ đã có sự nghiệp hết; để tiền bạc lại cho tụi nó làm gì. Chỉ tổ cho IRS đánh thuế di sản hay “Pờ-rồ-bệt, Pờ- rồ- biết” gì đó. Tiền dư ra Bác xài thoải mái, và thỉnh thoảng đóng góp làm việc từ thiện. Có cuộc biểu tình nào chống Cộng, chống bọn Việt gian, bọn trở cờ, bác hăng hái tham gia, đóng tiền ủng hộ không tiếc.”

Thấm thoát rồi đến ngày cưới Jenny. Bác làm đám cưới thật là sang trọng. Tiệc cưới tổ chức tại một khách sạn lớn của Mỹ, mời bạn bè thân sơ đến chứng kiến, chung vui. Bác khăn đóng, áo dài dẫn Jenny đi chào bàn, và nhận những lời chúc tụng cùng những phong bì đáng giá. Những ông bạn gìa cùng tuổi với bác, có hoàn cảnh như bác; nhưng không may mắn có nhiều “địa” như bác, đâm ra ghen ghét, nói bóng, nói gió, chê bai đủ điều.

Sau tiệc cưới, bác cùng Jenny đi hưởng tuần trăng mật ở Hawaii. Tuần trăng mật qua, bác Dã Sâm mới phát hiện ra mình là người vô dụng, chuyện chăn gối với nàng không trọn vẹn được, bổn phận làm người chồng trong suốt tuần trăng mật không hề xảy ra. Jenny tỏ ra không vui. Nàng cảm thấy mình đã vội vã; nhầm lẫn trong hôn nhân nầy. Những tháng sau đó, nàng viết cho bác một cái thư dài; nêu ra những khó khăn khi về chung sống với bác, và nhờ luật sư đưa Bác ra Tòa ly dị đòi chia tài sản. Chỗ nầy mới thật là rắc rối cho Bác. Nhưng có điều lạ là Bác không tỏ ra buồn bã, thương tiếc hay đau khổ gì cả. Bác trở lại cuộc sống cô đơn như những năm qua.

Mỗi đêm, ngồi trước ly rượu thuốc Minh Mạng mà người bạn đã tặng bác hôm ngày cưới. Bác nghĩ thua keo nầy ta sẽ bày keo khác, miễn là Trời cho ta vẫn còn sống mạnh khoẻ. Bác thường ngâm nga mấy câu thơ bác lượm trên “ Net”:

“Thất thập xưa khó tìm ra
Ngày nay thất thập mỗi nhà đều đông
Ngày xưa thất thập ngồi không
Ngày nay thất thập còn mong đi làm
Ngày xưa thất thập lão làng
Ngày nay thất thập là chàng thanh niên.”


Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
01/04/201216:16:12
Khách
Trai gái yêu nhau kết hôn thành vợ thành chồng ,chẵng may có người ra đi trước để lại một người như Bác Sâm trong chuyện không tránh khỏi sự hụt hẩn mà con cái không thể bù đắp được .Cho nên tục huyền là chuyện phải đến mà thôi .Còn chuyện tiếp theo số may số rũi còn tuỳ mỗi người .Nhưng "rổ rá cạp lại" thường khó có được những cái mà người vợ trước để lại .Hên thì có người hiểu mình ,có thể đồng cảm những vui buồn trong cuộc sông .Mình đòi hỏi một người vợ quá trẻ để "zui zẻ" tuổi già hồi tưởng lại tuổi xuân đả quá thì hiễm nguy khó lường !.....
31/03/201202:40:36
Khách
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Anh Thời ơi!
(Theo Nguyến Du)
BTM
31/03/201217:17:28
Khách
Hôm nay cuối tuần mấy ÔNG GIÀ ngồi kháo chuyện ,cùng trong lứa tuôi U70 như nhân vật trong truyện của Anh NHT sau một hồi "bàn loạn" chúng tôi đều đồng ý rằng : "Cái xác xuất để có thể oan toàn nhất thì các CỤ trong lứa tuổi 70 nầy không nên mạo hiễm nữa" hãy vui thú điền viên bên cạnh con Cháu .Chớ có dại mà mắc bẫy Nhất là đừng có mơ về VN cưới vợ trẻ nửa .Không biết các CỤ có đồng tình với thiễn ý trên không ? Không ít Các Cụ đả nếm mùi cay đắng rồi .Nếu quá cô đơn thì chỉ nên tìm 1 người bạn (đúng nghỉa) là thỉnh thoảng hẹn nhau đi dả ngoại đi an uống giải trí rồi ai về nhà nấy .Cam đoan tình bạn như thế sẻ rất an toàn và rất đẹp
31/03/201220:00:36
Khách
Tục huyền là khi vợ khuất núi thêm một bước nửa thì gọi là tục huyền ,còn hai người li dị gọi là "tái hôn" còn các Bà thì gọi là..tái giá ...Ôi ngôn ngữ VN thiệt quả là phong phú . Nhưng "tục huyền hay tái giá cũng chỉ là đi thêm một bước .
Đứng về phái Nam thì có vẻ thường gặp hơn các Bà .Chuyện của Các Ông thì không bao giờ chịu "khuất phục" chỉ trừ khi nào "bất khả kháng" không còn thể nào ...lên ngựa được nửa mới chịu thu gươm xin hàng...Ui hàng ngày trên các báo nhan nhãn quãng cáo những phương thuốc thần dược ...chi chi đó nào là tráng dương bổ thận...các Ông 70 thì các Bà còn nước non gì ?Phần các Bà một lần lên xe hoa đả là ớn lên tận cổ .Ông ra đi về bên kia thế giới các Bà đưa tiễn xong về nhà lén con lén cháu "thở phào nhẹ nhõm" Từ nay cái thân già nầy mới thật sự được hưỡng phước rồi .Ngu gì mà còn dòm tới dòm lui ...cho cực thân già .? Đàn Bà quá 50 là đả an phận thủ thường Đàn Ông 80 còn chưa muốn yên thân 70 còn háo hức cũng là chuyện thường .Nhưng 70 vẫn chưa quá đát mà Bác NHT Chuyện các Bác 80 rủ nhau về VN cưới vợ lên đài khoe khoang ầm ỉ ...ôi thôi tái hôn tái giá tục huyền ...chuyện vui quá đi mất
31/03/201218:04:27
Khách
Tôi thường nghe nói đến một lúc nào đó thì người ta trở về tuổi HỒI XUÂN tôi không biết để đánh dấu cái mốc đó là ở khoảng nào ? TUỔI HỒI XUÂN thường chỉ gặp nơi các CỤ ÔNG chớ các Bà thường an phận thủ thường chắc không bao giờ có nhỉ ? Thật oái ăm khi các CỤ thường thích GẶM CỎ NON tuy nói là CỎ NON nhưng thường cho dù là răng giả vẫn bị mẻ ? Nếu một CỤ 50 lấy vợ 30 có được coi là trâu già thích gặm cỏ non không nhỉ ? Nhưng tui thấy cô vợ của cụ nầy cũng hay than phiện CỤ "lề mề" lắm .
31/03/201217:49:07
Khách
Những người cao tuổi đang sống trên đât Mỉ thật cô đơn , con cái có cuộc sống riêng tư ,ít có thời gian để chia sẻ với mình . Do đó nếu ý muốn "tục huyền" để có người bầu bạn chia sẻ với mình trong cuộc sống cô đọc nầy cũng là chuyện tự nhiên .Nhưng không hiểu sao đa phần các CỤ lại thích cưới vợ trẻ ? Để có những cảm giác về tuổi thanh xuân vừa mới trôi qua ? Một chút nuối tiếc ? Tôi cũng đang ở trong độ tuổi U70 nầy , tự kiễm điễm bản thân thì quả thiệt mình biết ở lứa tuổi nầy thì thật khó khi phải "thi hành nghỉa vụ..." Đó là nói về bản thân của mình đang là người có sức khoẻ khá ổn định.Không trải qua những ngày giam cầm tù tội như các bạn cùng trang lứa . Vậy mà mình không bao giờ giám nghỉ tới ...
Chỉ có vài hàng đăng đàn phi lộ không dám góp ý . Chắc đây chỉ là câu chuyện viết để người đọc cho vui ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến