Hôm nay,  

Con Gái Bây Giờ

25/03/201200:00:00(Xem: 152735)
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, nghề nghiệp: làm nail. Loạt bài viết về nước Mỹ gần đây của tác giả gồm: Bỏ Gì Thì Bỏ; Ước Vọng Của Tin, thể hiện tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Bài gần nhất : Đời Em. Sau đây là bài viết mới nhất. Bài viết mới là chuyện về một trường hợp lấy chồng việt kiều.

Con gái bây giờ là con gái mộng mơ. Họ mơ mộng gì? Hỏi mười cô hết chín trả lời: Đi Mỹ.

Đi bằng cách nào? Trang nhún vai:

- Nhiều cách lắm.

Trang có mấy cô bạn đã đi Mỹ, mỗi đứa đi một cách khác nhau:

Nhỏ Oanh được anh chị bảo lãnh.

Kim Nga đi diện con lai, vì chị hai Nga là Mỹ lai.

Hoàng Lan theo ba đi diện H. O.

Ngọc Anh thì được chị giới thiệu Mỹ về cưới.

Bích Hạnh, được dì giới thiệu Việt Kiều về cưới.

Chị của Thanh nhờ người về "kết hôn giả".

Mấy đứa khác đi theo diện du học.Ngày xưa nghe nói đi du học khó khăn lắm nhưng bây giờ chỉ có khoảng ba ngàn đô la thì đi được rồi.Công ty giới thiệu làm cho đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu của nhà trường bên Mỹ.Thậm chí giấy chứng nhận thu nhập của cha mẹ và giấy xác nhận có tài khoản trong ngân hàng họ đều làm được cả.

Phải khâm phục, khâm phục hai tay, nhà Loan không có gì cả mà cũng cầm trong tay được giấy chứng nhận năm trăm triệu đồng Việt Nam ở nhà băng và ba Loan có giấy xác nhận thu nhập hàng tháng 60 triệu, dư sức đóng tiền ăn, tiền học cho con ở Mỹ.

Thế là rủ nhau qua Mỹ, nghe nói qua bên ấy vừa làm vừa học cũng còn dư tiền gửi về cho gia đình trả nợ.Thấy mà ham.

Trang thì đang chờ chị bảo lãnh.

Mốt thời thượng đang thịnh hành: làm quen trên internet.

Nguyệt bạn thân của Trang đi theo kiểu ấy.

Nguyệt vô Face book làm quen được anh Khôi, nghe nói anh ấy là kỷ sư điện, làm trong một công ty lớn ở Mỹ. Sau ba tháng chat qua, chat lại, vô webcam để nói chuyện với nhau. Khôi quyết định về Việt Nam để gặp tận mặt nhau rồi tính tiếp. Nhân dịp Tết âm lịch anh về thăm gia đình Nguyệt, sau hai tuần cùng đi chơi tìm hiểu nhau, đến tuần thứ ba Khôi quyết định mua một chiếc nhẫn hột xoàn làm lễ đính hôn với Nguyệt.

- "Gia đình đó sao Trời thương quá, đã giàu rồi còn được Việt Kiều về cưới nữa". Hàng xóm xầm xì to nhỏ có hơi ghen tị một chút.

Gia đình Nguyệt giàu nhất xóm này, nhà lầu ba từng, mẹ Nguyệt buôn bán hột xoàn cẩm thạch nhiều năm. Chiều 30 tết năm con gà, ba Nguyệt đi mua mấy chậu mai ở khu chợ mai ngoại ô, gần một đoạn đường rầy xe lửa ở Bình Triệu. Không hiểu vì sao ba bị xe lửa càng chết. Xác ba bị kéo một đoạn dài, người nát bét, thật kinh khủng. Mẹ ngất xỉu khi hay tin ấy, người ta nói rằng có lẽ ba Nguyệt sỉn không nghe tiếng còi xe lửa nên băng ngang qua đường rầy.

Sau khi ba mất, nhiều lần mẹ Nguyệt định tái giá nhưng lại sợ của cải lọt vào tay người dưng nên bà đã từ chối nhiều mối lắm, hiện bà vẫn còn trẻ đẹp, mới 48 tuổi mà lại giàu nên nhìn bà tưởng chừng ngoài ba mươi. Hai mẹ con Nguyệt ra đường người ta lầm tưởng hai chị em.

Khôi còn lựa chọn ai hơn nữa, gia đình Nguyệt chỉ có hai chị em, nhan sắc Nguyệt cũng không thua kém gì hoa khôi. Gương mặt trái xoan thanh tú, làn da trắng với lớp lông măng mịn màng không bị phấn che. Dáng dấp nhỏ nhắn, dịu dàng. Đẹp nhất là mái tóc dài mượt, đen nhánh, chấm lưng quần, thẳng suông tự nhiên. Bên cạnh trái cánh mũi cao một nốt ruồi son điểm thêm phần duyên dáng. Kèm theo một tài sản vững chắc của gia đình là lợi điểm cho Nguyệt.

Đám hỏi diễn ra trong nhà hàng năm sao tại thành phố. Hơn ba trăm khách dự.

- "Chờ đám cưới sẽ mời đông hơn, lần này cũng nhiều người trách lắm nhưng đành chịu thôi chị à". Mẹ Nguyệt hảnh diện nói với mẹ Trang.

Sau đám hỏi, họ làm hồ sơ xin đi xuất cảnh theo diện Fiance

Sáu tháng sau Nguyệt được gọi phỏng vấn lần thứ nhất, cần phải bổ sung vài giấy tờ cần thiết.

Lần phỏng vấn thứ nhì Nguyệt được chấp thuận.

Tưởng như vậy đã xong phần Nguyệt, nhưng… cũng tại chữ nhưng chen vào.

Đến Mỹ, sau khi làm hôn thú, Nguyệt đề nghị tổ chức đám cưới.

- Thú thật, anh không có tiền để tổ chức đám cưới linh đình ở Mỹ này. Nếu em muốn thì xin mẹ gửi tiền qua. Khôi thẳng thừng đến trắng trợn.

Nguyệt nhăn nhó nhìn Khôi như vừa nuốt phải trái ớt hiểm cay sè.

Chưa kịp nói gì, Khôi hắng giọng:

- Anh đã bị thất nghiệp một năm nay rồi, chỉ sống bằng tiền thất nghiệp. Anh đã dùng thẻ tín dụng để về Việt nam mang em qua đây, bây giờ thiếu nợ hai chục ngàn rồi. Em xin mẹ tiền cho anh trả nợ được không?

Khôi nói nhanh cố tránh ánh mắt trợn tròn của Nguyệt đang nhìn anh không chớp.

Anh đóng sầm cửa, bỏ đi, trốn chạy những giọt nước mắt đang lăn dài trên má Nguyệt.

Như chim bị trúng tên, Nguyệt nhũn người rơi đánh phịch xuống salon. Trái tim vừa rớt vào hố băng. Trời mùa hè mà Nguyệt muốn run, leo lên giường, trùm chăn, mặc cho nước mắt vỡ ào không kềm được. Căn phòng bày biện sang trọng với tivi, đầu máy, giường ngũ mới toanh. Chiếc nhẫn xoàn đính hôn to bằng đầu ngón tay trỏ mà mẹ Nguyệt đã chọn trong các hột tốt nhất của bà. Tiệc đám hỏi linh đình, và tất cả chi phí khi Khôi về Việt nam là tiền Khôi mượn trong thẻ tín dụng sao? Nếu vậy thì thật tội nghiệp cho anh. Làm sao để trả nợ bây giờ. Làm sao, làm sao và làm sao vì số tiền quá lớn.

Thảo nào qua Mỹ được một tuần Khôi cứ thúc hối Nguyệt đi làm. Có chút vốn tiếng anh trong sáu năm phổ thông và ba năm đại học Nguyệt xin được vào làm ở khu bán thức ăn nhanh trong Walmart. Ngày ngày Khôi đưa đi rước về rất đúng giờ. Mỗi khi Nguyệt gọi thì anh bảo đang ở sở làm.

- Hên qúa, giờ giấc anh làm cũng thuận tiện để đưa đón em.Khôi ậm ừ khi nghe Nguyệt nói vậy.

Nguyệt hoàn toàn không chút nghi ngờ gì cho đến hôm nay.

Sự thật sao quá bẽ bàng? Suy nghĩ miên man, chưa biết phải làm gì. Nguyệt mang nỗi bàng hoàng thiếp đi.

- Dậy ăn cơm đi em. Khôi lay Nguyệt.

Nguyệt chòang dậy, ôm chầm lấy Khôi hai vai run lên bần bậc theo tiếng nấc.

- Anh ơi, đừng bỏ em, em yêu anh thật lòng mà.Giọng Nguyệt van nài.

- Anh không bỏ em đâu, nhưng anh đang thiếu nợ nhiều. Xin lỗi em tháng rồi mấy bạn anh rũ anh chơi Football, anh thiếu nợ bạn anh mười ngàn nữa, em xin mẹ cho anh mượn tiền trả nợ được không?- Khôi vỗ dành.

- Em sẽ thử gọi mẹ, nhưng em không tin mẹ sẽ cho mượn vì em rất hiểu tính mẹ anh à. Nguyệt nói giọng ướt đầm.

- Thôi ăn cơm đi, chuyện gì tới sẽ tới. - Khôi trầm giọng khó hiểu.

Hôm sau Nguyệt phone cho mẹ, kể hết mọi chuyện. Rồi ngập ngừng:

- Mẹ cho tụi con mượn hai chục ngàn đô trả nợ, tụi con sẽ làm trả lại từ từ cho mẹ. Nguyệt vừa dứt câu, mẹ gào lên:

- Thôi im ngay, bộ con tưởng tiền mẹ in ra hả. Đã thế thì bỏ nó ngay, ở đó mà gánh nợ à.

- Mẹ, chỉ vì ảnh lo cho con mà, tại mình đòi đám hỏi linh đình, đi chơi đủ chỗ, đi nhà hàng cao cấp…- Nguyệt chưa dứt lời. Mẹ quát lên:

- Con im đi. Nó dám lừa dối mẹ con mình mà còn binh nó à, đồ lừa đảo. - Mẹ nghiến răng trèo trẹo

Nguyệt chết điếng trong lòng, thời gian ngưng đọng, im lặng một lúc mà tưởng chừng lâu lắm. Nguyệt nghe tiếng mẹ buông mình xuống salon kèm theo tiếng rủa sả Khôi.
- Mẹ à, xin mẹ bớt giận. Cứ xem như mẹ tốn mấy chục ngàn cho con đi Mỹ vậy… Nguyệt cố thuyết phục.

- Con còn dám nói thế hả, thà tốn tiền đi thì khác, đằng này…Trời ạ, mặt mũi nào ăn nói với chòm xóm bà con nè trời. - Mẹ đay nghiến.

Nguyệt bấn loạn trong lòng, xin lỗi, và chào mẹ. Nguyệt hy vọng mẹ sẽ suy nghĩ lại.

Nguyệt gọi Trang tâm sự, Trang cũng quá bất ngờ, chỉ biết an ủi và khuyên Nguyệt bình tĩnh. Nguyệt nhờ Trang qua năn nỉ mẹ Nguyệt dùm.

Không kết quả gì. Mẹ Nguyệt nhất định bảo Trang khuyên Nguyệt chia tay với Khôi.

Biết mẹ không giúp, Khôi bỏ nhà đi biền biệt mấy ngày liền.

Nguyệt đi làm bằng xe bus.

Nguyệt phone khi được khi không, Khôi bảo đừng lo cho Khôi, Khôi phải đi về gia đình mượn tiền.

- Gia đình anh à, sao anh bảo rằng anh là con mồ côi, đi theo người ta vượt biên. - Nguyệt đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

- Vì ba mẹ không cho về Việt nam cưới vợ nên anh dấu em. – Khôi ngập ngừng.

Nguyệt cúp phone, không biết nói gì với Khôi lúc này.

Nguyệt vất phần thức ăn trưa vào thùng rác, uống ừng ực chai nước lọc như nuốt nỗi đau vào tận trong lòng.

Đêm đó Khôi về, quần áo xốc xếch. Nguyệt nằm khóc rấm rức, vừa thương vừa giận chồng.

Khôi nhả khói thuốc đầy phòng, không ai nói với ai một lời.

1:30AM, Khôi bật đèn ngồi nhìn Nguyệt, giọng rõ ràng:

- Anh xin lỗi về mọi việc, anh không muốn làm em buồn nhưng vì anh lỡ mắc nợ thẻ tín dụng và một số bạn vì anh chơi football, anh không đủ khả năng lo cho em thời gian này. Em tự lo cho bản thân em, khi nào anh có thể lo cho em anh sẽ tìm em.

- Không anh không được nói vậy, anh không được bỏ em, em làm được bao nhiêu thì sống bấy nhiêu, rồi anh sẽ có việc làm và mình sẽ lo trả nợ. - Nguyệt ôm chầm Khôi hốt hoảng, năn nỉ.

- Nhưng tiền lương em chỉ đủ trả tiền mướn nhà còn nhiều khoản chi phí khác nữa… Thôi mình tạm chia tay nhau một thời gian đi em, anh không muốn liên lụy đến em. – Khôi cương quyết.

Nguyệt nhìn Khôi như nhìn vào hư không, ánh mắt đờ đẫn, thật vậy sao, rồi Nguyệt sẽ xoay sở thế nào khi sống một mình. Nguyệt thầm trách mẹ sao cứng lòng nhất quyết không cho Nguyệt mượn tiền.

- Hết tháng này cũng hết hợp đồng thuê nhà, anh sẽ trả nhà cho người ta, em xem tìm chỗ thuê ở, một mình em cũng dễ. - Khôi không dám nhìn Nguyệt khi nói câu này.
Nguyệt như người trong mơ, nhìn Khôi chằm chằm với ánh mắt vô thần.

- Tiền lương của em cũng đủ sống, em nhớ kiếm chỗ ở tiện đường xe bus, xin lỗi vì anh chưa dạy em lái xe được. Em ráng dành dụm tiền để học lái xe và mua xe mà đi. - Khôi lại rít một hơi thuốc dài, nhả từng vòng khói tròn bay rồi tan vào khoảng không.

Nguyệt nhào tới ôm chặt Khôi không thốt được lời nào vì tâm tư ngỗn ngang trăm mối.

Sáng hôm sau, Khôi đưa Nguyệt đi làm.

- Anh về nghĩ đi, từ từ tính nha anh. Tối nay em thử gọi mẹ năn nỉ một lần nữa xem sao. - Nguyệt ôm Khôi không muốn rời.

Khôi ậm ừ, siết chặc Nguyệt trong vòng tay thì thầm:

- Dầu gì đi nữa anh cũng cám ơn em đã yêu anh, I love you too.

Xe Khôi đã chạy khuất Nguyệt lững thững đi vào chỗ làm như kẻ không hồn.

Tối nay về Nguyệt sẽ gọi mẹ năn nỉ thêm nữa.

Không hôm nào Nguyệt thấy dài như hôm nay. Giờ ăn trưa Nguyệt gọi mà Khôi không trả lời ,Trái khổ qua hầm thịt còn lại từ hai hôm trước được Nguyệt hâm nóng nhưng sao nuốt mãi không trôi, nghèn nghẹn nơi cổ họng làm Nguyệt muốn nôn ra ngoài.

Ôi, bây giờ Nguyệt mới hiểu ý nghiã mấy câu thơ:

“Ăn khổ qua cho khổ qua,
Ngậm buồn, mắc nghẹn, khổ không qua…”

Lòng nguyệt nóng nảy, linh tính có điều không hay. Hết giờ, Nguyệt đi như chạy ra bến xe bus.

Đến nhà, cửa đóng im ỉm, tay run run tra chìa khoá vào ổ, cửa mở. Nguyệt đứng như trời trồng trước cảnh tượng không bao giờ ngờ tới.

Ti vi, máy vi tính, salon ở phòng khách, giường, tủ trang điểm trong phòng ngũ, bàn ăn, tủ lạnh ở nhà bếp tất cả đều không cánh mà bay. Căn nhà tưởng là chật mà bây giờ rộng thênh thang quá.

Nguyệt ngồi bệt xuống, bấm phon liên tục, chỉ nghe lời nhắn tin. Ôm mặt nức nở, đôi vai thon thả rung lên từng hồi.

- Hết rồi sao? Anh nỡ đối với em như vậy sao?- Nguyệt hỏi vào phone với hy vọng nghe được tiếng Khôi trả lời.

Như nhớ ra, Nguyệt chạy đến tủ áo Khôi, không còn cái nào. Mở tủ áo Nguyệt, 1 lá thư rơi ra: “Xin lỗi em, anh thiếu nợ bạn tiền chơi football nên anh ấy lấy đồ đạc trừ nợ. Vậy em lo kiếm chỗ ở đi nhen, cuối tháng này chủ nhà lấy nhà lại rồi. Có gì cứ phone cho anh. Anh yêu em”

Lá thư rơi xuống đất, Nguyệt lẫm bẫm:
- “Anh yêu em? Anh yêu em? Sao lại bỏ em chứ?”

Nguyệt kể đến đây, bé Tân chạy đến vòi vĩnh:

- “Mẹ cho con chơi game đi mẹ”.

- “Con ăn xong mẹ sẽ cho. OK?”. - Nguyệt âu yếm nhìn con.

Trang không kềm được thắc mắc cắt ngang:

- Rồi sao lại trở lại? Nếu là mình chắc mình không tha cho anh ấy đâu. Tại sao anh ấy lại bỏ Nguyệt chứ? Vợ chồng phải đồng cam cộng khổ có nhau mới đúng.

- “Lúc đầu mình cũng giận lắm, nhưng tình yêu tha thứ hết mọi sự Trang à. ”

Nguyệt nhìn vào ánh mắt ngạc nhiên của Trang:

- “Thật đó, vì mình yêu anh Khôi bằng trái tim và cả lý trí nên mình dễ tha thứ cho ảnh. Tụi mình rất biết ơn Trang đã nhờ chị Trang giúp mình trong thời gian qua, mình rất vui khi hay tin Trang được qua Mỹ đoàn tụ với ba mẹ. Nếu không có chị An của Trang giúp thì mình không biết bây giờ ra sao?”

Nguyệt nhắm mắt, mới đó mà đã năm năm qua.

Ngày ấy, trong cơn tuyệt vọng Nguyệt giận mẹ nên không gọi mẹ mà gọi cho Trang kể hết sự tình. Trang gọi cho chị ở tiểu bang Ohio. Chị có tiệm nails, Trang nhờ chị giúp Nguyệt. Cũng tình nghĩa chòm xóm nên chị mua vé cho Nguyệt qua ở nhà chị. Chị ứng tiền cho Nguyệt đi học nails, khi có bằng Nguyệt làm với chị. Thời điểm đó nghề nails còn kiếm được rất nhiều tiền, mỗi tháng Nguyệt lãnh được trên, dưới bốn ngàn đô, chưa tính tiền tip.

Nguyệt trả nợ cho chị An, học lái xe và mua được chiếc xe để đi làm. Thỉnh thoảng Khôi có gọi hỏi thăm Nguyệt, nhưng Nguyệt gọi thì không bao giờ Khôi trả lời.

Đến cuối năm, Nguyệt dành dụm được khoảng 15 ngàn đô. Nhân ngày sinh nhật Nguyệt, Khôi gọi thăm và chúc mừng sinh nhật, Nguyệt ngõ ý muốn Khôi về sống chung và lấy tiền trả nợ bớt. Khôi còn chần chừ, Nguyệt nghĩ có do lẽ sĩ diện đàn ông.

- Gần tiệm nails có khu chung cư cũng đẹp, tiền thuê mỗi tháng bằng tiền em làm một tuần. Anh về đây ở rồi đi học nails làm lại từ đầu đi anh. Hai vợ chồng cùng làm ăn chí thú chẳng mấy chốc sẽ trả được nợ anh à. - Nguyệt thuyết phục.

- Em tha thứ cho anh sao?- Khôi thấp giọng.

- Em tha thứ cho anh trăm lần, anh về đây với em đi anh, em mong chớ anh từng ngày. - Nguyệt sụt sùi

Khôi vẫn còn ậm ừ.

Cuối năm chị An mua nhà mới, căn nhà mobile home của chị đăng bảng bán 25 ngàn. Nguyệt xin chị bán trả góp cho Nguyệt. Chị đồng ý vừa bán vừa cho Nguyệt năm ngàn, còn nợ 20 ngàn trả trong vòng hai năm. Ấy là chị muốn giúp cho vợ chồng Nguyệt có cơ hội đoàn tụ.

Lần này Nguyệt thuyết phục được Khôi.

Khôi quay về và đi học nails.

Khôi hối hận về việc cũ nên sửa đổi tính tình hai vợ chồng chí thú lo làm ăn. Năm sau bé Tân ra đời, hạnh phúc đậm đà hơn khi có tiếng trẻ con bập bẹ.

Trang thở phào khi nghe đến đây, Trang thầm khen Nguyệt có ý chí và có lòng vị tha, nhân hậu đối với Khôi.

Khôi vừa đi mua thức ăn về, bé Tân chạy ra đón Khôi đòi xách đồ phụ bố. Trang cũng vui lây với hạnh phúc của bạn. Hạnh phúc tưởng đã mất mà lại còn. Khôi sôi nổi:

- Trang biết không? Trang và chị An là ân nhân của gia đình anh đó. Nghĩ lại lúc đó anh nông nổi quá, tuy lòng yêu Nguyệt nhưng giận mẹ Nguyệt xem tiền quý hơn hạnh phúc của con. Anh có lỗi lừa dối gia đình và bê tha chơi cá độ nên mới tạo ra nợ nần. Vì khi anh về Việt nam thấy gia đình Nguyệt quá giàu, anh sợ Nguyệt chê anh nghèo nên mới mượn tiền thẻ tín dụng mà chìu theo mọi yêu cầu mẹ Nguyệt đòi hỏi. Lúc ấy anh mới bị thất nghiệp nên thẻ anh còn nhiều tiền khoảng 25 ngàn tiền thẻ cho mượn.

- Hèn chi, mẹ đòi gì anh cũng OK, tiền nợ mà cũng chảnh. - Nguyệt nguýt yêu Khôi.

- Nếu không chảnh sao lấy được người vợ như em. - Khôi âu yếm.

- Vợ như em là sao?- Nguyệt chu môi.

- Người vợ nhân từ tha thứ cho anh đó. - Khôi hôn phớt lên má Nguyệt.

- Thôi ăn đi tôi đói bụng rồi đây. – Trang chen vào vui vẻ.

- Bửa ăn này để đón mừng Trang qua Mỹ và cũng để thay lời cám ơn đó nha.Nguyệt vừa dọn bàn vừa nhìn Trang cảm động.

Cả ba đều vui, mỗi người một niềm vui khác nhau nhưng nụ cười thì tươi như nhau, gương mặt rạng rỡ như nhau.

Trang mừng cho gia đình Nguyệt nay đã ổn định.

- Mỹ không phải thiên đàng, Mỹ là xứ sở cơ hội cho những ai muốn tiến thân. - Chị Trang bảo thế.

Trang qua Mỹ đã hơn một tháng, vẫn còn được ở nhà chơi với ba mẹ.

Đời Trang bắt đầu bước vào một ngả rẽ đầy hứa hẹn, Trang thầm nghĩ: “Bây giờ đến lượt mình chụp lấy cơ hội đây, hãy thực tế, không được mơ mộng nữa”

Nguyễn Thị Hữu Duyên

Ý kiến bạn đọc
28/03/201213:37:19
Khách
Ly cafe buổi sáng đen ít đường hương thơm cafe và câu chuyện của chị Duyên Nguyễn khá hay Tuy không mới mẻ gì nhưng cũng thường thấy ở xã hội ngày nay .Chị Duyên đả đưa câu chuyện có đoạn kết rất hay ,sự hy sinh của người con gái VN ,tình thương của người chồng khi thấy vợ mình đáng trân trọng biết bao Và cuối cùng đoạn kết có hậu.
Câu chuyện của Lê Nguyên Anh cũng có cái đáng để suy ngẫm ,có vể như là một sự đổi chác có thoả thuận giữa 2 bên ,một bên là cô giáo ,một bên là chàng Không Quân .Tôi có chút hiểu biết về các Anh KQ (không dám vơ đủa cả nắm) Nhưng thường thì các Anh ít khi lấy vợ làm cô giáo ? Mà cô Giáo lại đả (xin lỗi) "hăm đi hăm lại" thì cũng chả trách chi Anh chàng bay bướm ngày nào .Bạn dựa cột góp ý là đàn bà ở đất Mỉ rất có giá chăng ?
Bên trong "nội thất" của cô giáo và chàng KQ ngày nào còn lắm chuyện chớ mình ở ngoài không hiểu thấu được
Tôi cảm thấy thoả mãn với li cafe buổi sáng và câu chuyện của Chị Duyên rất có hậu
Nguyễn tiến Hiền
28/03/201212:46:36
Khách
Chỉ là câu chuyện góp ý về những "hên xui may rũi" cua những người có hoài bảo về nước Mỉ Chuyện ban tui có chủ đề tựa như câu chuyện của tác giả đả kể có điều xui cho bạn tui là đả "vở mộng"tan tành mây khói Bây giờ nhả không ra nuốt không trôi Tui thấy không ăn nhập chi và cũng không đáng để mất lòng ai .Nói về hiểu biết nước Mỉ tôi thấy tầm nhìn của bạn "dựa cột" cũng không mấy rộng lớn để lên mặt dạy đời ai đó
Xin chúc một ngày an lành
28/03/201212:25:28
Khách
đọc góp ý thì biết là Lê Nguyên Anh không biết tí gì về Mỹ cả. Ở Mỹ thứ nhất "đàn bà" thât là khủng khiếp lắm lắm quyền uy thật là ghê rợn không có như Lê Nguyên Anh trình bày. Nhất là khi các bà có con, đọc tiểu sử của ông tổng giám đốc khai sinh ra cái gọi là công ty Apple, nghe đâu là công ty có doanh thu lớn nhất thế giới kia, mà từ những năm 1970 có đứa con rơi với người bạn tình, đã phải lo lắng mà giải quyết toàn bộ chi phí, phí tổn từ khi công ty còn chưa ra thị trường chứng khoán, cô người tình kia, muốn cho con học trường nào, nghe đâu là trường học tốt nhất nước thì số tiền cũng không nhỏ rồi, Ông giám đốc apple kia, bắt buộc xem ra phải thực hành. Chỉ là một thí dụ dơn giản từ nhưng năm 1970 kia, chắc là đã đủ chứng minh sơ sơ cái quyền của "đàn bà" ở xứ Mỹ ngày. Người ta nói: biết thì nói không biết thì dựa cột mà nghe.
28/03/201210:34:02
Khách
Tui không hiểu vì sao dân VN mình ưa đi Mỉ rứa ? Ưa đến nông nỗi mù quáng .Bạn tui một cô giáo tuy đả hăm đi hăm lại mãi vẫn chưa tìm được ý trung nhân ,hay chỉ vì mơ mộng hão huyền ?Nhan sắc trung bình không đẹp không xấu .Nhưng đàn Ông chọn Cô thì cô ngúng nguẩy mà người Cô chọn thì lại không chọn cô .Một hôm Bà mẹ dắt về một Ông trung niên giới thiệu là bạn Mẹ đi cãi tạo về bị vợ bỏ .Mẹ nhìn xa trông rộng Chương trình HO...HO..đang rộng mở .Dân gian ta có câu "cũi tre dể nấu chồng xấu dể xài" hơn nửa còn cái mát "thiêu tá không quân" cũng le lói .Một bước qua tới Mỉ nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ ...Rứa là khỏi phải sợ "ế" lại được làm Bà HO...Tuôi tác gần bằng cha mình cũng được không răng mô.Qua Mỉ "trùm chăn mới biết chăn có rận..." Mặc dù cuộc "trao đổi" nầy cô giáo có lời ...chán nào là Mẹ nào Em nào cháu lần lượt qua Mỉ cả nhà đoàn tụ chỉ mình cô "hy sinh.." có sao đâu
Câu chuyện của tác giả có hậu ,câu chuyên của cô giáo bạn tui "vô hậu"
Một hôm tui nhận đươch cú điện thoại tiếng "cô giáo" nức nở bên kia đầu giây :"Chồng tui có bồ Ông ơi Bửa Ông nói đi họp bạn chi đó mà Ông đi biền biệt cả 10 ngày trời .Bây giờ mới biết Ông đi hẹn hò với bồ..hu ..hu.."
28/03/201220:52:35
Khách
Thưa Anh Dựa Cột
Tôi tự thấy thật khiếm nhã nếu không có hồi báo thư của Anh gửi
Chúng ta đều là hai người bị rời bỏ quê hương để nhận nơi đây làm quê hương thứ hai ,bỏ lại đàng sau những hồi ức của tuổi thơ (ai mà không có)
Do đó tôi thấy cần xin lỗi vì đả làm Anh mất vui trong một buổi sáng đẹp trời như hôm nay
Mong Anh nhân lời xin lối chân thành của tôi (dù vô tình) chuyện cô bạn của tôi là chuyện có thật 100% có lẻ cô ta quá kì vọng vào người chồng mà cô tưởng rằng trong lúc sa cơ thất thế (ý nghỉ về những người tù cãi tạo trở về) Nhưng chúng ta không đi sâu vào vấn đề nầy để phát sinh ra chuyện khác .
Xin Anh nhận lời xin lỗi chân thành và kính chúc Anh một buổi chiều ,một buổi tối anh lành thân tâm thường an lạc
Kinha
lê nguyên anh
28/03/201220:23:53
Khách
Ở Sài Gòn xin nhắc lại là ở Sài Gòn.

10 người phụ nữ có gia đình thì 11 người tin chắc 100% là người đàn ông gọi là chồng của mình, ít nhất có 1 lần ra đường và ôm gái lạ và họ phải mặc nhiên đón nhận, một mắt nhắm một mắt mở cố lãng quên cho qua đi vì 100% đàn ông ở VN không có cách gì thoát khỏi chuyện này vì cái xã hội hiện nay nó vậy. Không thể khác được.

Là một phụ nữ tôi tin chắc 100% không ai muốn đều này sảy ra với gia đình của mình nhưng thật tế thì 100% tất cả các gia đình VN ở Sài Gòn hiện nay đều đang sống trong tình trạng Vợ biết chắc 100% là chồng có ra ngoài ôm gái lạ.

Nếu là phụ nữ bạn nghĩ sao về chuyện này???

Ở xã hội văn minh thí dụ là Mỹ 100 người đàn ông thì ít nhất tôi nói ít nhất là 10%-20% đàn ông con trai có thể chung thuỷ được với vợ mình, không phải vì họ tài giỏi gì chẳng qua đó là vì xã hội nơi đây thật sự lành mạnh cho những con người muốn sống lành mạnh.

Ở xã hội VN hiện nay nhất là ở Sài Gòn hoàn toàn không có khả năng cho bất kỳ người đàn ông nào có thể có cuộc sống lành mạnh, dù có muốn sống lành mạnh cũng không được vì cuộc sống xã hội nó làm cho không thể được.

Các cô em của tôi khi ngồi tâm sự họ biết chắc 100% là các ông chồng có ra ngoài ôm gái lạ, nhưng thật sự không có cách gì cản, và có muốn cản cũng không được khi mà cuộc sống nó bắt buộc phải vậy. Và họ thông cảm với các đức ông chồng, miễn sao đừng có làm quá lố lăng trước mặt còn thì mắt nhắm, mắt mở cho qua ngày để mà sống.

có lẻ vì vậy mà một số phụ nữ muốn ra nước ngoài.
28/03/201220:04:22
Khách
thưa Lê Nguyên Anh,

nếu nói như Lê Nguyên Anh thì Lê Nguyên Anh chưa hiểu thế nào là chế độ ở VN, vậy tại sao Lê Nguyên Anh lại lên án, họ tại sao thích Mỹ và muốn đi Mỹ?

Nếu Lê Nguyên Anh đã nói mình ở Mỹ từ năm 1975 thì tôi nói thế này:

Nước Mỹ không phải là thiên đàng, nhưng nước Mỹ tạo cơ hội đồng đều cho mỗi người có thể tự xây dựng Thiên Đàng cho chính mình và gia đình như trường hợp của cô gái Việt trong truyện. Kể cả người bạn của Lê Nguyên Anh cũng có chung một cơ hội giống vậy, kễ cả tôi và Lê Nguyên Anh cũng như mọi người khác sống ở xứ Mỹ, còn có xây dựng được thiên đàng cho mình hay không là còn dựa vào chính người đó.

Đó là đều người VN mong muốn và mọi người mong muốn, đó lá lý do tại sao họ muốn đi Mỹ == không phải vì đi Mỹ là thiên đàng, một lần nữa tôi xin nhắc lại, xã hội Mỹ tạo cơ hội đồng đều cho mỗi con người, và giúp dỡ phụ nữ rất nhiều, có lẻ vì vậy mà họ muốn đi Mỹ, chúng ta đang ở đây sẽ rất khó thấy được hết sự sung xướng do nền tảng xã hội này mang lại. Phải về VN và thật sự sống trong đó chúng ta mới thật sự hiểu được được là tại sao?

Hơn một năm ở VN tôi không thể nào có được 1 ngày yên ổn đi dạo trong công viên mà không gặp một phiền toái nào như chúng ta ở nơi đây được hưởng, gẫn như là tự nhiên, tự nhiên đến nỗi ta quên đi mà cứ tưởng đó là đương nhiên phải vậy. Và rất nhiều thứ khác nữa.

rất là xin lỗi nếu góp ý của tôi có làm cho Lê Nguyên Anh mất vui một buổi sáng.

một lần nữa xin lỗi vậy.
28/03/201218:37:03
Khách
Thưa bạn "dưa côt" vì ban luôn nói có người chưa hề biết nước Mỉ nên tôi buộc phải hồi đáp (có khi cũng không cần thiết) hiện tôi là cư dân ở Garden Grove Ca.92843 từ năm 75 nên tôi nhìn cuộc đời quanh mình bằng con mắt bao dung rộng lượng .Có lẽ tuổi đời cũng chỉ xê xít chút ít .Mong bạn thông cảm nếu vô tình làm bạn mất một buổi sáng đẹp trời .
Thân Kính
Lê Nguyên Anh
28/03/201218:15:20
Khách
TÔI RẤT ĐAU LÒNG MỖI KHI NHÌN THẤY HÌNH ẢNH CÁC CÔ GÁI VN THOÁT Y TRƯỚC MẶT BỌN ĐÀI LOAN HAY HÀN QUỐC ĐỂ CHÚNG SỜ MÓ NHƯ NHỮNG MÓN HÀNG NGOÀI CHỢ TRỜI . VÌ THẾ NẾU CÓ AI ĐÓ BĂNG PHƯƠNG TIỆN NÀO CÓ THỂ VƯỢT RA KHỎI ĐỊA NGỤC TRÂN GIAN TÔI MONG CHÚNG TA ĐỪNG VÔ TÌNH LÀM TỔN THƯƠNG NGƯỜI ĐÓ
XIN CÁM ƠN CHỊ DUYÊN CÂU CHUYỆN KHÁ CẢM ĐỘNG VÀ RẤT HAY
28/03/201217:48:53
Khách
Chị Duyên Nguyễn viết chuyện rất hay xin hảy thưởng thức .LNA chuyễn lời đến cô ban cô ta còn may mắn là bà mẹ dắt về Ông HO ...HO xui rũi bà mẹ dắt về Ông Đại Hàn hay Ông Đài Loan thì khốn nạn rồi khóc làm chi ? Đàn Ông ra ngoài zui zẻ kệ nó mình ở nhà cũng zui zẻ ở xứ Mỉ đàn ông sọ nhất là chia tay hoàng hôn mà hù cho nó sợ té hen chớ khóc làm chi ?
Trân Thu Quỳnh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,009,966
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến