Hôm nay,  

Người Phụ Nữ Việt ở Ngoài Nước VN

17/02/201200:00:00(Xem: 118129)
Tác giả: Nguyễn Bích Thuỷ
Bài số 3486-12-289536vb6021712

Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy tại địa phương.
Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiêncủa cô. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Từ cuối thế kỷ trước, trong hàng triệu thuyền nhân vượt biển Đông đã có không ít những cô gái tuổi còn rất trẻ ra đi một mình tìm tự do. Trong số những con thuyền ra khơi năm xưa, cạnh những cặp vợ chồng đi với cả gia đình cũng còn có biết bao bà mẹ trẻ đơn độc, hoặc những người vợ tù dẫn đàn con ra đi theo nguyện ước của người chồng đang học tập cải tạo ở một miền sơn cước xa xăm nào đó tận Cao Bằng hay Lạng Sơn...
Rồi với một nỗå lực và ý chí phi thường những người Phụ Nữ đầu tiên ấy đã vượt qua các chướng ngại tưởng không gì sánh nổi. Và rồi một thế hệ thứ hai đã ra đời và lớn lên trong cái nôi văn hóa của người bản xứ. Bức tranh toàn cảnh của người Việt tại Hải Ngoại cho đến đầu thế kỷ 21 này đã có rất nhiều vết son do các thế hệ thứ hai, thứ ba vẽ lên một cách rất sống động và vô cùng phong phú. Họ là niềm tự hào của cộng đồng Việt Nam ở khắp năm châu, là tấm gương về lòng hiếu học, đức tính cần cù chịu khó mà các thế hệ mai sau phải noi theo.
Bài viết nhỏ này xin được vinh danh người phụ nữ Việt ở ngoài nước Việt Nam.

*
Hơn ba mươi năm trôi qua, người mẹ trẻ hôm nào ôm đàn con nheo nhóc trên đường vượt biển đã trở thành cụ bà ở tuổi gần thất thập.
Vì sinh kế nên đám con của bà giờ cũng tứ tán khắp nơi trên xứ Mỹ, những đứa ở gần bà nhất cũng đầu tắt mặt tối, bận rộn suốt ngày. Bà mong từng đứa con về thăm và đếm từng ngày để được gặp mặt các cháu Nội, cháu Ngoại. Đám cháu của bà chúng nói chuyện líu lo khi thì lơ lớ tiếng Việt, có lúc thì toàn tiếng Mỹù khiến bà đôi lúc cũng chỉ hiểu lờ mờ nhưng rất vui mừng vì chúng không bị thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần như đám con của bà hồi xưa khi cả gia đình mới chân ướt chân ráo đến đây!
Ba mươi mấy năm là một khoảng thời gian dài nhưng bà vẫn nhớ như in lần đầu tiên dành dụm mua được chiếc xe hơi cũ để làm chân cho cả nhà, chính nhờ chiếc xe cọc cạch đó bà có thể chở các con đến trường và kiếm được job tốt hơn đểø lo cho lũ trẻ đang độ tuổi ăn học.
Mỗi một đồng tiền bà kiếm được khi đó phải chia ra cho nhiều "địa chỉ" khác nhau: phần dành cho các con, phần nuôi chồng trong trại cải tạo, phần lo cho cha mẹ còn ở bên nhà... vậy mà khi hay tin Việt Nam có thiên tai, bão lụt bà cũng không thểå làm ngơ khi thấy đồng bào đang trong cảnh màn trời chiếu đất!
Nhờ tính cần cù chịu thương, chịu khó mà bà đã vượt qua được tất cả những khó khăn để lo cho đám con học hành thành tài. Cuối cùng, chồng bà cũng ra tù rồi cả nhà được sum họp ở Mỹ. Đến lúc này biển Đông đã có hai người tát nên họ quyết định lo thủ tục bảo lãnh cả hai bên gia đình sang đây đoàn tụ, vậy là một lần nữa bà lại phải tiếp tục "cày" ráo riết để có tiền bảo lãnh thân nhân.
Chồng bà đến Mỹ tuy trễ nhưng đã đón "chuyến tàu chót" ra đi trước bà mấy năm nay rồi! Ngày xưa khi chồng còn ở trong tù tuy bà làm lụng cực khổ vất vả nhưng vẫn thấy an ủi vì bọn trẻ lúc nào cũng kề cận bên mẹ vả lại bà tin rằng thế nào cũng có ngày chồng vợ, cha con trùng phùng. Nhưng nay chỉ còn lại mình bà trong căn nhà trống nên bà hay tủi thân mà khóc một mình.
Mấy đứa nhỏ biết mẹ buồn nên khuyên bà về Việt Nam chơi ít tháng cho khuây khỏa. Bà cũng có đi thử một hai lần nhưng về Việt Nam được vài ba hôm là bà lại nhớ đến đám cháu ở bên này, chúng thích phở lắm nhưng phải là phở của bà nấu thì nó mới chịu ăn; rồi thì cuối tuần không biết ai sẽ trông chừng tụi nó để ba mẹ chúng đi làm overtime?! Bạn bè của bà họ còn đủ đôi đủ cặp nên thường về Việt Nam ở sáu tháng để tránh đông rồi thì sáu tháng còn lại sang đây chơi với con cháu. Họ đi đi về về như vậy được một thời gian rồi cũng chỉ còn lại một người chơ vơ giống như hoàn cảnh của bà bây giờ, lúc đó chả ai muốn đi đâu nữa.
Mấy người bạn già gặp nhau thường hỏi bà đã tính chuyện hậu sự gì cho mình chưa? Có người chọn giải pháp đem hài cốt về Việt Nam nằm gần cha mẹ vì ở bên này con cái chúng bận rộn lu bù đâu có khi nào rãnh rỗi mà đến thắp cho mình nén nhang! Nhiều người lại muốn đem tro của mình ra rải ở biển Đông để linh hồn họ được nhẹ nhàng xuôi theo dòng đại dương mà trở về đất mẹ. Bà rất thương đám con cháu của mình, nghĩ lui nghĩ tới cho đến giờ phút này vẫn chưa quyết định được nên làm gì với cái thân "tứ đại" này của mình!
Dù sao, Bà cũng đã có thể tự an ủi rằng thôi thì cũng nhờ được sống trên đất nước tự do giầu mạnh này mà đến tuổi già mình không phải sống nhờ con cháu. Bà có tiền hưu trí, có bảo hiểm sức khỏe nên không sợ tốn hao gì của tụi nó hết. Nếu có nằm xuống thì bà cũng đã mua bảo hiểm nhân thọ cho mình rồi.

*
Hơn 10 năm trước đây có một cô gái đã chia tay với gia đình ở sân bay Tân Sơn Nhất để sang Mỹ đoàn tụ với chồng mới cưới. Ngày đó cô còn rất trẻ đang đi dạy cấp ba ở một huyện nội thành Sàigòn.
Cô ấp ủ nhiều ước mơ, nhiều hoài bão, nhiều khám phá từ những ngày còn là sinh viên màø nước Mỹ là một trong những nơi có sức thu hút rất lớn đối với cô. Cơ hội đã mỉm cười với cô! Qua người thân giới thiệu cô đã quen được với chồng của cô bây giờ, một Việt Kiều tuổi trung niên, có công việc ổn định ở Mỹ, ly dị vợ và có một con gái. Ngay lần gặp đầu tiên cô đã thích anh vì tính điềm đạm ít nói và ga-lăng, thư từ qua lại khoảng một năm thì anh về nước xin cưới. Cô gật đầu ngay để có một visa đi Mỹ!
Khi mới đến đây cô và chồng cũng đã có một khoảng thời gian khá hạnh phúc. Rồi thì dần dà cái tính điềm đạm, ga-lăng của chồng cô đã biến mất, anh trở thành một người đàn ông đầy tính toán, ích kỷ và rất gia trưởng ... Càng sống lâu với nhau cô càng phát hiện có quá nhiều sự khác biệt giữa hai người từ quan niệm sống, cách ứng xử, đức tin.... và còn vô số những khác biệt nữa nhưng giữa họ lại có một cái chung duy nhất là đứa con trai!
Nếu như không có đứa con thì quá dễ dàng cho cô và anh, họ chỉ cần ra tòa đặt bút ký vào tờ giấy ly hôn là có thể "làm mới" lại bản thân mình. Ở cái xứ này việc ly hôn quá dễ dàng và trở thành một hiện tượng kháù phổ biến trong xã hội. Nhưng cô tất thương con, cô biết cái sai lầm lớn nhất đời mình là đã kết hôn vội vàng nên giờ đây một mình cô gánh chịu là đủ lắm rồi. Cô không muốn đẩy thêm vào đời một đứa trẻ sống hoặc thiếu mẹ, hoặc thiếu cha, hoặc thiếu cả hai!

Có thể chồng cô cũng nghĩ như cô vì anh cũng đang có một đứa con gái nhưng hơn 10 năm nay anh chưa một lần gặp lại nó kể từ ngày vợ cũ của anh lấy chồng khác dọn sang tiểu bang ở miền Bắc để sinh sống. Có lẽ anh cũng không muốn đứa con chung của hai người sẽ lâm vào hoàn cảnh tương tự giống như con gái của anh bây giờ!
Anh và cô đang có một "hợp đồng hôn nhân" trên tinh thần hợp tác để đôi bên cùng có lợi, họ chia nhau thanh toán các khoảng bill trong nhà một cách rất hợp lý và chia nhau cả công việc cùng chăm sóc đứa con trai.
Sau hơn 10 năm cùng đứng tên trong tờ giá thú giờ đây cô và chồng mỗi người đã có một tài khoản riêng, một phòng ngủ riêng, một không gian riêng trong căn nhà chung khá rộng lớn! Thỉnh thoảng họ cũøng đi cùng nhau sang nhà ba má anh hoặc vào các dịp nghỉ hè dẫn thằng bé đi chơi đâu đó. Nhìn bề ngoài người ta dễ lầm tưởng rằng đây là một gia đình rất hạnh phúc còn họ thì họ cảm thấy bằng lòng với cuộc sống vợ chồng kiểu này, mỗi người hy sinh cái tôi một chút để đứa con có đủ cả cha lẫn mẹ!
Hiện nay ngoài công việc làm full-time ở hãng cô cũng đang sắp hoàn tất những tín chỉ cuối cùng cho ngành Nurse của mình. Niềm vui của cô là mỗi cuối tuần chở con trai đến một ngôi chùa cách nhà khoảng 50' lái xe để học tiếng Việt do chính cô giảng dạy suốt mấy năm nay. Vào những dịp lễ cô cũng hay đến các Nursing home để giúp đỡ những cụ già neo đơn không ai chăm sóc. Nhìn những gương mặt già nua, nhăn nheo bởi tuổi đời chồng chất ngồi lặng lẽ hàng giờ bất động trông ra cửa sổ để mong ngóng con cháu đến thăm mà cô thấy não lòng.
Càng sống lâu ở đất nước này cô mới thấy được sự khác biệt giữa Đông và Tây là quá lớn. Nhà trường của Mỹ không dạy cho đứa trẻ lấy chữ Hiếu thờ cha kính mẹ là nền tảng đạo đức của một con người lúc chúng còn nhỏ và khi đã thành nhân đứa trẻ cũng không được giáo huấn phải có bổn phận đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ theo triết lý của Khổng Mạnh. Là một nhà giáo cô rất bức xúc khi thấy một số thanh niên thuộc thế hệ thứ hai thứ ba trên xứ người ngày càng bị Mỹ hóa. Có nhiều bậc phụ huynh vì quá bận rộn với cuộc mưu sinh nên không có thời gian để giao tiếp với con của mình. Đứa trẻ không có cơ hội trau dồi tiếng mẹ đẻ từ lúc nhỏ nên khi lớn lên chúng dễ bị lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình và trong cộng đồng của mình. Đến tuổi trưởng thành những người trẻ tuổi này cảm thấy bị hụt hẫng vì không một ai công nhận họ là Mỹ cả mặc dù họ nói tiếng Mỹ cũng y như người Mỹ vậy! Họ là người Việt nhưng họ không hề biết chút gì về văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam! Họ là ai? Mỹ hay Việt? Cô chợt nhớ đến thằng con trai của mình mà thấy xốn xang trong lòng! "Tiếng Việt còn, người Việt còn" đó là tất cả những gì mà cô và mọi người đang gắng sức chuyển giao cho thế hệ nối tiếp để giữ gìn một nền văn hóa e rằng sẽ sớm bị mai một trong vài thập kỷ nữa nếu như mỗi người không chịu góp một bàn tay, một tấm lòng giúp cho con cái của chúng ta lớn lên không quên cội nguồn!
Cô thật sự mong rằng những đứa trẻ "gốc Việt" dù mai này lớn lên sẽ sống bất kỳ ở đâu, làm bất cứ công việc gì nhưng chúng đều lấy tiếng Việt Nam làm mẫu số chung để giao tiếp với nhau trên khắp hành tinh,

*
Trên đây là câu chuyện về hai người phụ nữ đã đến Mỹ định cư trong khoảng thời gian khác nhau trong vòng ba thập niên qua do một khúc ngoặc định mệnh của lịch sử dân tộc. Giữa họ có những điểm khác biệt về tuổi tác về mục đích đặt chân đến Mỹ nhưng họ lại có cùng chung một mối trăn trở về tương lai của con cái và về thân phận của kẻ ly hương.
Cùng với vận nước thay đổi những người phụ nữ Việt Nam đã đang và sẽ còn tiếp tục rời bỏ quê cha đất tổ của mình để đến một bến bờ tự do nào đó mà ngày trở về dường như là vô định.
Họ là những cô gái đi hợp tác lao động, những nữ nghiên cứu sinh đã tới các nước Đông Âu hồi thập niên 80 của thế kỷ trước. Họ là những du học sinh đang có mặt ở Úc, Thụy Sĩ, Pháp, Mỹ, Anh, Nhật, Singapore... trong suốt hơn một thập niên qua. Họ còn là những cô dâu ở Hàn Quốc, Đài Loan mà báo chí đã tốn rất nhiều giấy mực để cảnh báo trước khi cất bước về quê chồng...
Như chúng ta đã biết phần lớn những phụ nữ Việt lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan thường sống ở các vùng nông thôn Việt Nam mà cái nghèo luôn là nổi ám ảnh gia đình họ suốt bao đời. Họ muốn báo hiếu cha mẹ, muốn ra nuớc ngoài một lần để thử thời vận. Biết đâu! Có lẽ nhiều người trong họ đã thành công và không ít cũng đã nếm mùi thất bại ê chề thậm chí có người đã trả giá bằng cả tánh mạng của mình nữa!
Hiện nay người ta chưa tính được con số chính xác có bao nhiêu Phụ Nữ Việt Nam đang sống rải rác khắp nơi trên thế giới nhưng cũng đã có tin cho biết, riêng trong năm 2011 số tiền của đồng bào ở Hải Ngoại gửi về quê hương lên đến 9 tỷ Mỹ kim. Chắc chắn là trong số tiền khổng lồ đó đã có sự đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ đang sống ở Hải Ngoại thuộc mọi giai tầng trong xã hội. Họ là những vị lão niên đã nhín chút tiền hưu trí, tiền trợ cấp xã hội của mình để gửi về cho thân nhân ở bên nhà, Họ là những người con gái hàng tháng gửi về biếu cho cha mẹ, anh em chút tiền để mong cho cuộc sống của cả nhà được sung túc hơn. Họ là những người dì, người cô đang góp chút công sức của mình để chu cấp cho đứa cháu đang còn ngồi ở ghế giảng đường Đại học. Họ là những phụ nữ xa lạ nhưng vớiù tấm lòng hướng về Việt Nam nên thỉnh thoảng cũng trích trong ngân sách gia đình một khoản để cho các đồng bào ở vùng sâu, vùng xa xây thêm bệnh viện trường học hoặc cứu đói cho các nạn nhân thiên tai bão lụt. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp này đều nói lên một điều rằng mặc dù có rất nhiều Phụ Nữ Việt hiện đang sống ngoài Việt Nam, nhưngï trái tim, tình cảm của họ không bao giờ ngoài Việt Nam cả!

*
Những người phụ nữ ở Hải Ngoại trong đầu thế kỷ 21 này đã góp phần làm rạng danh hai chữ Việt Nam. Họ đã có mặt và thành công trên tất cả những lãnh vực khoa học, xã hội, chính trị, ngoại giao ... Họ đang cùng thế hệ đi trước và thế hệ tiếp nối vẽ ra một tương lai đầy sáng lạn trong bức tranh toàn cảnh của người Việt ở khắp năm châu. Trong bức tranh tương lai đó có những nụ cười, những ánh mắt những bàn tay, những tái tim ở khắp mọi nơi trên hành tinh giờ đây đang đập cùng một nhịp, cùng nhìn về một hướng, cùng xiết chặt tay nhau trên tinh thần cùng một nhà Việt Nam.
Với sức mạnh và tinh thần đoàn kết này chắc chắn một ngày không xa quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta sẽ có lại một màu xanh thanh bình, tự do, một màu vàng hiện hoà thịnh vượng.
Nguyễn Bích Thủy

Ý kiến bạn đọc
15/05/201207:06:55
Khách
Gửi bạn HoaiAnh!
Theo tôi hiểu: " Chồng bà đến Mỹ tuy trễ " là bà đã bảo lãnh qua sau. "Đón chuyến tàu chót " là ông đã mất rồi...
19/02/201214:55:37
Khách
Cám ơn tác giả bài viết rất hay . Người xưa thường nói Bà Mẹ nuôi nỗi đàn con ,đàn con không nuôi nổi Bà Mẹ Già . Chúc Tác Giả Vui Khoẻ
19/02/201201:45:42
Khách
Tập 2
Con nít học trò ở đâu cũng có đứa nên đứa hư. Ôi thôi, hồi tui còn ngồi duoi mái truong xa nghia, cũng chứng kiến nhiều kiểu quậy phá của đám hoc trò con ông cháu cha tới nỗi cô giáo còn phải sợ í.
Thấy mấy em nhỏ bên này nhiều đứa ngoan ngoãn, dễ thuong ghê, nói năng lại nhỏ nhẹ, lại có lòng thưong yeu chó mèo súc vật. Chị cho là cha mẹ bận rộn thì con hư, nhưng tui thấy cũng tuỳ. Chỗ tui có 2 bác này moi nguoi cày 2 jobs mà con cái deu thành bac si, ky su het.
Tôi thấy tới truong là de hoc chữ hoc nghề phải lo compete de lay con A mà chuan bị cho doi sống vât chat trong tuong lai, chứ 0 phải toi truong de học dao duc của ong này bà kia. Làm cha làm mẹ sinh con ra phải có trách nhiệm giáo huấn nó chứ 0 giao nó cho truong học. Bận cach may cung phải nhín thoi gio ra day nó. Ngoài ra còn có thể dua no toi chùa hay nhà thờ, mấy nơi này moi đúng là chỗ đễ cho nó trao dồi dao duc hoc lam nguoi. Phải không?
Nhà dột là từ nóc dột xuống. Tôi thấy phần lớn con hư là do cha mẹ bỏ bê hay thiếu trách nhiệm. Chứ còn bận rộn cách mấy thì 1 ngày 24 hrs mà 0 lẽ 0 có đưoc 1 hr để kiểm tra dạy dỗ con cái?
19/02/201201:30:09
Khách
Tập 1
Đọc bài này của chị, mình cảm nhận đưoc chị cũng là 1 trong những chị em phụ nữ giỏi ở hải ngoại. Chị tốt nghiệp ngành MT mà sang đây (đã có tuổi rồi) mà chị vừa đi làm full time vua đi học lại 1 ngành rất khó nuốt mà lại hoàn toàn khác với background của chị. Đây là 1 nổ lực lớn. Phải có chí lớn mới làm nổi việc chị đã va đang làm. Mình phục chị. Nhưng cũng xin có 1 vài ý kiến nhỏ sau:
Mình xưa kia còn ở vn cũng là học sinh xã nghĩa, nhưng chị ui, mình 0 có đưoc dạy về đao đức làm ngưoi, mà toàn là cái gì đạo đức cách mạng, đạo đức noi gưong bac đảng 0 hà. Nếu nhà trưong mà dạy đao đức làm ngưoi thì chắc thời nào chứ 0 phải thời xã nghĩa đâu chị. Ai là học trò xã nghĩa đều biết hết ý. Tối ngày cứ bị bắt đeo khăn quàng đỏ họp đội thiếu nhi noi theo gưong bác đảng í ẹ 0 hà. Chắn dễ sợ luôn. Truong hoc csxhcn đâu có dạy gì về dao duc dau mà chị còm len ở bên này làm gì cho mệt.

17/02/201214:58:03
Khách
"Bức xúc" là cái gì thế nhỉ? Có "đảm bảo chất lượng" không? Cám ơn
17/02/201210:41:58
Khách
sắp đến 8 tháng 3 rồi..nói đến chuyện vinh danh phụ nữ thì không có gì hay bằng ,cám ơn tác giả
02/03/201223:47:02
Khách
Em đồng ý với ý kiến của cô Hai. Cha mẹ nên dành thì giờ dạy dỗ con cái, đừng đổ lỗi cho con nít bên này theo Mỹ học hư. Nền giáo dục bên Mỹ rất tốt, rất toàn diện, cha mẹ nên để thì giờ tìm hiểu và cùng với nhà trường giáo dục cho con mình. Nhiều em lớn lên bên Mỹ rất ngoan, rất giỏi, và lại có tinh thần phục vụ cho cộng đồng cao, ăn thua cha mẹ có quan tâm và để ý dạy dỗ con mình hay không, xin đừng đổ hết trách nhiệm cho nhà trường.
29/02/201216:58:56
Khách
Xin TG NBT coi lại ký ức của người đàn bà thứ nhất. Bà đã sang Mỹ trên 30 năm, đi làm gửi tiền về nuôi chồng trong trại cải tạo, nhưng "Chồng bà đến Mỹ tuy trễ nhưng đã đón "chuyến tàu chót" ra đi trước bà mấy năm nay" vậy thì cái ông chồng trong trại cải tạo là ai?. Ngoài ra H.Anh ước mong TG nên có một bài nói về công lao của những người đàn ông ra đi trên "chuyến tàu chót", không lẽ họ đã quên những gì "khi bước chân xuống tàu là ngàn năm chia phôi".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,711,842
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến