Hôm nay,  

Tập Làm Văn

07/01/201200:00:00(Xem: 197793)

Tập Làm Văn

Người viết: Kông Li

Bài số 3426-12-2886vb7070112

Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã có nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị, vừa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 20011. Bài mới của ông là chuyện chàng bay về Cali nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ.

***

Hồi nhỏ, tôi học làng nhàng, có lẽ vì chỉ số IQ hơi thấp, nên cả trường chẳng ai biết tôi là cha căng chú kiết nào. Tôi chỉ hơi khá môn Sử, Điạ,mặc dù phải cố nhớ mớ bồng bông về ngày tháng, năm sinh và tử của vua, chúa, các triều đại, địa danh, năm tháng , nguyên nhân và hậu quả của các cuộc nội chiến và chiến tranh thế giới nhưng không gay bằng môn Địa. Ông giáo sư này quá khó: vẽ bản đồ Việt Nam mà hình chữ X thì cái đầu hun bảng đen túi bụi, Cuba mà lớn hơn Mỹ thì lổ tai không khỏi bầm vập. Tôi thích học tiếng Anh, nhưng hai ông giáo sư nghe đâu tốt nghiệp ở tận Lông đông, phát âm giọng Xì Cốt Lanh của mấy cha mặc váy sọc carô, thổi kèn bagpipe và uống Whisky thay nước lã, làm tôi méo miệng, bở hơi tai, mới nhại được giọng giáo sư.

Môn học “buồn muôn thuở” của tôi là môn văn. Dù cố gắng đến đâu, giáo sư chỉ cho tôi 5 điễm là cao nhất. Tôi còn nhớ một lần, thầy trả bài luận văn “ Em hãy viết thơ thăm bạn đang bịnh”. Thầy đưa bài tôi và nói:

-Người ta đang bệnh mà thông cảm nổi gì!

Tôi cầm bài luận thấy 2 hàng gạch đỏ dưới câu “ Nghe tin bạn bị bịnh tôi vội vàng viết thơ để thông cảm bạn”, bài này tôi được 4 điễm và tự nhủ nên tránh xa nghề viết văn trong tương lai để vợ con không nheo nhóc vì nghèo đói.

Gần 20 năm sống ở xứ Giấc Mơ, tôi phải lặn lội bờ sông xúc tép nuôi con (con ở đây dạng số nhiều vì gồm mấy đứa con và con vợ) với những công việc không tên, ráng kiếm đũ 40 “rờ đít” để về hưu, vì anh hùng đà thấm mệt.

Ở nhà, tưởng yên thân hưỡng nhàn, nào ngờ lại bận hơn khi đi làm, vì tôi được bà xã cho thăng chức làm ông nội…trợ. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, bà xã và đứa con gái bye bye ông già và daddy, xách giỏ và bóp đi miệt mài, có khi đến 9 giờ tối mới về nhà ,chờ cơm sốp, canh nóng dọn lên.

Căn nhà trống, lạnh chỉ có mình ta với ta. Chẳng lẽ ngồi không gãi lăng tăng như cựu Tổng Thống của tôi ngày xưa, để nhìn lá rụng, trăng lên, tuyết rơi ngoài trời, năm này qua năm khác. Tôi giải sầu bằng phương pháp…dọn dẹp, quét nhà, giặt ủi, đi chợ, nấu cơm, rửa chén bát .., mùa Xuân trồng hoa hồng, Hè trồng rau xanh, Thu quét lá vàng, Đông xúc tuyết trắng…, vậy mà vẫn còn dư thì giờ…

Một hôm tôi đang “lướt sóng” trên ghế thì tình cờ đọc được vài bài viết về nước Mỹ. Càng đọc càng thấy hay nên thích lắm. Tôi tự nghĩ :” Các văn sĩ a ma tơ này, đủ mọi lứa tuổi, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, kể cả một cô nàng tóc vàng, mắt xanh và người khuyết tật cũng góp mặt. Họ ở khắp chân trời góc biển, gởi gấm tâm tình, suy tư của họ qua các bài viết, nên chuyện nào cũng đầy tình tiết thật, sống động, đủ cả bi, hài, hỉ, nộ, ái, ố như cuộc đời họ đã trải nghiệm ở quê nhà và nơi xứ tạm dung này. Tại sao mình không thử vì mình cũng có một quá khứ đáng nhớ trước 75 và cuộc sống bầm dập, tả tơi sau ngày trời sập. Thế là tôi chập chửng nhập cuộc chơi.

Bài đầu tiên gởi đi bao nhiêu ngày rồi, tôi chẳng để ý đến nữa, vì tôi biết văn tài của tôi đã bị “thầy chạy” từ lâu rồi. Có lẽ bài đã bị recycled rồi, vì ít có ai qưởn để đọc văn 4-5 điểm của tôi .

Ở đời có lắm cái ngạc nhiên, thường là thích thú. Ngạc nhiên thứ nhất là bỗng nhiên bài tôi xuất hiện trên báo điện tử, với lời giới thiệu “thân thế, sự nghiệp, chức vụ ” cùng lời khuyến khích viết tiếp.

Tuy vui nhưng tôi nghĩ bài được đăng không phải vì tôi viết hay, mà có lẽ từ hồi nào đến giờ, chỉ có các bài của dân miền Tây hay miền Trung, chớ chả thấy có ai ở bên phiá Đông Bắc như tôi, cho nên ban biên tập chọn một bài ở miền này cho đồng đều và luôn tiện khuyến khích một tài năng xế chiều đang lên và sắp chìm.

Tuy vậy, được lời như mở tấc lòng, tôi dẹp bớt nồi niêu, soong chảo, chổi, thùng rác…sang một bên và bắt đầu nặn óc viết lách nữa . Truyện của tôi thường là buồn hơn vui về cuộc đời ba chìm bảy nổi của một con rồng, mà lại Canh, nên cầm tinh con giun, không bay nhảy, làm nên trò trống gì cả từ nhỏ đến già. Tuổi tri thiên mệnh, sống và biết quá nhiều, bao lần xuống voi, xuống chó, công danh khập khểng thành thữ ý tứ rất dồi dào, nhưng văn tài giới hạn, tôi chẳng biết sắp xếp thành câu cú nghe được, nên tôi phải “đạo” chỗ này một ít, cọp chỗ kia một tí hay ôm nguyên văn của thiên hạ vào “tác phẩm” của mình. Khi bí quá, tôi chêm vài ba tiếng Tây U, tiếng Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật.., cưỡm bài trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kiều, Lục Vân Tiên.., ca dao, tục ngữ, mượn vài câu của Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, cả Nguyên Sa…, trích thơ Đường, Lý Thái Bạch, Tô Đông Pha, trộn hầm bà lằng với Lamartine, Victor Hugo.. để chứng tỏ ta đây đường đường cũng:

Thượng thông thiên văn, Hạ đạt địa lý, Trung tri nhân sự!

Khi tôi nhận được sách tặng, có bài của 67 tay viết lơ tơ mơ có, chuyên nghiệp có, và thất nghiệp như tôi cũng có. Tôi mừng hết lớn và muốn có thêm nhiều người biết tên tuổi mình, nên mang sách đi khoe làng trên, xóm dưới và năn nỉ bạn bè…mượn sách để xem văn của đương sự.

Đối với tôi, đó là chuyện khó tin nhưng có thật, khi nhận được thơ báo bài được giải đặc biệt của Ban Tuyển chọn. Không chần chờ, tôi book liền 2 vé máy bay, trước là đi ẵm giải sau là đi chơi, thăm các bạn học cũ, bạn cùng đơn vị và bạn đồng tù.

Gặp ai tôi cũng đưa thơ mời để họ biết từ nay tôi cũng biết cầm viết như ai. Một thằng bạn hỏi :

-Vậy toa có đi không?

-Sao không, dịp may hiếm có, bỏ qua rất uổng!

-Mà giải có tiền không vậy?

-Ờ, ờ, có…có chứ!

-Đũ tiền vé phi cơ không?

Tôi trả lời tỉnh bơ:

-Tượng trưng thôi, không thành vấn đề.

-Vậy toa đi làm gì. Ở nhà nhận check đãi bạn bè một chầu đi.

-Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó, sẽ có thôi. Tôi nói tiếp :

-Mày biết không “Cổ nhân mua danh ba vạn” mà tao chỉ tốn có 2 vé. Rẽ chán! Hơn nữa, tao cũng tới luôn.

Thằng bạn hết ý kiến, im re.

Một tên bạn khác nịnh tôi một câu, nghe thấy trớt quớt, vì chẳng ăn nhập vào đâu:

-Mày viết văn hay vì mày dạy tiếng Anh !!

Một bạn thời Trung Học đến đón chúng tôi ở phi trường mang tên “tài tữ chuyên đóng phim cao bồi đánh nhau với mọi Da Đỏ” John Wayne, đưa chúng tôi đi ăn trưa bằng chiếc Lexus màu Bọt Đô mới cáu, rồi đưa về nhà, hẹn chiều đến đi ăn tối. Bạn của tôi, bạn bà xã tới tấp gọi phone đến chào mừng và hẹn giờ để hàn huyên.

Một tên bạn cùng đơn vị ngày xưa tuyên bố một câu nghe đã lỗ tai:

-Mày muốn đi bất cứ đâu: San Jose, San Francisco, San Diego, Lake Tahoe hay Las Vegas, tao sẽ lấy chiếc Mercedes mới của bả chở vợ chồng mày đi. Thôi bây giờ tao với mày đi uống cà phê. Quán cà phê gì mà sang và đẹp đến thế ! tên Lu, Lù hay Lú gì đó, tôi không đọc được, vì tiệm tối mò.

Bạn tôi chưa gặp hết thì bạn bà xã lái chiếc Beamer đến mời đi nhà hàng. Gớm !, dân Việt Nam ở Sàigòn nhỏ làm gì mà giàu thế ?

Dân miền Viễn Tây tưởng “vùng miền Đông đất đỏ” của tôi chẳng có gì ăn, nên mời tới tấp. Tính ra trong 10 ngày tôi ở Sàigòn Con, tôi được đãi gần 30 lần ở các nhà hàng, tiệm ăn với các món ăn chơi, ăn thiệt, buffet, điểm sấm, chim trên trời, cá dưới biển…của Tây, Tàu, Việt, Ấn, Ý, Mễ….

Tôi cũng có một dịp may đi vòng trong vịnh Long Beach trên một chiếc du thuyền sang trọng của một đứa cháu, là chủ hảng sửa chửa tàu tại đây. Vừa ngắm cảnh trời biển mênh mông xinh đẹp, vừa thưởng thức scallop tươi, thứ thiệt, tuởng không có gì thích bằng!

Buổi lễ phát giải của Việt Báo diễn ra rất long trọng nhưng thân mật. Có nhiều vị tai to, mặt lớn, chức sắc địa phương, các văn, nghệ sĩ trong ban giám khảo, lần lượt lên sân khấu trao tặng giải và chúc mừng các văn sĩ nghiệp dư. Xen kẽ là các màn đơn ca, song ca của Lê Uyên, Khánh Ly và Quang Tuấn, song tấu mandolin và guitar của Nguyên Thảo, tạo cho không khí buổi lễ thêm phần hào hứng bằng những tràng pháo tay không dứt.

Buổi lễ chấm dứt bằng một tiệc buffet đủ món Tây, Tàu ,Việt có nhâm nhi rượu chát. Khách mời thấy tôi mang bảng tên và lên sân khấu nhận giải, bằng khen, chẳng cần biết giải lớn đến bậc nào, cũng mang sách đến xin chữ ký. Một hân hạnh từ ngày cha sinh mẹ đẽ đến giờ mới có. Hôm đó, tôi ký mõi cả tay vì có gần 7,8 fans hâm mộ tài tui!

Về đến nhà, tuy mệt vì đi nhiều, ăn nhiều, nói chuyện nhiều, nhưng tôi rất hã dạ vì chuyến đi thật thích thú, trên cả tuyệt vời: vừa được gặp lại các bạn bè cũ, dễ có đến 30,40 năm, vừa được thưởng thức các bãi biển đẹp của miền Tây, dong chơi bằng du thuyền, được bạn bè tiếp rước bằng các loại xe độc và tiếp đãi liên miên trong các nhà hàng, tiệm ăn…sáng, trưa, chiều tối. Lại còn được sách, DVD tặng, bằng khen và check nữa. Còn mong gì hơn nữa?

Trước khi ra phi trường, thằng bạn hỏi :

-Năm tới có qua chơi nữa không ?

- Chưa biết. Cái đó còn tùy.

-Tùy cái gì nữa. Mày hưu rồi, mà tốn có bao nhiêu đâu. Có gì đâu mà phải suy nghĩ.

- Không phải tùy tao đâu. Nếu ban giàm khảo gật đầu lần nữa, thì tao có sợ ai đâu. Giá (vé) nào cũng đi. Đến hẹn lại lên thôi.

Kông Li

Ý kiến bạn đọc
09/01/201221:52:42
Khách
Bài viết dễ thương & vui quá đi ! Cảm ơn tác giả Ko^ng Li ! thích nhất chữ "ẵm giải " và "Sài gòn con" ... Thôi rồi tác giả bị Cali hớp hồn ... :)
08/01/201206:56:55
Khách
Cám ơn tác giả, đọc xong bài viết tác giả , tôi được cười vui sau một ngày làm việc .
07/01/201214:04:00
Khách
bài viết rất có duyên. Cám ơn tác giả đã cho tui .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,732,175
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến